Soi kèo góc PSV vs Liverpool, 3h00 ngày 30/1

Công nghệ 2025-02-03 09:17:37 9468
èogócPSVvsLiverpoolhngàtruc tiep bd hom nay   Phạm Xuân Hải - 29/01/2025 05:25  Kèo phạt góc
本文地址:http://game.tour-time.com/html/38b198694.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Al Khor vs Al Ahli, 22h45 ngày 29/1: Khó cho cửa dưới

{keywords}Việt Nam tới đây sẽ triển khai mạng 5G bằng các thiết bị Make in Vietnam sử dụng công nghệ mở. Ảnh: Trọng Đạt

Công nghệ mở (Open Technology) là một khái niệm đã có từ gần 20 năm trước. Sự ra đời của công nghệ mở là hệ quả của sự mở rộng và bùng nổ phong trào phần mềm nguồn mở trong thập niên đầu của thế kỷ 21. 

Tùy theo từng ngành, từng lĩnh vực, công nghệ mở có nhiều định nghĩa khác nhau. Nói một cách đơn giản, công nghệ mở là một khái niệm bao chùm cho các định nghĩa về tiêu chuẩn mở (Open Standard), nguồn mở (Open Source Software) và dữ liệu mở (Open Data). 

Công nghệ mở được phát triển dựa trên tiêu chuẩn mở và mã nguồn mở. Trong đó, tiêu chuẩn mở là một thông số kỹ thuật được công bố rộng rãi, để bất kỳ ai muốn đều có thể lấy và sử dụng nhằm triển khai các công nghệ có liên quan. 

Phần mềm được gọi là mở nếu mã nguồn của nó được cung cấp cho tất cả mọi người quyền nghiên cứu, thay đổi hoặc cải tiến. Điểm chung của các công nghệ mở là chính sách quản trị của nó cho phép người dùng có thể truy cập nền tảng hoặc hệ thống với rất ít ràng buộc và hạn chế. 

{keywords}
Công nghệ mở sẽ giúp tạo ra niềm tin số.

Khác với phần mềm đóng, do dễ tiếp cận, việc sử dụng công nghệ mở giúp giảm chi phí và cho phép nhiều người có thể sử dụng hơn. Các công nghệ mở cũng có xu hướng tương thích với nhau tốt hơn các công nghệ độc quyền. Do đó, việc phát triển các công nghệ mở giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào các công cụ và nền tảng. 

Người sử dụng công nghệ mở sẽ hoàn toàn được độc lập và không bị bó buộc vào một nhà cung cấp công nghệ. Họ cũng có thể tự do lựa chọn các đơn vị hỗ trợ theo ý mình. 

Ngoài ra, việc sử dụng công nghệ mở sẽ giúp giảm thiểu rủi ro về bảo mật và sự lỗi thời của nền tảng. Chính vì những lý do này mà chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới đã lựa chọn sử dụng công nghệ nguồn mở để phát triển các hạ tầng quốc gia trọng yếu. 

Phát triển công nghệ mở là xu hướng thời đại 

Theo ông Nguyễn Hồng Quang - CLB Mã nguồn mở Việt Nam, từ lâu nay, công nghệ mở đã được ứng dụng rộng rãi tại nhiều nơi trên thế giới. 

Các công nghệ nền tảng cho cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 chủ yếu là các công nghệ mở. Đó là những công nghệ như Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (Internet of Things - IoT). 

Dữ liệu mở cũng đang là xu hướng lên ngôi trong ngành giáo dục. Đó là khi các kho học liệu hay các nguồn tài nguyên giáo dục đều trở thành các kho học liệu mở (Massive open online course - MOOC) và tài nguyên giáo dục mở (Open Educational Resources - OER). 

{keywords}
Dự án IOTI4.0 (Integral Open Technology for Industry 4.0) của Châu Âu đang được triển khai với tham vọng ứng dụng phần cứng mã nguồn mở (OSHW) trong lĩnh vực công nghiệp. 

Nhiều cột mốc lớn ảnh hưởng đến sự phát triển của công nghệ mở cũng đã diễn ra liên tục trong suốt 20 năm qua. Tại Hoa Kỳ, Viện Công nghệ mở (Open Technology Institute - OTI) được thành lập từ năm 1999. Nhờ sự ra đời của cơ quan này, công nghệ mở đã được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực. 

Tại Châu Âu, dự án IOTI4.0 (Integral Open Technology for Industry 4.0) của Ủy ban Châu Âu đã ra đời từ năm 2016. Đây là dự án có tính sáng tạo cao nhằm ứng dụng phần cứng mã nguồn mở (OSHW) trong lĩnh vực công nghiệp. 

Công nghệ phần cứng mã nguồn mở được tiêu chuẩn hóa theo mô hình công nghiệp 4.0 để giúp các doanh nghiệp nhỏ có thể dễ dàng tiếp cận việc số hóa. Không chỉ vậy, nhiều sự kiện thường niên về công nghệ mở như OpenExpo Europe, OPEN!NEXT, OpenTechSummit Europe,... cũng liên tục được tổ chức. 

Với một ví dụ gần hơn là tại các quốc gia Châu Á, Tổ chức FOSSASIA cũng đã được thành lập từ năm 2009 bởi 2 nhà sáng lập, trong đó có 1 người Việt Nam. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận chuyên hỗ trợ các nhà phát triển và các nhà hoạch định về công nghệ phần mềm mã nguồn mở. Ngoài ra, sự kiện Diễn đàn Công nghệ mở (OpenTech Summit) cũng được tổ chức hàng năm tại Việt Nam và nhiều quốc gia Châu Á. 

{keywords}
Sự phát triển của cộng đồng GitHub là minh chứng rõ ràng nhất cho xu hướng sử dụng công nghệ mở. 

Còn một ví dụ quan trọng khác để nói về xu hướng sử dụng nguồn mở. Cách đây hơn chục năm, Microsoft là công ty đối nghịch với các sản phẩm nguồn mở. Thế nhưng, cùng với thời gian, quan điểm của công ty phần mềm đóng này cũng phải thay đổi. Bằng chứng là Microsoft đã bỏ tới 7,4 tỷ USD để mua lại GitHub - diễn đàn mã nguồn mở lớn nhất thế giới vào năm 2018. 

Với Google, gã khổng lồ này là đơn vị tích cực nhất trong việc phát triển các công nghệ mở. Google đã công bố 2.000 dự án nguồn mở và khẳng định muốn giúp các dự án này và cộng đồng nguồn mở ngày một phát triển bền vững hơn. 

Không nằm ngoài cuộc chơi, mạng xã hội Facebook của tỷ phú Mark Zuckerberg cũng đã cho công bố 125 dự án nguồn mở trên GitHub và có tổng cộng 168 nhân sự liên quan tới các dự án nguồn mở. 

Những ví dụ trên rõ ràng đã cho thấy, công nghệ mở đang ngày một phổ biến. Nhờ khả năng tạo ra niềm tin số, công nghệ mở sẽ liên tục phát triển và trở thành một xu hướng công nghệ không thể đảo ngược. 

Trọng Đạt

">

Công nghệ mở tạo ra niềm tin số

Bất mãn về vấn đề kiểm duyệt nội dung trên Twitter, Elon Musk đưa ra đề nghị mua đứt mạng xã hội này. Ảnh: Telegraph.

Tháng 4/2019, Musk trả lời một bài đăng của New Scientist, than phiền về bộ lọc người dùng trả phí của tạp chí.

"Hãy sửa bộ lọc trả phí của các bạn. Nội dung của các bạn rất tuyệt, nhưng bộ lọc thì không", tỷ phú sáng lập Tesla viết trên Twitter.

Sau đó một người dùng khác phản hồi bài đăng của Musk, khuyên ông nên đầu tư vào tờ New Scientistvà để mọi bài viết được miễn phí. Musk phản hồi bằng biểu tượng đang suy nghĩ, sau đó là một câu hỏi trực diện.

"Giá bao nhiêu?", Musk đặt câu hỏi.

CEO của New Scientist, bà Nina Wright phản hồi bình luận này bằng câu nói "chúng ta chắc chắn sẽ tìm ra mức giá hợp lý", đồng thời khẳng định sẽ sửa bộ lọc người dùng trả phí để cải thiện trải nghiệm của Musk. Ngay sau đó, Musk lại đặt vấn đề về mức giá, nhưng bà Wright không trả lời thêm.

Trai nghiem sep cua cong ty bi Elon Musk doi mua dut anh 2

Musk ngỏ ý muốn mua lại New Scientist ngay sau một lời gợi ý của người dùng.

Rốt cục, New Scientistđã được bán lại cho tập đoàn Daily Mail với giá 92 triệu USD. Dù vậy, chia sẻ của biên tập viên Conrad Quilty-Harper cho thấy lời đề nghị của Musk đã khiến toàn bộ nhóm quản lý của New Scientistbất ngờ.

Nên làm gì nếu Musk muốn mua công ty của bạn?

Dưới đây là một vài kinh nghiệm được biên tập viên Conrad Quilty-Harper chia sẻ sau phi vụ mua bán bất thành với Elon Musk.

Lời khuyên đầu tiên chính là hãy kiểm tra danh sách người theo dõi. Dấu hiệu cho thấy Musk quan tâm một công ty là ông ấy sẽ theo dõi tài khoản Twitter của công ty đó. Do đó, Conrad Quilty-Harper khuyên các doanh nghiệp nên kiểm tra xem liệu vị tỷ phú có từng tag tên tài khoản hay nhắn tin cho mình hay không. Đây có thể là chỉ dấu cho việc CEO sắp sửa thâu tóm công ty của bạn.

Tiếp theo, đừng hoảng khi Musk hỏi mua công ty. Lời khuyên này sẽ hữu dụng trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt là khi tương lai của cả công ty sẽ phụ thuộc vào Elon Musk, người vốn ưa thích cảnh tượng đám đông hỗn độn.

Trai nghiem sep cua cong ty bi Elon Musk doi mua dut anh 3

Tuần báo New Scientist đã sử dụng emoji hài hước và các ảnh chế để nói chuyện với Elon Musk khi được ông đề nghị hỏi mua. Ảnh: Getty Images.

Biên tập viên tờ New Scientistcòn khẳng định các công ty nên tin lời vị quản lý truyền thông của mình, bởi đây sẽ là người đóng vai trò quan trọng nhất vào thời điểm này.

Mặt khác, nghe có vẻ không hợp lý nhưng Conrad Quilty-Harper cho rằng các công ty nên chuẩn bị trước và sử dụng biểu tượng (emoji) để trả lời Musk. Vốn được gọi là “thánh meme” (memelord), Elon Musk có niềm đam mê mãnh liệt với việc chế ảnh và chia sẻ những ảnh chế hài hước của mình. Do đó, việc trả lời bằng các emoji vui vẻ là cách tốt nhất để đánh lạc hướng đề nghị nghiêm túc của ông hoặc đỡ xấu hổ khi trò đùa trở nên nhạt nhẽo.

Lời khuyên tiếp theo là hãy trả lời ngắn gọn nhất có thể. Sử dụng Twitter đồng nghĩa với việc công ty chỉ có 280 kí tự để thương lượng với Musk. Vì thế, kinh nghiệm của Conrad Quilty-Harper là cố gắng trả lời súc tích khi nói chuyện với ông. Câu trả lời ngắn gọn của CEO Nina Wright chính là một ví dụ.

Cuối cùng, Conrad Quilty-Harper cho rằng điều quan trọng nhất khi được Musk hỏi mua công ty là hãy trả lời ông ấy thật cẩn thận thay vì nghi ngờ hay trở nên hoảng loạn. Thực tế là Musk đã không mua lại New Scientist. Tương tự tiền lệ đó, trong sự kiện TED 2022 mới đấy, ông chia sẻ mình không chắc chắn về khả năng thâu tóm Twitter.

(Theo Zing)

">

Trải nghiệm khi bị Elon Musk đòi mua đứt công ty

{keywords}Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa chỉ đạo Bộ Công an và các bộ, ngành, địa phương nội dung công việc nhằm đạt mục tiêu cấp 50 triệu thẻ CCCD, đáp ứng việc triển khai các luật CCCD, Cư trú (Ảnh minh họa) 

Đồng bộ, tích hợp dữ liệu bảo hiểm xã hội vào thẻ CCCD

Cũng trong kết luận mới được thông báo, Phó Thủ tướng ghi nhận nỗ lực của Bộ Công an đã chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tích cực triển khai dự án Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư và dự án Sản xuất, cấp và quản lý CCCD, đề xuất tích hợp thông tin vào chip điện tử trên thẻ CCCD.

Theo đánh giá của Phó Thủ tướng, quá trình triển khai Luật CCCD những năm qua có sự chậm trễ, tuy nhiên thời gian gần đây việc triển khai dự án đã được thực hiện nhanh.

Để đạt mục tiêu cấp 50 triệu thẻ CCCD theo cam kết của Bộ Công an, đáp ứng việc triển khai Luật CCCD, Luật cư trú (sửa đổi), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp Bộ Tư pháp, cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện thủ tục trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản sửa đổi để kịp thời thực hiện các dự án trên. Trường hợp vướng mắc, phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo xứ lý.

Giao Bộ Công an khẩn trương chuẩn bị các điều kiện về kỹ thuật và bộ máy cần thiết để duy trì, khai thác CSDL quốc gia bảo đảm an toàn, thuận tiện. Bộ Công an thực hiện theo thẩm quyền quy định đối với việc tổ chức xây dựng các trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư.

Cùng với đó, các bộ, ngành, địa phương được yêu cầu tích cực phối hợp với Bộ Công an tích hợp dữ liệu cần thiết vào thẻ CCCD, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và tiết kiệm cho bộ máy nhà nước.

“Với tinh thần Chính phủ quản lý thống nhất, giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với bộ, ngành, địa phương để thu thập quản lý thông tin của người dân để phục vụ người dân”, thông báo của Văn phòng Chính phủ nêu rõ.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải khẩn trương phối hợp cùng với Bộ Công an đồng bộ hóa dữ liệu và tích hợp thông tin vào thẻ CCCD.

Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ TT&TT và các cơ quan liên quan xây dựng các hướng dẫn, cơ chế khuyến khích một số dịch vụ không phải do nhà nước cung cấp cũng có thể sử dụng Thẻ CCCD và dữ liệu tại CSDL quốc gia về dân cư để cung cấp dịch vụ.

Bộ Công an, Bộ TT&TT và Ban Cơ yếu Chính phủ được yêu cầu phải tăng cường giải pháp bảo mật đối với các thông tin về Thẻ CCCD và CSDL quốc gia về dân cư.

Cấp CCCD mới từ tuần đầu tháng 1/2021

Cuối tháng 11/2020, Bộ Công an đã tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến về kết quả thực hiện dự án CSDL quốc gia về dân cư và dự án Sản xuất, cấp, quản lý CCCD. Tại hội nghị này, đại diện Bộ Công an cho biết, Công an các đơn vị, địa phương đã hoàn thành những nhiệm vụ trọng tâm, đạt được những kết quả quan trọng, tạo tiền đề cho hai dự án bước vào giai đoạn 2.

Nhấn mạnh giai đoạn 2 là giai đoạn then chốt quyết định sự thành công của hai dự án, đại diện Bộ Công an cho biết, trong giai đoạn 2, thông tin công dân trong CSDL quốc gia về dân cư sẽ được trích xuất và sử dụng để thực hiện sản xuất căn cước công dân. Theo đó, người dân chỉ phải cung cấp hình ảnh và vân tay tròn mà không phải điền các tờ khai như hiện nay. Đây là bước cải cách hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho người dân trong thực hiện thủ tục cấp CCCD.

Bên cạnh đó, CSDL quốc gia về dân cư được xây dựng có thể kết nối, chia sẻ thông tin với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các ngành, lĩnh vực trên toàn quốc. Việc này sẽ tăng khả năng khai thác, cập nhật thông tin về dân cư, giảm chi phí ngân sách nhà nước trong xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT của các CSDL chuyên ngành. Vì vậy, đại diện Bộ Công an lưu ý, thông tin công dân trong CSDL quốc gia về dân cư phải luôn đảm bảo “đủ, đúng, sạch, sống”.

Đại diện Bộ Công an cũng chỉ rõ, việc thu thập, bổ sung, cập nhật các thông tin công dân trong CSDL quốc gia về dân cư phải được cập nhật biến động hàng ngày, hàng giờ; yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương phải hoàn thành dữ liệu để đến 26/2/2021 chạy thử, đúng 1/7/2021 sẽ chia sẻ dữ liệu với các cấp, các ngành trong toàn quốc. Bộ Công an cũng dự kiến trong tuần đầu của tháng 1/2021 bắt đầu phát hành thẻ CCCD mới.

Như ICTnews đã đưa tin, ngày 7/10, Thủ tướng đã giao Bộ trưởng Bộ Công an quyết định mẫu, chất liệu thẻ CCCD có gắn chip điện tử theo thẩm quyền. Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu mẫu thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử cần áp dụng công nghệ tiên tiến, bảo đảm an ninh, an toàn, có khả năng tích hợp triển khai thuận lợi các giao dịch điện tử, tiết kiệm chi phí cho người dân và xã hội; hỗ trợ và thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, hướng đến xây dựng Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Vân Anh

Chip điện tử sẽ được gắn ở mặt sau của thẻ căn cước công dân mới

Chip điện tử sẽ được gắn ở mặt sau của thẻ căn cước công dân mới

Theo dự thảo Thông tư quy định mẫu thẻ căn cước công dân đang được Bộ Công an lấy ý kiến đóng góp, chip điện tử lưu trữ thông tin cơ bản của công dân được cấp thẻ sẽ được gắn ở mặt sau của thẻ.

">

Đồng bộ dữ liệu bảo hiểm xã hội vào thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử

Soi kèo góc Ajax vs Galatasaray, 3h00 ngày 31/1

{keywords}Ông Nguyễn Minh Quý - chủ tịch NOVAON và bà Vũ Hoàng Yến - Phó Tổng giám đốc tập đoàn Động Lực.

Giải pháp chuyển đổi số mảng Nhân sự gồm 2 giai đoạn với 13 Phân hệ. Giai đoạn 1, triển khai toàn bộ Khối văn phòng, giai đoạn 2 triển khai khối nhà máy sản xuất với 13 phân hệ mạnh mẽ, giải pháp sẽ chuyển đổi toàn diện hoạt động nhân sự của Động Lực.

{keywords}
13 phân hệ mạnh mẽ giải pháp chuyển đổi số toàn diện hoạt động nhân sự.

Phía NOVAON DX cho biết, có 3 điều đặc biệt trong dự án chuyển đối số Mảng nhân sự của tập đoàn Động Lực lần này:

Thứ nhất, thời gian triển khai dự án rất nhanh chưa tới 1 tháng, bởi NOVAON DX tư vấn và lựa chọn giải pháp Saas (Phần mềm như 1 dịch vụ) chuyên dụng đã hoàn thiện là Onpeople HRM. Vì vậy, chúng tôi không mất thời gian cho việc lập trình phần mềm mà tập trung nhiều hơn cho việc cấu hình thiết lập, số hoá dữ liệu, đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm vận hành nền tảng.

Thứ 2, tính linh hoạt và khả năng mở rộng, chúng tôi đã thiết lập sẵn khả năng mở rộng quy mô nhân sự, thay đổi cấu trúc (Chi nhánh, đơn vị thành viên), các chế độ làm việc tùy chỉnh ở mức linh hoạt cao nhất sẵn sàng ứng phó trong các tình huống tương tự Covid, đặc biệt là khả năng tích hợp dữ liệu của HRM với các nền tảng và hệ thống quản trị khác của Động Lực.

Thứ 3, NOVAON DX không chỉ cung cấp giải pháp chuyển đổi số mà còn cung cấp, chia sẻ cho Động Lực các phương pháp quản trị nhân sự, hệ thống chính sách và đặc biệt là kinh nghiệm chuyển đổi văn hoá quản trị con người khi vận hành trên nền tảng số, dựa trên kinh nghiệm tư vấn và triển khai cho hàng ngàn doanh nghiệp tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Ông Nguyễn Minh Quý, Chủ tịch tập đoàn NOVAON chia sẻ: “Chuyển đổi số là một quá trình lột xác đầy thử thách của các doanh nghiệp, nhằm nâng lên tầm cao mới về hiệu suất và năng lực cạnh tranh, NOVAON luôn cam kết đồng hành cùng tập đoàn Động Lực cũng như cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình đầy thử thách nhưng cũng nhiều vinh quang này".

Được biết, NOVAON đang ngày càng khẳng định vị thế là tập đoàn hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế số với 10 nền tảng công nghệ phục vụ hơn 87.000 khách hàng. Năm 2020, NOVAON đứng thứ 8 trong 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (Fast500).

Phương Dung

">

Novaon chuyển đổi số mảng nhân sự cho Tập đoàn Động Lực

{keywords}Ông Nguyễn Thiện Nghĩa – Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia khai mạc hội nghị.

Theo đại diện NEAC, mục đích của hội nghị này là tuyên truyền hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số mới ban hành, cụ thể như: Nghị định 130/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ về công tác văn thư điện tử, Nghị định 45/2020/NĐ-CP của Chính phủ về  thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;

Thông tư 16/2019 của Bộ TT&TT về danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng cho việc cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số di động và ký số từ xa; Thông tư 22/2020 của Bộ TT&TT quy định về yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu chức năng đối với phần mềm ký số và phần mềm kiểm tra chữ ký số.

Các đại biểu tham dự hội nghị tập trung thảo luận về các nội dung để triển khai xây dựng, thiết lập hệ thống thông tin phục vụ cho nội bộ hoạt động của các cơ quan, doanh nghiệp và giao dịch với những cơ quan, tổ chức khác trên môi trường điện tử.

{keywords}
Ông Phạm Quốc Hoàn, Phó Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia tham luận về chủ đề "Chữ ký số - Công cụ thiết yếu cho chuyển đổi số".

Trong tham luận chủ đề “Chữ ký số - Công cụ thiết yếu cho chuyển đổi số", ông Phạm Quốc Hoàn, Phó Giám đốc NEAC đã nêu ra những lợi ích của chữ ký số cho chuyển đổi số, đồng thời kiến nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hãy khởi đầu thực hiện chuyển đổi số bằng việc cách áp dụng chữ ký số trong quy trình nghiệp vụ, cung cấp dịch vụ điện tử cho khách hàng.

Lý giải rõ hơn về kiến nghị trên, ông Hoàn đưa ra 3 lý do các cơ quan, doanh nghiệp cần thiết áp dụng chữ ký số để bước đầu chuyển đổi số, đó là: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cho việc cung cấp dịch vụ chữ ký số và áp dụng chữ ký số trong hoạt động, dịch vụ của tổ chức, doanh nghiệp đã đầy đủ; đã có thị trường cung cấp dịch vụ chữ ký số cạnh tranh; công nghệ, giải pháp ứng dụng chữ ký số đa dạng; các nhà cung cấp dịch vụ và giải pháp có kinh nghiệm triển khai chữ ký số trong các ngành có ảnh hưởng lớn trong xã hội như thuế điện tử, bảo hiểm xã hội, hải quan điện tử...

Văn bản điện tử được ký số có giá trị như bản gốc văn bản giấy

Cũng tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Chinh đại diện Cục Văn thư lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ đã thông tin một số nét chính của Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác quản lý văn thư, trong đó các khái niệm bản gốc văn bản điện tử, bản sao, bản chính văn bản điện tử được áp dụng trong thời kỳ, giai đoạn chuyển đổi từ bản giấy sang văn bản điện tử.

Cụ thể, theo bà Chinh, Nghị định 30/2020/NĐ-CP khẳng định giá trị pháp lý của văn bản điện tử được ký số bởi người có thẩm quyền và ký số của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật có giá trị pháp lý như bản gốc văn bản giấy. Nghị định cũng quy định văn bản chuyển đổi từ định dạng giấy sang điện tử (văn bản số hóa và ký số của cơ quan, tổ chức) là bản sao từ văn bản giấy sang văn bản điện tử và có giá trị pháp lý như bản chính.

“Quy định trên góp phần đẩy mạnh, tăng cường sử dụng chữ ký điện tử chuyên dùng, hạn chế việc phát hành vản bản giấy rồi chuyển định dạng điện tử”, đại diện Cục Văn thư lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội vụ nhận định.

{keywords}
Bà Nguyễn Tuyết Minh, đại diện Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ thông tin về những nội dung chính trong Nghị định 45/2020 của Chính phủ.

Nêu ra những điểm chính cần lưu ý của Nghị định 45/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, bà Nguyễn Tuyết Minh, đại diện Cục Kiểm soát Thủ tục Hành chính, Văn phòng Chính phủ tập trung trao đổi về: quy trình thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; quy trình chứng thực bản sao từ bản chính; cách thức thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính trong giải quyết thủ tục hành chính; kết quả giải quyết thủ tục hành chính; đặc biệt là kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân cùng việc chuyển đổi hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử ra văn bản giấy.

Nghiên cứu đẩy mạnh cung cấp chứng thư số cá nhân

Ở góc độ của cơ quan triển khai ứng dụng, ông Đinh Đức Vĩnh, Phó Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam kiến nghị Bộ TT&TT truyền thông mạnh mẽ, sâu rộng hơn nữa về chữ ký số cho người dân để thực hiện giao dịch trên môi trường mạng.

Bên cạnh đó, đại diện lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam cũng đề xuất Bộ TT&TT xem xét xây dựng, cung cấp công cụ, hệ thống ký số và xác thực chữ ký số cho người dân để đảm bảo sự tin cậy cho xã hội trong giai đoạn phát triển ban đầu này.

Bày tỏ sự đồng tình với đề xuất trên, Giám đốc NEAC Nguyễn Thiện Nghĩa cho biết, NEAC đang nghiên cứu đẩy mạnh cung cấp chứng thư số cá nhân một cách thuận tiện, chi phí hợp lý. “Việc này sẽ giúp người dân thực hiện các giao dịch điện tử nói chung và thực hiện thủ tục hành chính công qua mạng nói riêng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số”, ông Nghĩa chia sẻ.

Mai Trang

Phát triển dịch vụ chữ ký số phục vụ cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử

Phát triển dịch vụ chữ ký số phục vụ cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử

ictnews Một mục tiêu của hội nghị “Tuyên truyền, đẩy mạnh sử dụng chữ ký số trong các hoạt động của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, xã hội 2019” là thúc đẩy phát triển dịch vụ chữ ký số phục vụ cải cách hành chính, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số.

">

Chữ ký số

Đã sang thế kỷ 21, vì sao người ta vẫn dùng sức ngựa để đo công suất? - 1

Nhiều mẫu xe hơi hiện đại ngày nay vẫn sử dụng đơn vị mã lực để thể hiện sức mạnh của động cơ. Trên thực tế, mã lực vẫn được coi là một thông số kỹ thuật quan trọng để người mua xem xét và lựa chọn loại xe phù hợp, vì nó chính là thông số thể hiện trực tiếp đến hiệu suất của động cơ.

Bất chấp việc sử dụng sức ngựa trong thế kỷ 21 bị nhiều người xem là "lỗi thời", những câu hỏi về mã lực như một con ngựa có thể sản xuất bao nhiêu mã lực, hay mã lực chính xác thế nào, vẫn là điều được nhiều người quan tâm.

Mã lực là gì? Được sử dụng từ khi nào?

Mã lực - hay sức ngựa (viết tắt là HP - Horse Power) là một đơn vị dùng để đo công suất. Nó được định nghĩa là công cần thiết để nâng một khối lượng 75 kg lên cao 1 mét trong thời gian 1 giây hay 1HP = 75 kgm/s.

Để chuyển đổi nhanh chóng giữa các đơn vị "mã lực" và "kW" (kilô watt), người ta hay dùng các hệ số tương đối như sau:

- Ở Anh: 1 HP = 0,7457 kW

- Ở Pháp: 1 CV (mã lực) = 0,7355 kW

1 kW = 1,36 CV = 1,34 HP

Theo trang web Giáo dục Năng lượng của Đại học Calgary, công suất tối đa của một con ngựa thực sự gần với 15 mã lực. Trong khi đó, công suất từ một người khỏe mạnh bình thường có thể sản sinh ra đạt xấp xỉ 1 mã lực. Do vậy, một cái tên phù hợp hơn cho đơn vị này có thể là "sức người".

Mã lực được nhắc tới lần đầu tiên vào cuối những năm 1700 bởi James Watt, một kỹ sư người Scotland. Ông còn được nhớ đến với phát minh động cơ hơi nước mang tính biểu tượng và đóng góp nhiều cho ngành công nghiệp xe hơi. Để ghi nhận, người ta đã lấy tên của ông để đặt cho đơn vị công suất vào năm 1882.

Trở lại những năm 1700, trong bối cảnh Watt đang tìm kiếm tên gọi nhằm thể hiện một cách hiệu quả tính ưu việt của các động cơ hơi nước, ông chợt nghĩ ra một đơn vị đo lường nhắc đến một thứ mà đa số mọi người quen thuộc thời bấy giờ: ngựa.

Đã sang thế kỷ 21, vì sao người ta vẫn dùng sức ngựa để đo công suất? - 2

James Watt là người sản sinh ra khái niệm "mã lực".

Từ quan sát cá nhân thay vì nghiên cứu khoa học, Watt xác định rằng một con ngựa kéo xe việc có thể quay bánh xe trung bình 144 lần mỗi giờ. Sử dụng con số này, ông ước tính rằng ngựa có khả năng đẩy 32.572 pound/foot mỗi phút, tương đương 14.774,41 kg/mét. Để thuận tiện hơn, ông đã làm tròn con số này lên đến 33.000 pound (14.968,55 kg), và đơn vị "mã lực" ra đời.

Thời bấy giờ, Watt không quan tâm nhiều đến độ chính xác của phép đo, mà chỉ biết rằng nó làm nổi bật những cải tiến năng suất mạnh mẽ của những động cơ hơi nước do ông chế tạo.

Kết quả là những động cơ này thực sự trở nên mạnh mẽ và đáng tin cậy hơn nhiều so với ngựa, khiến cho rất ít người đặt câu hỏi - hoặc quan tâm đến - tính xác thực của các tính toán của ông.

Đơn vị mã lực tồn tại đến tận ngày nay, và dường như chẳng ai buồn định nghĩa lại vì chúng đã trở nên quá phổ biến.

Theo Dân trí

Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Mua xe nên chọn “mã lực” hay “mô men xoắn”?

Mua xe nên chọn “mã lực” hay “mô men xoắn”?

Mã lực và mô men xoắn đều biểu trưng cho sức mạnh của động cơ nhưng giữa chúng lại có sự khác biệt lớn.

">

Đã sang thế kỷ 21, vì sao người ta vẫn dùng sức ngựa để đo công suất?

友情链接