Truyện Người Dưng Chung Nhà
Cô giáo năm cấp 2 của tôi từng bảo rằng chúng tôi không thể định đoạt gia đình cho mình. Nhưng tôi của năm 14 tuổi đã làm được điều mà mọi người cho là không thể đó. Từ bỏ nơi mình sinh ra,ệnNgườiDưngChungNhàbang xếp hạng ngoại hạng anh từ bỏ một gia đình mục nát để đi tìm tổ ấm mới với những người thân mới.
Vốn dĩ tôi sinh ra trong một khu ổ chuột, nơi mà người ta thường ví là chốn ánh sáng chả bao giờ tìm tới. Nhiều thể loại người và không ít tệ nạn xã hội. Mẹ tôi là gái bán hoa còn ba tôi là một tay nghiện cờ bạc.
Năm tôi 14 tuổi mẹ mắc căn bệnh thế kỷ rồi qua đời. Trong đám tang của bà, tôi không hề khóc như những đứa trẻ mất mẹ khác, thậm chí còn chẳng thấy nổi một tia đau thương trong ánh mắt. Tất cả mọi người đều nói tôi máu lạnh vô tình. Nhưng nếu giây phút ấy được cười, tôi nhất định sẽ cười thật lớn. Cười để chúc mừng cho mẹ tôi, chúc mừng bà thoát khỏi bể khổ. Thay vì phải chịu bao tủi hờn để cung phụng người chồng bài bạc thì như thế này với mẹ có lẽ là một sự giải thoát.
Mẹ tôi được giải thoát, đồng nghĩa với việc tôi sẽ là đối tượng thế chỗ. Sau khi mẹ mất, ba bắt tôi nghĩ học. Ông còn mua về cho tôi rất nhiều phấn, son, bảo tôi tập làm quen với chúng. Lúc đầu tôi cũng chẳng hiểu tại sao ba làm như vậy. Nhưng trong một lần ông say, tôi mới tỏ. Ông muốn tôi nối nghiệp mẹ. Nối tiếp cái tuổi hờn, cay đắng của bà.
Một ngày mưa, dưới mái nhà dột nát, Nước trút mạnh xuống thau nhôm móp méo. Tôi ngồi trên chiếc giường gỗ ọp ẹp nghe tiếng lộp bà lộp bộp kéo dài trong đêm khuya thanh vắng. Ba xiêu vẹo đi về nhà. Vào đến cửa, ông vứt chai rượu xuống sàn, từng mảnh vỡ văng tứ tung. Một mảnh va vào cạnh giường tạo tiếng ” choang” :
– Cái Vy đâu, ra đây tao bảo.
Tôi rời giường, chậm chạp đi về phía ông. Tay run cầm cập bấu vào gấu áo. Đôi mắt không dấu nổi sự sợ hãi.
– Ba…ba.. Gọi con ạ.
Ba tôi mỗi lần thua bài đều cảm thấy khó chịu. Và những lúc ấy tôi và mẹ luôn là nơi để ông giải tỏa. Giờ mẹ mất rồi thế nên tôi phải gánh luôn phần của bà. Tôi nhìn vết bầm tím trên đùi trái do bị vật cứng đập vào, nó vẫn chưa tan hết máu bầm. Vậy mà lại chuẩn bị có thêm những dấu bầm mới.
Nhưng may mắn thay, hôm ấy ba không có ý định đánh tôi. Ông vứt xuống một túi toàn thịt là thịt. Giọng ngà ngà bảo:
– Ăn đi, ăn cho có chút da chút thịt. Múp máp, mượt mà thì năm sau đi khách mới được giá.
Tôi ngẩng đầu lên nhìn ba:
– Đi khách, đi khách là sao ba?
– Chứ mày lớn rồi phải kiếm cái nghề mà nuôi gia đình chứ. Sẵn mấy mối cũ của mẹ mày, cứ thế mà làm theo.
Tôi không muốn. Không muốn bị người ta cấu xé, dày vò. Không muốn trở thành người mà đi đâu cũng bị người khác chế nhạo, phỉ bám. Tôi không muốn trở thành một phiên bản mới của mẹ:
– Con không làm đâu.
Nghe con dõng dạc tuyên bố như thế thì ba tôi tức giận. Bật dậy đi đến cho tôi một cái tát nổ đom đóm:
– Không cũng phải làm. Mày nghĩ tao dư dả lắm hả. Nuôi này lớn đến từng này rồi thì phải biết đường báo hiếu cha mày chứ. Mày từ bé đã hay ốm đau, bệnh tật nên chỉ có cái nghề này là phù hợp với mày nhất thôi. Như mẹ mày đây, sướng chết đi được, nằm ngửa mà đã có tiền, hơn khối bà đi nhặt từng vỏ ve chai ngoài cống rãnh.
– Con không làm. – Tôi vẫn kiên quyết với ý định ban đầu, chẳng hề bị lời nói hay cái tát kia của ông làm lung lay.
Ba tôi lúc này giống như phát điên. Giơ chân lên đá tôi nằm chổng kềnh ra sàn.
– Mày có làm không?
– Không! Con không làm.
Cứ như thế tôi cũng không biết ba đã đánh tôi như thế nào. Chỉ biết lúc ông mệt nhoài, nằm vắt vẻo trên ghế ngủ thì tôi vẫn co ro dưới sàn nhà lạnh toát.
Tôi không thể sống như vậy. Cái danh con đĩ đã bào mòn mẹ tôi. Tôi không thể tiếp tục đi con đường với những vũng nước đen hôi tanh và nhớp nhúa ấy nữa. Tôi phải trốn khỏi đây. Phải. Đó là suy nghĩ duy nhất của tôi trong đêm đó.
Nhưng ý định ấy lại nhanh chóng bị ba phát hiện. Và lại là một trận đòn roi nữa đến:
– Mày nghĩ mày trốn đi đâu? Mày định bỏ tao à? Mày đừng có mà mơ. Tao là ba mày. Nghe cho rõ, tao là ba mày. Mày phải kiếm tiền cho tao. Khôn hồn thì ở yên trong nhà, để tao phát hiện mày có ý định bỏ trốn. Tao đập cho mày theo con mẹ mày luôn bây giờ.
Vốn dĩ tôi sinh ra trong một khu ổ chuột, nơi mà người ta thường ví là chốn ánh sáng chả bao giờ tìm tới. Nhiều thể loại người và không ít tệ nạn xã hội. Mẹ tôi là gái bán hoa còn ba tôi là một tay nghiện cờ bạc.
Năm tôi 14 tuổi mẹ mắc căn bệnh thế kỷ rồi qua đời. Trong đám tang của bà, tôi không hề khóc như những đứa trẻ mất mẹ khác, thậm chí còn chẳng thấy nổi một tia đau thương trong ánh mắt. Tất cả mọi người đều nói tôi máu lạnh vô tình. Nhưng nếu giây phút ấy được cười, tôi nhất định sẽ cười thật lớn. Cười để chúc mừng cho mẹ tôi, chúc mừng bà thoát khỏi bể khổ. Thay vì phải chịu bao tủi hờn để cung phụng người chồng bài bạc thì như thế này với mẹ có lẽ là một sự giải thoát.
Mẹ tôi được giải thoát, đồng nghĩa với việc tôi sẽ là đối tượng thế chỗ. Sau khi mẹ mất, ba bắt tôi nghĩ học. Ông còn mua về cho tôi rất nhiều phấn, son, bảo tôi tập làm quen với chúng. Lúc đầu tôi cũng chẳng hiểu tại sao ba làm như vậy. Nhưng trong một lần ông say, tôi mới tỏ. Ông muốn tôi nối nghiệp mẹ. Nối tiếp cái tuổi hờn, cay đắng của bà.
Một ngày mưa, dưới mái nhà dột nát, Nước trút mạnh xuống thau nhôm móp méo. Tôi ngồi trên chiếc giường gỗ ọp ẹp nghe tiếng lộp bà lộp bộp kéo dài trong đêm khuya thanh vắng. Ba xiêu vẹo đi về nhà. Vào đến cửa, ông vứt chai rượu xuống sàn, từng mảnh vỡ văng tứ tung. Một mảnh va vào cạnh giường tạo tiếng ” choang” :
– Cái Vy đâu, ra đây tao bảo.
Tôi rời giường, chậm chạp đi về phía ông. Tay run cầm cập bấu vào gấu áo. Đôi mắt không dấu nổi sự sợ hãi.
– Ba…ba.. Gọi con ạ.
Ba tôi mỗi lần thua bài đều cảm thấy khó chịu. Và những lúc ấy tôi và mẹ luôn là nơi để ông giải tỏa. Giờ mẹ mất rồi thế nên tôi phải gánh luôn phần của bà. Tôi nhìn vết bầm tím trên đùi trái do bị vật cứng đập vào, nó vẫn chưa tan hết máu bầm. Vậy mà lại chuẩn bị có thêm những dấu bầm mới.
Nhưng may mắn thay, hôm ấy ba không có ý định đánh tôi. Ông vứt xuống một túi toàn thịt là thịt. Giọng ngà ngà bảo:
– Ăn đi, ăn cho có chút da chút thịt. Múp máp, mượt mà thì năm sau đi khách mới được giá.
Tôi ngẩng đầu lên nhìn ba:
– Đi khách, đi khách là sao ba?
– Chứ mày lớn rồi phải kiếm cái nghề mà nuôi gia đình chứ. Sẵn mấy mối cũ của mẹ mày, cứ thế mà làm theo.
Tôi không muốn. Không muốn bị người ta cấu xé, dày vò. Không muốn trở thành người mà đi đâu cũng bị người khác chế nhạo, phỉ bám. Tôi không muốn trở thành một phiên bản mới của mẹ:
– Con không làm đâu.
Nghe con dõng dạc tuyên bố như thế thì ba tôi tức giận. Bật dậy đi đến cho tôi một cái tát nổ đom đóm:
– Không cũng phải làm. Mày nghĩ tao dư dả lắm hả. Nuôi này lớn đến từng này rồi thì phải biết đường báo hiếu cha mày chứ. Mày từ bé đã hay ốm đau, bệnh tật nên chỉ có cái nghề này là phù hợp với mày nhất thôi. Như mẹ mày đây, sướng chết đi được, nằm ngửa mà đã có tiền, hơn khối bà đi nhặt từng vỏ ve chai ngoài cống rãnh.
– Con không làm. – Tôi vẫn kiên quyết với ý định ban đầu, chẳng hề bị lời nói hay cái tát kia của ông làm lung lay.
Ba tôi lúc này giống như phát điên. Giơ chân lên đá tôi nằm chổng kềnh ra sàn.
– Mày có làm không?
– Không! Con không làm.
Cứ như thế tôi cũng không biết ba đã đánh tôi như thế nào. Chỉ biết lúc ông mệt nhoài, nằm vắt vẻo trên ghế ngủ thì tôi vẫn co ro dưới sàn nhà lạnh toát.
Tôi không thể sống như vậy. Cái danh con đĩ đã bào mòn mẹ tôi. Tôi không thể tiếp tục đi con đường với những vũng nước đen hôi tanh và nhớp nhúa ấy nữa. Tôi phải trốn khỏi đây. Phải. Đó là suy nghĩ duy nhất của tôi trong đêm đó.
Nhưng ý định ấy lại nhanh chóng bị ba phát hiện. Và lại là một trận đòn roi nữa đến:
– Mày nghĩ mày trốn đi đâu? Mày định bỏ tao à? Mày đừng có mà mơ. Tao là ba mày. Nghe cho rõ, tao là ba mày. Mày phải kiếm tiền cho tao. Khôn hồn thì ở yên trong nhà, để tao phát hiện mày có ý định bỏ trốn. Tao đập cho mày theo con mẹ mày luôn bây giờ.