Hàng xuất xứ không rõ ràng nhưng vẫn bảo là của Nhật Bản, Hàn Quốc Năm nay, thị trường 20/10, hoa hồng sáp đang trở thành món quà “làm mưa làm gió”. Sở dĩ, món quà này được nhiều người lựa chọn vì lạ, trông đẹp mắt, thơm và có giá vừa tầm. Theo ghi nhận, hoa hồng sáp có rất nhiều màu sắc từ hồng, đỏ, xanh đến tím, da cam… Hoa được làm từ chất liệu sáp hoặc xà phòng, có thể tan trong nước. Cánh hoa mỏng nhưng lại khá chắc chắn. Hoa cũng có rất nhiều mùi để khách lựa chọn. Nhìn bằng mắt thường, hoa hồng sáp giống như hoa thật, nếu không để ý kĩ khó có thể nhận diện. Hoa hồng sáp bán lẻ có giá từ 20.000 đồng một bông, bó 5 bông giá 150 nghìn đồng và 52 bông là 450 nghìn đồng. Trên thị trường, có nhiều bó hoa hồng sáp được bán với giá vài triệu đồng. Hoa hồng sáp đang làm mưa làm gió trên thị trường 20/10 Loại hoa này thường được đựng trong những chiếc hộp cứng, thiết kế khá đẹp mắt, sang trọng. Hoa cũng được xếp theo dạng những hình ngộ nghĩnh như trái tim, gấu… khiến người mua thích thú. Điều đáng bất ngờ, nhiều chủ cửa hàng khẳng định: “Hoa này có thể để 3 đến 5 năm chỉ bị phai màu nhẹ, riêng mùi thì vẫn giữ nguyên”. Một người khác cho hay: “Loại hoa này chỉ bạc màu theo thời gian chứ không có hiện tượng chảy, nhão sáp”. Dạo quanh một vòng thị trường, nhiều chủ cửa hàng tại Đà Nẵng, TP HCM, Huế cho biết, hoa hồng sáp được nhập từ Hàn Quốc và Nhật Bản. Nhưng khi kiểm tra sản phẩm, trên các hộp đựng không có bất kì thông tin, nhãn mác, thành phần, nhà sản xuất…nào (?). Theo tìm hiểu, chúng tôi được biết, những lời quảng cáo "nhập từ Hàn Quốc, Nhật Bản" là không chính xác. Hầu hết, hoa hồng sáp trên thị trường hiện tại đều có xuất xứ không rõ ràng và bị nghi ngờ được nhập từ Trung Quốc. Loại hoa này bắt đầu được bán tại Trung Quốc khoảng năm 2012. Vài năm trước, ở Việt Nam, có một số người kinh doanh nhập về bán nhưng thị trường khá yên ắng. Riêng năm nay, do nhiều người nhập về với lô hàng lớn, được quảng cáo nhiều nên tạo được sự thu hút của dư luận. Do đó, người mua lẫn người bán cũng dồn dập hơn. Anh này cho biết thêm, hoa hồng sáp được nhập với giá rất rẻ, mỗi bông 4.500 nghìn đồng. Do đó, khi đưa về Việt Nam bán lẻ, mỗi bông người bán thường lời gấp 3, 4 lần. Càng thơm càng độc hại Thị trường hoa hồng sáp ở trên mạng sôi động hơn nhiều so với thị trườngtruyền thống. Một shop online ở Đà Nẵng rao bán với lời lẽ “có cánh”: “Những bông hồng sáp thơm tươi thắm như tình yêu sẽ còn mãi với thời gian, với hương thơm từ cánh hoa hồng sẽ luôn bên bạn và những người yêu thương… Hoa sáp rất thơm và bền màu tượng trưng cho tình yêu vĩnh cữu, để được từ 3 đến 5 năm mà không bị hỏng vẫn lưu hương thơm nhẹ nhàng qua năm tháng…”. Trên một shop online khác, hoa hồng sáp được quảng cáo: “Hoa hồng sáp, hay còn gọi là hoa hồng vĩnh cửu, tượng trưng cho tình yêu thương vô hạn của những người đàn ông dành cho những người phụ nữ mà họ yêu thương. Hoa hồng sáp có tuổi thọ từ 2 đến 3 năm, và lưu hương khoảng 1 năm. Với vẻ đẹp kiêu sa và sang trọng vốn có những đóa hồng sáp sẽ thay lời yêu thương mà các anh chàng muốn thể hiện với bà, với mẹ, vợ hay những người con gái mà bạn đang có tình cảm…”. Hoa hồng sáp sôi động không chỉ ở thị trường truyền thống mà còn ở thị trường online Tiến sĩ Trần Thành An (Viện hóa học) cho biết, những sản phẩm lưu thơm rẻ tiền chắc chắn được sử dụng từ các loại hóa chất tạo màu, mùi công nghiệp. Những loại hóa chất này sản xuất thường không được kiểm soát nên độ độc hại rất cao, nếu tiếp xúc lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Các nhà sản xuất để tạo ra các sản phẩm rẻ tiền, đạt lợi nhuận cao đều sử dụng hóa chất công nghiệp tạo hương như cetol, aldehyde… có hàm lượng tạp chất cao. Các tạp chất này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người. Các nhà sản xuất cũng thường sử dụng các loại chất định hương để lưu giữ hương thơm. Nhiều loại hóa chất dùng để định hương độc hại trực tiếp tới hệ thần kinh con người gây nhức đầu, căng thẳng. Nếu người dùng sử dụng trong thời gian càng lâu thì càng ảnh hưởng đến sức khỏe. Thạc sĩ, bác sĩ Trần Anh Tuấn (Trưởng khoa Hô hấp, bệnh viện Nhi Đồng 1) cho biết, mùi hương tinh dầu chiết xuất từ thiên nhiên có giá khá đắt nên không phải bất kể sản phẩm nào cũng được sử dụng hương thơm có nguồn gốc tự nhiên. Nếu sử dụng sản phẩm có mùi hương được làm bằng chất hóa học gây độc hại có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp. Các sản phẩm càng có mùi hương thơm, càng nồng thì tác nhân gây kích thích, phát triển cơn hen cao. Riêng những bệnh nhân bị viêm xoang dị ứng cũng có thể trở nên khó điều trị nếu ngửi mùi thơm này thường xuyên. Bác sĩ Tuấn đưa ra lời khuyên, nếu trong nhà có người bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng càng nên tránh dùng các loại có mùi thơm, đặc biệt là các sản phẩm thơm nồng. ">
Coi chừng nhiễm độc vì được tặng hoa hồng vĩnh cửu
Soi kèo góc AC Milan vs Inter Milan, 0h00 ngày 3/2
2 công ty này đã gửi các model card đồ hoạ có xung nhip cao hơn (so với card model bán lẻ) cho các trang đánh giá nhằm đạt điểm đo hiệu năng benchmark cao, gây hiểu nhầm cho người dùng.Đối với các sản phẩm card đồ hoạ máy tính, điểm hiệu năng (benchmark) chính là yếu tố quyết định xem chúng có đáng để người dùng bỏ tiền ra mua hay không. Những model có điểm benchmark kém sẽ khiến người dùng tìm kiếm sự lựa chọn thay thế từ các nhà sản xuất khác. Chính vì "áp lực" này mà có vẻ như MSI - một hãng sản xuất card đồ hoạ nổi tiếng tìm cách gian dối. MSI bị tố đã gửi cho các trang đánh giá sản phẩm công nghệ những chiếc card có xung nhịp cao hơn so với các model bán lẻ ra thị trường nhằm đạt số điểm benchmark cao trên các trang báo và khiến người dùng hiểu sai về hiệu năng của card. | Tốc độ card bản review (trái) cao hơn so với bản bán lẻ. |
Trang công nghệ TechPowerUp là những người đã phát hiện ra sự gian dối. Theo trang tin này, họ để ý thấy chiếc card GeForce GTX 1080 Gaming X mà MSI gửi đến cho mình để đánh giá có GPU nhanh hơn và tốc độ bộ nhớ cao hơn so với bản bán lẻ. Đó là bởi model mà MSI gửi cho họ được thiết lập để chạy ở chế độ ép xung ngay từ đầu, trong khi card bán lẻ chỉ chạy ở chế độ Gaming thông thường. Điều này khiến các trang đánh giá - nếu không để ý - sẽ vô tình quảng cáo tốc độ card đã được ép xung là tốc độ ở chế độ mặc định. Sau khi xem xét lại những sản phẩm đã từng đánh giá trước đây, TechPowerUP nhận ra rằng MSI đã từng áp dụng "thủ thuật" trên trong nhiều năm qua. Bên cạnh đó, một hãng khác có tên tuổi hơn là Asus, cũng bị tố đã gửi cho các trang công nghệ những chiếc card được ép xung sẵn để gian dối. Một khả năng có thể xảy ra đó là các công ty như Asus đã áp dụng chiêu thức của đối thủ vì áp lực cạnh tranh. EVGA - công ty về card đồ hoạ đến từ Mỹ và là đối thủ của cả MSI lẫn và Asus - đã nắm bắt cơ hội trên để quảng bá hình ảnh cho mình. Công ty này cam kết rằng họ chỉ chuyển cho các trang đánh giá các model tương tự như model bán lẻ ra thị trường. MSI nói gì?
Trong trường hợp bị phát hiện bởi trang TechPowerUp, cho tới nay MSI và cả Asus chưa đưa bất kỳ bình luận nào. Tuy nhiên, trước đó, quay trở lại thời điểm năm 2014, MSI cũng đã từng nhắc tới vấn đề trên. "Gần đây chúng tôi biết được rằng, một số người dùng đã mua những chiếc card đồ hoạ của MSI với xung nhịp thấp hơn so với những gì các trang công nghệ đánh giá. Chúng tôi đảm bảo rằng đây không phải trò lừa gạt hay chiêu marketing. Chúng tôi gửi cho giới truyền thông các model mẫu với tốc độ ở chế độ ép xung (OC mode) vốn có trong một chương trình có tên Gaming App. Thiết lập này khác với các model card đồ hoạ bán lẻ. Người dùng khi mua card GAMING VGA sẽ chỉ có tốc độ mặc định ở chế độ Gaming Mode, nhưng với việc cài Gaming App bạn có thể tăng xung nhịp lên ngang giống như model gửi cho truyền thông bằng cách nhấn vào nút OC Mode. Việc này không làm card bị mất bảo hành. Chúng tôi đơn giản chỉ muốn quảng cáo phần mềm Gaming App của mình - phần mềm vốn chỉ có trên dòng card GAMING. MSI xin lỗi vì đã không giải thích rõ ràng với các trang đánh giá cũng như với các game thủ đã mua dòng sản phẩm Gaming". Theo ICTnews/Theverge ">
Asus và MSI bị tố gian lận kết quả benchmark card đồ hoạ
MC buộc phải đề nghị Triều Thu nhắc lại câu hỏi, nhưng mọi người vẫn không hiểu. Sau đó, một thành viên nam trong ban giám khảo đã trợ giúp cô. Sự cố này khiến người xem trong khán phòng cười ồ. | MC và thí sinh chăm chú lắng nghe câu hỏi của giám khảo Vũ Trần Triều Thu nhưng vẫn không hiểu. Ảnh chụp màn hình |
Sau khi clip được chia sẻ rộng rãi, Triều Thu bị cư dân mạng "ném đá", chê bai. Do không chịu được áp lực, người đẹp đã đóng Facebook. Về phần phát âm tiếng Anh khiến người khác không hiểu của Triều Thu, thành viên mạng tên Đôrê nhận xét: "Hello cũng phát âm sai. Xong winning đọc hẳn sang winner là đủ hiểu rồi Đọc mà chả ai hiểu thì quê thật quê, nhưng đi ra nước ngoài ít nhất cũng phải biết phát âm tiếng Anh đúng chứ nhỉ". Bạn có tên Con Nhím chia sẻ: "Xem clip mà tự mình còn thấy ngại giùm chị này. Chưa kể là giỏi hay không, có những từ cực kỳ thông dụng mà chị vẫn phát âm theo cách không thể thuần Việt hơn (ví dụ cái chữ "thinh" đầy ngọt ngào) thì không choáng mới lạ. Từ trước đến nay, tiếng Anh là điểm yếu của gần như tất cả các hoa hậu Việt. Mình nghĩ sau này nên đưa thêm ngoại ngữ vào phần tiêu chí chọn thí sinh, để chất lượng của các hoa hậu được nâng cao, cũng như thuận lợi hơn khi cho các chị ấy đi thi quốc tế". | Vũ Trần Triều Thu chụp ảnh cùng thí sinh Hàn Quốc ở hậu trường đêm chung kết. Ảnh: NVCC |
Bên cạnh đó, cũng có một số ý kiến đồng cảm, bênh vực người đẹp Triều Thu. Thành viên mạng tên Bắp Ngố bày tỏ: "Lúc đầu coi clip cũng định chỉ trích cô này, nhưng mà lướt Facebook thấy quá trời người share, rồi kèm theo đó là những lời mỉa mai, cười nhạo... nên thấy cũng tội, chưa kể không khí của cuộc thi trong clip chắc cũng làm cô bông hậu này đủ xấu hổ rồi". Bạn Lâm Minh Anh nêu quan điểm: "Xin lỗi chứ các bạn biết tiếng Anh được bao nhiêu mà ở đó phán xét người ta. Không thể trách cô ấy được, áp lực từ việc làm giám khảo rất lớn, chưa kể việc người bản địa còn phát âm sai nữa chứ đừng nói là người Việt". ">
Hoa hậu Việt khóa Facebook sau khi bị chê nói tiếng Anh dở
|