Tuy nhiên, kết thúc buổi làm việc, ông Phan Thanh Hải - Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Bình đã khẳng định, sự việc có đỉa sống trong bình nước 20 lít của Công ty CP nước khoáng Bang là có thật. Công ty này còn tự ý tiêu hủy tang vật là bình nước loại 20 lít có chứa dị vật là đỉa nên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
“Đúng ra khi kiểm tra phát hiện dấu hiệu bất thường, công ty phải lập biên bản và mời các cơ quan chức năng niêm phong và giữ nguyên tang vật. Bây giờ công ty đã tự động tiêu hủy sản phẩm đó là vi phạm luật. Cứ vi phạm đến đâu xử lý đến đó”, ông Hải nói.
Ông Hải cũng yêu cầu Công ty CP nước khoáng Bang nhanh chóng thu hồi 640 bình 20 lít được sản xuất cùng đợt với bình nước có đỉa vào 25/4, tạm thời dừng dây chuyền sản xuất bình nước đóng chai 20 lít.
Giao Chi cục ATVSTP tỉnh phối hợp với Phòng Y tế, Phòng Tài nguyên-Môi trường, Công an huyện Lệ Thủy tiếp tục kiểm tra, đánh giá lại một cách tổng thể, toàn diện và khách quan nhất về quy trình sản xuất, công tác bảo đảm ATVSTP và môi trường làm việc tại Công ty CP nước khoáng Bang.
Riêng đối với ý kiến nghi ngờ có đối tượng phá hoại, do vượt quá thẩm quyền nên Sở Y tế Quảng Bình sẽ báo cáo cụ thể với UBND tỉnh đề xuất cơ quan công an vào cuộc để điều tra sớm làm rõ sự việc.
Như VietNamNetđã thông tin, ngày 28/4 vừa qua, các giáo viên Trường Mầm non Phong Thủy, huyện Lệ Thủy khi đưa một trong số bình nước mới mua về cho học sinh sử dụng phát hiện một con đỉa trong bình nước 20 lít vẫn còn nguyên tem.
Khi lắc bình nước, con đỉa bằng đầu đũa bắt đầu ngoe nguẩy, di chuyển. Trường đã mời xã đến làm việc và có báo cáo cụ thể.
Trước đó, trường thường mua bình nước loại 20 lít của Công ty Cổ phần nước khoáng Bang (địa chỉ tại Thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thủy) cho học sinh uống.
Đợt mua gần nhất ngày 25 - 28/4, khi đưa một trong những bình nước vừa mua về ra sử dụng thì xảy ra sự việc trên. Sau đó, trường đã lập tức dừng việc sử dụng nước đóng bình của công ty này.
Hiện, các cô giáo đang tự nấu nước cho học sinh uống để đảm bảo an toàn.
Được biết, Công ty CP nước khoáng Bang là đơn vị sản xuất nước khoáng, nước giải khát đóng chai được người tiêu dùng tại Quảng Bình và một số tỉnh lân cận ưa chuộng.
Hiện, khá nhiều trường học trên địa bàn huyện Lệ Thủy đang sử dụng nước đóng bình của công ty này.
Hải Sâm
Thuộc khu vực tuyển sinh 3 (Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân), Linh đăng ký các nguyện vọng lần lượt vào các trường THPT Yên Hòa, THPT Cầu Giấy, THPT Khương Đình.
Năm ngoái, Trường THPT Yên Hòa đứng đầu bảng các trường có tỷ lệ chọi cao nhất là 1/3,03. Cầu Giấy cũng nằm trong top 10 trong suốt nhiều năm qua. Linh chọn Trường THPT Khương Đình như một phương án dự phòng, dù dưới 7 điểm/môn cũng khó có cơ hội đỗ vào ngôi trường này.
Áp lực vào các trường top đầu luôn lớn không chỉ với riêng Linh, bởi đa phần học sinh đăng ký đều có lực học giỏi, dẫn đến mức độ cạnh tranh cao.
Vì thế, kể từ sau Tết Nguyên đán, tổng thời gian dành cho việc học mỗi ngày của Linh đều chiếm khoảng 10 – 12 tiếng.
“Em không muốn “đứt gãy” guồng quay để ngơi nghỉ do thời gian gấp rút. Những người bạn của em trong đợt nghỉ này cũng không đi du lịch xa mà chọn “cày cuốc” tại nhà. Việc nghỉ xả hơi sẽ thực hiện sau khi thi xong kỳ thi vào lớp 10”.
Dù vậy, nữ sinh vẫn ước “có một ngày được ngủ thỏa thích mà không cần phải lo lắng đến chuyện bài vở”.
Tương tự, Phạm Ngọc Minh, thuộc khu vực tuyển sinh 1 (Ba Đình, Tây Hồ) cũng lo lắng khi đăng ký vào Trường THPT Phan Đình Phùng. Đây là ngôi trường thường nằm trong top 10 trường có tỷ lệ chọi và điểm chuẩn cao nhất trong suốt nhiều năm qua.
Ở nguyện vọng 2, Minh đăng ký vào Trường THPT Phạm Hồng Thái. Dù điểm chuẩn của ngôi trường này thường thấp hơn Phan Đình Phùng từ 4 – 6 điểm, nhưng năm nay, trường giảm tới 180 chỉ tiêu so với năm ngoái. Minh lo sợ cơ hội vào đây cũng sẽ thu hẹp.
Tận dụng những ngày không phải đến trường, nam sinh in đề thi thử của các trường và tự ôn luyện.
“Trong 5 tuần cuối cùng này, em sẽ tận dụng hết sức để ôn luyện vì năm nay sự cạnh tranh vô cùng gay gắt”, Minh nói.
Ngoài đăng ký vào 2 trường trên, Minh cũng quyết tâm thi vào lớp chuyên Lý của trường Chuyên Sư Phạm và Khoa học Tự nhiên.
“Lịch học của em hiện tại gần như kín tuần, gồm 1 lớp ôn môn chuyên, 1 lớp Toán và 1 lớp Anh. Các ca học “nối nhau” nên cũng không có ngày nghỉ cuối tuần. Nghỉ lễ cũng phải thấp thỏm ôn tập”.
Theo Minh, đã chọn thi vào trường top đầu và thi các trường chuyên, việc tham gia các lớp luyện thi là điều bắt buộc mới có hy vọng đỗ.
“Rất nhiều bạn lớp 9 có thành tích khủng cũng đã ôn thi vào chuyên từ lớp 7. Hiện tại chỉ là giai đoạn “cày đề để chốt hạ”. Cho nên, đây là cuộc chiến cam go. Giai đoạn nước rút, ngoài việc luyện đề còn phải “ép não” để chuẩn bị tâm lý phòng thi và chiến lược làm bài”, Minh nói.
Không lựa chọn vào trường top, nhưng Hà Trang (học sinh tại một trường THCS ở Hà Đông) cũng không dám ngơi nghỉ vì luôn lo lắng “không học sẽ không thể đỗ vào lớp 10 công lập”.
“Năm nay, cả 3 trường công lập ở Hà Đông đều lấy chỉ tiêu lấy 720 học sinh/trường. Như vậy, chỉ khoảng 33% học sinh được học trường công nếu đăng ký khu vực này. Tỷ lệ này quá thấp khiến áp lực càng đẩy lên cao. Thậm chí, với em đây giống như một “cuộc chiến”.
Trước đó, giáo viên chủ nhiệm của Trang cũng xếp học sinh thành 3 nhóm để phụ huynh nắm được tình hình, trong đó nhóm 1 chắc chắn thi đỗ trường công, nhóm 2 cần cố gắng và nhóm 3 có nguy cơ trượt. Bị xếp vào nhóm thứ 2 đã khiến Trang căng thẳng.
“Hơn 1 tháng cuối em sẽ cố gắng bổ sung, củng cố kiến thức cũ đã hổng. Dù vậy, em vẫn lo lắng vì mỗi ngày trôi qua, thời gian ôn thi lại bị rút ngắn. Đôi khi, em cũng ước “giá như trước đó mình chăm chỉ hơn, có lẽ sẽ không vội như bây giờ”.
Trang cho biết, may mắn trên hành trình chạy nước rút, nữ sinh luôn có mẹ đồng hành.
“Mẹ thường cùng em ôn tập, ví dụ ở môn Văn, hai mẹ con sẽ cùng học năm sáng tác, hoàn cảnh ra đời. Mẹ hỏi, con lại trả lời.
Mẹ cũng không gây áp lực cho em nên đã mua sẵn hồ sơ tại một trường tư nếu chẳng may em trượt trường công lập. Dù vậy, em cũng không mong dùng đến vì học phí ở ngôi trường này khá cao. Nếu theo học, bố mẹ sẽ rất vất vả và tốn kém”, Trang nói.
Hà Nội dự kiến tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT công lập khoảng 72.000 học sinh, chiếm tỷ lệ 55,7%. Trong 4 năm trở lại đây, năm nay, số thí sinh có cơ hội đỗ vào lớp 10 công lập chiếm tỷ lệ thấp nhất. Số còn lại sẽ vào học các trường THPT công lập tự chủ và tư thục, trung tâm GDNN - GDTX và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Ông Phạm Quốc Toản - Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định Chất lượng, Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết: “Năm nay thành phố đã bố trí tăng thêm 1.000 chỉ tiêu học sinh vào trường THPT công lập so với năm trước. Hà Nội đang tiếp tục rà soát, bố trí để ưu tiên bổ sung thêm chỉ tiêu vào học trường THPT công lập trên cơ sở tạo điều kiện tối đa cho học sinh”. |
>>> Mời quý phụ huynh và học sinh xem lịch thi vào lớp 10 Hà Nội năm 2023chính thức<<<
>>> Xem lịch thi vào lớp 10 tại Hà Nội 2023mới nhất<<<