Phương thức xét tuyển học bạ cũng không giống nhau giữa các trường đại học.
Có trường xét tuyển điểm trung bình 5 học kỳ,ênhđiểmvớithitốtnghiệpTHPTlàmsaođểxéttuyểnhọcbạcôngbằlịch ngoại hang có trường xét tuyển điểm tổ hợp 3 môn lớp 12…
Theo thống kế, chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển học bạ của các trường có xu hướng tăng. Trường ĐH Kinh tế TP.HCM năm nay xét 4.680 chỉ tiêu tuyển theo phương thức khác, trong đó chủ yếu xét học bạ. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM dành 3.000 chỉ tiêu cho xét học bạ. Riêng các trường tư thục, chỉ tiêu dành cho xét tuyển từ điểm học bạ rất nhiều, thậm chí còn xét tuyển từ điểm học bạ nhiều đợt.
Sau khi Bộ GD-ĐT công bố điểm kết quả đối sánh giữa điểm trung bình học bạ và điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT, cho thấy có độ 'vênh' khá lớn ở nhiều môn và nhiều địa phương, thậm chí có môn mà độ chênh lên tới hơn 3 điểm.
Một số ý kiến lo ngại càng xét tuyển học bạ nhiều, độ vênh có vẻ lại càng lớn, hay xét tuyển đại học từ điểm học bạ không đảm bảo công bằng.
Vênh giữa điểm học bạ và điểm thi tốt nghiệp năm 2021 (Ảnh: Thanh Hùng) |
Các chuyên gia tuyển sinh nói gì?
Ông Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nha Trang, cho rằng đối sánh điểm học bạ và điểm thi thì điểm học bạ lớp 12 của thí sinh cả nước đa phần cao hơn điểm thi THPT khoảng 1 điểm, thậm chí chênh lệch tới tới 2,7 điểm (môn Lịch Sử). Đối với từng môn thi ở các địa phương thì chênh lên đến 3,2 điểm. Cụ thể, như môn Sinh học chênh lệch đến 3,2 điểm ở Hà Nội, gần 3 điểm ở Bắc Ninh; 2,3 điểm ở TP.HCM; hơn 2 điểm ở Bình Định; 2,6 điểm ở Long An.
"Như vậy về nguyên tắc là theo tổ hợp 3 môn xét học bạ lớp 12 đã chênh lệch lên hơn 3 điểm. Do vậy khi xét bằng học bạ thì không nên chỉ xét 1 năm học lớp 12 mà nên cân nhắc xét cho cả 3 năm học để thể hiện kết quả cả quá trình học phổ thông, giúp tăng tính khách quan. Ngoài ra cần quan tâm đến sự công bằng, khách quan giữa thí sinh xét tuyển theo phương thức điểm thi THPT và thí sinh xét tuyển theo phương thức điểm học bạ"- ông Phương đề xuất.
Theo ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT, nếu chỉ dựa vào điểm học bạ thì không đảm bảo khách quan. Vì vậy, nhà trường sử dụng phương pháp xét tuyển theo SchoolRank (xếp hạng học sinh THPT) dựa vào điểm học bạ của thí sinh, có hệ số điều chỉnh theo từng tỉnh dựa vào độ lệch giữa điểm học bạ và điểm thi được thống kê hàng năm để xét tuyển.
Ông Đỗ Văn Dũng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, nhìn nhận sự chênh lệch giữa điểm học bạ và điểm thi THPT cũng chỉ xảy ra nhiều môn ở một số tỉnh. Cụ thể ở phía Bắc có Hải Phòng, Thanh Hoá, một số tỉnh miền núi, miền Trung có Phú Yên và một số tỉnh miền Tây Nam Bộ như Đồng Tháp, Trà Vinh, Sóc Trăng… Điểm thi Tiếng Anh cao hơn điểm học bạ ở TP.HCM và Bình Dương. Như vậy sự chênh lệch là không nhiều nên việc xét học bạ đủ đảm bảo chất lượng đầu vào cho các trường.
Ông Dũng thông tin suốt 4 năm qua Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM xét học bạ với chỉ tiêu ít hơn nhiều so với xét điểm thi THPT. Việc này đẩy điểm chuẩn xét học bạ của những ngành hot lên trên 27 đến 30 điểm, nên ít có học sinh đậu mà học không nổi. Nhà trường cũng luôn làm khảo sát so sánh kết quả học tập 4 học kỳ đầu giữa sinh viên trúng tuyển 2 phương thức thi tốt nghiệp và xét học bạ. Kết quả cho thấy số sinh viên trúng tuyển bằng học bạ học tốt hơn do các em được học đúng ngành yêu thích (số nguyện vọng khi xét học bạ ít hơn).
Bà Nguyễn Thị Xuân Dung, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM nhìn nhận điểm học bạ là điểm trung bình cộng của nhiều bài kiểm tra, các kỳ thi học kỳ,... của một học sinh nên có thể phản ánh một quá trình học tập nhất định vì thế đây vẫn là một cơ sở đánh giá đáng tin cậy. Trong khi đó, điểm thi tốt nghiệp THPT là kết quả của một kỳ sát hạch, đảm bảo được tính khách quan và độc lập. Tuy nhiên không thể phủ nhận là đối với một kỳ thi lớn mang tính quyết định trong một khoảng thời gian ngắn chỉ 1-2 ngày, thí sinh ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng, nhất là về yếu tố tâm lý nên hoàn toàn có thể lý giải được khi điểm thi có thể không cao như điểm học bạ ở lớp. Điều này đặc biệt đúng với những thí sinh có học lực trung bình khá, các bạn ít có điều kiện được bồi dưỡng hoặc thử sức với các kỳ thi học sinh giỏi, năng khiếu... nên tâm lý e ngại, căng thẳng rất dễ ảnh hưởng đến kết quả thi.
Bà Dung cho rằng như vậy việc áp dụng xét tuyển bằng học bạ là phương thức tạo điều kiện cho các thí sinh có năng lực học tập khá tốt có thể vào đại học bằng quá trình nỗ lực học tập của mình. Đây cũng là phương thức thuận lợi, linh hoạt về hồ sơ, thời gian - những điều này có thể thấy được rất rõ khi kỳ thi tốt nghiệp THPT gặp khó khăn do ảnh hưởng Covid-19. Ngoài ra, cũng có thể thấy là điểm trúng tuyển học bạ thường cao hơn so với điểm trúng tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT.
"Các năm qua ở trường chúng tôi điểm trúng tuyển học bạ các đợt đầu từ 18-24 điểm tùy ngành, trong khi điểm trúng tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT thường từ 16-20 điểm tùy ngành. Điều này đảm bảo chất lượng đầu vào cũng như đảm bảo sự công bằng giữa các thí sinh, các phương thức xét tuyển. Và một thí sinh nếu có năng lực học tập tốt, đủ điều kiện xét tuyển vẫn có thể chủ động đăng ký theo nhiều phương thức, tận dụng lợi thế của mình một cách chính đáng để nâng cao cơ hội vào đại học"- bà Dung nói.
Trong khi đó, ông Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng đào tạo, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cho rằng mỗi phương thức đều có điểm mạnh và yếu riêng, dần dần các trường đại học sẽ có các điều chỉnh khi so sánh điểm giữa các thí sinh của các trường THPT, địa phương.
Ông Thắng cho hay, ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2021 đã công bố xét tuyển các học sinh giỏi trường THPT chuyên/năng khiếu, và các một số trường THPT khác dựa trên kết quả học tập bậc phổ thông. Chỉ tiêu này không nhiều (<=15%), nên không ảnh hưởng lớn đến các phương thức khác.
Một số trường ĐH dành chỉ tiêu cao cho phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học THPT có thể nhắm đến các thí sinh đã lựa chọn xong ngành/trường học, để giúp trường đại học chủ động việc tuyển sinh và giúp giảm áp lực cho thí sinh trong kỳ thi THPT. Điều khá thú vị là điểm chuẩn của một số ngành của một số trường ĐH bằng phương thức này rất cao. Nếu đem so sánh với chênh lệch điểm thì có thể sẽ tương đương với điểm chuẩn xét THPT. Như vậy cũng là phù hợp.
Ông Thắng đề xuất, nếu được thì Bộ GD-ĐT có thể cho biết chênh lệch điểm thi ở từng trường THPT để các trường ĐH sẽ có căn cứ mạnh hơn trong đánh giá hồ sơ học bạ của thí sinh.
>>> Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu điểm chuẩn đại học năm 2021
Lê Huyền
Ngay sau khi biết điểm thi, thí sinh có thể tra cứu điểm chuẩn đại học các năm trên Báo VietNamNet để tìm trường phù hợp với điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021.