游客发表
Vào nghề từ đầu những năm 90,ạibấtcôngnếumiễnhọcphíchocongiáoviêlịch bóng đá giao hữu cô Thanh Hải, dạy tiểu học tại Hà Nam, nói chưa bao giờ thấy giáo viên được quan tâm bằng nhiều chính sách như hiện tại. Điều này giúp cô và đồng nghiệp thêm lòng tin với nghề, vững tâm công tác.
Tuy nhiên, đề xuất miễn học phí cho con giáo viên mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra cách đây ít hôm, cô Hải thấy chưa hợp lý.
"Còn nhiều người khó khăn hơn giáo viên", cô nói. Trong hơn 30 năm dạy học ở nông thôn, cô Hải từng gặp nhiều phụ huynh rất chật vật mới có thể lo cho 2-3 con đi học. Không phải nhà nào cũng đủ điều kiện hộ nghèo để được miễn, giảm học phí.
Theo cô, đồng lương giáo viên có thể không cao, nhưng so với những phụ huynh không có việc làm ổn định, đời sống thầy cô "không đến nỗi nào". Vì vậy, việc được hưởng đặc quyền miễn học phí cho con cái khiến cô không thoải mái, thậm chí áy náy và thấy bất công vì "được thiên vị".
Cô Đoàn Ngọc, giáo viên tiểu học công lập ở Phú Thọ, chung tâm trạng. Cô cho rằng đề xuất của Bộ, nếu thành hiện thực, có thể gây lãng phí ngân sách mà không giúp được đúng người.
"Giáo viên thu nhập ổn định, do hưởng lương từ ngân sách, một bộ phận có thêm thu nhập như trông trưa, dạy tăng cường buổi chiều hoặc dạy thêm bên ngoài", cô nói.
Chưa kể, hiện một số tỉnh, thành và nhiều trường học đã có chính sách riêng để hỗ trợ học sinh nói chung, con giáo viên nói riêng. Như tại trường cô Ngọc, con giáo viên được giảm trừ chi phí khi tham gia các hoạt động sau giờ học, khoảng 1,5 triệu đồng một năm.
"Nói chung, thu nhập của giáo viên, theo tôi, không phải thấp đến mức con cái cần được miễn học phí theo chính sách riêng", cô Ngọc nói.
Cả nước hiện có hơn 1,05 triệu nhà giáo hưởng lương từ ngân sách. Từ tháng 7, giáo viên nhận lương từ 4,9 đến gần 15,9 triệu đồng một tháng, tùy cấp học và ngạch bậc.
Ngoài ra, họ có thể nhận một hoặc một số khoản phụ cấp: phụ cấp thâm niên (5% sau 5 năm công tác, mỗi năm cộng thêm 1%), ưu đãi nghề (30-70%), phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp đặc thù với nhà giáo là nghệ nhân, giáo viên dạy người khuyết tật, giáo viên công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.