Sáng nay (12/2),àNộitínhmờiđơnvịnướcngoàivàophádỡnhàBLêTrựfim sex UBND quận Ba Đình tổ chức thông tin tới báo chí việc xử lý công trình 8B Lê Trực giai đoạn 2. Chủ tịch quận Ba Đình Tạ Nam Chiến cho biết hiện nay đã thực hiện xong giai đoạn 1, tháo dỡ tầng 19 theo giấy phép xây dựng và căn cứ pháp lý thực hiện tiếp giai đoạn 2 chính là giấy phép xây dựng được phê duyệt trong đó tầng 17 và 18 là 2 tầng xây dựng vượt chiều cao, diện tích sàn so với GPXD. | Cuộc họp thông tin về việc xử lý vi phạm tại công trình 8B Lê Trực tại UBND quận Ba Đình sáng ngày 12/2. |
Cũng theo ông Chiến, cơ quan chức năng đang chuẩn bị cho lắp cẩu tháp để triển khai cưỡng chế xử lý phá dỡ giai đoạn 2 công trình vi phạm trật tự xây dựng 8B Lê Trực gồm tầng 17 và 18. “Theo tiến độ, chúng tôi dự kiến lắp đặt cần trục tháp và sau đó tháo dỡ vách kính, tường ngăn tầng 17 và tầng 18. Sau khi hoàn thành các phần việc này sẽ tiếp tục tháo dỡ kết cấu bê tông”, ông Chiến nói. Tuy nhiên, chính Chủ tịch UBND quận Ba Đình cũng thừa nhận, đến nay chưa có phương án cưỡng chế xử lý phá dỡ giai đoạn 2 công trình. Thậm chí, việc quyết toán, thanh toán chi phí cho đợt phá dỡ giai đoạn 1 là tầng 19 và tum thang đến nay chưa có cơ sở để thanh toán dù đã qua gần 4 năm. Được biết, quận Ba Đình vẫn đang tìm kiếm đơn vị có đủ năng lực để thiết kế phá dỡ giai đoạn 2 là tầng 17 và 18. Sau khi tìm được đơn vị lập phương án phá dỡ, sẽ cho thẩm định lại rồi mới ra được phương án phá dỡ cụ thể để phê duyệt. Sau đó, lại đến bước tìm kiếm đơn vị thi công phá dỡ để thực hiện phá dỡ. “Dù tích cực tìm kiếm nhưng đến nay, quận Ba Đình vẫn chưa tìm được đơn vị nhận thiết kế phương án phá dỡ. Do vậy, chưa biết khi nào xử lý xong sai phạm trật tự xây dựng tại công trình 8B Lê Trực”, ông Chiến cho hay. Bên cạnh đó vị Chủ tịch UBND quận Ba Đình, kết cấu kỹ thuật tòa nhà rất phức tạp, việc phá dỡ lại phải đảm bảo an toàn cho phần giữ lại sử dụng có thể vì lý do đó khiến ít đơn vị mặn mà với việc tham gia xử lý sai phạm trật tự xây dựng tại công trình này. “Chúng tôi đã xin ý kiến UBND TP Hà Nội và được đồng ý rồi, nếu không có đơn vị trong nước nào tham gia thiết kế phương án phá dỡ, sẽ mời đơn vị ở nước ngoài vào. Khi nào tìm được đơn vị thiết kế phá dỡ công trình sẽ thông tin công khai ngay”, ông Chiến nói. Như vậy gần 4 năm sau khi “cắt ngọn” công trình 8B Lê Trực vẫn loay hoay xử lý tiếp và không biết khi nào mới hoàn thành xử lý xong công trình vi phạm trật tự xây dựng này. Chủ đầu tư phản biện về GPXD, khách hàng đòi quyền lợi Thông tin tới báo chí, lãnh đạo UBND quận Ba Đình cũng cho biết, trong quá trình xử lý, chủ đầu tư công trình đã có những phản biện về mặt pháp lý nên không thể đẩy nhanh tiến độ. | Khách hàng mua căn hộ tại công trình sai phạm 8B Lê Trực nhiều lần căng băng rôn đòi quyền lợi. |
Phía chủ đầu tư cho rằng, cần căn cứ theo quy hoạch 1/500 được phê duyệt để làm căn cứ pháp lý cho việc xây dựng cũng như xử lý sai phạm tại 8B Lê Trực. Tuy nhiên, theo quan điểm của quận Ba Đình là căn cứ vào giấy phép xây dựng và chỉ đạo của UBND TP Hà Nội theo quy định pháp luật. Theo đó, tầng 17 và 18 của công trình 8B Lê Trực đã vi phạm về diện tích sàn và chiều cao công trình. Do vậy, việc cưỡng chế phá dỡ tầng 17 và 18 với chiều cao khoảng trên dưới 10 mét sẽ đảm bảo công trình cao 53 mét đúng như giấy phép xây dựng đã cấp. Trong một diễn biến khác, ngày 3/2 vừa qua, Chủ đầu tư - Công ty cổ phần May Lê Trực đã có văn bản gửi cơ quan chức năng kiến nghị không cưỡng chế phá dỡ 2 tầng trên và không lắp dựng cẩu tháp. Theo nội dung văn bản kiến nghị, Công ty cổ phần May Lê Trực cho rằng, dự án 8B lê Trực thuộc đối tượng không phải cấp phép xây dựng theo quy định. Theo đó, việc ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và quyết định áp dụng cưỡng chế của UBND quận Ba Đình trên cơ sở GPXD là trái quy định của pháp luật. Ngoài ra, Công ty cổ phần May Lê Trực lập luận, GPXD cấp cho dự án 8B Lê Trực sai quy định pháp luật vì không đúng TCVN và sai với Quy hoạch chi tiết. Đơn cử: Chiều cao tầng thương mại theo quy định của Nhà nước và Quy hoạch là 4,5m/ tầng nhưng cấp phép chỉ 2,6m/ tầng; Chiều cao các tầng văn phòng theo quy định Nhà nước và Quy hoạch là 3,9m/ tầng nhưng cấp phép chỉ 3m/tầng; Chiều cao căn hộ theo quy định Nhà nước và Quy hoạch là 3,3m/ tầng nhưng cấp phép bị thiếu 0,3m/tầng... Trong khi các bên vẫn loay hoay với việc xử lý dứt điểm vi phạm của công trình, khách hàng mua căn hộ đã nhiều lần tập trung căng băng rôn với các nội dung yêu cầu chủ đầu tư cũng như kiến nghị các cấp chính quyền giải quyết vấn đề bàn giao căn hộ. Trả lời câu hỏi về đảm bảo quyền lợi cho người mua nhà, Chủ tịch UBND quận Ba Đình phân tích, việc mua bán căn hộ là hợp đồng giao dịch giữa chủ đầu tư và người mua nhà, chỉ là tài sản hình thành trong tương lai. Hiện trạng công trình chưa hoàn thiện, chưa nghiệm thu và đưa vào sử dụng nên chủ đầu tư phải có trách nhiệm trả lời các hộ dân bao giờ bàn giao nhà. "Với trách nhiệm của mình, quận sẽ đẩy nhanh hết sức việc xử lý vi phạm. Chỉ có xử lý xong, chủ đầu tư mới có thể hoàn thiện, nghiệm thu và bàn giao căn hộ cho người dân", ông Chiến nói. Hồng Khanh Vụ 8B Lê Trực: Phá dỡ giai đoạn 2 phải phá bỏ cả tòa nhà?Công ty cổ phần Tập đoàn Phương Bắc - đơn vị thực hiện cắt ngọn công trình trình sai phạm nhà 8B Lê Trực nhận định nếu muốn phá dỡ giai đoạn 2 thì phải phá bỏ cả tòa nhà. |