Chuyến đi được thực hiện theo yêu cầu khẩn thiết của Thống đốc John Connally và để chuẩn bị cho việc tái cử nhiệm kỳ thứ 2. Ông Kennedy từ chối mặc áo chống đạn và khước từ lời đề nghị để hai cảnh vệ đứng sau mình để "không bị cách li với dân". |
Tổng thống Mỹ John Fitzgerald Kennedy |
Lúc 12h30' ngày 22/11/1963, đoàn xe Tổng thống chạy ngang qua một kho sách giáo khoa trên phố Enmor. Bất ngờ một phát súng vang lên, viên đạn trúng cổ Kenndy và xuyên thủng cuống họng ông sau khi đã xuyên qua ngực, bàn tay phải và đùi trái Thống đốc Connally. Kennedy đổ người về phía trước, tay ôm lấy cổ. 5 giây sau vang lên phát súng thứ hai - phát súng định mệnh bay trúng đầu Tổng thống.
Cho đến lúc này mọi người mới hiểu rằng Kenndy bị ám sát. Chiếc xe chở Kennedy lao thẳng về phía quân y viện Parkland. Mọi nỗ lực của các thầy thuốc đã không mang lại kết quả.
Vào lúc 13h, vẫn trong trạng thái bất tỉnh, John Kenndy tắt thở.
Cuộc điều tra chính thức sau đó đã kết luận Lee Oswald – mật vụ của cả FBI và CIA là người ám sát Tổng thống Kenndy và tự mình thực hiện âm mưu đó, "vì lí do cá nhân".
Ngày 24/11, lúc giữa trưa, Oswald được dẫn giải từ chỗ tạm giam về nhà tù. Bỗng nhiên, từ trong đám đông đứng ở hành lang toà nhà, một người nhảy bổ ra, miệng hét "Đồ chuột, mày đã giết hại Tổng thống" và bắn một phát vào bụng Oswald. Thay vì phải đưa đi ngay, người ta lại sơ cứu cho y bằng cách làm hô hấp nhân tạo, khiến tình trạng người bị thương càng thêm trầm trọng. Đến khi bác sĩ đến và yêu cầu chuyển Oswald đến quân y viện Parkland thì mọi việc đã muộn, y chết ngay trên bàn mổ.
Kẻ giết Oswald có tên là Jack Rubinstein, là một kẻ đồng tính luyến ái, có quan hệ với mafia và các băng đảng Cuba lưu vong. Y giải thích hành động giết Oswald là để báo thù cho Tổng thống.
Cuối năm 1966, Rubinstein khi đó đang bị tống giam, đột ngột ngã bệnh. Y lại được đưa vào quân y viện Parkland và chết ở đó ngày 3/1/1967, theo bác sĩ là do bệnh ung thư. Như vậy, nhà thương Parkland là nơi trú ngụ cuối cùng của cả bộ 3: Tổng thống Kennedy, người giết ông là Oswald và người giết Oswald là Rubinstein.
Tuy vậy, vẫn còn chi tiết gây nhiều ngạc nhiên hơn: Trước khi Rubinstein chết ít lâu, phóng viên truyền hình Dorothy Kengalan đến gặp y. Sau cuộc gặp, Kengalan tuyên bố là sẽ cho đăng tải một thông tin giật gân. Nhưng bài báo chưa kịp đăng thì xảy ra vụ "Nhật thực New York" nổi tiếng lúc bấy giờ - do trục trặc kĩ thuật mà cả vùng Manhattan bị mất điện suốt 30 phút đồng hồ. Khi điện sáng trở lại thì Kengalan đã chết, đến nay vẫn chưa tìm ra thủ phạm.
Người ta cho rằng, rất có thể cũng như Oswald và Rubinstein, Kengalan đã bị thủ tiêu để bịt đầu mối cho một âm mưu cực kì to lớn.
Cục Hình sự Moscow (Liên Xô trước đây) đã có một nghiên cứu độc đáo là xem xét lại vụ ám sát Kenndy theo hướng xuất phát của phát súng - từ phía sau hay từ phía trước Kennedy. Xem xét các bức ảnh chụp khẩu súng, đầu đạn, vỏ đạn, các vết thương và trang phục của Tổng thống Kennedy và Thống đốc Connally, các chuyên gia ở đây khẳng định: có hai phát súng được bắn đi từ phía sau Kennedy, một từ trên xuống và một từ phía phải. Kết luận này là ngược với công bố chính thức cho rằng Oswald đã bắn vào Tổng thống từ phía trước.
Nhiều chuyên gia cho rằng chết rồi, Kennedy còn bị bắn 2 phát đạn nữa, và chính 2 phát đạn này mới là của Oswald bắn, vì nơi Oswald ẩn nấp nằm ở hướng phía sau xe của Kennedy. Như vậy, Kennedy đã chết trước khi bị dính đạn của Oswald, bởi một tay súng khác.
Ngoài ra, điều tra chính thức cho rằng viên đạn đầu đã bắn trúng cả Kennedy, cả Connally. Tuy nhiên, một số chuyên gia lại cho rằng Connally bị thương sau phát đạn thứ nhất (bắn vào Kennedy) là 1,6 giây, tức không phải là do Oswald bắn. Lí do là khẩu súng sử dụng gây án (khẩu Manliker-Carcano) không thể bắn với tốc độ lớn hơn 2,3 giây.
Cuối cùng, cần phải nói rằng trong 46 năm cuộc đời ngắn ngủi nhưng vẻ vang của mình, John Kennedy có nhiều kẻ thù, và ai đó trong số này đã làm xong việc của mình vào buổi trưa hôm đó..
Chính vì thế, kẻ nào thực sự đứng sau vụ ám sát vẫn còn là điều bí ẩn.
Nguyên Phong
Vì sao Mỹ thả quả bom nguyên tử thứ hai sau khi hủy diệt Hiroshima?
Lý do công khai là nhằm nhanh chóng chấm dứt chiến tranh với Nhật Bản, kết thúc cuộc Đại chiến thế giới thứ 2. Nhưng đằng sau đó có thể là một động cơ khác.
" alt="Bí ẩn vụ ám sát Tổng thống Mỹ J. Kennedy"/>
Bí ẩn vụ ám sát Tổng thống Mỹ J. Kennedy
Suốt nhiều tuần qua, miền trung Trung Quốc đã bị mưa lũ tấn công trên diện rộng. Nước ở hàng trăm con sông dâng cao, đặc biệt là sông Dương Tử với lưu lượng lớn chảy vào hồ chứa Tam Hiệp đã làm dấy lên lo ngại đập thủy điện này có thể bị sập. |
Ảnh chụp đập Tam Hiệp đang xả nước hôm 27/7/2020. Ảnh: Xinhua |
Lo ngại càng gia tăng khi một số chuyên gia nói rằng cấu trúc công trình đã có sự dịch chuyển và biến dạng. Dù các nhà chức trách khẳng định những dấu hiệu này nằm trong giới hạn bình thường nhưng vẫn không xua tan được nỗi sợ.
Dù viễn cảnh đó có thành sự thật hay không, tình trạng lũ lụt ở dòng Dương Tử vẫn có tác động vô cùng lớn đến không chỉ Trung Quốc mà cả thế giới, vì quốc gia này đang cùng lúc hứng chịu nhiều thách thức, theo một bài viết của tổ chức Heritage ngày 5/8.
Những con đập
Xuyên suốt chiều dài lịch sử, Trung Quốc luôn tìm cách chế ngự các con sông. Hoàng Hà, con sông dài thứ 2 nước này, còn có biệt danh là "nỗi khổ của Trung Quốc" vì tần suất lũ lụt làm đảo lộn cuộc sống của nhiều cộng đồng dọc hai bờ dài gần 5.500km của nó. Trung Quốc vừa tìm cách khai thác sức mạnh của các dòng sông, vừa mong hạn chế sức tàn phá của mưa lũ. Đó là lý do hàng nghìn con đập, kênh rạch và đê kè ra đời.
Tổ chức Những con sông quốc tế (International Rivers) ước tính Trung Quốc có khoảng 87.000 con đập. Chúng được xây dựng để kiểm soát lũ lụt, hỗ trợ tưới tiêu, điều hướng dòng chảy (đặc biệt ở miền bắc Trung Quốc vốn thường xuyên thiếu nước), và tạo ra điện.
Tam Hiệp có lẽ là đập thủy điện nổi tiếng nhất trong số đó. Tên công trình được đặt theo địa danh sở tại, gần ba hẻm núi đẹp tuyệt vời dọc sông Dương Tử.
Khởi công từ 1994 và vận hành toàn phần từ 7/2012, con đập cao 185m và dài hơn 2,3km là một phần dự án thủy điện Tam Hiệp, hệ thống kiểm soát thủy lợi đa chức năng chắn ngang sông Dương Tử ở địa bàn tỉnh Hồ Bắc. Là con đập thủy điện lớn nhất thế giới với 34 tổ máy phát điện, Tam Hiệp có năng lực sản xuất điện đến 22.500MW.
Ngoài sản xuất điện, đập còn được thiết kế để kiểm soát dòng chảy sông Dương Tử cho toàn bộ lòng chảo Dương Tử. Bằng cách điều chỉnh lượng nước chảy xuống các vùng trung và hạ lưu, đập giúp giảm bớt lũ lụt ở những thành phố như Vũ Hán và Nam Kinh.
Nguy cơ gia tăng
Đập Tam Hiệp chỉ là một trong số ít con đập được xây dựng ở Dương Tử. Các con đập ở vùng thượng nguồn thường cao hơn và toàn bộ hệ thống cần phải phối hợp chứa và xả nước để đảm bảo các hồ vùng hạ nguồn không tràn bờ cùng lúc.
Đây là một vấn đề của năm 2020, vì toàn bộ lòng chảo sông Dương Tử, bao gồm các sông nhánh đổ ra dòng chính, đều hứng chịu những trận mưa lớn không ngừng nghỉ suốt nhiều tuần liền. Do lưu lượng dòng chảy vào mạnh, các con đập ở thượng nguồn phải chịu áp lực gia tăng, và khiến các khu vực xung quanh ngập ứ nước.
Để giảm bớt áp lực, các nhà chức trách thậm chí phải phá một phần con đập nhỏ ở tỉnh An Huy. Nhưng việc mở các cửa tràn của các đập trên thượng nguồn càng khiến áp lực nước chảy vào hồ chứa Tam Hiệp tăng cao.
Trong mùa mưa lũ năm nay, đập Tam Hiệp đã chịu 3 đợt lũ lên đỉnh, ảnh hưởng đến việc xả nước từ hồ chứa. Các báo cáo cho thấy lượng nước chảy vào hồ lên tới 50.000 - 60.000 m3/giây, trong khi lượng nước xả chỉ khoảng 38.000 m3/giây.
Hồ chứa với mực nước tối đa 175m đã chịu mức nước lên đến 164,18m, vượt con số kỷ lục 163,11m năm 2012. Tình trạng lũ lụt đó đã tạo ra nhiều thách thức lớn với Bắc Kinh.
Kinh tế
Từ đập Tam Hiệp xuôi xuống hạ lưu, dòng Dương Tử chảy qua nhiều trung tâm đô thị lớn của Trung Quốc, trong đó có Vũ Hán và Nam Kinh, rồi mới đổ ra biển ở Thượng Hải.
Nạn mưa lũ vừa qua đã cướp đi mạng sống của 140 người và khiến 2 triệu người phải di dời, khi dân cư ở một loạt thành phố và thị trấn dọc bờ sông cùng các nhánh phải sơ tán. Hàng triệu người bị ảnh hưởng khi các trang trại, hầm mỏ cùng nhiều hoạt động kinh doanh bị mưa lũ tàn phá.
Lũ lụt gây thiệt hại lớn cho kinh tế Trung Quốc, vì các doanh nghiệp bị mất hàng dự trữ trong khi sản xuất bị gián đoạn. Tương tự, các tuyến giao thông bị phá vỡ, các chuỗi cung ứng tê liệt, khiến mọi mặt của đời sống bị ảnh hưởng.
Bệnh dịch
Lũ lụt hoành hành dữ dội ở Vũ Hán, nơi đại dịch Covid-19 bùng phát đầu tiên. Việc sơ tán hàng trăm nghìn người cũng tác động không nhỏ đến năng lực duy trì giãn cách xã hội, phong tỏa cùng các biện pháp chống dịch khác. Hàng loạt bệnh viện bị ngập nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cung cấp các dịch vụ y tế cho người dân.
Chính trị
Chủ tịch Tập Cận Bình phải đối mặt với một loạt thách thức phức tạp. Cuộc khủng hoảng Covid-19 xuất hiện khi Trung Quốc đang chật vật giải quyết cuộc thương chiến với Mỹ.
Tình trạng phong tỏa để ngăn chặn virus lây lan càng khiến kinh tế của Trung Quốc bị tác động nặng nề, trong đó có mức giảm 6% GDP chưa từng có tiền lệ. Khó khăn càng tăng cao khi một số nước tuyên bố đưa Huawei khỏi mạng lưới 5G của họ, khiến chính quyền Bắc Kinh hứng thêm áp lực.
Nếu đập Tam Hiệp sập...
Nhưng tất cả những tình huống như trên sẽ không là gì so với một viễn cảnh đập Tam Hiệp bị vỡ. Đây là một viễn cảnh đáng sợ nhưng không phải không thể xảy ra. Trước đó, một con đập ở Quảng Tây đã bị sập trong tháng 7. Tuy không có ai thiệt mạng nhưng nó đã gây ra lũ lụt khắp nơi.
Nếu đập Tam Hiệp sập, một lượng nước khổng lồ sẽ quét qua Dương Tử. Hồ chứa của công trình sẽ nhanh chóng vượt quá giới hạn chịu đựng và buộc phải xả hàng triệu mét khối nước.
Thiệt hại về nhân mạng trong trường hợp đó sẽ rất tàn khốc. Một số thành phố nhỏ vùng hạ lưu hiện có dân số khoảng 4-6 triệu người, trong khi Nam Kinh có 8,5 triệu dân và Vũ Hán 11 triệu.
Thiệt hại về vật chất sẽ rất khủng khiếp. Các thành phố như Vũ Hán sẽ chìm trong biển nước. Các vùng trồng trọt bị xóa sổ, khiến năng lực sản xuất thực phẩm của Trung Quốc càng suy giảm. Khi đó, nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi về khả năng tự cung tự cấp của Trung Quốc.
Kinh tế thế giới cũng vì thế mà ảnh hưởng, không chỉ do các chuỗi cung ứng bị gián đoạn mà còn vì ảnh hưởng tài chính từ một thảm họa lớn như vậy. Trung Quốc có thể nhập khẩu thực phẩm, nhưng ngay cả điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến các thị trường thực phẩm trên toàn cầu.
Viễn cảnh đó còn đồng nghĩa với việc tái phân bổ dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc từ các dự án khác, chẳng hạn sáng kiến Vành đai và Con đường, và làm ảnh hưởng đến một loạt các quốc gia vốn đang hy vọng cải thiện được cơ sở hạ tầng nhờ các dự án do Bắc Kinh tài trợ.
Thanh Hảo
Bão mạnh tấn công Trung Quốc, gây lũ lớn cuốn phăng nhiều ôtô
Bão Hagupit, cơn bão thứ tư của Trung Quốc trong năm 2020, đã đổ bộ vào miền đông nước này hôm 4/8.
" alt="Trung Quốc sẽ ra sao nếu thảm họa ập xuống sông Dương Tử?"/>
Trung Quốc sẽ ra sao nếu thảm họa ập xuống sông Dương Tử?