|
Thiết kế
Oppo Reno7 Pro 5G có thiết kế không khác biệt quá nhiều so với thế hệ tiền nhiệm là Reno6 5G, vẫn là kiểu thiết kế khung viền phẳng và sắc sảo, theo trào lưu mới hiện nay.
Ấn tượng nhất trên thiết kế của chiếc máy này chính là màu sắc và cụm camera có đèn LED bao quanh khá lạ mắt. Máy có ba tùy chọn màu sắc là vàng (gold), đen, và xanh, với khả năng chuyển màu tuỳ theo góc ánh sáng
Thiết kế này được đánh giá là khá "bắt trend", mang lại vẻ ngoài có phần sang trọng đậm chất công nghệ và tăng thêm sự nam tính cứng cáp. Máy khá mỏng nhẹ và khi cầm nắm không hề bị cấn dù sử dụng khung kim loại.
Màn hình
Reno7 Pro 5G được trang bị màn hình 6,55 inch, sử dụng tấm nền AMOLED với độ phân giải Full HD+. Viền màn hình được làm mỏng, với tỷ lệ màn hình trên thân máy là 92,8% mang lại trải nghiệm hình ảnh rất tốt.
Hơi tiếc một chút khi máy chỉ có tần số quét 90Hz và sử dụng cường lực Gorilla Glass 5, ở mức giá 20 triệu thì mình kỳ vọng vào trang bị tốt hơn như vậy. Đổi lại, chất lượng hiển thị của máy khá ổn, độ sáng cao, nhìn rõ trong điều kiện nắng gắt.
Hiệu năng
Oppo trang bị hẳn con chip cao cấp nhất nhà Mediatek là Dimensity 1200-MAX cho chiếc máy đắt nhất dòng Reno. Chipset MTK được cho là mang lại hiệu suất gần như tương đương với Snapdragon 870. Kết quả chạy thử Antutu Benchmark cho ra con số gần 700.000 điểm. Như vậy, Dimensity 1200-MAX trên máy này hoàn toàn đủ điều kiện đáp ứng tốt mọi nhu cầu sử dụng khác nhau của người dùng. Mặt dù vậy, độ ổn định của con chip này cần được tối ưu thêm do trong quá trình sử dụng, thi thoảng máy vẫn có hiện tượng giật lắc nhẹ.
Camera
Giống như các thế hệ tiền nhiệm, có lẽ camera chính là điểm mạnh nhất trên Oppo Reno7 Pro 5G. Cụm camera sau của máy gồm: Camera chính độ phân giải 50 MP, Camera góc rộng độ phân giải 8 MP, Camera macro độ phân giải 2 MP.
Cảm biến Sony IMX766 50MP vốn được đánh giá cao và từng được sử dụng trên Oppo Find X3, cho ra những tấm ảnh rất chất lượng. Ngay cả khi chụp ảnh ở điều kiện ánh nắng chói, khả năng kiểm soát ánh sáng vẫn ổn với chi tiết cân bằng tối vừa phải.
Oppo cũng đã khắc phục được vấn đề gắt màu khi màu sắc ảnh của Reno7 Pro cho ra khá gần với những gì mắt thường chúng ta nhìn thấy và máy cũng khắc phục tốt hiện tượng viền tím khi chụp ảnh.
Ở chế độ chân dung, khả năng bóc tách chủ thể cũng như xử lý phông nền vẫn là những thế mạnh được Reno7 Pro 5G phát huy rất tốt. Kết hợp cùng các chế độ chụp ảnh như chân dung lóe sáng, video nổi bật AI và bộ lọc nâng cao cho phép ảnh chân dung được lưu lại khá ấn tượng.
Nhìn chung, chất lượng và trải nghiệm chụp ảnh trên máy tốt, đủ tự tin so với các đối thủ trong phân khúc như Xiaomi 12 hay cả S22 series của Samsung.
|
Ảnh chụp từ Oppo Reno7 Pro 5G. |
Pin và thời lượng sử dụng
Reno7 Pro 5G sở hữu viên pin 4.500mAh, tuy không quá cao nhưng đây là điều phải chấp nhận để đổi lại độ mỏng của máy. Qua trải nghiệm thực tế, nhờ tần số quét thấp cũng như khả năng tối ưu pin khá tốt của chip Dimensity 1200 Max, máy đáp ứng khoảng từ 5 đến 6 tiếng đồng hồ sử dụng hỗn hợp.
Tuy nhiên, ấn tượng về pin lại nằm ở chỗ Reno7 Pro 5G hỗ trợ công nghệ sạc siêu nhanh SuperVOOC 2.0 65W, với thời gian sạc lý thuyết hơn nửa giờ để đầy 100% pin. Hiện tại, dù một số hãng đã không tặng kèm cục sạc trong hộp các smartphone cao cấp nhưng Oppo vẫn kèm thêm cục sạc nhanh đi kèm với Reno7 Pro 5G.
Kết luận
Reno7 Pro 5G có những tính năng chuẩn smartphone cao cấp như hiệu năng mạnh, camera chân dung đẹp cùng công nghệ sạc pin rất nhanh. Trở ngại lớn nhất của máy có lẽ là mức giá bán còn hơi cao, phải cạnh tranh với nhiều đối thủ ở phân khúc cao cấp. Dường như hãng nhận ra điều này và đang thực hiện một số chính sách khuyến mãi nhằm cạnh tranh với Xiaomi 12 hay dòng Galaxy S21, S22 của Samsung.
Nguyên Phú
Oppo nhảy vào phân khúc cao cấp với Reno7 Pro 5G, giá 18,99 triệu đồng
Oppo tiếp tục tung ra hai mẫu máy trong dòng Reno7, trong đó chiếc Reno7 Pro 5G nhắm đến phân khúc cao cấp với giá bán ở mức gần 19 triệu đồng.
" alt="Trải nghiệm Oppo Reno7 Pro 5G: Có gì để cạnh tranh ở phân khúc cao cấp?"/>
Trải nghiệm Oppo Reno7 Pro 5G: Có gì để cạnh tranh ở phân khúc cao cấp?
- VietNamNet đăng tải lại bài viết của cộng tác viên Trần Đình Ngân (từ Đức).Câu chuyện được viết nhân mùa khai giảng năm học 2009 - 2010 nhưng những vấn đềđặt ra vẫn còn thời sự với giáo dục hiện nay, đặc biệt là về dự thảo Điều lệtrường tiểu học đang được lấy ý kiến.Phải chăng chính nền giáo dục của họngay từ lớp 1, lớp 2 đã làm lớn dần lên những Merkel, Obama, Bush, Clinton,Schröder... cho đất nước?
Tôi có cháu gái đằng vợ tên là Thanh Hòa. Từ ngày học mẫu giáo,cháu vốn khoẻ mạnh, cứng cáp và thông minh. Khi cả bọn cùng lứa với kéo nhau lênlớp 1 trường Phan Phù Tiên, quận Thanh Xuân, Hòa đương nhiên vẫn là đầu đàn, làlớp trưởng.
|
Học sinh Trường Tiểu học Cẩm Quang (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) trao đổi trong tiết học áp dụng mô hình VNEN (Ảnh: Hạ Anh) |
Gặp nhau năm Hòa lên lớp 2, vẫn với thành tíchhọc tập tốt, vẫn lớp trưởng, qùa thưởng dịp đó rất to. Vui chuyện, hỏi cháu vềnhiệm vụ lớp trưởng, Hòa bẽn lẽn: nào hô các bạn đứng dậy chào thầy cô, nào lotrực nhật, lau bảng, nhắc các bạn giữ trật tự trong lớp... nhiều lắm!
- Thế khi gặp các bạn ẩu đả,nghịch ngợm, chế diễu nhau ngoái lớp thì làm sao?- Bố Hòa hỏi chen vào.
- Thì báo cho cô chủ nhiệm biết,ạ.
- Thế lớp trưởng mắc khuyết điểm,có bạn nào mách cho cô giáo không?
- Có mà dám!
Nghe cháu trả lời, cả nhà nhìn nhau, lặngngười, cười.
*
Phương Hiền, con gái tôi, học lớp 2 trườngFriedrich-Reimann-Grundschule. Cô chủ nhiệm là bà giáo R.Lipka.
Đã vài lần gặp gỡ nên tại buổi họp phụ huynhđầu năm, từ ngoài cửa, bà đã tươi cười chào: "Lần này , ông có ý kiến gì góp cholớp đây? Chúng ta có một giờ để trò chuyện cơ đấy!".
Khi đến lượt trao đổi trực tiếp, tôi hỏi:“Thưa bà, lớp 2A, cháu nào được chọn là lớp trưởng?”(cũng phải nói thêm do khảnăng tiếng Đức mà tôi đã dùng từ “lớp trưởng” theo nghĩa hiểu của tiếng Nga,hoặc tiếng Hán Ban trưởngmà người Việt ta lâu nay vẫn hay dùng).
Thoáng một chút trầm ngâm, bà R.Lipka vui vẻnói: “Tôi nghĩ là tôi đã hiểu câu hỏi của ông. Vì qua Phương Hiền được biết, ôngtừng là một đồng nghiệp. Lớp chúng tôi không có học sinh nào được chọn làmObmann hay Chefcả. Ở tuổi cấp một, chúng còn qúa bé để phải chịụthêm trách nhiệm về hành vi của một bạn khác, dù chỉ là nhắc nhở hoặc để ý rồitrình báo với thầy cô. Nếu phải chịu trách nhiệm thêm về một bạn khác, đứa trẻdễ ngộ nhận nó có thêm quyền lực và ngược lại đứa bị giám sát sẽ có cảm giácyếm thế, lệ thuộc. Tất nhiên chữ “nếu” chỉ là hãn hữu, nhưng dù 1% chúng tôicũng không cho phép xảy ra. Tôi nhận thêm lương giáo viên chủ nhiệm để chịutòan bộ trách nhiệm về họat động của học sinh trong thời gian học tại trường.Trong lớp, mọi em đều được cô giáo phân công trách nhiệm với lớp như nhau".
Rồi bà giáo hơi mỉm cười, hỏi: “Theo ông, khicác vị phu huynh đều đóng phần thuế học cho con bằng nhau, ông có chấp nhận khicon ông bạn hàng xóm tự nhiên lại là “trưởng" của con mình không? Tất cả các vịphụ huynh của chúng tôi đều không chấp nhận, họ đòi hỏi sự công bằng. Mới vàolớp 1, lớp 2 mà đã có đứa được là "sỹ quan”, đứa là “lính" ư? Xin ông nhớ rằng,dù có tạo ra được một thủ lĩnh thì chúng ta đã đồng thời tạo ra một loạt nhữngđứa nhút nhát và a dua, phụ thuộc thủ lĩnh. Đấy là chưa kể đứa trẻ - được tincậy kia có nguy cơ bị nhiễm thêm thói xấu: nhòm ngó, mách lẻo, chỉ điểm... Giaiđoạn đầu giáo dục cấp một, giúp hình thành chứ không nên định hình tính cách củatrẻ.
R.Lipka liếc nhìn đồng hồ: “Giải đáp câu hỏinhư vậy có đúng ý ông?”.
Tôi thành thật trả lời rằng rất muốn được nghebà nói tiếp. Bà cười hiền hậu: “Tất nhiên, đề tài này phải có kết luận! Ông nênbiết, khi làm đơn xin tiếp tục nghề dạy tiểu học, tôi đã bảo vệ chính đề tài nàytại Hội đồng Phổ thông trung học. Tôi hiểu ngay câu hỏi của ông, vì chính chúngtôi cũng đã qua thời kỳ chuyển hoá Đông- Tây về giáo dục!”.
*
Từ năm lớp 5, trách nhiệm của giáo viên chủnhiệm với lớp vẫn nặng nề như thế. Nhưng do học sinh đã lớn lên, cứng cáp hơn,nề nếp sinh hoạt, tư duy đa dạng nên trong tổ chức của lớp có thêm một chức danhlà Klassensprecher. (Xin dịch là “Phát ngôn viên của lớp”).
Vì là chức danh nên nhất định Klassensprecherphải do lớp bầu với đa số tín nhiệm (không cần sự có mặtcủa các thầy cô).
Mọi học sinh trong lớp đều có quyền tự ứng cửhọặc vận động bè bạn bỏ phiếu cho mình. Klassensprecherlà cầu nối chỉtruyền đạt những thông tin được các bạn nhờchuyển đến thầy cô hoặcngược lại, không được truyền những thông tin cá nhân không được nhờ. (Nếuvi phạm bị coi là mách lẻo hoặc xâm phạm đời tư!).
Đề tài “lớp trưởng” tưởng chỉ là một bài họccó tính giáo dục, làm thay đổi tư duy bảo thủ của một nhà giáo cổ hủ, giáo điềunhư tôi.
Không ngờ, 5 năm sau, khi Phương Hiền vào họclớp 7, tôi lại được chứng kiến sự dân chủ, công bằng và rất giáo dục trong môitrường đào tạo của con mình qua đề tài đó.
Đây là cảm xúc chính để tôi kể lại câu chuyệncho bạn đọc hôm nay:
Học kỳ hai của lớp 7B trường trung học chuyênCharles-Darwin-Oberschule (Gymnasium), quận Trung tâm – Berlin.
Chiều nay, Phương Hiền tỏ ra đăm chiêu, ngồicắm cúi viết . Thấy con bức xúc, tôi hỏi thì được biết: Jonoar phát ngôn viênlớp 7B phải theo mẹ hồi hương về Cu-ba nên lớp cần bầu một người thay thế. Đã cóứng viên là Magir - một bạn gái da mầu gốc Phi. Magir thành thạo tiếng Pháp -môn ngoại ngữ thứ hai mà nhiều bạn học còn yếu. Magir có năng khiếu bẩm sinh vềhoạt động thể dục thể thao. Lời cam kết trước các bạn khi đề nghị bỏ phiếu chomình của Magir là "Tôi sẽ liên hệ để có sự giúp đỡ của cô giáo dạy tiếng Pháp.Mỗi tuần lớp sẽ có một buổi hội thoại chủ đề Pháp ngữ tại Thư viện quận Trungtâm. Năm nay, trong tuần ngoại khóa, nếu các bạn ở lớp đồng tình, được cô chủnhiệm chấp nhận, lớp sẽ chọn Paris là địa điểm đi tham quan dã ngoại giáo dục.Tôi xin chuẩn bị đề cương tham quan bằng tiếng Pháp và in gửi trước cho các bạn.Bản thân tôi cam kết sẽ hợp tác với các bạn trong lớp, nâng điểm tóan lên 2,5 đểđiểm trung bình các môn của tôi trong năm là 2,5. Ngoài ra, về thể dục thể thao,tất nhiên học kỳ này, lớp ta phải có một tờ thông báo nóng hổi WM 2006 tại Đức".
Đọc tờ rơi cam kết của ứng viên, tôi hỏi congái:
- Magir như vậy, Phương Hiền sẽ thế nào?
- Con thích được thử sức. Trường con chưa cóbạn người Việt nào nhận chức danh này. Nhiều bạn trong lớp đề cử con. Chúng nóbảo con cần viết Rede Wahl versprechen(lời cam kết của ứng viên chứcdanh phát ngôn viên).
- Tự con đánh gía về mình thế nào?
- Con tự tin. Con có học lực tốt nên cóthể giúp đỡ được nhiều bạn về môn Toán, Đức văn, Điạ lý, Anh văn.
Còn môn lịch sử,con có thể có thêm sự giúpđỡ của bố để giúp lại các bạn.
- Hoạt động ngoại khóa?
- Tất nhiên chọn Paris làm tuần tham quangiáo dục là tuyệt vời. Chính Magir có thể cộng tác với con và các bạn trong nhómTây Âu học. Có hai ngày cắm trại dã ngoại, cô giáo rất ủng hộ việc đi chơi mỏmuối Eisenach và thăm nơi Hitler đã cất giấu hàng vạn bức tranh quý của các bảotàng chúng cướp được trong chiến tranh.
Ngập ngừng một chút, Phương Hiền thổ lộ thêmmột “chi tiết tranh cử” làm tôi bật cười: “Bố ạ, cả lớp con bỏ phiếu kín về mónăn khoái khẩu nhất - 83% phiếu kín khi mở ra ghi là “PHO". Các bạn sẽ góp tiền,nhờ bố giúp con, nói chú Hoàng chuẩn bị trước, một hai lần vào thứ 7 nào đấy, cảlớp đến ăn. Sẽ rất vui phải không bố?
Chuyện “lớp trưởng" đã đến đoạn kết. Hình ảnhcác ứng viên tổng thống Mỹ dốc hết trí tuệ (kéo theo cả vợ con) để thu phục nhântâm cử tri Mỹ trong các chiến dịch tranh cử cam go, công bằng cứ hiện lên trongóc tôi.
Phải chăng chính nền giáo dục của họ ngay từlớp 1, lớp 2 đã làm lớn dần lên những Merkel, Obama, Bush, Clinton, Schröder...cho đất nước? Lớp 7B của con gái tôi , liệu mai này có ra đời những thủ lĩnhchân chính từ Klassenspecher?
*
Cháu gái Thanh Hòa kể cả mẫu giáo -đến nay đã11 năm làm lớp trưởng. Tôi thầm hỏi tương lai của “lớp trưởng chuyên nghiệp” sẽra sao? Có "nghề lớp trưởng" rồi, sẽ giúp cho cháu gái tôi có được lợi thế gìkhi các kỳ thi sắp tới?!
(Viết nhân khai giảng năm học 2009 -2010).
TIN BÀI LIÊN QUAN: Lớp tiểu học có 35 em là quá đông!" alt="Lớp trưởng...kiểu Đức"/>
Lớp trưởng...kiểu Đức
Ngay sau khi đăng tải, nam diễn viên nhận được không ít sự quan tâm từ bạn bè và fan. Trong đó có rất nhiều người để lại bình luận, thắc mắc về chuyện Hiệp gà sắp lấy vợ lần thứ 4. Tuy nhiên, anh đều trả lời rằng không có chuyện đó. Dù đã giải thích thắc mắc của khán giả, nhưng dòng chú thích đầy úp mở kể trên vẫn khiến nhiều người không hiểu anh đăng tải bức ảnh với mục đích gì. Hình ảnh nam diễn viên chia sẻ trên trang cá nhân. Trước đó, Hiệp gà từng tuyên bố trên trang cá nhân, năm 2019 của anh sẽ chỉ dành cho cống hiến nghệ thuật điện ảnh và chăm sóc con cái. Cùng với đó, anh liên tục cập nhật hoạt động đi diễn, tham gia các sự kiện quảng cáo. Có thể thấy, sau chuỗi ngày sóng gió với scandal đời sống, nam diễn viên đã lấy lại được phong độ như thuở mới nổi tiếng với nghệ danh Hiệp gà. Tuy nhiên, trong năm nay, không ít lần nam diễn viên chia sẻ hình ảnh tình tứ bên nhiều cô gái trẻ trên trang cá nhân, cùng những lời nói ngọt ngào và liên tục phải lên tiếng giải thích trên báo chí về những hiểu lầm. Hiệp gà và các con. Sau khi kết hôn lần ba với Diệu Thúy vào tháng 4/2016, cả hai có một con trai chung. Tới tháng 2 năm nay, Hiệp Gà xác nhận đã ly hôn. Anh đón 2 con - Hân Huyền là con gái lớn với người vợ đầu, và bé Đông Hải - con chung với vợ ba về nuôi. Hiệp Gà từng khóc trong đám cưới lần ba, nói cuộc đời anh đã trải qua nhiều sóng gió nên đây là lần cuối cùng anh lấy vợ. Tuy nhiên, mâu thuẫn vợ chồng không thể hàn gắn khiến anh một lần nữa đổ vỡ. Hiệp Gà tên thật Dương Đức Hiệp, năm nay 42 tuổi, là một diễn viên hài đi lên từ chương trình Gặp nhau cuối tuần. Mặc dù được đánh giá có năng khiếu diễn hài nhưng đời tư Hiệp Gà khiến ảnh hưởng nhiều tới sự nghiệp. (Theo Dân Việt) Vừa chia tay, vợ ba kém 11 tuổi của Hiệp gà đã tậu được nhà mới 10 tỷTừng than phải còng lưng trả nợ thay chồng nhưng chỉ thời gian ngắn sau chia tay, vợ 3 của Hiệp gà đã có cơ ngơi đáng ngưỡng mộ. " alt="Diễn viên Hiệp Gà lại sắp lấy vợ lần 4?"/>
Diễn viên Hiệp Gà lại sắp lấy vợ lần 4?
| TS Phạm Ngọc Kỳ, TS Trương Hồng Quang và GS Nguyễn Huy Hoàng tại buổi giới thiệu dự án | |
Đây là một dự án do Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại CHLB Đức bảo trợ nhân kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt – Đức và nhân dịp kỷ niệm 250 năm ngày sinh của đại thi hào Nguyễn Du.
Cuối năm 1954, ngay sau khi hoà bình được lập lại ở miền Bắc Việt Nam, cụ Faber đã được dẫn một đoàn đại biểu báo chí CHDC Đức sang Việt Nam và có nhiều dịp tháp tùng Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm địa phương, như tới vùng sông Đà, nơi ở của nhiều dân tộc thiểu số như Mường, Tày, Nùng... Trước khi ra về, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng cụ 2 tập "Truyện Kiều" được chú giải bằng tiếng Pháp, những cuốn sách cực hiếm lúc bấy giờ và nói: "Cũng có thể ông làm được việc gì đó với những cuốn sách này!".
|
Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhà báo Franz Faber năm 1954 |
Khi về nước, cụ ông Franz Faber đã hào hứng kể lại câu chuyện và đưa hai cuốn sách trên cho người bạn đời của mình, cụ bà Irene Faber xem. Hai cụ bàn nhau và quyết định tìm cách dịch cuốn truyện này ra tiếng Đức. Là một nhà ngôn ngữ học, cụ Irene không muốn dịch một tác phẩm lớn như "Truyện Kiều" qua một ngôn ngữ thứ ba như tiếng Pháp, vì sợ rằng mất đi bản sắc, mất đi cái "hồn" của tác phẩm, mà đưa ra một quyết định táo bạo là bỏ tiền riêng để đi học tiếng Việt nhằm dịch bằng được "Truyện Kiều" ra tiếng Đức.
Khi còn ở Việt Nam, cụ Faber đã gặp các học giả Việt Nam như Đặng Thai Mai, Đào Duy Anh để lắng nghe ý kiến của họ, khi về Đức, nhiều lúc gặp những điển tích khó, không có tài liệu tra cứu và vì hoàn cảnh lúc bấy giờ không thể sang Pháp tìm hiểu, vì CHDC Đức và Cộng hoà Pháp chưa có quan hệ ngoại giao với nhau, hai cụ đã phải nhờ cụ ông thân sinh cụ bà Irene Faber đang sống ở Cologne, CHLB Đức, sang Paris, vào Viện Hàn lâm Pháp để tra cứu giúp. Cứ như vậy, ròng rã trong 7 năm trời, hai cụ đã hoàn thành bản dịch. Trong suốt thời gian này, hai cụ như nhập tâm vào nhân vật, có cảm giác như mình là người châu Á, là người Việt Nam vậy.
Năm 1964, bản dịch "Truyện Kiều" đầu tiên bằng tiếng Đức được ra mắt độc giả và 10 giờ ngày 6/3/1965, trong một buổi lễ lọng trọng tại Đại sứ quán CHDC Đức ở Hà Nội, hai cụ Irene và Franz Faber đã trân trọng kính tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh một cuốn trong lần xuất bản đầu tiên này. Từ đó tới nay, "Truyện Kiều" bằng tiếng Đức của hai cụ đã được tái bản 3 lần năm 1976, 1980 và 2000.
Như vậy, đây sẽ là lần tái bản thứ tư, nhưng là lần đầu tiên sẽ ra mắt dưới dạng sách song ngữ Đức – Việt với bìa sách là tranh của họa sĩ Claudia Việt Đức Borchers, người thân và là người thừa kế những di cảo của hai cụ Franz và Irene Faber.
|
Họa sĩ Claudia Việt Đức Borchers giới thiệu tranh bìa Truyện Kiều song ngữ |
Họa sĩ Borchers đã giới thiệu ý tưởng của mình khi vẽ tranh, thể hiện mối tình Thúy Kiều – Kim Trọng, những xiềng xích vùi dập cuộc đời chìm nổi như con thuyền của Thúy Kiều và thanh gươm biểu tượng cho sự bạo hành của giới đàn ông.
(Theo Thoibao.de)
" alt="Truyện Kiều song ngữ Đức – Việt sẽ được xuất bản tại Đức"/>
Truyện Kiều song ngữ Đức – Việt sẽ được xuất bản tại Đức