Chị Nguyễn Thủy – cư dân một khu chung cư đóng trên địa bàn quận Hà Đông, (Hà Nội) cho biết, chị chỉ đi thang máy khi không quá đông người.
“Việc hạn chế tiếp xúc với những người khác chúng tôi cũng thực hiện từ đợt dịch lần trước. Tuy nhiên, do đợt này dịch bệnh này rất phức tạp nên tôi thường xuyên hạn chế ra ngoài. Nếu có việc phải ra ngoài, tôi cũng không đi những thang máy quá đông và tuyệt đối không đứng khoảng cách dưới 2m để trao đổi, nói chuyện khi ở trong thang máy”, chị cho biết.
Còn chị Mai Phương (Cầu Giấy, Hà Nội) lại chọn đi thang bộ để xuống chợ mua thực phẩm thay vì đi tháng máy quá đông trong đợt dịch bệnh covid mới này.
Theo chị Phương, việc đi thang bộ vừa rèn luyện sức khỏe, vừa tránh được việc lây lan dịch bệnh từ người khác.
“Tôi nghĩ những hộ gia đình nào ở các tầng thấp mà thường xuyên phải ra ngoài thì nên đi thang bộ. Như vậy sẽ hạn chế việc phải tiếp xúc với quá nhiều người. Tôi mong rằng mọi cư dân cũng như chị em cũng cần có trách nhiệm thực hiện việc này để chung tay đẩy lùi dịch Covid-19”, chị Phương nói.
Mua hàng online, trả tiền bằng chuyển khoản
Theo khuyến cáo thói quen sử dụng tiền mặt có thể là nguồn phát tán virus gây bệnh. Do vậy nhiều chị em ở chung cư chuyển sang mua hàng online thay vì đi chợ, trả tiền mặt như trước.
Chị Lan Anh (cư dân chung cư Tây Mỗ, Hà Nội) cho biết, đợt dịch này chị cho con gái đang học ở trường mầm non nghỉ để về quê ở với ông bà nội. Nhà chỉ còn có hai vợ chồng nên nhu cầu thực phẩm cũng không cần nhiều như trước. Chỉ cần lên chợ online, đặt hàng là có đủ thực phẩm ăn trong cả tuần.
“Tôi hạn chế đi chợ, chỉ mua hàng online và đi siêu thị. Tuy nhiên, nếu đi siêu thị tôi sẽ chọn các khung giờ vắng để đi. Còn mua hàng online cũng chỉ mua trong chợ chung cư và chọn hình thức chuyển khoản”, chị Lan Anh nói.
Thực phẩm được giao đến tận cửa nhưng khách nhận hàng không phải tiếp xúc với người bán.
Chị Phương Thảo ở chung cư Văn Phú, Hà Đông cũng cho biết, khi có dịch bệnh bùng phát, Ban quản trị chợ cư dân nơi đây đã yêu cầu mọi người không sử dụng tiền mặt để thanh toán khi mua hàng. Thay vào đó, những người bán hàng cho cư dân sẽ phải cung cấp thông tin số tài khoản để thanh toán, tránh việc tiếp xúc gần dễ lây lan bệnh tật.
“Mua thực phẩm ở trên chợ cư dân chung cư vừa yên tâm, vừa rõ thông tin căn hộ rao bán. Hằng ngày tôi muốn mua gì thì đặt hàng rồi họ sẽ mang đến treo ở cửa. Khi nhận hàng, tôi sẽ chuyển khoản qua ngân hàng. Như vậy, cả người mua và người bán không phải tiếp xúc với nhau”, chị nói.
Dùng gang tay để mở cửa, ấn tháng máy
Trong lúc dịch viêm phổi do virus corona đang diễn biến phức tạp, Một cư dân khu chung cư ở Đống Đa đã chia sẻ một số cách để bảo vệ bản thân.
Theo đó, chị này cho hay, ở chung cư rất nhiều nơi có thể có nhiều vi khuẩn, virus mà mọi người như các nút bấm thang máy, tay nắm cửa, công tắc điện hành lang... do có nhiều người cùng phải sử dụng chung. Vì thế, cư dân này chia sẻ cách bấm thang máy không dùng trực tiếp đầu ngón tay như dùng khớp ngón tay, khuỷu tay để bấm nút thang máy, công tắc điện.
Một bà nội trợ dùng bao tay thường xuyên để hạn chế và tránh tiếp xúc với virus.
Ngoài ra, nếu cần thiết thì đeo găng tay nilon khi phải bấm nút thang máy hay tay nắm cửa ở các nơi công cộng như nhà rác, cửa sảnh chung cư…
Còn với các cửa đẩy thay vì dùng bàn tay đẩy cửa, hãy dùng cánh tay, hông, lưng để đẩy cửa, để hạn chế nhiều nhất việc tiếp xúc bàn tay.
Dùng bồ kết xông nhà diệt khuẩn
Xách một túi bồ kết khô trên tay, chị Hoàng Thủy ở chung cư Cầu Giấy, (Hà Nội) cho hay, số bồ kết này chị vừa đặt mua online về.
Đèn xông bồ kết của gia đình chị Hoàng Thủy ở Cầu Giấy, (Hà Nội)
Chị kể, do từ đợt dịch trước, chị mua bồ kết để xông nhà nên thấy nhà rất thông thoáng và sạch sẽ. Vì vậy, mấy hôm nay chị đặt mua để tiếp tục sử dụng.
“Bồ kết để gội đầu thì sạch và mượt. Còn bồ kết khô thì đốt lên để xông nhà, diệt khuẩn thì tôi cũng không rõ thế nào. Tuy nhiên, thấy các chị em trong khu chung cư làm nên tôi cũng làm theo cho yên tâm”, chị nói.
Nhật Minh
Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19 Bộ TT&TT và Bộ Y tế vừa thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc ứng dụng Bluezone để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19. Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này. Link tải Bluezone trên Android https://play.google.com/store/apps/details?id=com.mic.bluezone Link tải Bluezone trên iOS https://apps.apple.com/vn/app/bluezone/id1508062685 Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.
" width="175" height="115" alt="Muôn kiểu dân chung cư rủ nhau phòng tránh dịch Covid" />
Muôn kiểu dân chung cư rủ nhau phòng tránh dịch Covid
Dự án Hinode City (201 Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng) đang trong quá trình xin điều chỉnh phương án kiến trúc và khắc phục vi phạm xây dựng sai phép chưa được nghiệm thu hoàn thành, chưa được chứng nhận an toàn phòng cháy chữa cháy… chủ đầu tư vẫn cho cư dân về ở trái phép bất chấp an toàn và quy định pháp luật.
Cư dân đang sống tại đây cho biết, nhiều người đã chuyển về đây ở từ cuối năm 2019. Thế nhưng đến tháng 4/2020 dự án vẫn đang trong quá trình thực hiện xin điều chỉnh quy hoạch. Theo tài liệu của PV, ngày 28/4/2020, Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội mới có văn bản số 1970/QHKT-PAKT-KHTH về việc điều chỉnh bản vẽ phương án kiến trúc công trình thuộc dự án Honde City tại khu đất số 201 Minh Khai.
Được biết, việc công trình chung cư Hinode City 201 Minh Khai chưa được nghiệm thu đã đưa dân vào ở được UBND phường Minh Khai phát hiện, xử lý từ tháng 3/2020. Thế nhưng, chủ đầu tư vẫn “phớt lờ”, tới nay người dân về ở tại chung cư đã lên hàng trăm căn hộ tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn PCCC.
Cũng trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, liên quan đến việc bàn giao căn hộ cho người dân, trước đó Thanh tra Bộ Xây dựng đã chuyển đơn của người mua nhà ở dự án Green Pearl số 378 Minh Khai (phường Vĩnh Tuy) đề nghị thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý công trình và xử lý hành vi bàn giao căn hộ khi chưa đủ điều kiện đến UBND TP Hà Nội.
Theo phản ánh của khách hàng tại dự án Green Pearl số 378 Minh Khai (Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng), ngày 10/1/2020, Công ty CP Phát triển nhà Phong Phú - Daewon - Thủ Đức - chủ đầu tư dự án có Thông báo Bàn giao căn hộ gửi tới người mua nhà.
Tại thông báo chủ đầu tư khẳng định căn hộ tại khu chung cư Green Pearl đã hoàn thiện việc xây dựng, đủ điều kiện bàn giao theo đúng cam kết hợp đồng mua bán căn hộ. Vì vậy mời người mua nhà đến nhận nhà đồng thời chuẩn bị tài chính để thanh toán đợt 4 giá căn hộ (45% giá bán căn hộ, thuế VAT của 5% giá trị còn lại đợt 4) và phí bảo trì. Thời gian bắt đầu bàn giao từ ngày 18/1/2020 đến 18/2/2020.
Dự án Green Pearl Chưa (378 Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng) chưa được nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng vẫn thông báo đủ điều kiện bàn giao cho người mua nhà.
Trái với thông báo khẳng định căn hộ tại khu chung cư Green Pearl đã hoàn thiện việc xây dựng, đủ điều kiện bàn giao, văn bản trả lời của Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng ngày 26/2 (sau thông báo Bàn giao căn hộ hơn 1 tháng) cho biết, Cục đã tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư và kết luận công trình này chưa đủ điều kiện nghiệm thu hoàn thành để đưa vào sử dụng. Đồng thời, yêu cầu chủ đầu tư tổ chức khắc phục, báo cáo bằng văn bản gửi về Cục Giám định.
Được sự đồng ý của lãnh đạo Bộ Xây dựng, Thanh tra Bộ đã chuyển đơn của người mua nhà tại dự án Green Pearl đến UBND TP Hà Nội để được xem xét giải quyết.
Cần truy rõ trách nhiệm chính quyền
Trả lời câu hỏi của PV VietNamNet về việc dự án đang trong quá trình điều chỉnh quy hoạch có được nghiệm thu đưa vào sử dụng hay không Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng khẳng định: Nếu dự án chưa hoàn tất các thủ tục về điều chỉnh quy hoạch thì chưa thể nghiệm thu công trình.
“Khi chưa thể nghiệm thu thì không thể cho người dân vào ở. Đó là bắt buộc đồng nghĩa với việc không thể đưa vào sử dụng. Chưa hoàn tất các thủ tục mà đưa dân vào ở là vi phạm, phải xử lý” – Thứ trưởng nhấn mạnh.
Ông Hùng cũng cho biết, Bộ đã từng phát hiện những trường hợp như vậy và đã có văn bản gửi chính quyền địa phương để xem xét, xử lý.
Còn theo PGS.TS. Trần Chủng, nguyên Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng), luật quy định một trong những yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các công trình khi đưa vào vào khai thác vận hành phải ưu tiên các điều kiện thoả mãn yêu cầu về an toàn sinh mạng cho mọi người.
“Trách nhiệm quản lý về sự tuân thủ pháp luật là trách nhiệm của chính quyền. Còn nghĩa vụ của chủ đầu tư là phải tuân thủ pháp luật mà không tuân thủ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Chủ đầu tư không tuân thủ vẫn cho dân vào ở mà chính quyền làm ngơ là thiếu trách nhiệm”.
“Vấn đề về nhà ở phải nghiệm thu về chất lượng nhà có nguy cơ sập, đổ, hệ thống điện nước có an toàn không, đầy đủ không… Các điều kiện khác liên quan đến an toàn sinh mạng như lan can có chắc chắn không chiều cao lan can ra sao rồi các vấn đề khác. Vấn đề đảm bảo an toàn sinh mạng có những quy chuẩn quy định rất chặt chẽ. Thứ nữa là phải đảm bảo về an toàn PCCC được cơ quan PCCC kiểm tra nghiệm thu cấp giấy chứng nhận về an toàn PCCC. Đây đều là những điều rất quan trọng” – ông Chủng nói.
Dù đã có những quy định rõ ràng nhưng thực tế cho thấy không ít dự án chưa được nghiệm thu chủ đầu tư vẫn cho cư dân vào ở trái phép bất chấp quy định. Từ thực tế này, PGS.TS. Trần Chủng đặt vấn đề: Việc công trình chưa được nghiệm thu đã đưa dân vào ở ngoài trách nhiệm của chủ đầu tư thể hiện rõ sự vô trách nhiệm thì trách nhiệm của chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước ở đâu?
“Ở đây phải quy trách nhiệm rất rõ. Nếu công trình do Bộ Xây dựng quản lý thì phải được Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng chấp thuận kết quả đủ điều kiện mới cho vào hoạt động vận hành. Nếu công trình do Sở Xây dựng quản lý thì Sở kiểm tra, chấp thuận công trình cho đưa vào vận hành khai thác. Tất cả các điều này đều được quy định rất rõ. Phải sống và làm việc theo pháp luật phải tuân thủ theo đúng những quy định bởi đây là vấn đề liên quan đến an toàn sinh mạng người dân” – ông Chủng cho hay.
Nói rõ hơn về vấn đề trách nhiệm, vị nguyên Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng cho rằng lỗi chính vi phạm trực tiếp là chủ đầu tư đã bất chấp luật pháp, bất chấp quản lý ngang nhiên thách thức dư luận. Còn về phía chính quyền, cơ quan quản lý Nhà nước phải kiểm tra xử lý, can thiệp khi chủ đầu tư không tuân thủ quy định pháp luật.
“Trách nhiệm quản lý về sự tuân thủ pháp luật là trách nhiệm của chính quyền. Còn nghĩa vụ của chủ đầu tư là phải tuân thủ pháp luật mà không tuân thủ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nhà nước đã phân quyền trách nhiệm cho cơ quan quản lý thì phải quản lý sự tuân thủ pháp luật. Chủ đầu tư không tuân thủ vẫn cho dân vào ở mà chính quyền không quyết liệt xử lý là làm ngơ thiếu trách nhiệm. Luật đã quy định vì vậy cần quy rõ trách nhiệm. Chủ đầu tư sai quy trình chính quyền, cơ quan Nhà nước lập tức phải có biện pháp can thiệp hành chính khác chứ không phải muốn làm gì thì làm. Chính quyền phải có trách nhiệm về quản lý trên địa bàn phải bảo vệ người dân đặc biệt liên quan đến vấn đề an toàn sinh mạng” – ông Chủng nhấn mạnh.
Bình Dương
Bên trong siêu dự án gần 5.000 tỷ chờ hợp thức sai phạm đưa dân vào ở
Được quảng cáo là dự án khác biệt hướng tới sự thịnh vượng, đẳng cấp, tổ hợp dự án Hinode City đã cho cư dân về ở trái phép chưa được nghiệm thu hoàn thành, chưa được chứng nhận an toàn phòng cháy chữa cháy…
" alt="Dự án Hinode City chưa nghiệm thu cho dân vào ở chỉ rõ trách nhiệm chính quyền" width="90" height="59"/>