Cuối tháng 9, nam bệnh nhân Đ.V.H. (41 tuổi) được đưa đến Bệnh viện Việt Đức trong tình trạng suy tim mất bù, suy gan. Trước đó 2 năm, anh H. phát hiện suy tim giai đoạn cuối.
"Hoạt động của tim của bệnh nhân phải thay thế bằng máy tim phổi nhân tạo (ECMO), gan người bệnh cũng suy đến mức phải dùng máy lọc gan để duy trì chức năng. Nếu không có phương pháp khác thay thế, trong 1-2 ngày là chúng tôi mất bệnh nhân", TS Hùng cho biết.
Đúng thời điểm căng thẳng khi không thể có phương pháp thay thế (ghép tạng), chiều 30/9, Bệnh viện Việt Đức nhận được thông tin một người đàn ông 36 tuổi, sống tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An không may bị tai nạn giao thông nghiêm trọng do tự ngã, chết não gia đình đồng ý hiến tạng.
Sau khi ekip của Bệnh viện Việt Đức vào hỗ trợ hồi sức, trưa 1/10, sau nhiều lần đánh giá bệnh nhân chết não, các bác sĩ đã thực hiện lấy tạng, hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa Nghệ An ghép 2 thận cho bệnh nhân, một ekip khác mang quả tim, gan của người hiến về Hà Nội.
Có tạng rồi, quyết định ghép như thế nào cũng là một cuộc chiến "cân não".
PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, nguyên Giám đốc Bệnh viện chia sẻ, các bác sĩ khi hội chẩn cũng chia "nhiều phe" trước ca bệnh quá khó khăn này.
"Bệnh nhân suy tim, ghép tim là đương nhiên. Nhưng bệnh nhân này cũng suy gan trầm trọng, nếu chỉ ghép tim, bệnh nhân khó có cơ hội sống tiếp vì gan suy.
Vì thế, khi tranh luận để đưa ra quyết định cuối cùng, có bác sĩ ủng hộ ghép, nhưng có người không ủng hộ vì tình trạng người bệnh quá nặng, nếu không thành công, sẽ hỏng 2 tạng có thể cứu được 2 người bệnh khác", PGS Quyết thông tin.
Kết quả sinh thiết gan của bệnh nhân sau đó cho thấy hoại tử 50%, không có cơ hội bình phục, buộc phải ghép gan. Vì thế, chỉ định ghép gan, tim là hợp lý. Nếu chỉ ghép tim, gan hỏng, bệnh nhân cũng không có cơ hội qua khỏi.
"Với một ca bệnh quá nặng, ghép 2 tạng lớn là tim, gan, chúng tôi chỉ dám đưa ra tiên lượng dè dặt, 20%, nhưng bệnh nhân có cơ hội dù ít, bác sĩ vẫn phải cố. Vì thế, Hội đồng khoa học quyết định thực hiện ghép 2 tạng cho người bệnh", TS Hùng chia sẻ.
9 ngày không dám thở mạnh của các y bác sĩ
Tối 1/10, các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức thực hiện ca ghép 2 tạng tim, gan cho nam bệnh nhân.
Sau ca mổ kéo dài 8 giờ đồng hồ, ekip ngoại khoa được "thở" vì đánh giá ngay sau đó cho thấy tim tưới máu, chỉ số ghép gan ổn. Nhưng ngay sau đó, ekip gây mê, hồi sức bước vào cuộc chiến mà các bác sĩ chia sẻ, không dám thở mạnh vì lo lắng.
"Ekip nào cũng có áp lực, nhưng khối ngoại căng thẳng 7-8 tiếng, còn ekip gây mê hồi sức, đến hôm nay, khi bệnh nhân đi được 80% chặng đường rồi họ vẫn rất căng thẳng", Giám đốc Bệnh viện Việt Đức nói.
PGS.TS Lưu Quang Thùy, Giám đốc Trung tâm Gây mê - Hồi sức cho biết, dù ghép tạng đã trở thành kỹ thuật thường quy tại Bệnh viện Việt Đức, nhưng với ca đầu tiên, cùng lúc ghép 2 tạng lớn tim, gan trên một bệnh nhân rất nặng, việc gây mê, hồi sức nhiều rủi ro, áp lực.
"Chúng tôi huy động toàn bộ chuyên gia nhiều kinh nghiệm nhất, mời GS.TS Nguyễn Quốc Kính, chuyên gia đầu ngành chỉ huy chuyên môn về hồi sức. Bệnh nhân được kiểm soát hoàn toàn chức năng tạng ghép trong và sau mổ.
Chúng tôi cũng rất may mắn, khi lãnh đạo Bệnh viện cử ekip vào Nghệ An hỗ trợ hồi sức bệnh nhân trước hiến tạng. Bởi việc hồi sức người cho tạng giúp tạng lấy được tốt nhất, tối ưu cho cuộc ghép", PGS Thùy chia sẻ.
Nói về bệnh nhân may mắn khi được cùng lúc ghép 2 tạng lớn, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết, người hiến tạng, người nhận tạng, đó là một nhân duyên.
Người được nhận tạng vốn bệnh nặng, gia đình rất khó khăn. Tài sản anh chị mang đi viện tổng 400 triệu, nhưng không thể vì không đủ tiền, khi mà bệnh nhân có cơ hội sống, bác sĩ lại bỏ qua cuộc mổ.
Theo chuyên gia này, với người khỏe mạnh, có thể nhìn nhận đó là cuộc phẫu thuật quá rủi ro, nhưng với người bệnh, gia đình người bệnh, sự sống với họ dù thêm một ngày cũng là quý giá. Đằng sau mỗi bệnh nhân còn có cả một gia đình. Nam bệnh nhân này, anh mới 41 tuổi, có 2 con nhỏ.
"Vì thế, dù còn một tia hi vọng nhỏ cho bệnh nhân, chúng tôi cũng cố. Trong suốt từ thời điểm đưa ra quyết định, tôi chưa một lần nghĩ các bác sĩ thất bại. Bởi cả Hội đồng chuyên môn của Bệnh viện đã nhấc lên đặt xuống cả 100 lần, tính toán tất cả phương án, và chúng tôi tự tin vào quyết định, vào tay nghề của các bác sĩ.
Chúng tôi cũng thắp hương cầu các giáo sư tổ nghề y phù hộ trước cuộc mổ, sau cuộc mổ. Các bác sĩ tự tin vào tay nghề, vào chẩn đoán, lại có thêm sự phù hộ, chúng tôi càng tin bệnh nhân sẽ có cơ hội sống tiếp cùng vợ con", Giám đốc Bệnh viện Việt Đức chia sẻ.
Đến nay, sau 9 ngày ghép đa tạng, những ngày nguy kịch nhất đã qua, bệnh nhân đang trong giai đoạn hồi phục. Hy vọng thời gian ngắn nữa, bệnh nhân tập đi, dần khỏe mạnh.
Theo PGS Quyết, đây là ca ghép đa tạng đồng thời tim gan đầu tiên tại Việt Nam. Trên thế giới, ca đầu tiên được thực hiện vào năm 1984, các bác sĩ mất 11-12 tiếng, đến nay vẫn chưa nhiều ca ghép đa tạng khó như bệnh nhân này có thể được thực hiện.
Cũng theo PGS Quyết, ghép tạng là cơ hội mang lại chất lượng cuộc sống tốt nhất cho bệnh nhân suy tạng.
Mới đây, một bệnh nhân được ghép gan 14 năm, ở Điện Biên và làm nghề phụ hồ xuống Hà Nội thăm các bác sĩ.
"Cuộc sống lao động vất vả, nhưng nhìn vào, không ai biết bệnh nhân từng được ghép gan. Mỗi tháng, bệnh nhân chỉ mất thêm 300 nghìn tiền thuốc ngoài bảo hiểm y tế", PGS Quyết nói.
Ông cũng đánh giá, tay nghề bác sĩ Việt Nam trong ghép tạng là điều không phải bàn cãi. Nhưng cái tuyệt hơn nữa, là khâu tổ chức, thực hiện các cuộc ghép tạng của các bệnh viện ngày càng chuyên nghiệp.
Theo Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, sự thành công của ca ghép đồng thời tim, gan cho cùng một bệnh nhân đầu tiên không chỉ là niềm tự hào của riêng Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, mà còn khẳng định cho sự tiến bộ vượt trội của ngành y tế nước nhà.
Sáng 9/10, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cũng đã vào thăm bệnh nhân được ghép đa tạng. Bộ trưởng chúc mừng gia đình người bệnh, đặc biệt chúc mừng, khen ngợi các bác sĩ vượt qua cuộc chiến cân não, quyết định đúng đắn cứu sống người bệnh.
" alt=""/>Bác sĩ kể chuyện "thắp hương" xin cứu bệnh nhân phải thay tim, gan cùng lúcNhiều công ty cung cấp suất ăn công nghiệp ở Bình Dương bị xử phạt (Ảnh minh họa: Đ.P.).
Tháng 10, Sở Y tế Bình Dương đã kiểm tra, xử phạt đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực suất ăn công nghiệp, như: Công ty TNHH Suất Ăn Công Nghiệp Mỹ Vị, KDC Thới Hòa, phường Thới Hòa, TP Bến Cát, bị xử phạt 20 triệu đồng vì không bảo đảm ngăn ngừa nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến, không lưu mẫu thức ăn theo quy định, hệ thống thoát nước thải không được che kín...
Công ty TNHH Phước Ý, đường N6, KCN Mỹ Phước, phường Mỹ Phước, TP Bến Cát, vi phạm các quy định ATTP và bị xử phạt 28 triệu đồng; Công ty TNHH Suất Ăn Công Nghiệp Thảo Đình, phường Uyên Hưng, TP Tân Uyên, bị phạt 4 triệu đồng vì không bảo đảm ngăn ngừa nhiễm chéo.
Công ty TNHH MTV Suất Ăn Công Nghiệp Vinh Bình Phước, phường Hội Nghĩa, TP Tân Uyên, cũng nhận mức xử phạt tương tự và Công ty TNHH Cơm Tình Nghĩa, phường Khánh Bình, TP Tân Uyên, bị phạt 12 triệu đồng vì không bảo đảm ngăn ngừa nhiễm chéo và không tuân thủ quy định về lưu mẫu thức ăn.
" alt=""/>Bình Dương phạt nhiều công ty cung cấp suất ăn công nghiệpBác sĩ chuyên khoa II, Dương Quốc Cường - Phó trưởng khoa Dịch kính võng mạc, Bệnh viện Mắt TPHCM cho biết, Bệnh viện Mắt TPHCM mỗi ngày điều trị rất nhiều ca thoái hóa hoàng điểm.
Thoái hóa hoàng điểm không phải là tình trạng lão hóa mà là bệnh lý có thể điều trị
Hoàng điểm, còn gọi là điểm vàng, nằm ở trung tâm võng mạc, chịu trách nhiệm về thị lực trung tâm, giúp con người nhận diện hình ảnh chi tiết. Thoái hóa hoàng điểm diễn tiến theo quá trình lão hóa với nguyên nhân cụ thể chưa được làm rõ, bắt đầu với các chất cặn tích tụ bên dưới hoàng điểm và phá vỡ chức năng bình thường võng mạc. Sau đó, các mạch máu mới tăng sinh gây phù, chảy máu, sẹo hóa võng mạc và giảm thị lực nhanh chóng.
Ở giai đoạn sớm, người bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng. Khi bệnh thoái hóa hoàng điểm tiến triển, bệnh nhân xuất hiện tình trạng nhìn mờ và thấy những đường thẳng bị cong vênh lên. Ở giai đoạn tiếp theo, người bệnh có thể mất dần hoặc mất đột ngột thị lực trung tâm, xuất hiện khu vực tối, mờ ở trung tâm tầm nhìn.
Thoái hóa hoàng điểm tuổi già là nguyên nhân gây mất thị lực hàng đầu sau tuổi 50. Nếu không được điều trị, hơn 3/4 bệnh nhân sẽ diễn tiến đến mù lòa. Tuy nhiên, với những tiến bộ khoa học trong lĩnh vực y tế ngày nay, đã có giải pháp hiệu quả giúp điều trị và khôi phục thị lực cho bệnh nhân nếu người bệnh được chẩn đoán sớm, có ý thức tích cực điều trị và tuân thủ theo liệu trình của bác sĩ.
Một số biện pháp phòng ngừa, điều trị thoái hóa hoàng điểm tuổi già
Trong khuôn khổ chương trình Tư vấn chăm sóc sức khỏe cộng đồng với chủ đề "Thoái hóa hoàng điểm tuổi già - đừng bỏ quên đôi mắt mẹ cha" do kênh VTC14 thực hiện với sự đồng hành của công ty Bayer Việt Nam nhân Ngày thị giác thế giới năm 2024, bác sĩ chuyên khoa II, Dương Quốc Cường, Phó trưởng khoa Dịch kính võng mạc Bệnh viện Mắt TPHCM, đã có những chia sẻ hữu ích giúp nâng cao nhân thức và kiến thức liên quan đến căn bệnh này.
Theo bác sĩ Cường, thoái hóa hoàng điểm tuổi già có hai thể là thể khô và thể ướt. Đa số bệnh nhân thuộc thể khô chiếm 90%, 10% là thể ướt. Tuy nhiên, trên 90% bệnh nhân bị mất thị lực trung tâm nghiêm trọng do thể ướt gây ra. Với thoái hóa hoàng điểm thể khô, người bệnh có thể bổ sung vitamin và khoáng chất (như vitamin C, E, lutein, zeaxanthin, kẽm), áp dụng chế độ ăn tốt cho mắt như rau củ có màu sắc đậm và cá, tránh những loại thịt đậm màu để ngăn ngừa và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
Còn đối với thể ướt, trước năm 2004, các phương pháp điều trị chủ yếu nhằm duy trì thị lực cho những người phát hiện sớm và không mang lại hiệu quả rõ ràng đối với bệnh nhân phát hiện muộn. Từ năm 2004, thuốc kháng VEGF (thuốc chống tăng sinh mạch máu) ra đời là cuộc cách mạng cho ngành dịch kính võng mạc. Phương pháp tiêm nội nhãn với thuốc kháng VEGF đã mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị và khôi phục thị lực cho bệnh nhân thoái hóa hoàng điểm tuổi già thể ướt.
"Trung bình ở Bệnh viện Mắt thành phố TPHCM mỗi ngày tiêm nội nhãn khoảng 150 đến 200 bệnh nhân bao gồm bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già thể ướt, võng mạc tiểu đường, tắc tĩnh mạch võng mạc... qua nhiều năm, con số bệnh nhân được điều trị đã lên đến mấy trăm nghìn ca", bác sĩ Cường chia sẻ.
Bác sĩ Cường nhấn mạnh, điều trị tích cực sớm với thuốc kháng VEGF không những giúp cải thiện thị lực mà còn là tiền đề để giảm số mũi tiêm và gánh nặng điều trị trong những năm về sau.
Do đó, khi được chẩn đoán thoái hóa hoàng điểm, bệnh nhân nên tham gia điều trị tích cực từ sớm để bảo vệ được thị lực và cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý ngưng điều trị. Nhiều trường hợp bệnh nhân sau khi khôi phục thị lực đã tự ý dừng điều trị, khi bệnh tái phát trở lại, việc khôi phục thị lực cho bệnh nhân rất khó khăn.
Trước đó, cùng với mục tiêu cung cấp thêm những kiến thức hữu ích cho cộng đồng trong việc phòng ngừa và điều trị căn bệnh này, nhà xuất bản y học với sự tài trợ của Bayer Việt Nam đã ra mắt ấn phẩm "Thoái hóa hoàng điểm tuổi già - Những thắc mắc thường gặp" với hình thức sách giấy và sách điện tử có kèm thuyết minh, mang đến sự thuận tiện cho những bệnh nhân đang gặp vấn đề về thị giác. Tài liệu này được chia sẻ miễn phí đến cộng đồng trên website nhà xuất bản y học.
" alt=""/>Bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già: Điều trị sớm có thể khôi phục thị lực