Năm ngoái huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau tổ chức được 23 lớp dạy nghề với hơn 700 lao động, đạt 116% kế hoạch, so với cùng kỳ tăng 1,6%; 53 lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật với hơn 1.600 lao động.
Bên cạnh những kết quả đạt, người lao động ở địa phương vẫn còn gặp không ít khó khăn, khi qua lớp trên mà người lao động vẫn chưa yên tâm trụ lại địa phương. Nguyên nhân có nhiều, nhưng khách quan mà nói do ngành nghề đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu thực tế tại địa phương. Thứ hai, do người lao động muốn có nguồn thu nhập cao hơn, do đó việc rời quê hương đi lao động, đơn giản chỉ là lao động phổ thông, hay lao động tay chân nhưng họ vẫn đi, điều này diễn ra rất nhiều ở các vùng quê.
Để người lao động trụ lại địa phương, ngoài việc dạy nghề, trao cơ hội việc làm, chính quyền xã, huyện cũng tích cực phối hợp với các công ty, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để người lao động có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm. Ngoài ra, huyện Thới Bình cũng triển khai nhiều chương trình, dự án giúp lao động tăng thêm thu nhập, như tư vấn giới thiệu xuất khẩu lao động sang các thị trường lao động Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) với chương trình ký kết sẽ đưa lao động của huyện tham gia các thị trường trên đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người lao động.
Khi xuất khẩu lao động ở nước ngoài với các ngành nghề như: Ô tô, cơ khí, thực phẩm, điện tử cùng một số nghề khác, mức lương thực tập sinh mà người lao động làm việc tại Nhật Bản được hưởng từ 25-35 triệu đồng/tháng; Đối với kỹ sư mức lương được hưởng từ 40-55 triệu đồng/tháng và người lao động có quyền lựa chọn hợp đồng lao động 1 năm, 3 năm hay nhiều hơn.
Bà Nguyễn Thanh Thu Thảo, tư vấn xuất khẩu lao động Công ty Nhật Huy Khang, cho biết, trước khi đưa người sang Nhật làm việc, công ty có cho người qua khảo sát nơi ăn, ở, các phúc lợi khác đảm bảo cho người lao động làm việc trong môi trường tốt nhất.
Năm 2018, huyện Thới Bình có 27 lao động được Công ty Nhật Huy Khang giới thiệu đi làm việc tại Nhật Bản. 7 lao động đã xuất cảnh, còn 20 lao động đã hoàn thành các bước học ngoại ngữ cũng như các hồ sơ thủ tục khác và đang chờ xuất cảnh.
Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Thới Bình Nguyễn Hoàng Bé cho biết, tạo việc làm cho lao động nông thôn, giảm nghèo bền vững là mục tiêu đảng bộ huyện luôn phấn đấu. Do vậy, các cấp, các ngành cần tích cực tuyên truyền, vận động người lao động hiểu vấn đề học nghề, tham gia các buổi hội thảo, tư vấn nghề để lựa chọn nghề cho phù hợp với bản thân, có được việc làm ổn định ngay tại địa phương mình.
Quý I/2019, huyện giải quyết việc làm cho 2.100 lao động, đạt 41,05%, trong đó lao động trong tỉnh 365 lao động, ngoài tỉnh 1.700 lao động. Thời gian tới, huyện sẽ mở 47 lớp truyền nghề, chuyển giao kỹ thuật cho lao động nông thôn. Theo kế hoạch, năm nay huyện sẽ mở 18 lớp dạy nghề theo Đề án 1956 với số lượng học viên dự kiến hơn 600 lao động với các ngành nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp. Đồng thời, đào tạo ngoài Đề án 1956 cho hơn 1.400 lao động.
Sự quan tâm của các cấp, các ngành đối với công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn luôn được xem là nhiệm vụ quan trọng trong công tác chỉ đạo điều hành hiện nay và thời gian tới. Từ đó, giúp công tác giảm nghèo của huyện bền vững, phấn đấu mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm từ 1-2%.
Ngọc Anh
" alt=""/>Cà Mau: Hiệu ứng tích cực từ chương trình đạo tạo nghề cho lao động nông nghiệpTỷ lệ lao động nông thôn được giải quyết việc làm sau học nghề tại Ba Vì ở mức cao
Chị Nguyễn Thị Ban (xã Tản Lĩnh) chia sẻ, trước đây khi chưa có nghề, chị chỉ ở nhà chăm con, làm nông nghiệp. Thu nhập của chị chỉ trông chờ vào vài sào ruộng.
Được chính quyền tạo điều kiện cho tham gia học lớp May công nghiệp trong vòng 3 tháng, hiện chị Ban đã có công việc ổn định.
“Trước khi học nghề, tôi hầu như không có khoản thu nào. Sau khi học nghề tôi được nhận làm việc luôn tại xưởng và có lương hằng tháng trang trải cuộc sống”, chị Ban cho biết.
Tay nghề nâng cao góp phần tăng năng suất lao động, do đó thu nhập của chị Ban cũng được tăng lên mức 6 triệu đồng/tháng.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng cho biết, chương trình đào tạo nghề này là chủ trương đúng đắn, kịp thời nhằm đáp ứng yêu cầu học nghề, tạo việc làm ổn định, nâng cao chất lượng nguồn lao động ở nông thôn.
Để việc đào tạo nghề thiết thực, trước khi mở lớp dạy nghề, huyện đã tiến hành khảo sát nhu cầu nghề nghiệp của lao động địa phương, tránh tình trạng mở lớp ồ ạt, dàn trải không đạt hiệu quả.
Để nâng cao nhận thức của người dân về việc học nghề, huyện Ba Vì đã quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề với nhiều hình thức đa dạng, phong phú điển hình như tuyên truyền công tác đào tạo nghề qua các hội nghị, các buổi khai giảng, bế giảng lớp đào tạo nghề cùng nhiều loại hình tuyên truyền khác.
Đáng chú ý, để đảm bảo gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm, huyện Ba Vì đã giao Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội phối hợp với các phòng, ban chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ đặt hàng dạy nghề, hồ sơ mở lớp; trực tiếp giám sát, kiểm tra, nghiệm thu khối lượng hoàn thành các lớp đào tạo. Đảm bảo tuyển sinh đúng đối tượng, đủ số lượng, đúng nghề mà người lao động có nhu cầu.
“Không chạy theo số lượng, huyện Ba Vì xác định tập trung đào tạo nghề đạt hiệu quả cao nhất dựa theo nhu cầu nghề nghiệp của lao động nông thôn. Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục rà soát lại các nghề được người dân hưởng ứng.
Các lớp đào tạo nghề được mở trong năm 2020 sẽ theo hướng trọng tâm, trọng điểm, gắn với thực tiễn, điều kiện địa phương và các làng nghề được Thành phố công nhận” - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì chia sẻ.
Trường Giang
- Theo phê chuẩn của ban tổ chức Kỳ thi Tay nghề ASEAN, đoàn Việt Nam đã khẳng định sự tham gia ở 22 nghề với 44 thí sinh.
" alt=""/>Lao động có thu nhập cao nhờ đào tạo nghềTrong 2 ngày 29-30/11, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thành lập tại Trung tâm Hội nghị quốc gia.
Sự kiện nhằm ôn lại truyền thống và những mốc son quan trọng trong chặng đường 60 năm xây dựng và phát triển; tri ân và biểu dương những đóng góp của các thế hệ cán bộ khoa học và công nghệ qua các thời kỳ.
Cũng tại lễ kỷ niệm, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ được đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ông Phạm Công Tạc, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, việc được đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất tới đây không phải là thành tích của riêng Bộ Khoa học và Công nghệ mà của cộng đồng tất cả các nhà khoa học, của nhiều thành phần trong xã hội.
Ông Tạc cho hay, khoa học có một đặc tính rất riêng đó là tri thức không có giới hạn. “Muốn phát triển buộc phải có tri thức và khi hội nhập thế giới, một trong những lĩnh vực đi tiên phong là khoa học và công nghệ”, ông Tạc nói.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc chia sẻ tại họp báo. |
Theo ông Tạc, các nhà khoa học của Việt Nam hiện nay ngày càng có vị trí cao hơn trong cộng đồng khoa học quốc tế. “Có thể dẫn chứng ở số công bố trên các tạp chí quốc tế trong những năm gần đây đã tăng hơn gấp đôi trong các lĩnh vực toán, vật lý, khoa học sức sống, môi trường,.... Đó là điều rất ngoạn mục”, ông Tạc nói.
Ông Tạc cho rằng, khoa học và công nghệ hiện nay đối với Việt Nam là vô cùng quan và để phát triển bền vững không có cách nào khác phải đầu tư cho lĩnh vực này. “Trong bối cảnh hiện nay, vai trò của khoa học công nghệ không chỉ giúp phát triển kinh tế mà còn giữ vững an ninh, quốc phòng”.
Hải Nguyên
- Từ những ý tưởng và giải pháp công nghệ, các startup trưởng thành từ Techfest VietNam đang từng bước trở thành “kỳ lân” trong bản đồ khởi nghiệp tại Việt Nam và cả trên thế giới.
" alt=""/>Các nhà khoa học Việt ngày càng có vị trí cao hơn trong cộng đồng quốc tế