|
Bức tường Trường Mầm non Mai Dịch bị đổ. (Ảnh: Hoàng Hiệp) |
Trao đổi vớiVietNamNet, Chỉ huy Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự - Phản ứng nhanh (Công an quận Cầu Giấy) xác nhận, vụ việc xảy ra vào sáng nay (8/7) trên địa bàn Tổ dân phố số 5, phường Mai Dịch. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, công an phường sở tại đã tiếp nhận, điều tra giải quyết và không có thương vong về người.
|
Hơn 10 chiếc ô tô bị hỏng, trong đó có những mẫu xe của BMW, Honda, Toyota, Mazda,... (Ảnh: Hoàng Hiệp) |
"Đoạn tường rào trên là của Trường Mầm non Mai Dịch. Khoảng hơn 10 chiếc ô tô đang đỗ trên vỉa hè cạnh đó đã bị hư hỏng. Đây là vị trí người dân gần đó tự để ô tô chứ không phải bãi trông giữ xe", vị này thông tin.
|
Bức ảnh được một tài khoản chia sẻ trên mạng xã hội (Nguồn ảnh: Lan Lan/OFFB) |
Trước đó, ngay từ sáng, một số người dân xung quanh đã hiếu kỳ chụp ảnh đăng tải lên mạng xã hội. Thông tin nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Đa số tỏ ra xót xa cho những chiếc xế hộp khi không may gặp nạn "từ trên trời rơi xuống".
Tài khoản Minh Hiếu ngậm ngùi: "12-13 chiếc xe, nhiều xe tiền tỷ. Thế này sửa chữa cũng không ít tiền. Không biết có được bảo hiểm đền không?".
"Đúng là tai bay vạ gió! Mưa có vậy mà bức tường dài mấy chục mét đổ sập, chất lượng công trình quá kém!", tài khoản Nguyễn Thắngbình luận.
Còn tải khoản Nguyễn Hà Myphân tích: "Bên ngoài nhiều gia đình tự buộc dây, bạt vào tường, mưa gió đọng nước tạo sức nặng, gió giật nhiều làm yếu tường và kéo cả bức tường xuống...".
Hoàng Hiệp
Bỏ giấy đăng kiểm, giãn thời gian kiểm định, tiết kiệm cả ngàn tỷ
Cùng với đề xuất bỏ giấy đăng kiểm, xe taxi, xe công nghệ có thể không phải kiểm định 6 tháng/lần như hiện nay mà tăng lên 12 tháng/lần. Nếu được áp dụng, đề xuất trên sẽ giúp tiết kiệm không ít thời gian và tiền bạc.
" alt="Hà Nội: Loạt ô tô 'bẹp đầu' vì bất ngờ bị tường rào đổ trúng"/>
Hà Nội: Loạt ô tô 'bẹp đầu' vì bất ngờ bị tường rào đổ trúng
Theo anh Kiên, dùng điện thoại phát ra tiếng mèo kêu mới được anh áp dụng khoảng một tuần nhưng hiệu quả rõ rệt, xung quanh và bên trong khoang động cơ không còn dấu vết của chuột như lúc trước.
Lúc đầu, anh Kiên đặt điện thoại vào trong khoang máy, sau đó anh nhận ra đặt phía trên kính lái thì tác dụng đuổi chuột tốt hơn. "Nếu trời mưa thì có thể đặt điện thoại dưới gầm hoặc hốc bánh xe để điện thoại không bị ướt", anh Kiên hướng dẫn.
Để tiết kiệm pin cho điện thoại, nhân vật sử dụng một chiếc điện thoại dự phòng, chuyển sang chế độ máy bay và tắt tất cả kể nối như Wifi hay Bluetooth.
"Nếu muốn tiết kiệm hơn và không lo hết pin, có thể dùng một loa phát nhạc cắm điện trực tiếp là có thể thoải mái sử dụng cả ngày", anh Kiên nói thêm.
Chuột là "hung thần" của ô tô trong mùa dịch
Trước đó, chiếc VinFast Fadil của anh từng bị chuột chui vào cắn dây kết nối bugi khiến một động cơ không thể hoạt động. Anh cũng từng thử nhiều cách như dùng long não, tinh dầu, chai xịt côn trùng đặt vào xe nhưng không có tác dụng.
"Mùa dịch không đi đâu được nên tôi chỉ dùng những cách chống chuột cơ bản, tuy nhiên những cách này lại không có tác dụng với chuột ở nhà", anh Kiên cho biết.
Để hạn chế chuột hay côn trùng biến "xế cưng" thành nơi ở lý tưởng, chủ xe nên giữ phương tiện luôn trong tình trạng sạch sẽ. Môi trường dơ, ẩm là điều kiện lý tưởng cho động vật trú ngụ cũng như nấm mốc phát triển.
Chuột chỉ có thể vào bên trong khoang máy thông qua 4 bánh xe, người dùng có thể đặt bẫy chuột xung quanh bánh để hạn chế chuột chui vào. Bên cạnh đó, giữ động cơ sạch sẽ và khô ráo cũng giúp tránh xa sự chú ý của côn trùng, động vật.
Đối với nội thất, chủ xe cần loại bỏ các vụn thức ăn rơi trên sàn, đồng thời luôn giữ khoang lái khô ráo để tránh nấm mốc phát triển. Những vị trí bên trong xe thường bị ẩm là lót sàn, khu vực đặt ly nước...
Theo ZingNews
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Xe 'đắp chiếu' quá lâu, làm sao để chuột không vào làm tổ trong khoang máy?
Cách đây 2 hôm, khi vừa mở cửa để bước vào ô tô, tôi giật mình khi thấy một con chuột từ trong xe chạy ra. Tá hoả kiểm tra, có rất nhiều dấu chân chuột và một số mảnh thức ăn thừa như xương gà, xương cá trên xe.
" alt="Dùng tiếng mèo kêu chống chuột chui vào ôtô"/>
Dùng tiếng mèo kêu chống chuột chui vào ôtô
|
Hành vi vi phạm nồng độ cồn khi lái xe bị xử phạt rất nặng. |
Không chỉ tăng nặng mức phạt, quy định mới áp dụng từ 1/1/2020 còn áp dụng xử phạt đối với hành vi điều khiển mô tô, xe máy, xe đạp ngay từ mức nồng độ cồn trên 0mg/l khí thở. Trước thời điểm trên, người điều khiển xe máy chỉ bị xử phạt khi có nồng độ cồn trên 0,25mg/l khí thở.
Với quy định này, Việt Nam đã chính thức gia nhập vào nhóm các quốc gia “không khoan nhượng” với việc sử dụng rượu, bia khi lái xe. Có nghĩa là cấm tuyệt đối hành vi điều khiển phương tiện mà nồng độ cồn trên 0 mg/l khí thở) đối với cả ô tô, xe máy lẫn xe đạp.
Sau gần 1 năm triển khai quy định này, nhận thức của lái xe đã được nâng cao đáng kể. Những người điều khiển phương tiện, đặc biệt là ô tô đã bắt đầu hình thành những thói quen như bắt taxi, xe ôm hay “văn hoá từ chối” khi đi nhậu.
Tin đồn tăng học phí lái xe gấp 2-3 lần
Thời gian đầu năm 2020, một số trang báo và mạng xã hội xuất hiện thông tin từ năm 2020 trở đi, học phí đào tạo cấp GPLX sẽ tăng 2-3 lần so với trước đó. Điều này khiến không ít người có dự định học lái xe hoang mang, lo lắng bởi nếu như thông tin trên là sự thật, họ sẽ phải bỏ ra ít nhất 20-30 triệu đồng cho một khóa học và thi lấy bằng lái thay vì chỉ xấp xỉ 10 triệu đồng như trước.
|
Mức tăng học phí lái xe đã không tăng như lời đồn thổi. (Ảnh: Hoàng Hiệp) |
Trên thực tế, nguồn gốc của thông tin tăng học phí trên bắt nguồn từ những quy định mới trong Thông tư 38/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ. Thông tư này đã chính thức có hiệu lực từ 1/1/2020 với nhiều quy định mới được bổ sung nhằm siết chặt quy trình đào tạo và sát hạch lái xe hiện nay.
Đầu tiên phải kể đến là quy định từ ngày 1/5/2020, các cơ sở đào tạo phải lắp thiết bị giám sát thời gian học lý thuyết, thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe trên đường để giám sát số km học lái xe trên đường của học viên. Điều này có nghĩa là học viên phải học đầy đủ thời gian đào tạo lý thuyết mới được dự sát hạch.
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định chương trình đào tạo là bắt buộc do Bộ Giao thông vận tải đưa ra và có giám sát chặt chẽ. Điều này nhằm kiểm soát, thắt chặt việc đào tạo lái xe, không còn các khóa học “bình dân” để học vừa đủ để thi đậu như hiện nay nữa mà sẽ phải dạy theo các quy định bắt buộc, hướng đến chất lượng. Ngoài ra, Bộ GTVT cũng nâng số câu hỏi từ 450 lên 600 câu hỏi, áp dụng từ 1/8.
Chính những quy định mới được bổ sung theo hướng siết chặt chương trình đào tạo, sát hạch bằng lái ô tô dẫn đến tâm lý lo lắng của nhiều người, từ đó mới xuất hiện tin đồn về việc học phí thi bằng lái ô tô sẽ tăng gấp 2 - 3 lần so với trước kia.
Trên thực tế, mức phí để học và sát hạch cấp GPLX ô tô trong năm 2020 vừa qua không tăng “khủng” như tin đồn. Theo nhiều trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe, mức tăng học phí trong năm vừa qua chỉ vào khoảng 10-15%.
CSGT kiểm tra bảo hiểm xe máy bắt buộc
Bảo hiểm xe máy bắt buộc có tên gọi đầy đủ là bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe máy. Đây là một trong những loại giấy tờ mà người điều khiển xe cơ giới phải mang theo khi tham gia giao thông theo quy định tại Thông tư số 22/2016/TT-BTC ra ngày 16/02/2016.
Cùng với giấy đăng ký xe và GPLX, bảo hiểm bắt buộc là 1 trong 3 loại giấy tờ luôn phải mang theo mình khi tham gia giao thông bằng xe máy (được quy định tại khoản 2, Điều 58, Luật Giao thông đường bộ). Có thể nói, quy định về bắt buộc mang theo bảo hiểm khi đi xe máy là điều không mới, đã áp dụng nhiều năm nay.
|
Nhiều người đổ xô đi mua bảo hiểm xe máy bắt buộc trong thời gian Cục CSGT thực hiện tổng kiểm soát phương tiện. |
Tuy nhiên, việc “đổ xô” tìm mua bảo hiểm cho xe của người dân chỉ bắt đầu rộ lên khi Cục CSGT (Bộ Công an) triển khai Kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện cơ giới đường bộ trong vòng 1 tháng, từ 15/5-14/6. Trong đó, CSGT có quyền dừng phương tiện kiểm tra giấy tờ, người lái mà không nhất thiết phải phát hiện lỗi vi phạm từ trước.
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, hành vi điểu khiển xe máy không có hoặc không mang theo bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc có thể bị phạt 100-200 nghìn đồng.
Khi nghe thông tin về đợt tổng kiểm soát phương tiện, nhiều người dân mới “toá hoả” đi mua bảo hiểm xe máy vì sợ bị kiểm tra, xử phạt. Thực tế cho thấy, có người dù đã đi xe máy lâu năm nhưng chưa bao giờ mua loại bảo hiểm này.
Cũng trong đợt “sốt” vào tháng 5, bảo hiểm xe máy đã được bày bán khắp nơi, từ cây xăng, siêu thị, tiệm tạp hoá đến những quán trà đá ven đường. Thậm chí, nhiều người bán bảo hiểm xe máy online với thủ tục nhanh gọn và “ship” tận nhà
Hàng triệu xe ô tô phải đổi sang biển số màu vàng
Từ 1/8/2020, tất cả xe kinh doanh vận tải buộc phải đổi sang biển số nền vàng, đồng thời thay đổi lại số và giấy tờ xe theo quy định tại Thông tư 58/2020/TT-BCA của Bộ Công an.
Đồng thời, cũng theo Thông tư 58, các xe ô tô tư nhân đăng ký mới hoặc đổi biển cũng buộc phải sử dụng loại biển số mới màu trắng có kích thước tương tự là 165x330mm. Các xe sẽ được cấp mặc định 2 biển số kích thước giống nhau, thay cho trước đây các xe được cấp 2 biển: một dài và 1 vuông với kích thước 110x470mm và 200x280mm.
|
Khoảng 2 triệu ô tô kinh doanh vận tải sẽ phải đổi màu biển số. (Ảnh: Hoàng Hiệp) |
Khi mới triển khai, những biển số màu vàng khiến nhiều người cảm thấy lạ lẫm, thế nhưng sau một thời gian, việc nhiều xe kinh doanh vận tải sử dụng loại biển số này trên đường đã được người dân cảm thấy “quen mắt”.
Không những vậy, biển số với màu khác biệt sẽ giúp lực lượng chức năng nhận biết rõ hơn các xe có đăng ký kinh doanh vận tải như xe taxi, xe công nghệ,… để dễ quản lý, xử phạt vi phạm.
Theo thống kê của Cục CSGT (Bộ Công an), ước tính có khoảng 2 triệu xe thuộc đối tượng này. Lộ trình đổi toàn bộ xe kinh doanh vận tải sang sử dụng biển số màu vàng là hết ngày 31/12/2021.
Hàng loạt đề xuất tại hai dự thảo Luật mới
Năm 2020 vừa qua, dư luận và đặc biệt là các lái xe “đứng ngồi không yên” với hai dự thảo Luật mới là: Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và dự thảo Luật Bảo đảm Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Hai dự thảo Luật này tách biệt phần hạ tầng, kỹ thuật giao thông đường bộ (do Bộ Giao thông vận tải quản lý) và phần bảo đảo an toàn giao thông (do Bộ Công an quản lý) ra khỏi Luật Giao thông đường bộ 2008 hiện hành.
|
Tuy mới là dự thảo nhưng việc "chia" lại các hạng GPLX là một trong các điểm gây tranh cãi nhất trong năm 2020. |
Một số nội dung mới được người dân quan tâm khi tách thành hai Luật như: Chuyển việc quản lý sát hạch lái xe sang Bộ Công an quản lý; “Chia” lại hạng GPLX; Cấp và trừ điểm trên GPLX; Bắt buộc xe mô tô, xe máy, xe đạp điện phải bật đèn nhận diện ban ngày; Đấu giá biển số xe đẹp; Quy định trẻ em không được ngồi ở hàng ghế trước trên ô tô; Một số quy tắc giao thông,…
|
Trái với đa số điểm mới bị "ném đá", việc đề xuất đấu giá biển số xe đẹp tại dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ lại nhận được nhiều ý kiến đồng tình. |
Những nội dung này tuy mới là đề xuất, song đã nhận được nhiều phản ứng với rất nhiều ý kiến trái chiều từ phía người dân bởi lẽ những quy định này ảnh hưởng trực tiếp đến số đông. Mỗi một sự thay đổi nhỏ trong Luật cũng có tác động lớn đến đời sống, sinh hoạt và đi lại của người dân, do đó cần xem xét kỹ càng.
Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIV vừa diễn ra vào tháng 11 vừa qua, có đến 302 đại biểu, tương đương với 62,7% bỏ phiếu không tán thành việc tách Luật Giao thông đường bộ thành 2 Luật riêng và thống nhất chuyển các dự thảo Luật này sang xem xét ở các kỳ hợp Quốc hội sau.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn nào về đời sống sau tay lái năm 2020? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Những hãng xe ô tô đổi nhà phân phối chóng vánh tại Việt Nam
Trong 1 thập niên đã qua, một số thương hiệu ô tô đã thay đổi nhà phân phối tại Việt Nam và mỗi “ông chủ” cũ khi ra đi nếu không để lại tai tiếng thì cũng là dấu ấn khá mờ nhạt.
" alt="Nhìn lại những sự kiện 'ồn ào' liên quan đến lái xe trong năm 2020"/>
Nhìn lại những sự kiện 'ồn ào' liên quan đến lái xe trong năm 2020