Nhận định, soi kèo Nữ Namibia vs Nữ Lesotho, 20h30 ngày 11/10
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo U19 TP Hồ Chí Minh vs U19 Đồng Nai, 13h30 ngày 14/1: Thêm một lần đau -
Du học sinh viết trên báo Mỹ cách chống dịch của VNSau khi làm việc với cư dân, nhân viên y tế tự khử trùng. Điện thoại của họ được để ở trong túi zip.
Mọi lần, khi có cơ hội quay trở lại Hà Nội, tôi thường lấy chiếc xe ga của mình đi ra phố, dạo quanh các quán cà phê nhỏ và một vài hàng quán vỉa hè.
Nhưng lần này thật khác. Tôi may mắn có được chiếc vé máy bay cuối cùng từ Syracuse trở về Việt Nam. Sau chuyến bay kéo dài suốt 30 giờ, thay vì đi ra cửa ga chỗ bố hay đợi, tôi được đưa lên xe và đi tới khu cách ly phía bên kia thành phố.
Nơi tập trung của chúng tôi là ký túc xá Trường CĐ nghề Công nghệ cao Hà Nội - một trong những địa điểm được chuẩn bị để cách ly những người Việt Nam trở về từ khắp nơi trên thế giới. Phòng của tôi gồm 8 người, chia thành 4 chiếc giường tầng. Chúng tôi luôn cố gắng giữ khoảng cách với nhau nhất có thể và luôn đeo khẩu trang, trừ khi ăn uống.
Đêm đầu tiên bước chân tới khu cách ly, phòng của tôi đã được chuẩn bị sẵn màn, chăn gối, giấy vệ sinh và xà phòng rửa tay. Sáng hôm sau, chúng tôi được phát thêm cả cốc, khăn mặt, dầu gội, sữa tắm và móc treo quần áo. Ở đây, chúng tôi gần như có đủ tất cả các vật dụng phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày.
Người mẹ đang chơi với hai đứa con 2 và 5 tuổi. Cha mẹ chúng luôn cố gắng hết sức để khiến con mình vui vẻ trong suốt hai tuần cách ly.
Khẩu trang và những bữa ăn được cung cấp miễn phí. Thuốc khử trùng được phun hàng ngày để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.
Mỗi ngày, một người sẽ được nhận được 3 suất cơm cùng khẩu trang và nước rửa tay. Các phòng đều được phụ khử trùng thường xuyên. Vài ngày sau khi tới đây, chúng tôi được xét nhiệm Covid-19. Tất cả mọi thứ đều được miễn phí. Chúng tôi không phải trả thêm bất cứ khoản tiền nào cả.
Cuộc sống ở đây thật thoải mái và không có gì để phàn nàn. Có điều, tôi không biết phải làm gì ngoài ăn và ngủ. Thỉnh thoảng, sau khi làm xong bài tập về nhà, tôi dành thời gian chơi game trên điện thoại, đi dạo quanh khu ký túc và chụp ảnh để giữ đầu óc luôn tỉnh táo.
Hiện tại đại dịch đang bùng phát dữ dội. Tôi không biết khi nào mình có thể quay trở lại giảng đường. Thời gian học tập tại Mỹ của tôi đã bị cắt ngắn. Trường ĐH Syracuse cũng phải hủy buổi lễ tốt nghiệp. Trước đó, bố mẹ tôi tại Việt Nam còn lên kế hoạch bay sang Mỹ để được chứng kiến khoảnh khắc tôi mặc áo cử nhân. Thật đáng buồn khi điều đó lại là không thể vào lúc này.
Sinh viên tham gia các lớp học trực tuyến thông qua Zoom ở hành lang, nơi tín hiệu Wi-Fi mạnh nhất.
Thời gian rảnh tại khu cách ly càng khiến tôi nhớ lại những ngày tháng được bên bạn bè hơn. Chúng tôi chụp ảnh cùng nhau, giúp nhau chỉnh sửa các đề tài nghiên cứu, đi uống nước và tâm sự những câu chuyện hàng ngày. Phải chia tay các bạn một cách đột ngột như vậy khiến tôi rất buồn.
Nhưng tôi biết không chỉ cuộc sống của mình bị đảo lộn vì dịch bệnh. Người chị chung phòng với tôi về nước cùng với hai đứa con 2 và 5 tuổi, trong khi chồng chị vẫn đang làm việc tại Nhật Bản. Một người bạn khác là sinh viên tại ĐH Ohio cũng đang cố gắng theo kịp các lớp học online trên Zoom được tổ chức cách Việt Nam 11 múi giờ. Còn một người khác lại phải hoãn đám cưới của mình để về nước tránh dịch.
Mọi người đứng trên ban công và xem những người khác chơi cầu lông và đá cầu trong sân.
Người dân tại khu cách ly xếp hàng để được ăn tối.
Một nhân viên y tế trong vai trò thủ môn của một trận bóng cùng những người bị cách ly. Họ nỗ lực để duy trì khoảng cách thích hợp với nhau khi chơi.
Có một chú mặc quân phục là chỉ huy khu cách ly của chúng tôi. Chú hay sử dụng một chiếc loa để nhắc nhở mọi người nhớ đeo khẩu trang thường xuyên. Đồng thời, chú cũng đề nghị mọi người thấu hiểu cho những vất vả của nhân viên y tế tại đây, những người mà chú trìu mến gọi là “anh em”.
Tôi biết, sau khi mình hết hạn cách ly và đươc rời khỏi khu tập trung, những người lính mặc áo bảo hộ màu xanh này tiếp tục phải chịu cách ly thêm hai tuần nữa. Chúng tôi không biết làm gì hơn ngoài việc vỗ tay để cổ vũ tinh thần cho họ.
"> -
Dùng vệ tinh giám sát chuỗi cung ứng lương thực tại vùng dịchOrbital Insight là công ty big data của Mỹ chuyên dùng vệ tinh, drone, khinh khí cầu và dữ liệu địa lý di động để theo dõi những gì đang xảy ra trên trái đất. Hãng này đã ghi nhận nhu cầu theo dõi nguồn cung lương thực tăng gấp đôi trong hai tháng vừa qua.
Theo James Crawford, nhà sáng lập kiêm CEO, Orbital Insight đang giúp các chuỗi cung ứng, tổ chức tài chính và cơ quan nhà nước trả lời những câu hỏi mà họ chưa bao giờ nghĩ tới.
Covid-19 làm nảy sinh nhu cầu đột biến với các dữ liệu thay thế để tìm hiểu tác động của đại dịch tới các ngành công nghiệp và thương mại trên toàn cầu. Điều này đặc biệt quan trọng khi nhiều quốc gia phong tỏa và hạn chế nghiêm ngặt việc đi lại của người dân cũng như hàng hóa, làm đảo lộn chuỗi cung ứng và hậu cần khắp nơi, từ châu Á tới châu Âu và châu Mỹ.
Trong thông cáo báo chí cuối tháng 3/2020, Tổ chức Nông nghiệp và Thực phẩm của Liên Hợp Quốc (FAO) cho rằng đại dịch kéo dài sẽ gây căng thẳng cho chuỗi cung ứng thực phẩm – mạng lưới liên hệ phức tạp liên quan tới nông dân, đầu vào nông nghiệp, nhà máy xử lý, vận chuyển, bán lẻ… Vấn đề không nằm ở khan hiếm lương thực – ít nhất vào lúc này – mà nằm ở các biện pháp đối phó với Covid-19 của các nước.
Đóng biên, hạn chế đi lại, gián đoạn trong vận tải, hàng không khiến việc tiếp tục sản xuất lương thực và vận chuyển hàng hóa đi quốc tế trở nên khó khăn hơn, đặt các nước có ít nguồn thực phẩm thay thế vào rủi ro. Hội đồng An ninh lương thực thế giới của Liên Hợp Quốc cũng phát hành báo cáo chỉ ra bất ổn trong chuỗi cung ứng lương thực sẽ ảnh hưởng mạnh nhất đến những người nghèo nhất.
Ngay cả các tổ chức và doanh nghiệp tư nhân đã kêu gọi hành động ngay lập tức để giải quyết thảm họa lương thực tiềm năng. Lá thư công khai gửi các lãnh đạo thế giới của giới khoa học, chính trị gia và các công ty như Unilever có đoạn: “Chính phủ, doanh nghiệp, cộng đồng và các cơ quan quốc tế cần hành động phối hợp khẩn cấp để ngăn chặn đại dịch Covid-19 biến thành khủng hoảng nhân đạo và lương thực toàn cầu”.
"> -
'So kèo' các nền tảng đi chợ hộ GrabMart, be Đi chợ, NowFresh, LomartGrabMart được nhắc nhiều trên mạng xã hội
Các tính năng đi chợ giùm được đưa vào đánh giá gồm be Đi chợ (của ứng dụng be), GrabMart (Grab), NowFresh (Foody), Chopp (Chopp.vn), Lomart (Loship).
Tính năng be Đi chợ ra mắt đầu tháng 3, GrabMart ra mắt cuối tháng 3 ở TP.HCM và đầu tháng 4 ở Hà Nội. NowFresh, Chopp, Lomart ra mắt đã được vài năm. Trong khoảng thời gian từ 9/3-9/4, số lượng bàn luận trên mạng xã hội về GrabMart vượt hơn hẳn so với các ứng dụng còn lại. Tiếp đến là be Đi chợ và NowFresh. Chopp và Lomart nhận được ít bình luận hơn.
Quan sát của YouNet cho thấy fanpage chính thức của Grab vẫn là nguồn tạo ra thảo luận sôi nổi & nhiều thông tin. Bên cạnh đó, GrabMart xuất hiệu khá đều đặn trên các bài viết của những người có ảnh hưởng trên mạng, và nhắc kèm trong chuỗi hashtag của đối tác.
Be Đi chợ cũng được nhắc đến nhiều do mới ra mắt, gần cùng thời điểm với GrabMart. Mặc dù ra mắt đã lâu nhưng NowFresh vẫn được nhắc đến nhiều thứ 3 trong giai đoạn này. Riêng Chopp và Lomart nhận được ít quan tâm nhất.
NowFresh không ồn ào trên báo chí nhưng vẫn là tên tuổi được bình luận trong các bài viết đánh giá dịch vụ từ diễn đàn hoặc hội nhóm. Bên cạnh đó, fanpage của thương hiệu & fanpage của các đối tác đều đặn vẫn đều đặn nhắc nhớ người dùng thông qua các nội dung giới thiệu dịch vụ.
Trong khi đó, Chopp.vn có nhiều cuộc thảo luận tự nhiên đến từ khách hàng ở các khu chung cư cao cấp, có cả bài chia sẻ từ người nước ngoài. Nền tảng này rõ ràng nhắm đến khách hàng có thu nhập cao.
Người dùng đánh giá thế nào về các nền tảng đi chợ hộ?
Trong khoảng thời gian một tháng ra mắt, khó đánh giá được toàn cảnh, tuy nhiên người dùng đã có những phản hồi đối với riêng từng ứng dụng.
">