Mới đây,ủsốngảokhihẹnhòvớichiếcgốiôbo dao nha clip một thanh niên "sống ảo" chỉ thích chơi game, đồng thời tự mình hẹn hò với một nhân vật trong game khiến không ít người phải giật mình.
Game thủ sống ảo khi hẹn hò với chiếc gối ôm
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo St. Pauli vs Augsburg, 21h30 ngày 1/2: Đứt mạch toàn thắng -
Chuyện làng Nhô, Tổng giám đốc Lê Thanh trong Chạy án, vai lão Cấn trùm mại dâm trong Quỳnh búp bê… Những vai diễn ấy không chỉ mang lại thành công mà còn khiến cuộc đời ông gặp phải những sóng gió, tủi nhục. Mới đây trong chương trìnhLời tự sự, NSND Nguyễn Hải đã chia sẻ góc khuất đằng sau những vai diễn để đời của mình. Đại tá, NSND Nguyễn Hải: 'Tôi từng bị bố giận, các con ghẻ lạnh'NSND Nguyễn Hải trong chương trình Lời tự sự. Vào vai Trịnh Khả, tôi bị bố cấm về nhà
Chia sẻ về vai diễn mà bản thân ấn tượng nhất, NSND Nguyễn Hải kể: "Năm 1997, tôi được đạo diễn - NSND Đặng Lưu Việt Bảo mời vào vai Trịnh Khả trong phim Chuyện làng Nhô. Đây là vai một giáo sư đại học, sau khi vướng một số chuyện đời thường thì bị kỷ luật và về quê. Nhân vật này khiến an ninh vùng quê bị đảo lộn, vi phạm pháp luật và bị lĩnh án tử hình.
Vấn đề an ninh nông thôn luôn nóng bỏng. Vai Trịnh Khả ngày đó được NSND Trọng Khôi nhận xét: "Riêng vai này thôi đã xứng đáng được công nhận là nghệ sĩ có tiếng tăm và ghi nhận tên em trong làng nghệ thuật". Đến tận bây giờ, tôi vẫn mong đợi có một đạo diễn cho tôi được vào vai nào đó vượt trên tầm của nhân vật Trịnh Khả".
NSND Nguyễn Hải bộc bạch rằng khi bộ phim lên sóng, bố ông ở quê xem phim thấy con đóng vai nông dân thành lưu manh tri thức thì rất tức giận, nhờ người ở quê lên Hà Nội nhắn rằng: "Bao nhiêu vai tử tế thì không đóng, lại đóng cái vai… thằng mất dạy, bảo nó đừng vác mặt về quê nữa". Sở dĩ bố ông có phản ứng như vậy là vì bị hàng xóm gièm pha, lên án. NSND Nguyễn Hải ngậm ngùi: “Nếu ngày ấy có điện thoại, tôi sẽ gọi về để thanh minh và giải thích cho bố hiểu”.
Các con bị trêu chọc là “con của tội phạm”
Không chỉ bị bố cấm về nhà, NSND Nguyễn Hải còn khiến các con sợ hãi khi vào vai phản diện. Ông cảm thấy áy náy bởi vì mình mà các con bị bạn bè xa lánh, chọc ghẹo mỗi khi tới trường.
"Khi con trai tôi học lớp 4, cháu bị bạn gièm pha có bố là tội phạm. Con trai tôi phải bỏ học ra ngoài vì các bạn không chơi cùng, không cho ngồi chung bàn, đến mức độ cô giáo phải trả con cho vợ chồng tôi. Khi đó, tôi muốn bỏ nghề lắm, chán nản vô cùng. Rất may sau đó tôi vẫn xin cho con vào được lớp, lớp 5 cháu học rất giỏi!” – NSND Nguyễn Hải xúc động kể.
Ngoài ra, con gái của ông vì xem bố đóng vai phản diện mà cứ nhìn thấy bố là nấp sau bộ salon. Khi ăn cơm, bố bảo gì là nghe đấy, không nói năng gì. Nguyễn Hải biết con sợ mình nên sau này ông dành thời gian gần gũi và quan tâm để bố con hiểu nhau hơn.
Vì đam mê với nghề diễn nên trước đây ông thường xuyên đi biền biệt, không có thời gian quan tâm và chăm sóc cho các con. NSND Nguyễn Hải chia sẻ: "Tôi còn nhớ một kỷ niệm là tôi yêu nghề đến mức đi diễn về đến nhà là 1h đêm, 4h sáng bay vào Nha Trang quay phim. Có lần, tôi đi khoảng 8 tháng. Tôi về nhà thấy con gái cứ đứng trố mắt nhìn bố, chào xong rồi chạy lên nhà.
Tôi đuổi theo hỏi: "Này, con gái học lớp mấy rồi?". Con tôi quay lại, chạy vào phòng đóng sầm cửa lại, úp mặt xuống giường khóc. Hóa ra, sự vô tư của tôi đã làm con tủi thân. Lúc đó, con đã lên lớp rồi nhưng mùa hè tôi đi diễn nên không gặp. Có lần tôi ghé qua nhà thì đúng lúc con ngủ. Có lúc nghĩ lại tôi cũng trăn trở, không biết mình đang yêu nghề hay trở thành con thiêu thân? Nhưng xét cho cùng tôi vẫn phải chấp nhận thôi. Vì tôi đã yêu nghệ thuật đến mức bỏ nghề kỹ sư đi đóng phim khiến bố mẹ rất tức giận”.
Người đời gièm pha, dè chừng khi gặp mặt
Bên cạnh sự e ngại của những người thân, NSND Nguyễn Hải còn tiết lộ ông cảm thấy tủi nhục, xấu hổ khi ra đường bị mọi người gièm pha vì đóng vai phản diện. "Bên cạnh sự thành công, vinh quang vẫn có sự chạnh lòng, hy sinh. Nói đâu xa, trong một đám đông, có người nhìn mặt mình, thấy đóng vai tội phạm họ chưa biết mình thế nào nhưng cứ lườm lườm, nguýt nguýt thăm dò chứ không vồ vập như mấy anh đóng chính diện.
Trong thời gian làm phim Cái chết của Thiên Ngacủa đạo diễn Mai Hồng Phong, một lần tôi và vợ đi ra chợ Hôm. Có chị nhìn thấy tôi, tự nhiên giữ luôn cái túi quay người giấu vào trong. Nói thật, tôi xấu hổ với vợ thì ít mà xấu hổ với mọi người xung quanh thì nhiều. Ai cũng nhìn tôi dè chừng như nhìn thằng tội phạm”.
NSND Nguyễn Hải hiện đã về hưu và có cuộc sống yên vui bên gia đình nhỏ. Cũng trong chương trình, NSND Nguyễn Hải đã bày tỏ lòng biết ơn và cảm động trước sự hy sinh mà người vợ tần tảo dành cho mình: “Tôi tự hào vì có một người phụ nữ luôn đằng đẵng, đều đặn và thậm chí quằn quại, lúc nào cũng đi theo sau để phục vụ chồng. Thành công của tôi ngày hôm nay phải có công lao của gia đình chiếm tới 99%. Gia đình là cái nôi để tôi yên tâm công tác, theo đuổi nghề. Nhiều lúc tôi phải dằn lòng, nghĩ ngợi bởi sự hy sinh mà vợ dành cho tôi quá lớn”.
Theo NSND Nguyễn Hải, để theo đuổi đam mê nghề diễn ông phải đi ngược lại mong mỏi của cha mẹ và không dành thời gian quan tâm được con cái. Dù gặp nhiều gian truân, cay đắng là thế nhưng ông vẫn tận tâm cống hiến với nghề, bỏ ngoài tai những dị nghị, dèm pha của người đời…
NSND Nguyễn Hải trải lòng trong chương trình 'Lời tự sự'
Mỹ Duyên
Nỗi khao khát của Đại tá công an Nguyễn Hải chuyên vai tội phạm
Nhìn lại sự nghiệp đóng phim, Đại tá công an Nguyễn Hải nói đúng là ông toàn vào vai phản diện, biến chất. Nỗi khao khát nhất của ông chính là một lần được vào vai người chiến sĩ công an chính trực.
"> -
Đập vào mắt tôi là hình ảnh những căn bếp tạm bợ xập xệ, xuống cấp với mái lợp bằng tôn hoặc fibro-cement thủng lỗ chỗ do hết niên hạn sử dụng, còn vách gỗ hở tứ phía do co ngót, mối mọt và mục nát. Có cả căn bếp phải che chắn bằng vải bạt vì vách gỗ cũng không còn. Ăn bằng 'tiền Nhà nước'Những căn bếp tuềnh toàng như vậy hoàn toàn không đáp ứng các tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ dây chuyền một chiều cho đến tủ lưu trữ thực phẩm, bàn sơ chế, dụng cụ chế biến và nấu nướng, cấp thoát nước...
Vệ sinh - an toàn thực phẩm và những khó khăn về cơ sở vật chất là vấn đề của không ít địa phương, không chỉ ở nơi xa xôi hẻo lánh, mà diễn ra ngay tại các thành phố lớn. Rất nhiều sự việc tiêu cực liên quan đến bữa ăn của học sinh đã bị phát hiện. Thậm chí có cả vụ cho thuốc trừ sâu vào thức ăn của học sinh vì tranh chấp quyền nấu ăn tại một trường học ở Sơn La năm 2023. Ở cấp học lớn hơn, sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng phải ăn "cơm thừa canh cặn".
Báo cáo gần đây của Bộ Y tế cho thấy, trong 5 năm qua, mỗi năm cả nước xảy ra trung bình 100 vụ ngộ độc thực phẩm với 23 trường hợp tử vong. Trong 5 tháng đầu năm 2024, có 36 vụ ngộ độc với 1.000 người bị ảnh hưởng được ghi nhận.
Nhưng đây chỉ là một phần của câu chuyện lớn hơn về bữa ăn trường học.
Tại Kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khóa XV vừa qua, một đại biểu quốc hội đã nêu những bất cập của Nghị định số 116/2016/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ học sinh ở các địa bàn khó khăn. Ví dụ nêu ra là một học sinh tiểu học nhà cách trường 3,9 km thì không được nhà nước hỗ trợ tiền ăn trưa, trong khi em khác ở cách trường 4 km thì được hỗ trợ. Điều này dẫn đến thực trạng mà đại biểu mô tả là "em thì ngồi gốc cây, em thì vào lớp học để ăn, trông rất phản cảm" khi đến bữa. Bất cập đại biểu nêu liên quan đến quy định về khoảng cách từ nhà tới trường để được hưởng hỗ trợ (bao gồm ăn trưa) của nhà nước cho học sinh bán trú: từ 4 km trở lên với cấp tiểu học, từ 7 km trở lên với cấp trung học cơ sở, và từ 10 km trở lên với cấp trung học phổ thông.
Phản hồi, Bộ trưởng Giáo dục cho biết đã xây dựng dự thảo nghị định mới nhằm khắc phục những tồn tại của Nghị định 116, và đang xin ý kiến các bộ ngành để hoàn thiện.
Ngoài ra, theo Nghị định 105/2020/NĐ-CP, nhà nước mới chỉ hỗ trợ bữa ăn cho nhóm trẻ trong độ tuổi mẫu giáo (3 tuổi trở lên) thuộc 5 nhóm đối tượng (tiêu chí) trong đó có đối tượng nghèo/cận nghèo. Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi cũng quy định 5 nhóm đối tượng tương tự. Như vậy nhóm trẻ dưới 3 tuổi hoặc không thuộc 5 nhóm đối tượng này sẽ không được hỗ trợ bữa ăn trưa. Trong khi đó, số lượng hộ nghèo/cận nghèo ở mỗi địa phương có tính biến động cao. Một gia đình có thể trở thành hoặc tái nghèo/cận nghèo sau một trận thiên tai hoặc có người bị ốm đau, tai nạn, trong khi việc cấp giấy chứng nhận thường có độ trễ vì mỗi năm chính quyền địa phương bình xét và cấp giấy một lần.
Bằng chứng cho những bất cập này là việc trường học mà tôi đến khảo sát đề nghị triển khai hỗ trợ bữa ăn cho nhóm trẻ dưới 3 tuổi. Nhiều em ở trường này thuộc các gia đình nghèo/cận nghèo và là người dân tộc thiểu số. Cha mẹ các em không có khả năng đóng tiền ăn cho con nên phải tranh thủ đón về nhà ăn trưa rồi chiều lại gửi đến trường dù bận lên núi làm nương.
Khoảng trống chưa được lấp có thể dẫn đến cảm giác về sự vô cảm của chính sách từ góc nhìn của những đối tượng yếu thế và nằm ngoài phạm vi bao phủ. Trẻ em thơ ngây chưa hiểu chính sách là gì, tiêu chuẩn như thế nào. Nhưng các em có thể cảm thấy bị phân biệt đối xử và bị bỏ rơi khi so sánh với các bạn.
Việt Nam hiện phải đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng: vẫn còn 18,5% trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi, trong khi tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em lại gia tăng. Việc xã hội hóa nhằm huy động nguồn lực từ cộng đồng để chung tay giải quyết các thách thức về dinh dưỡng là rất quan trọng. Nhưng quan trọng hơn cả vẫn là vai trò của nhà nước trong việc xây dựng các chính sách có tính chất bao trùm để không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau như những câu chuyện trên.
Nguyễn Minh Hoàng
"> -
Dự thảo sửa đổi quy chế tuyển sinh đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố cuối tuần trước nhiều điểm mới về xét tuyển sớm (trước đợt xét tuyển chung của Bộ). Đại học phản ứng trước dự kiến siết xét tuyển sớm của Bộ Giáo dụcĐọc dự thảo, chuyên gia tuyển sinh ở nhiều trường bối rối. Họ cho rằng Bộ đặt ra nhiều rào cản kỹ thuật bất hợp lý, vài điểm khó hiểu, khó khả thi.
Đầu tiên là giới hạn xét tuyển sớm không quá 20% chỉ tiêu.
Hiện, hầu hết đại học dành 30-80% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, gọi số trúng tuyển nhiều hơn khoảng 0,5-2 lần để có thể tuyển đủ.
"Thí sinh đăng ký xét sớm thường nộp vào nhiều trường, kể cả những em thuộc diện tuyển thẳng nên có tỷ lệ ảo nhất định", trưởng phòng Đào tạo một đại học ở phía Nam lý giải.
Còn đại diện một trường kinh tế ở Hà Nội nhìn nhận nếu giảm tỷ lệ xét tuyển sớm còn 20%, các trường phải chật vật lọc ảo với 80% còn lại trong đợt xét tuyển chung (thường vào tháng 7), gây hỗn loạn, dễ tuyển thừa quá nhiều và bị phạt, hoặc tuyển thiếu so với nhu cầu.
PGS.TS Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo trường Đại học Nha Trang, cho rằng việc giới hạn xét tuyển sớm còn tác động lớn đến thí sinh.
"Khi các trường không được gọi trúng tuyển sớm nhiều như trước, điểm chuẩn và tỷ lệ chọi ở các phương thức xét tuyển sớm sẽ cao hơn, cạnh tranh gay gắt hơn", ông nói.
">