Ngồi nhâm nhi ly cà phê, cứ vài phút chiếc điện thoại của ông Đào Kim Hải (62 tuổi, tạm trú quận 4, TP.HCM) lại reo lên inh ỏi. Nhìn vào màn hình, thấy số máy lạ ông nói: “Chắc mạnh thường quân gọi đấy”.Ông Hải cho biết, mấy hôm nay, điện thoại của ông liên tục có người lạ gọi đến hỏi thăm, xin địa chỉ đang ở để đến ủng hộ tiền, đồ dùng. Ai gọi đến ông cũng nghe, nhẹ nhàng tiếp chuyện.
Có lẽ ông không thể ngờ có một ngày mình được nhiều người quan tâm, giúp đỡ đến như vậy. Chỉ cách đây ít ngày, ông Hải còn phải sống lay lắt trên vỉa hè, tối tối vào trạm chờ xe buýt để ngủ qua đêm, trên người không có nổi 100 ngàn đồng. Vô tình, ông được một nhóm bạn trẻ phát hiện, tìm hiểu về hoàn cảnh rồi đưa thông tin lên mạng xã hội nên ông được nhiều người tìm đến giúp đỡ.
|
Liên tục có các mạnh thường quân gọi điện tới ngỏ ý giúp đỡ ông Hải |
Trong số các mạnh thường quân có vợ chồng chị Ngọc Hân, 37 tuổi, chủ cửa hàng kinh doanh ở đường Tôn Thất Thuyết (quận 4, TP.HCM) tìm tới đưa ông về nhà chăm sóc và tạo điều kiện cho ông có việc làm.
Chị Ngọc Hân kể, biết hoàn cảnh của ông Hải, vợ chồng chị đến đón về nhà từ ngày 8/4. ‘Vợ chồng tôi sẽ để chú làm việc tại cửa hàng, có trả lương và nuôi chú ăn ở. Nếu chú ấy ở đây không thoải mái, vợ chồng tôi sẽ thuê phòng cho chú ở’, chị Ngọc Hân nói.
Nhắc tới gia đình, vợ con, ánh mắt ông Hải buồn hẳn lại. Hồi tưởng lại quá khứ, ông kể, sau khi rời quân ngũ, ông đi làm ở hội chợ Quang Trung (Quận 12, TP.HCM). Do công việc phải làm từ sáng tới tối nên không có nhiều thời gian bên vợ con khiến mâu thuẫn xảy ra, hai vợ chồng ông chia tay. Vợ ông bỏ đi tìm hạnh phúc, mang theo cô con gái.
Một thời gian sau, ông cũng lập gia đình và sinh thêm được cậu con trai. Tuy nhiên, hạnh phúc không kéo dài được bao lâu. Năm 1994, người vợ hai mắc bệnh, ông phải bán nhà chạy chữa cho vợ nhưng bà cũng mất vì bệnh nặng. Một thời gian sau, người con trai cũng qua đời vì tai nạn giao thông.
Không nhà cửa, vợ con, ông lang thang khắp nơi kiếm sống. Sau này, ông ở trọ trên đường Bến Vân Đồn (Quận 4, TP.HCM) rồi xin làm bảo vệ cho một cửa hàng ở đường Trần Hưng Đạo, Quận 1.
|
Ông Hải ao ước gặp lại người con gái của mình |
Hai tháng nay, dịch Covid-19 hoành hành, cửa hàng nơi ông làm việc phải đóng cửa, ông thành thất nghiệp. Không có tiền trả tiền nhà, ông đành mang hộ khẩu và chứng minh thư đi cầm cố. Mất việc lâu, tiền không có, tiền nhà nợ mấy tháng khiến bản thân ông tự thấy xấu hổ nên đã trả lại phòng trọ, sống lang thang.
May mắn, nhờ những tấm lòng hảo tâm của người Sài Gòn đầy nghĩa khí, giờ đây cuộc đời ông Hải đã bước sáng một trang mới đầy tươi sáng hơn.
Tất tả mang thức ăn về cho ông Hải, anh Bình - chồng chị Ngọc Hân liên tục nhắc ông ráng ăn hết. “Mấy hôm nay nhiều người tìm đến giúp đỡ chú lắm. Có ngày vài chục người tìm tới. Khách đến, chú đang ăn cơm cũng phải đặt chén xuống. Khách về, chú không ăn nổi chén cơm. Ngày ba bữa, chỉ vài ba thìa đồ ăn vào bụng. Chú già rồi, lại đang bị bệnh, ăn uống thất thường sẽ không có sức khỏe”, anh Bình xót xa nói.
Do lượng người tới giúp đỡ ông Hải khá nhiều nên vợ chồng anh Bình sợ mang tiếng là đưa ông về chăm sóc để lợi dụng số tiền các mạnh thường quân ủng hộ. Vì vậy, vợ chồng anh tính kiếm cho ông một phòng trọ gần cơ sở để ông về đó sống, tự quản tài sản.
“Xưa giờ vợ chồng tui cũng hay đưa những người nghèo khó về, tạo công ăn việc làm cho họ, không ai biết cả. Chú Hải được nhiều người quan tâm, vợ chồng tôi sợ mang tiếng lợi dụng nên đang kiếm phòng trọ cho chú còn việc ăn uống và công việc tôi vẫn giúp đỡ chú”, anh Bình cho hay.
Đang ăn dở bữa sáng, điện thoại ông Hải lại đổ chuông, đầu bên kia là một Việt kiều Mỹ gọi, ngỏ ý muốn ủng hộ, bằng giọng nhỏ nhẹ ông Hải từ chối: “Các mạnh thường quân giúp chú nhiều rồi, chú cũng chuộc được giấy tờ về rồi, con hãy giúp những người có hoàn cảnh khó khăn hơn”.
Ông Hải tâm sự, giờ không phải lo miếng ăn, chốn ở nữa, điều ông chỉ ao ước được gặp lại người con gái - tên Đào Thị Hoàng Ngọc, sinh năm 1987. ‘Con bé đi cùng mẹ khi mới 6 tuổi. Hơn 20 năm qua, chú không được gặp con. Con gái ơi, hãy liên lạc với ba nha con’, chú Hải nhắn nhủ.
Phút nhẫn nại của anh bộ đội trước hành xử nóng nảy của người cách ly
Mang đồ tiếp tế đến, nhiều người muốn đồ của họ phải được ưu tiên trước, không được thì lớn tiếng mắng mỏ. Dù thế, anh Thi và các đồng đội vẫn nhẫn nại để tiếp tục công việc.
" alt="Ông lão vô gia cư được vợ chồng bà chủ ở Sài Gòn nhận nuôi"/>
Ông lão vô gia cư được vợ chồng bà chủ ở Sài Gòn nhận nuôi
‘Người nói vô tình người nghe hữu ý’, nếu bạn không biết bản thân đang nói gì, rất có thể, bạn đã làm tổn thương người khác, hoặc khiến họ phải phẫn nộ vì sự vô tình của bạn.Ba điều sau đây là những điều bạn tuyệt đối đừng nói ra miệng.
|
Không muốn vạ miệng, 3 điều này bạn tuyệt đối không nên nói ra. |
Điều thứ nhất: Đùa vui trên nỗi đau của người khác
Con người không phải bậc hiền nhân, họ cũng không hoàn hảo nên sẽ luôn có những khó khăn, thất bại trong cuộc sống.
Khi một người đang đắm chìm trong nỗi đau, trái tim của họ rất mong manh và nhạy cảm. Việc đùa cợt trên nỗi đau của họ lúc này, dù bạn không cố ý, nó vẫn giống như việc bạn đang xát muối vào vết thương của họ.
Bạn cũng không nên đánh giá hay chỉ trích người khác về sai lầm hay nỗi đau của họ. Bởi có rất nhiều việc, chúng ta chỉ nhìn thấy bề ngoài chứ không hiểu được bản chất hay trái tim thực sự của một người. Lúc này, tốt nhất là bạn không nên nói bất cứ điều gì làm tổn thương đến họ.
Điều thứ hai: Cười đùa trên sự thiếu sót về hình thể và lối sống của người khác
Một số người sinh ra đã có khiếm khuyết cơ thể. Đây không phải là điều họ mong muốn. Việc cười đùa trên khiếm khuyết của người khác là mất lịch sự và thiếu văn hóa.
Cùng với đó, việc họ sống như thế nào là lựa chọn của riêng họ.
Đừng quá tham gia vào cuộc sống của một người, cũng đừng nói gì đến lối sống của người ta. Chúng ta chỉ là những diễn viên phụ trong cuộc sống của họ, cuộc sống của họ do họ làm chủ.
Điều thứ ba: Khoe khoang, thể hiện tài năng của mình ở mọi nơi
Khi có một chút tài năng và thành tích, việc bạn vỗ ngực, khoe khoang ở mọi nơi, mọi lúc có thể sẽ khiến người khác ghen tỵ, hoặc khó chịu. Bởi trong cuộc sống, không phải ai cũng dành cho bạn những tràng pháo tay khi bạn thành công và cũng không phải ai cũng dành cho bạn bờ vai khi bạn thất bại.
Đừng kiêu ngạo khi bạn có một chút tiền, đừng đánh giá cao bản thân khi mới chỉ có một chút thành tích, cũng đừng mù quáng vì bạn có một chút địa vị. Có thể những điều khiến bạn tự hào thực sự không đáng nhắc đến trong mắt người khác.
Tóm lại, bất cứ điều gì bạn nói và làm, những người khác đều nhìn thấy và ghi nhớ nó. Do đó, chúng ta cần chú ý đến cách nói chuyện và giọng điệu khi nói để không vô tình làm tổn thương đến người đối diện.
Phụ nữ không hạnh phúc trong hôn nhân thường có 3 đặc điểm này
Phụ nữ không hạnh phúc trong hôn nhân thường có 3 đặc điểm như sau, hy vọng bạn không nằm trong số này.
" alt="Để không là người kém duyên, 3 điều này tuyệt đối đừng nói ra"/>
Để không là người kém duyên, 3 điều này tuyệt đối đừng nói ra