Sản phẩm của Tô Đinh Hồng Phúc,ọcsinhlàmgiấytừvỏsầuriêbáo bóng đá 24h Lại Huỳnh Nhất Thống, Nguyễn Ngọc Bích Hân (lớp 9), nghiên cứu với mục tiêu sử dụng nguyên liệu mới thay thế gỗ trong quy trình sản xuất giấy.
Học sinh làm giấy từ vỏ sầu riêng
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Venezia vs Hellas Verona, 0h30 ngày 28/1: Đả bại tân binh -
TPHCM: Khánh thành không gian 'Thư viện số Nguyễn An NinhÔng Lâm Đình Thắng (Giám đốc Sở TT&TT TPHCM) và Tiến sĩ Quách Thu Nguyệt trải nghiệm "Thư viện số Nguyễn An Ninh - Chuyên đề Nam Bộ". Thư viện số Nguyễn An Ninh - Chuyên đề Nam Bộ được một tổ chức phi lợi nhuận khởi xướng vào tháng 9/2023. Dự án nhận được sự ủng hộ của lãnh đạo TPHCM và Sở TT&TT TPHCM, chính thức trở thành một trong những đề án số hóa của thành phố vào ngày 10/10/2023.
Thư viện số Nguyễn An Ninh - Chuyên đề Nam Bộlà một không gian mở đa chức năng. Nơi đây lưu trữ các nguồn tài liệu số hóa phục vụ bạn đọc, đặc biệt là giới trẻ và các nhà nghiên cứu. Thư viện cung cấp tài liệu về lịch sử và con người Nam Bộ. Đồng thời đây cũng là nơi để trải nghiệm, chia sẻ và học hỏi thông qua nhiều hình thức phong phú. Mục tiêu của thư viện là tạo cảm hứng, khơi dậy tinh thần giáo dục khai phóng và khuyến khích việc học tập, nghiên cứu trong giới trẻ.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư và nhiều độc giả cũng có mặt tại sự kiện để trải nghiệm thư viện số. Tại sự kiện, ông Lâm Đình Thắng - Giám đốc Sở TT&TT TPHCM, phát biểu: "Không gian Thư viện số Nguyễn An Ninh - Chuyên đề Nam Bộ không chỉ dành cho ngành xuất bản mà còn cho thế hệ trẻ, các bạn thanh thiếu niên của thành phố. Sở TT&TT TPHCM rất vui khi được góp một phần nhỏ vào chuyên đề này. Trong thời gian tới, Sở TT&TT TPHCM cam kết sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ và chia sẻ cùng tổ chức để lan toả mô hình Thư viện số Nguyễn An Ninh".
Sau 1 năm hoạt động, dù gặp nhiều khó khăn về nhân lực cũng như tài lực, đa phần hoạt động dựa trên hỗ trợ từ các mạnh thường quân, tình nguyện viên nhưng Thư viện số Nguyễn An Ninh - Chuyên đề Nam Bộđã có những bước đi chậm và chắc, bám sát lộ trình đã đặt ra và đạt được một số kết quả đáng khích lệ.
Theo Tiến sĩ Quách Thu Nguyệt, Thư viện số Nguyễn An Ninhđược xem như một thư viện mở, có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi. Đây không phải là tài sản của bất kỳ cá nhân nào mà là của cộng đồng bạn đọc yêu sách.
“Tôi rất xúc động khi hành trình thành lập Thư viện số Nguyễn An Ninh luôn có các cơ quan, ban ngành hỗ trợ. Bạn bè, đồng nghiệp, học trò luôn sát cánh, đóng góp ý tưởng để phát triển thư viện... Riêng với Thư viện số Nguyễn An Ninh - Chuyên đề Nam Bộ không chỉ là nơi lưu trữ, gìn giữ các giá trị có sẵn mà chính những người trẻ là những người sẽ tạo nên những giá trị mới cho mảnh đất phương Nam. Chúng tôi kỳ vọng đây sẽ là một trung tâm dữ liệu số về Nam Bộ, muốn tìm hiểu thì phải vào nơi này", Tiến sĩ Quách Thu Nguyệt chia sẻ.
Trong không gian trải nghiệm còn có 2 hoạt động trưng bày diễn ra từ 14/9-23/9 phục vụ bạn đọc tham quan như trưng bày sa bàn chủ đềHương sắc phương Nam gồm những sa bàn gắn với các nội dung sách và văn hóa sông nước như: Mùa len trâu, Cánh đồng bất tận; trưng bày nhiều cuốn sách xưa chủ đề Nam Bộ và ra mắt số đầu tiên của chuyên mụcĐó đây Nam Bộ trên nền tảng số.
Ông Lâm Đình Thắng và nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư trải nghiệm Thư viện số Nguyễn An Ninh:
Phước Sáng - Ngọc Ngân
Ra mắt Thư viện số Nguyễn An Ninh và Doanh nhân Việt NamSáng 10/10, Sở TT&TT TP.HCM tổ chức chuỗi sự kiện và Tuần lễ Chuyển đổi số với chủ đề “Khai phá dữ liệu số, thành công chuyển đổi số”, với các hoạt động nổi bật như giới thiệu Thư viện số Doanh nhân Việt Nam, Thư viện số Nguyễn An Ninh…"> -
Phương pháp để phụ huynh làm bạn cùng con qua những trang sáchNhà văn Phương Huyền chia sẻ tại buổi giao lưu chủ đề 'Làm bạn với sách'. Trao đổi với VietNamNet, nhà văn Phương Huyền cho rằng để nuôi dưỡng tình yêu đọc sách của con, trước hết cha mẹ cần hiểu được “gu” đọc của các bé. Muốn làm được điều đó đòi hỏi các bậc phụ huynh phải quan sát con, tìm hiểu thể loại, sở thích đọc sách của con, hãy tạo cho con môi trường và cách truyền động lực phù hợp. Hiểu con là bước đầu trên hành trình nuôi dưỡng niềm đam mê đọc sách cho trẻ.
Nhà văn gợi ý các bậc phụ huynh nên dành thời gian đưa con đi nhà sách, đường sách để các bé tự chọn theo sở thích cá nhân. Từ đó, cha mẹ có thể tìm hiểu, gợi ý thêm cho bé những cuốn sách hay cùng chủ đề. Với giai đoạn này, cha mẹ chỉ cần giám sát, định hướng, truyền cảm hứng cho con là đủ.
Bàn về chủ đề Làm bạn với sách, nhà văn Phương Huyền mong muốn các học sinh xem sách là người bạn đồng hành mang đến nhiều kiến thức, kỹ năng, mở rộng ngôn từ, giúp kể chuyện và viết lách tốt hơn: "Việc nắm kiến thức trong sách giúp ta tự tin giao tiếp với bạn bè, người thân. Các bạn hãy cùng với ba mẹ đọc sách mỗi ngày. Sách giúp các bạn học hỏi giá trị về lòng biết ơn, tình bạn, sự tự trọng, tự tin và tình yêu thương”.
Tại buổi giao lưu, nhà văn Phương Huyền có những trao đổi thú vị với độc giả nhỏ tuổi về tình yêu thương, tình bạn và hành động thiết thực nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng qua hai tựa sách Những thiên thần của người gác rừngvà Cái tai và cuộc phiêu lưu kỳ thú.
“Rừng là tài nguyên, nguồn sống của chúng ta. Mỗi người góp sức tạo nên những khu rừng. Khi có khu rừng trong tâm trí, trong trái tim, ắt sẽ có những khu rừng ở bất kỳ đâu trên Trái đất này”, nhà văn Phương Huyền bày tỏ.
Đặc biệt, tác giả Phương Huyền hào hứng nói thêm về niềm đam mê đọc sách, trải nghiệm viết sách của chính mình; tầm quan trọng của sách; phương pháp xây dựng thói quen đọc; tìm hiểu về thể loại sách đang được yêu thích trong giới trẻ; tìm hiểu về văn hóa đọc và định hướng đọc đúng đắn cho học sinh.
Các bạn trẻ đã tương tác, đặt câu hỏi trực tiếp với nữ nhà văn về đam mê đọc và viết sách, cách nuôi dưỡng và hiện thực hóa ước mơ.
Trước câu hỏi về Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3, năm 2024 tại TP.HCM, nhà văn Phương Huyền nói: “Tôi rất vui khi trở thành Đại sứ Văn hóa đọc của TP.HCM năm 2024, việc này giúp tôi lan tỏa văn hóa đọc tốt hơn đến với mọi người, đặc biệt là giới trẻ.
Sự kiện Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm nay được tổ chức hoành tráng và có nhiều hoạt động hay hơn so với năm ngoái. Tôi ấn tượng với khu vực hội sách với sự đồng hành của hàng loạt đơn vị cùng nhiều tác phẩm hay, đa dạng thể loại, chủ đề phong phú bao gồm sách điện tử và sách truyền thống”.
Nhà văn Phương Huyền chia sẻ tại sự kiện:
Yến Thơ
'Coi việc đọc sách là phương pháp tự học hiệu quả nhất'"Coi việc đọc sách là phương pháp tự học hiệu quả nhất, thiết thực nhất, giúp chúng ta nhận ra giá trị của những quy tắc ứng xử, những chuẩn mực đạo đức làm người", ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ khẳng định."> -
Ngắm tranh nude của cố hoạ sĩ Nguyễn Ngọc ThọTriển lãm trưng bày 75 tác phẩm, thuộc bộ sưu tập tranh của cố họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ. Tên tuổi ông gắn với nhiều thể loại sơn mài, sơn dầu, bột màu, màu nước và cả tranh khắc gỗ đen trắng - một chất liệu rất phổ biến vào những năm 1960-1970. Các sáng tác nổi bật ở chất Á Đông đậm nét và mỗi tác phẩm đều mang dấu ấn văn hóa, lịch sử qua nhiều giai đoạn mang tính bước ngoặt, góp phần ca ngợi tinh thần, vẻ đẹp con người, quê hương... Dù đã rời xa cõi tạm, dấu ấn sáng tác của ông vẫn lặng lẽ lan tỏa trong dòng chảy văn hóa nghệ thuật nước nhà.
Trong lần triển lãm này, gia đình nhà sưu tập Đào Danh Hưng - Trần Cường đã chọn lọc giới thiệu tới công chúng 75 tác phẩm tiêu biểu của họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ, được tuyển chọn từ gần 200 bức tranh đã được gia đình sưu tầm và lưu trữ.
Chia sẻ về cơ duyên có được bộ tranh quý giá, nhà sưu tập Trần Cường cho biết, những năm 2012 - 2013, nhờ một họa sĩ hàng xóm của Nguyễn Ngọc Thọ, bố con anh đã có sự kết nối, tâm tình và thường xuyên qua nhà họa sĩ ngắm tranh. Đều là những gia đình có truyền thống, yêu văn hóa nghệ thuật nên mối quan hệ dần trở nên gắn bó.
"Thời điểm đó, họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ tuổi cao sức yếu, phải điều trị trong bệnh viện. Chiêm ngưỡng, xúc động trước tác phẩm, đồng thời hiểu rõ họa sĩ điều trị rất tốn kém, chúng tôi đã nhận sự chuyển nhượng từ gia đình họa sĩ. Bộ sưu tập đồ sộ hôm nay được tích lũy trong suốt quá trình dài, khoảng 5 năm. Có thể khẳng định, đây là một bộ tranh khá đầy đủ, khẳng định rõ nét chân dung, cống hiến của họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ bằng mọi chất liệu, nhiều kích thước, qua nhiều giai đoạn gắn với sự thay đổi của đời sống, lịch sử, văn hóa của nước nhà", nhà sưu tập Trần Cường cho biết.
Nhận xét về những tác phẩm khoả thân của cố họa sĩ, nhà sưu tập Trần Cường khẳng định: "Tác phẩm nude của họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ đầy tính nghệ thuật, người xem bị cuốn hút bởi vẻ đẹp của người phụ nữ nhưng không mang tính dung tục".
Tại lễ khai mạc triển lãm, họa sĩ Lê Huy Tiếp - học trò của họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ bày tỏ lòng biết ơn và sự trân trọng dành cho cố họa sĩ. Nói về người thầy của mình, họa sĩ Lê Huy Tiếp gói gọn trong 3 từ "lãng tử, đam mê, sáng tạo".
Triển lãm kéo dài đến hết ngày 2/1/2024.
Một vài tác phẩm trưng bày tại triển lãm:
Họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ (3/3/1925 - 9/3/2016) sống tại Hà Nội. Ông từng là giảng viên dạy trang trí và hình họa khoa Cơ bản, Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội (Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội).
Ông từng nhận: Bằng chứng nhận EMRENDIPLOM - Cục Triển lãm Mỹ thuật thủ công Mỹ nghệ Quốc tế tại Đức; Huy chương Vì sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo; Huân chương Kháng chiến hạng Nhì; Giải thưởng 35 năm Hội Mỹ thuật Việt Nam; Giải thưởng tại Triển lãm Mỹ thuật quốc tế tại Đức; Huân chương Lao động hạng Nhất; Huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam; Huy chương Vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam.
Các tác phẩm đoạt Giải thưởng mỹ thuật: Sinh viên tập quân sựchất liệu sơn mài, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang lưu giữ; Ngựachất liệu sơn mài, lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam;Cơn lốc chất liệu sơn mài, lưu giữ tại Bảo tàng châu Á và Thái Bình Dương Vacsava; Người con gái Việt Namchất liệu sơn mài, giải Nhất triển lãm Mỹ thuật Thủ đô năm 1989...
">