Thanh Ngọc, Tú Vi, Quỳnh Nga trở lại Chị đẹp đạp gió rẽ sóng

Thời sự 2025-02-01 20:08:56 34476

Chiều 11/1,ọcTúViQuỳnhNgatrởlạiChịđẹpđạpgiórẽsóxep hang ngoai hang anh nhà sản xuất của Chị đẹp đạp gió rẽ sóng công bố 7 nghệ sĩ quay trở lại hành trình "đạp gió rẽ sóng" và trình diễn tại vòng Công diễn 5. Bảy 7 nghệ sĩ gồm Đoan Trang, Thanh Ngọc, Tú Vi, Quỳnh Nga, Nguyên Hà, Hương Ly và Hà Kino.

BTC cũng thông tin vì lý do sức khỏe, Yến Trang không thể tham gia đồng hành cùng chương trình tại vòng Công diễn 5. Vì vậy Hà Kino sẽ tham gia cùng 6 nghệ sĩ khác tại vòng Hồi sinh theo như thứ tự bình chọn. Số phiếu bình chọn được tính đến 23h59 ngày 25/11/2023.

418732889 685469783800834 1209977277895606567 n.jpg
Lượng bình chọn của các nghệ sĩ được nhà sản xuất công bố.

Trên trang cá nhân, Yến Trang cũng chia sẻ lời cảm ơn và xin lỗi đến các khán giả đã theo dõi và đồng hành, bình chọn để cô được hồi sinh. Tuy nhiên, vì lý do sức khoẻ cô không thể tiếp tục đồng hành nên mong khán giả hiểu và thông cảm. Cô sẽ trở lại với khán giả vào một dịp khác. 

Quỳnh Nga, Hương Ly, Nguyên Hà cũng là những nghệ sĩ được khán giả yêu thích, ủng hộ khi theo dõi chương trình. Trên Fanpage của chương trình, Quỳnh Nga vui vẻ giao lưu cùng khán giả khi thông tin cô được hồi sinh được công bố. Đoan Trang là nghệ sĩ rất nghiêm túc với chương trình'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng' khi thể hiện rõ tư duy trưởng nhóm, khả năng bố cục, sắp xếp tiết mục và tạo điểm nhấn cộng với khai thác thế mạnh sẵn có của các nghệ sĩ trong các đội hình từng tham gia. Nguyên Hà là trường hợp đáng tiếc khi cô bị loại từ rất sớm.

Việc Yến Trang từ chối trở lại giúp Hà Kino lọt vào top 7 nghệ sĩ được hồi sinh. Tuy nhiên, khả năng ca hát hạn chế của người mẫu này cũng gây ra nhiều tranh cãi với người hâm mộ.

Mong một ngày anh nhớ đến em - Quỳnh Nga:

Minh Nguyễn

Lệ Quyên nói về show Chị đẹp: 'Không đẹp đẽ như tôi mơ ước'Lệ Quyên chia sẻ cảm nhận sau khi xảy ra nhiều ồn ào tại chương trình "Chị đẹp đạp gió rẽ sóng". Cô ví bản thân được cho viên kẹo nhưng mở ra chỉ toàn giấy.
本文地址:http://game.tour-time.com/html/342a798994.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Al Jubail vs Al Bukayriyah, 21h55 ngày 27/1: Chủ nhà thất thế

Ảnh minh họa: ST.">

Chạy bộ giúp bắp chân to lên?

{keywords} Những ngày đầu tiên sống ở độ cao 2000m so với mực nước biển, buổi sáng của ông Sơn bồng bềnh trong mây phủ, sương mù.

Ẩn cư giữa núi rừng

Một buổi sáng mây phủ, nằm trong chiếc lều ở độ cao 1800m, ông Trần Kim Sơn (62 tuổi, quê TP.HCM) ghi lại những khoảnh khắc vừa trải qua giữa rừng bằng chiếc điện thoại thông minh.

Bất chợt, cơn mưa đá ập đến “giã” những viên đá to bằng đầu ngón tay lên mái lều đã cũ. Ông thu mình, thản nhiên ngắm cơn mưa, mặc kệ từng trận gió ầm ào như muốn xé toang trời đất.

Bốn tuần qua, kể từ ngày rời phố thị lên đỉnh núi Bà (Langbiang, tỉnh Lâm Đồng) ẩn cư, mưa to, gió giật ở ngọn núi thiêng này sớm đã trở thành người đồng hành của ông.

{keywords}
Nơi đây ẩm ướt, nhiều mưa và sương mù...

Ông nói, ông biết đến và leo ngọn Langbiang cách đây khoảng 30 năm. Tuy nhiên, ông chỉ mới xem ngọn núi này như một chốn thân thiết từ 5 năm trước. Tháng 7 vừa qua, khi những ảm đạm từ đại dịch bao phủ nhiều nơi, ông muốn lên núi sống ẩn cư như đã từng khi còn là một hướng đạo sinh.

“Đà Lạt chưa có dịch, nhưng tôi đã chán cảnh dưới phố. Và, vì vài mục đích khác nhau, chủ yếu là tự huấn luyện, rút tỉa kinh nghiệm để chuẩn bị cho chuyến đi cuối năm với chuyên đề Leo và cắm trại trên các ngọn núi cao vùng Tây Bắc, tôi quyết định lên đỉnh núi Bà sống”, ông Sơn kể.

Chuyến đi dài ngày nhưng ông và bạn chuẩn bị rất sơ sài. Hành lý của ông chỉ là chiếc lều nhỏ, đôi bộ áo ấm, cái nồi nhôm, điện thoại thông minh đời cũ. Lúc đầu, ông dựng lều ở độ cao 2000m để “treo” mình cùng bồng bềnh mây phủ, sương mù.

{keywords}
Ông và bạn đồng hành quyết định dời lều trại xuống độ cao 1800m để tìm nắng và sự khô ráo.

Dù đang giữa mùa hè, nhiệt độ về đêm ở đây chỉ khoảng 10 độ C. Đã thế, Đà Lạt mùa này thường chìm trong những cơn mưa rừng xối xả, lạnh tê người. Có đêm, dù đã nhiều năm sống kiểu du mục nhưng ông vẫn bị tiếng mưa gió gào thét làm cho sợ hãi.

Đó là nỗi sợ không biết chiếc lều lúc nào sẽ bị bật tung bởi những cơn gió mạnh trên vùng núi cao gần 2000m. Thậm chí, ông từng tự nhủ nếu rơi vào hoàn cảnh ấy, ông cũng chẳng biết phải xoay xở thế nào cho ổn ngoài việc chịu cảnh ướt như chuột lột, co rúm người trong gió rét thấu xương.

Cũng may, từ rất lâu rồi, ông đã thích nghi với cái lạnh và sự ẩm ướt của Langbiang nên vẫn chịu được. Ông không còn sợ những cơn mưa rừng hoang lạnh. Ngược lại, với ông, chúng mang lại những thi vị cuộc sống.

{keywords}
Đến nay, ông đã lên núi sống được hơn 4 tuần.

Ông nói: “Mưa rừng nào chỉ mang đến cảm giác cô đơn và sự buốt giá cho những tâm hồn nhạy cảm. Chúng còn mang lại nguồn nước uống quý giá cùng với cơ hội được tắm trong sự sảng khoái”.

“Chúng giúp cho cơ thể được sạch sẽ và tâm hồn như được giải thoát khỏi mọi lo âu, căng thẳng của mùa dịch. Nhờ vậy, chỉ cần vài ngày sống cùng ngọn núi cao cũng đủ giúp cho tâm hồn lẫn thể xác của khách lữ hành như được làm mới để được trở thành một con người khác, một người yêu hơn cuộc đời của chính mình”, ông chia sẻ thêm.

Ít ngày trước, để tránh xa vùng sương mù, mưa nhiều, ông và bạn quyết định dời lều trại xuống khu vực có độ cao 1800m. Nơi đây có nhiều nắng, khô ráo nên ông cảm thấy dễ chịu và việc nấu nướng cũng dễ dàng hơn.

{keywords}
Từng là hướng đạo sinh, ông dễ dàng vượt qua thời tiết khắc nghiệt nơi rừng thiêng núi thẳm.

Tâm hồn hòa nhập cùng nhịp sống tự nhiên

Sống giữa núi rừng, khái niệm về thời gian của ông dần nhạt nhòa. Ông và bạn đồng hành đã chấp nhận thực tế “sẽ còn phải sống lâu dài trên ngọn núi thiêng của người Lạch (một nhánh của dân tộc K’Ho) này cho đến khi đại dịch Covid-19 qua đi dù chưa biết bao giờ ngày đó mới đến”.

Thời gian này, những chuyến xuống núi mua thực phẩm của ông cũng thưa dần. Thay vào đó, ông siêng năng hơn trong việc đi khắp rừng tìm kiếm những loại rau, trái cây mà người Lạch “bật mí” rằng không chỉ ăn được mà còn rất tốt cho sức khỏe. Ông nói: “Thức ăn ở rừng núi không có nhiều như thiên hạ hay kháo nhau”.

“Ngoài thực phẩm được mua từ dưới núi, chúng tôi còn bổ sung thêm bằng các loại rau rừng thường có khá nhiều vào mùa mưa. Săn thú thì bị cấm, mà tôi cũng chẳng bao giờ có can đảm giết hại các sinh vật của Langbiang. Thay vào đó, tôi đi khắp nơi tìm kiếm những loại rau rừng mà những người Lạch mách rằng chúng không chỉ ăn rất ngon mà còn là bổ dược”, ông nói thêm.

{keywords}
Chỉ với những vật dụng cơ bản, ông đã trải qua 4 tuần sống giữa rừng hoang không điện nước, tiện nghi của cuộc sống hiện đại.

Nhiều tuần trôi qua, cuộc sống giữa núi rừng bào mòn sức khỏe ông. Chúng hiện hữu trên “vòng eo không ngừng teo tóp”, “những cơn thở dốc khi vượt đèo đi lấy nước suối”, “đôi vai, bước chân mau mỏi”, "thời gian ngồi nghỉ giữa đường nhiều hơn” của ông.

Dẫu vậy, ông vẫn lạc quan, yêu ngọn núi và chưa từng có ý định xa rời nó dù chỉ là ý nghĩ thoáng qua. Ông chia sẻ: “Trải qua nhiều ngày đêm sống cùng sương gió, giá rét, chúng tôi nhận thấy rằng chế độ ăn uống như nhà tu hành cũng không đến nỗi nào. Sức khỏe tinh thần và thể chất chỉ bị bào mòn đôi chút”.

“Nhưng ông trời cũng công bằng. Ông vẫn ban cho chúng tôi tình yêu cuộc sống và tình yêu thiên nhiên mỗi ngày. Nhờ vậy, chúng tôi vẫn cảm thấy thân thiết với ngọn núi này như ngày nào và chưa từng có thoáng nghĩ muốn rời xa nó. Tâm hồn lữ khách dường như đã hoàn toàn hòa nhập với nhịp sống của thế giới tự nhiên”, ông nói thêm.

{keywords}
Hiện nay, những chuyến ông xuống núi mua thực phẩm ít dần. Thay vào đó, ông luồn rừng tìm rau, trái để làm thức ăn.

Bây giờ, với ông, mỗi ngày lang bạt cùng mây gió giữa núi rừng là những hoạt động đầy niềm vui, mang đến cho ông lòng tin yêu vào cuộc sống. Thậm chí, đôi khi với ông, đó còn là “những cảm giác ly kỳ, hấp dẫn khi lỡ bước đi vào những con đường mòn bí hiểm của dân thợ săn và bắt gặp vài chiếc bẫy cũ mèm”.

Hiện, ông đã trải qua 4 tuần sống trên đỉnh núi và quen dần với những cơn mưa rừng ầm ào kéo về trong gió thốc lạnh buốt. Và, những cơn mưa ấy bây giờ chỉ đem lại cho ông cảnh "ngàn thông trở nên xanh mướt, hàng chục loài nấm sau mỗi đêm thi nhau vươn khỏi mặt đất, những trái cây chín mọng…”.

{keywords}
 Ông nói, hiện tâm hồn ông đã hòa nhập cùng nhịp sống của tự nhiên.

Ông chia sẻ: “Trong lúc cả thế giới đang phải sống những ngày u ám bởi sự đe dọa đáng sợ của Covid-19, buổi sáng trên Langbiang vẫn là những ngày đẹp trời như chẳng biết đến chuyện thế gian”.

“Buổi sớm tinh mơ, sương mù vẫn còn rải rác khắp núi rừng. Ánh ban mai dần đến như muốn ban phát nguồn sinh lực mới cho những lữ khách đã chịu đựng suốt đêm dài mưa gió. Những món quà của thiên nhiên luôn là những gì thuần khiết và bất ngờ nhất. Tại sao không tìm cho mình những món quà đặc biệt đó một cách đơn giản nhất?”, ông chia sẻ thêm.

Bài:  Nguyễn Sơn

Ảnh: Nhân vật cung cấp

Cặp vợ chồng Mỹ sống tách biệt trong rừng sâu

Cặp vợ chồng Mỹ sống tách biệt trong rừng sâu

Điện chập chờn, Internet yếu, Grace Riley và Ryan Sullivan vẫn hài lòng với cuộc sống yên bình trong ngôi nhà nhỏ di động của mình.

">

Người đàn ông 62 tuổi lên núi Bà sống đời du mục suốt 4 tuần

Đang chới với thì vớ được phao

Dù đã nửa đêm nhưng anh Phạm Hồ Hải vẫn trằn trọc không ngủ được. Anh bật dậy khi nghe điện thoại đổ chuông. Đầu dây bên kia người em vợ lo lắng thông báo: “Anh à, em thấy má nằm nghiêng, vẻ mặt đờ đẫn, mệt mệt”. Anh Hải vội ngắt máy và nhắn tin gửi tới vị bác sĩ anh mới quen để hỏi xem nên làm thế nào. Lúc ấy là 2h sáng nhưng chỉ vài phút sau anh Hải đã nhận được tin nhắn phản hồi của bác sĩ.

Qua tin nhắn, vị bác sĩ trấn an anh Hải rồi hướng dẫn cách vuốt lưng nhẹ cho người mẹ, thi thoảng cho bà thay đổi tư thế nằm nghiêng phải, nghiêng trái hoặc nằm sấp. Vị bác sĩ nhấn mạnh không được để bệnh nhân nằm ngửa vì sẽ dễ bị lịm đi.

Anh Hải sống ở Quận 7 (TP. HCM) nhưng cách đó 13km, tại Quận 6, bố và anh em nhà vợ đang bị mắc Covid-19. Cả 4 người dương tính với Sars-CoV-2 hôm 19-20/8 nhưng lại giấu nhẹm chuyện này. Mãi tới ngày 23/8, họ mới cho anh biết.

{keywords}
Anh Hải (trái) và người em đã đi mua bình oxy cho gia đình.

Ngày 23/8, bố mẹ vợ anh Hải bắt đầu sốt ho, bố anh Hải khỏe hơn nhưng mẹ thì lại yếu. Buổi chiều 23/8 bà vẫn bình thường nhưng đến tối thì chỉ số SpO2 trong máu tụt xuống 80. Gia đình đã cho bà uống thuốc kháng đông, kháng viêm (được chuẩn bị sẵn theo khuyến cáo của Bộ Y tế trước đó). Tuy nhiên, nửa tiếng sau đo lại, chỉ số SpO2 vẫn không cải thiện, thậm chí còn giảm xuống. Anh Hải nhờ một người em rể đi tìm mua được một bình oxy 6kg. Sau khi cho mẹ thở thì chỉ số SpO2 của mẹ anh tăng lên nhưng chỉ ở mức 75-80.

Khi đó gia đình anh Hải vô cùng lo lắng, quyết định gọi điện cho y tế phường và các bệnh viện. Tuy nhiên thời điểm đó các nơi đều không có xe hoặc đang ở tình trạng quá tải.

Dù rất lo lắng nhưng anh Hải không thể chạy qua trực tiếp hỗ trợ bố mẹ vợ được. Anh bèn chia sẻ câu chuyện khẩn cấp của gia đình lên nhóm Facebook cư dân nơi anh sống. Tình cờ, anh được một người hàng xóm là thành viên trong nhóm giới thiệu cho vị bác sĩ tên Thọ đang sinh sống ở Hà Nội.

Theo lời người hàng xóm, bác sĩ Thọ là thành viên của một nhóm Fanpage “Tư vấn hỗ trợ F0”, tập hợp các bác sĩ chuyên tư vấn, hỗ trợ bệnh nhân Covid-19 qua mạng xã hội.

Anh Hải bấm số điện thoại người hàng xóm gửi cho với những suy nghĩ hết sức mơ hồ. “Bạn biết đó, mạng xã hội nhiều khi rất khó đoán. Nhưng lúc ấy tình huống rất khẩn cấp như kiểu mình đang chới với giữa dòng nước nên vớ được cái phao nào cũng đáng quý”, anh Hải chia sẻ.

Mọi sự hoài nghi trong anh Hải nhanh chóng tan biến khi bác sĩ Thọ mở đầu cuộc trò chuyện bằng những câu hỏi chuyên nghiệp và khoa học. Bác sĩ này hỏi rất kỹ về tuổi tác, cân nặng, bệnh nền cũng như các triệu chứng mẹ anh Hải đang gặp phải.

Nghe anh Hải kể, vị bác sĩ nhanh chóng hướng dẫn gia đình cho bệnh nhân thở oxy đúng cách, tăng thêm liều lượng oxy.

Bác sĩ Thọ bảo gia đình anh cung cấp thông tin về các loại thuốc đã cho mẹ uống, hướng dẫn cách phối hợp các thuốc đang có sẵn trong nhà. Ngoài ra, bác sĩ khuyên anh Hải nên mua thêm một số loại viên uống để tăng cường sức khỏe, thuốc ho, vitamin…

Gia đình anh Hải còn được bác sĩ Thọ chỉ cho cách theo dõi diễn biến của bệnh, cách cho bệnh nhân nằm, cách tập thở.  

Sớm hôm sau, gia đình anh Hải còn nhờ người quen mượn được một bình oxy lớn để hỗ trợ cho mẹ. Khi hết bình oxy, anh lại mượn được một máy tạo oxy để đảm bảo nguồn oxy khi cần.

Với sự chỉ dẫn tận tình của bác sĩ Thọ, 4 ngày sau, tình hình sức khỏe của mẹ anh Hải đã cải thiện rõ rệt. Chỉ số SpO2 lên mức 95 và ổn định tới bây giờ.

Anh Hải ghi nhớ lời của bác sĩ Thọ dặn rằng, bệnh này nặng nhất từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 10. Nếu biết cách “lướt” qua giai đoạn này thì bệnh nhân sẽ nhanh chóng phục hồi. Anh Hải còn dặn em vợ lưu sẵn số đường dây nóng của cơ sở y tế địa phương để đề phòng trường hợp khẩn cấp hoặc muốn xin tư vấn thêm.

Biết ơn vị bác sĩ nhiệt tình

Cả bốn người trong gia đình nhà vợ anh Hải đều nhiễm Covid-19 nhưng người em không có triệu chứng nên khỏe hơn cả. Anh Hải dặn em theo dõi oxy của mẹ liên tục, cứ 2-3 tiếng phải đo lại một lần.

Người em phải thường xuyên quan sát kỹ xem mẹ ho ra sao, thở thế nào. Suốt mấy đêm đầu, anh Hải gần như không ngủ. Ban đêm, nếu bên nhà vợ thông báo tình hình, anh lại báo cho bác sĩ Thọ để được hướng dẫn cách xử lý.

Điều khiến anh Hải ngạc nhiên là bác sĩ Thọ dù chỉ quen anh qua mạng, chưa một lần gặp mặt nhưng lại rất nhiệt tình, không quản ngại đêm hôm.

“Bác sĩ dặn tôi buổi sáng phải nắm tình hình, đo nhiệt độ rồi báo cho bác sĩ. Có lúc 2h đêm tôi xin ý kiến vẫn thấy bác sĩ trả lời. Sáng hôm sau 8h tôi hỏi thì bác sĩ cũng nhắn lại ngay. Không rõ mấy giờ bác sĩ mới đi ngủ và ngủ được bao nhiêu tiếng một ngày”, anh Hải chia sẻ.

Mẹ vợ anh Hải năm nay 69 tuổi, mắc một số bệnh nền như tiểu đường, gan nhiễm mỡ… Vì không thể ở gần chăm sóc nên anh Hải chỉ có thể quan tâm bố mẹ vợ qua những cuộc gọi video. Anh Hải luôn động viên bà mỗi ngày bằng câu nói: "Má uống thuốc giỏi quá, hôm nay má khỏe nhiều rồi!".

“Khi điều trị bệnh này, tinh thần vô cùng quan trọng. Bác sĩ Thọ dặn, tinh thần suy sụp thì không tốt chút nào. Má tôi mỗi khi thấy một nắm thuốc mười mấy viên thì rất sợ. Khi ấy tôi vừa động viên, vừa khen ngợi để má vui”, người đàn ông này nói.

Theo anh Hải, khi sức khỏe của mẹ vợ vừa ổn định thì lại đến anh vợ trở nặng. Anh Hải lại tiếp tục gọi điện “làm phiền” bác sĩ Thọ và được vị bác sĩ này nhiệt tình giúp đỡ một lần nữa.

Ngày 1/9, sau 10 ngày nhiễm bệnh, bố mẹ cùng anh em vợ của anh Hải đã ra y tế phường test Covid-19 và tất cả đều nhận được kết quả âm tính. Biết tin, bác sĩ Thọ rất vui mừng nhưng không quên dặn dò các thành viên phải tập thở thêm để phục hồi sức khỏe. Khi nào xét nghiệm PCR âm tính thì mới hoàn toàn yên tâm.

“Gia đình tôi rất may mắn. May mắn vì kịp thời tìm được nguồn oxy. May mắn vì má đáp ứng thuốc tốt. Và đặc biệt là nhận được sự trợ giúp nhiệt tình từ xa của bác sĩ Thọ. Gia đình tôi rất biết ơn và muốn hậu tạ nhưng bác sĩ Thọ nhất quyết không nhận. Những gì anh ấy làm cho gia đình tôi thực sự đáng quý”, anh Hải xúc động nói.

Trao đổi với PV, bác sĩ Phạm Văn Thọ (chuyên khoa tai mũi họng và da liễu) cho biết: “Trước đó, tôi có tham gia vào một vài nhóm giúp nhau mùa dịch trên mạng xã hội. Tuy nhiên, sau đó tôi nhận thấy, cần phải có một nhóm chuyên về hỗ trợ thông tin y tế cho người dân. Vậy nên, tôi đã cùng một số dược sĩ, bác sĩ uy tín sinh sống tại Hà Nội lập ra Fanpage “Tư vấn hỗ trợ F0”.

Chúng tôi chỉ dẫn cụ thể hơn cho mọi người việc thực hiện các hướng dẫn của Bộ Y tế, những vấn đề thường gặp trong quá trình dùng thuốc tại nhà. Nhiều người khi nhận được các gói thuốc của bên y tế địa phương chưa rõ cách dùng thì chúng tôi tư vấn kỹ hơn”.

Gần 2 tháng qua, anh Thọ cùng các bác sĩ trong nhóm đã hỗ trợ tư vấn cho hàng trăm trường hợp F0, nhiều trường hợp có cả gia đình từ 4-5 người thậm chí 11 người cùng bị Covid-19. “Trong điều kiện dịch bệnh khó khăn như hiện nay, mang lại được chút lợi ích nho nhỏ cho người bệnh, chúng tôi rất vui,” bác sĩ Thọ chia sẻ.

Hồng Anh

F0 khỏi bệnh và chuyến xe rời viện trong chiều mưa tầm tã

F0 khỏi bệnh và chuyến xe rời viện trong chiều mưa tầm tã

Trời Sài Gòn đổ mưa tầm tã, nhưng sự u ám của đất trời không che lấp được niềm vui của mọi người trên chuyến xe rời bệnh viện ngày hôm ấy.   

">

Giúp cả nhà vợ khỏi Covid nhờ bác sĩ quen trên mạng

Nhận định, soi kèo Tottenham vs Leicester, 21h00 ngày 26/1: Cơ hội cho Gà trống

{keywords}Bà Klavdia Novikova và ông Yasaburo Hachiya thời trẻ.

Bà Klavdia Novikova (người Siberia) gặp ông Yasaburo Hachiya (người Nhật) trong khu tái định cư dành cho các tù nhân của trại cải tạo GULAG.

Khi đó, cả hai vừa được trả tự do khỏi các bản án thực thi dưới thời Stalin. Tuy nhiên, do nhầm lẫn, ông Yasaburo Hachiya không được đưa trở lại quê hương. Ông phải lấy một cái tên Nga để che giấu nguồn gốc của mình, tiếp tục sống ở đất nước này.

Cặp đôi đã kết hôn và cùng nhau chung sống 37 năm trước khi bà Klavdia Novikova nhất quyết đòi ly dị để ông trở về với người vợ đầu ở Nhật Bản - người mà ông nghĩ rằng đã chết từ lâu.

Khi bà Klavida Novikova qua đời, sự ra đi của bà hầu như không được chú ý ở Nga, nhưng đối với người dân Nhật Bản, đây là một sự kiện quan trọng.

Người phụ nữ Nga này được người Nhật xem là biểu tượng cuối cùng của tình yêu và đức hi sinh của người phụ nữ. Bà đã hi sinh hạnh phúc của mình để đề nghị chồng quay trở lại với người vợ đầu đã chờ đợi ông 51 năm. Và cũng chỉ khi quay trở lại Nhật Bản, ông mới lấy lại được “phẩm giá” mà ông xứng đáng có được, thay vì sống như một cựu tù binh ở Nga.

“Vợ ông ấy cần được ôm ông ấy một lần trước khi cả hai qua đời. Tôi cảm thấy tim mình như xé làm đôi khi để ông ấy ra đi. Nhưng đó chẳng phải là lỗi của ai cả. Chỉ là do số phận mà thôi. Điều quan trọng là ông ấy sẽ được sống tốt hơn ở Nhật Bản. Ông ấy đã phải trải qua nhiều chuyện, và có thể sẽ không sống sót được ở đây” - bà Klavdia Novikova nói trước khi qua đời.

Sự sắp đặt của số phận

{keywords}
Ông Yasaburo và người vợ đầu

Mọi chuyện bắt đầu từ trước Thế chiến thứ 2, khi ông Yasaburo, con trai của một gia đình giàu có, cùng với người vợ Nhật Hisako chuyển đến Hàn Quốc định cư, nhằm tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ở Hàn Quốc, hai người có với nhau 2 đứa con, một trai, một gái.

Khi Hồng quân Liên Xô tiến vào năm 1945, nhiều người Nhật bị bắt và buộc tội gián điệp. Ông Yasaburo bị đưa đến một trại cải tạo khét tiếng của Stalin ở cực đông Siberia với bản án 10 năm.

Bà Klavdia lúc đó cũng đã kết hôn và có 1 cậu con trai. Bà cũng bị giam giữ trong một thập kỷ ở vùng này sau khi bị kết án oan. Người phụ nữ kiên cường này nói: “Tôi đã trải qua cảnh địa ngục, nhưng tôi không suy sụp, thậm chí không thốt ra một lời tục tĩu. Khu trại này đã làm hỏng nhiều phụ nữ. Thật đáng sợ khi nhớ tới những điều ấy. Điều quan trọng nhất với tôi là giữ được tâm hồn mình”.

Sau khi được ra khỏi trại, bà phát hiện ra người chồng đã bỏ rơi mình và có gia đình mới. Cùng lúc đó, các tù nhân người Nhật được thả ra khỏi trại và các cán bộ đã quên ghi tên ông Yasaburo vào danh sách tù nhân được trở về nước. Lúc này, ông Yasaburo nghĩ rằng vợ con mình đã chết. Ông cũng lo sợ khi nghĩ đến chuyện mình sẽ được tiếp nhận như thế nào sau quá nhiều năm ở Liên Xô. Vì thế, ông quyết định trở thành một công dân Liên Xô dưới cái tên Yakov (Yasha) Ivanovich.

“Chúng tôi gặp nhau ở khu Bryansk, trong một trại tái định cư. Tôi nhìn thấy Yasha có khuôn mặt không phải của người Nga. Anh ấy gầy gò, bị đè nén và trong mắt anh ấy là nỗi đau. Hình ảnh đó khiến trái tim tôi đau đớn”.

Tuy nhiên, họ không bắt đầu ngay mối quan hệ vì bà e ngại chuyện tình cảm với một người bị bỏ tù vì tội làm gián điệp chống Liên Xô, mặc dù đó là bản án oan. Cho mãi đến đầu những năm 1960, khi bà chuyển đến ngôi làng Progress ở vùng viễn đông của Nga, ông mới viết cho bà một lá thư ngỏ ý muốn đi cùng bà. Nhưng bà đã từ chối vì e sợ. “Tôi chỉ kể với một người bạn thân rằng tôi đang trao đổi thư từ với một cựu tù binh”.

Không nản lòng, ông Yasaburo đã vượt qua 6 múi giờ của Nga để đến bên bà. Bà mủi lòng, sau đó họ kết hôn, khởi đầu cho một cuộc sống hạnh phúc và đầy yêu thương. Ông trở thành thợ cắt tóc, làm nhiếp ảnh gia, đồng thời thực hành châm cứu. Họ trồng cà chua, dưa chuột, nuôi một con dê và một đàn ong. Họ sống giản dị nhưng hạnh phúc, mặc dù không có con chung.

{keywords}
Bà Klavdia và ông Yasha sống hạnh phúc bên nhau suốt nhiều năm.

“Không có người đàn ông nào giống như Yasha. Các chị em trong làng ghen tị với tôi vì anh ấy không uống rượu, không hút thuốc” - bà kể.

Cả hai yêu thương nhau và gắn bó đến mức họ hẹn thề sẽ chết cùng nhau vì không thể xa nhau. Ông Yasaburo thậm chí còn mua 2 chiếc quan tài cất sẵn trên gác mái.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, một người dân địa phương đã kể với đối tác kinh doanh người Nhật của mình về người đàn ông Nhật đã sống rất lâu ở đây. Câu chuyện này đã giúp lần ra manh mối về em trai của ông Yasaburo, sau đó phát hiện ra vợ và con gái ông vẫn còn sống. Họ đã sống sót sau chiến tranh Triều Tiên và trở về Nhật Bản, trong khi cậu con trai thì đã chết ở Nam Triều Tiên.

Lúc này, ông biết rằng người vợ đầu vẫn chung thuỷ chờ đợi ông 51 năm. Trở về quê hương, bà làm việc như một y tá, tiết kiệm tiền để xây một ngôi nhà mà bà nói là để dành cho người chồng mất tích của mình.

Cuộc sống của ông bắt đầu đảo lộn khi con gái ông, lúc đó đã 51 tuổi, và người em trai đã đến tận ngôi làng Progress để thuyết phục ông trở về Nhật Bản. 

Ông đã từ chối và nói với bà Klavdia rằng: “Tôi không thể xa rời bà. Bà là tất cả đối với tôi”. Nhưng bà Klavdia đã hi sinh hạnh phúc của mình và khăng khăng bảo ông nên trở về với người vợ đầu, người đã chờ đợi ông quá lâu. Bà cũng cho rằng vì sức khoẻ của ông đã kém nên ông sẽ được điều trị tốt hơn ở Nhật.

Bất chấp sự phản đối của ông, bà làm hộ chiếu, đổi tiền tiết kiệm của họ sang tiền đô rồi ly hôn ông. Nếu bà không làm vậy, ông sẽ không đủ điều kiện nhận lương hưu, nhận quyền thừa kế và sở hữu tài sản.

{keywords}
Bà Klavdia hôn tạm biệt chồng, tiễn ông về Nhật Bản. 

Tháng 3/1997, bà hôn tạm biệt người chồng yêu dấu của mình, chuẩn bị sẵn sàng cho viễn cảnh sẽ không bao giờ gặp lại ông nữa. Nhưng bà thấy rằng đó là việc phải làm sau khi số phận vô tình đưa bà vào một mối tình tay ba.

Từ Nhật Bản, ông Yasa liên tục gửi cho bà những món quà nhỏ. Mỗi thứ 7, ông đều gọi cho bà và cầu xin bà sang thăm ông. Câu chuyện của cặp đôi già trở nên nổi tiếng ở Nhật Bản. Một nhà văn nổi tiếng đã viết một cuốn sách dựa trên câu chuyện này. Câu chuyện của họ cũng được làm thành một bộ phim. 

Bà Klavdia được người dân Nhật Bản vô cùng kính trọng vì hành động hi sinh dành cho người đàn ông mà mình yêu thương. Thậm chí, người dân của quận Tattori, ngoại ô Tokyo còn quyên góp tiền để bà Klavdia có thể tới Nhật Bản. Lúc đó, bà đã 80 tuổi và quyết định bay sang Nhật.

Cuối cùng, hai người vợ đã được gặp nhau. Họ vừa ôm nhau vừa khóc, và không cần đến phiên dịch cũng có thể hiểu được những cảm xúc sâu kín trong lòng nhau.

{keywords}
Ông Yasha gặp lại người vợ đầu - người đã chờ đợi ông suốt 51 năm.

Bà Klavdia sau đó lại quay lại Nga tiếp tục cuộc sống độc thân. Sau khi người vợ đầu qua đời, ông Yasa đã nài nỉ bà Klavdia chuyển tới Nhật Bản sống cùng ông. Ông cũng tính đến chuyện trở về làng Progress để sống cùng bà. 

Tuy nhiên, bà Klavdia đã từ chối vì muốn ông hãy “sống với phẩm giá” vào những năm cuối đời ở Nhật - nơi mà ông được chăm sóc sức khoẻ tốt hơn. Bà nói rằng, nhu cầu của bản thân rất giản dị và bà nên sống ở quê hương.

Không lâu sau đó, bà qua đời. Sau khi nhận tin buồn, ông Yasaburo đã viết cho bà một bức thư rất cảm động như thể bà vẫn còn sống.

“Klavdia, tôi biết rằng em đã ra đi, để lại nỗi đau buồn bao trùm lấy tôi. Tôi đã cố gắng gọi cho em hôm 30/8 - ngày sinh nhật lần thứ 96 của tôi, nhưng không được. 40 năm sống cùng nhau ở Nga, em đã luôn ở bên tôi, luôn ủng hộ tôi. Cảm ơn em về tất cả.

Tôi được trở về Nhật Bản, tất cả là nhờ những nỗ lực của em, và tôi vô cùng biết ơn về điều đó. Tôi nhớ việc chúng ta đã chuẩn bị 2 chiếc quan tài cho nhau như thế nào. Nếu tôi có thể, tôi sẽ chạy ngay đến và ôm chặt em vào lòng. Nhưng bây giờ tôi hoàn toàn bất lực… Hãy yên nghỉ nhé Klavdia yêu dấu. Yasaburo của em”.

{keywords}
 
{keywords}
Hai người gọi cho nhau lúc còn sống.

Đăng Dương(Theo The Siberian Times)

Chuyện tình ngọt ngào của cặp 9X yêu nhau qua hàng trăm lá thư tay

Chuyện tình ngọt ngào của cặp 9X yêu nhau qua hàng trăm lá thư tay

Dù gặp mặt thường xuyên, nhưng Phong và Chi vẫn viết cho nhau 2-3 lá thư tay một tuần. Có phong thư chỉ bé tẹo bằng hai đầu ngón tay nhưng chứa chan tình cảm.

">

Chuyện tình éo le của cựu tù nhân Nhật và người phụ nữ Nga

友情链接