- Ban Tuyển sinh quân sự,ôngbốđiểmsànxéttuyểnvàotrườngquânđộlịch vạn niên 2024 - xem lịch âm lịch dương giờ hoàng đạo theo ngày tháng Bộ Quốc phòng vừa công bố điểm sàn xét tuyển vào 18 trường quân đội.
Công bố điểm sàn xét tuyển vào 18 trường quân đội
相关文章
- 、
-
Soi kèo góc Nice vs Lens, 23h00 ngày 8/2 -
Mua Mercedes bị showroom quỵt giấy tờ: Xuất hiện người nhận là chủ xe và đòi xe"Anh ta đề nghị vợ chồng tôi ra Hà Nội để gặp bàn bạc và trả lại chiếc Mercedes GLC 250 cho anh ta", chị Tuyết cho hay.
Đáng chú ý, người đàn ông tự xưng tên là Mạnh này khẳng định với chị Tuyết, anh Nguyễn Anh Sơn ở quận Ba Đình chỉ là người đứng tên hộ trên giấy đăng ký xe để tiện... làm thủ tục thế chấp ngân hàng.
Quá bất ngờ khi xuất hiện thêm "chủ xe" lạ gọi điện đến đòi xe, lại không phải tên Nguyễn Anh Sơn như trong giấy đăng ký xe, chị Tuyết đã đề nghị người này chứng minh thông tin bằng cách gửi ảnh giấy tờ xe gốc hoặc đơn giản là ảnh chụp của anh ta với đúng chiếc xe nói trên. Tuy nhiên, người đàn ông này lại từ chối và cho rằng, không việc gì phải chứng minh như vậy.
Vì lẽ đó, chị Tuyết đã từ chối cuộc gặp với người đàn ông trên. Từ đó đến nay, hai bên chưa có thêm liên lạc nào với nhau.
Chiếc Mercedes-Benz GLC 250 đời 2016 được vợ chồng chị Tuyết mua của Việt Thành Auto với giá 815 triệu, đã trả trước 715 triệu nhưng đến nay vẫn chưa có giấy tờ. (Ảnh NVCC) Để cởi "nút thắt" mới của vụ việc, PV VietNamNet đã cố gắng liên hệ với người đàn ông nói trên theo số điện thoại được chị Tuyết cung cấp. Người đàn ông này nghe máy và cho biết mình là Bùi Văn Mạnh (SN 1988, đang trú tại Hà Nội), đồng thời cũng khẳng định, mình chính là chủ sở hữu của chiếc Mercedes-Benz GLC 250 4Matic mang BKS 30K-644.xx nhiều năm nay.
Qua thông tin được đăng tải trên báo VietNamNet và qua các kênh mạng xã hội, anh Mạnh được biết phía Việt Thành Auto do ông Nguyễn Thế Thành là chủ đã bán chiếc xe này cho vợ chồng chị Tuyết ở Vĩnh Phúc nên đã tìm cách liên lạc để giải quyết.
Khi được hỏi vì sao chiếc xe đang mang tên mình, lại sang tên cho Nguyễn Anh Sơn (Ba Đình, Hà Nội) vào tháng 10/2023, người đàn ông này giải thích tương tự như đã nói với chị Tuyết, rằng Sơn là người anh em thân thiết nên nhờ sang tên để tiện... vay ngân hàng. Đồng thời, anh này cho biết thêm, chiếc xe được thế chấp giấy tờ tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) từ năm 2023.
"Tôi đã gọi điện cho vợ chồng chị Tuyết và muốn lấy xe về nhưng chị ấy không đồng ý. Giấy tờ vẫn đang được thế chấp tại ngân hàng VPBank, bây giờ chiếc xe là tài sản của ngân hàng rồi, nếu có vấn đề gì thì họ sẽ có trách nhiệm thu lại chứ không phải tôi", người đàn ông này nói thêm.
Tuy nhiên, khi PV đề nghị một cuộc gặp trực tiếp để trao đổi thông tin chi tiết thì người đàn ông trên từ chối.
Xác nhận điều này với VietNamNet, một nhân viên của Trung tâm Thế chấp vùng 3 thuộc Ngân hàng VPBank cho biết, chiếc xe Mercedes-Benz GLC 250 trong vụ việc đã được khách hàng tên là Nguyễn Anh Sơn thế chấp giấy tờ vào ngân hàng để vay vốn từ tháng 7/2023, đến nay đã được 10 tháng.
"Khách hàng này vẫn trả nợ cả gốc và lãi đều cho chúng tôi mỗi tháng khoảng 20 triệu đồng", nhân viên này chia sẻ thêm.
Chị Nguyễn Thị Tuyết chỉ dám sử dụng chiếc xe Mercedes-Benz GLC 250 4Matic đời 2016 để đi loanh quanh gần nhà vì chưa có giấy tờ. (Ảnh NVCC) Theo tìm hiểu của PV. VietNamNet từ phía các cơ quan chức năng, chiếc Mercedes-Benz GLC 250 4Matic đời 2016 nói trên được đăng ký lần đầu tại TP. HCM với BKS 51F-787.xx. Năm 2021, chiếc xe được bán ra Hà Nội và đăng ký lại với BKS 30G-930.xx, chủ xe trên giấy đăng ký là Bùi Văn Mạnh. Đến tháng 10/2023, chiếc GLC 250 được sang tên cho Nguyễn Anh Sơn và mang BKS mới 30K-644.xx.
Trước đó, như VietNamNet đã phản ánh, cuối tháng 12/2023, chị Nguyễn Thị Tuyết (33 tuổi, trú tại TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) cùng chồng đến showroom Việt Thành Auto (số 9, Mạc Thái Tông, quận Cầu Giấy, Hà Nội) mua chiếc xe sang hiệu Mercedes-Benz GLC 250 4Matic đời 2016 với giá 815 triệu đồng thông qua tư vấn bán hàng là Nguyễn Anh Dũng. Chị Tuyết trả trước tổng cộng 715 triệu và nhận xe, còn 100 triệu hẹn sau một tuần lấy giấy tờ trả nốt.
Tuy nhiên, đã hơn 4 tháng trôi qua, phía showroom Việt Thành Auto vẫn chưa trả giấy tờ xe cho chị Tuyết. Nhân viên Nguyễn Anh Dũng thông báo đã nghỉ việc trong khi ông chủ showroom là Nguyễn Thế Thành không liên lạc được. Phía công an cũng xác nhận ông Thành đã rời khỏi nơi cư trú, hiện không xác định được nơi ở. Ông Thành cũng từng bị nhiều đơn tố cáo liên quan đến việc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua việc mua bán xe ô tô đã qua sử dụng.
Showroom Việt Thành Auto tại địa chỉ số 9 phố Mạc Thái Tông (Cầu Giấy, Hà Nội) từng sôi động, nay đã "bay hơi". (Ảnh: Hoàng Hiệp) Mới đây, vợ chồng chị Tuyết đã gửi đơn tố cáo đối với ông chủ và nhân viên bán hàng của showroom ô tô Việt Thành đến Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Cán bộ của Công an quận Cầu Giấy cho biết, đã nhận được đơn của vợ chồng chị Tuyết, đồng thời đang có những bước xác minh, điều tra và làm rõ.
VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc
Bạn có góc nhìn hoặc có trải nghiệm nào với câu chuyện trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nhiều điểm bất thường vụ mua xe Mercedes GLC 4 tháng chưa nhận được giấy tờ
VietNamNet tìm hiểu từ cơ quan công an cho thấy, chiếc Mercedes-Benz GLC 250 đã bán cho chị Tuyết vẫn đang đứng tên chủ cũ và chưa từng được phía Việt Thành Auto (Cầu Giấy, Hà Nội) làm thủ tục rút hồ sơ."> -
Hãng xe điện Mỹ Fisker nộp đơn xin phá sản: Xe lỗi, khách khiếu nại, nợ lớnChiếc xe điện đầu tiên Fisker Ocean được trưng bày tại triển lãm ô tô AutoMobility LA 2021. Ảnh: Bloomberg Vào trung tuần tháng 3/2024, Fisker đưa ra thông báo ngừng hoàn toàn hoạt động sản xuất, ban đầu dự kiến trong vòng 6 tuần để tìm cách tháo gỡ các khó khăn về tài chính.
Ông Henrik Fisker, Giám đốc điều hành kiêm nhà sáng lập thương hiệu Fisker thừa nhận, chiếc SUV điện Ocean của hãng gặp nhiều vấn đề về chất lượng vận hành. Lỗi phần mềm khiến Fisker liên tục phải cắt giảm kế hoạch sản xuất của mình.
Năm ngoái, khoảng 10.000 chiếc Fisker Ocean đã được xuất xưởng nhưng chỉ có 1/2 trong số đó giao đến tay khách hàng. Quý I/2024, hãng cũng mới chỉ bàn giao đến tay khách hàng khoảng 1.300 xe.
Trên thực tế, mẫu xe điện đầu tiên của Fisker bị người dùng liên tục khiếu nại về các sự cố xảy ra trong quá trình sử dụng.
Cơ quan Quản lý an toàn giao thông quốc gia (NHTSA) đã thông báo xem xét về những khiếu nại này. Vụ việc khiến uy tín của công ty giảm sút nghiêm trọng.
Tháng 2 năm nay, Fisker Ocean còn bị một YouTuber nổi tiếng Marques Brownlee đánh giá là chiếc xe tệ nhất và không xứng đáng để mua.
Fisker Ocean liên tục gặp lỗi là một trong những nguyên nhân khiến doanh số của hãng yếu kém. Ảnh: Fisker Đây là lần phá sản thứ hai của ông Henrik Fisker trong lĩnh vực sản xuất ô tô.
Năm 2007, nhà thiết kế ô tô người Đan Mạch này hợp tác với Bernhard Koehler và Quantum Technologies thành lập Fisker Automotive.
Năm 2015, công ty ô tô này phá sản và được bán lại cho tập đoàn Trung Quốc Wanxiang ngoại trừ thương hiệu Fisker.
Năm 2016, Henrik Fisker tiếp tục thành lập pháp nhân mới là Fisker hiện nay.
Ngày 13/7/2020, Fisker chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng trên Sở giao dịch chứng khoán New York thông qua việc sáp nhập với Spartan Energy Acquisition Corp, một SPAC được hỗ trợ bởi Công ty Apollo Global Management.
Ngày 30/10/2020, Fisker được niêm yết, giao dịch công khai trên Sở giao dịch chứng khoán New York với mã cổ phiếu FSR.
Giá trị vốn hóa của Fisker trên thị trường khi đó ở mức 2,9 tỷ USD với tổng tài sản lên tới hơn 1 tỷ USD.
Tháng 11/2021, Fisker giới thiệu mẫu xe điện đầu tiên, SUV cỡ D Fisker Ocean với 3 phiên bản, giá từ 37.500 USD-69.000 USD.
Đến tháng 8/2023, Fisker gây ấn tượng khi giới thiệu tiếp 4 mẫu xe điện gồm: hatchback Fisker Pear, bán tải Alaska và siêu xe điện mui trần Ronin và Fisker Force E.
Tuy nhiên, kể từ cuối năm 2023, hàng loạt vấn đề nghiêm trọng đã xảy ra với Fisker như lỗ lớn, mất khả năng trả nợ, cổ phiếu bị hủy niêm yết, hàng chục nghìn khách hàng hủy đơn đặt mua ô tô... Đặc biệt, Fisker còn gặp bê bối lớn trong nghiệp vụ tài chính khi "mất" dữ liệu ghi nhận doanh số hàng triệu USD tiền bán xe và các giao dịch với khách trên hệ thống phần mềm quản lý của mình.
Garrett Nelson, Phó Chủ tịch và nhà phân tích chứng khoán tại CFRA Research cho biết: "Fisker đã phải vật lộn để tồn tại trong nhiều tháng nay, vì vậy thông báo được đưa ra hôm thứ Hai không có gì đáng ngạc nhiên. Đây không phải là công ty khởi nghiệp xe điện đầu tiên tuyên bố phá sản. Và chúng tôi không nghĩ đây sẽ là công ty cuối cùng".
Trong 2 năm trở lại đây, một số công ty khởi nghiệp xe điện của Mỹ đã phải nộp đơn xin phá sản như Proterra, Lordstown và Electric Last Mile Solutions.
Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự cạnh tranh đầy khốc liệt của thị trường xe điện, nhu cầu mua sắm sụt giảm, việc gọi vốn trở nên khó khăn.
Cùng với đó là hàng loạt thách thức trong hoạt động sản xuất kinh doanh ô tô đến từ các vấn đề công nghệ kỹ thuật và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo Bloomberg
Tin bài cộng tác gửi về email: [email protected]. Xin cảm ơn
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Hãng xe điện Mỹ ngừng sản xuất tạm thời vì mất khả năng thanh toán nợMỹ - Nhà sản xuất xe điện khởi nghiệp Fisker đã phải ngừng hoạt động sản xuất dự kiến trong 6 tuần do không có khả năng thanh toán các khoản lãi suất phát sinh."> -
'Đào, Phở và Piano' có cảnh nóng, sao chỉ cấm khán giả dưới 13 tuổi?Khán giả kiên nhẫn xếp hàng mua vé phim 'Đào, Phở và Piano' trực tiếp tại quầy chiều 22/2. Sức nóng của phim lịch sử Đào, Phở và Pianovẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi các rạp đang chiếu liên tục, phải tăng suất mà vẫn không đáp ứng hết yêu cầu của khán giả. Cơn sốtĐào, Phở và Pianolan đến cả rạp chiếu TP.HCM khi rất nhiều người xếp hàng mua vé dù nội dung phim xoay quanh những người dân Hà Nội bảo vệ Thủ đô trong thời kỳ Toàn quốc kháng chiến cuối năm 1946, đầu năm 1947.
Từ nước ngoài, đạo diễn Phi Tiến Sơn trả lời truyền thông bày tỏ lòng cảm kích đối với sự quan tâm mà khán giả dành cho Đào, Phở và Piano. Bởi ông không ngờ một bộ phim đề tài lịch sử lại thu hút công chúng đến vậy.
Khán giả xếp hàng dài để vào xem 'Đào, Phở và Piano' chiều 22/2 tại TTCPQG
"Tôi hiểu đằng sau sự quan tâm của khán giả tới bộ phim là nhu cầu trải nghiệm lịch sử, là cảm xúc thiêng liêng với quá khứ hào hùng của dân tộc, lòng yêu nước. Điều đó cho thấy, những người làm điện ảnh như chúng tôi còn nợ khán giả nhiều lắm về mảng đề tài này. Hy vọng sắp tới các đồng nghiệp của tôi sẽ trả dần món nợ ấy. Xin cảm ơn khán giả, cảm ơn những đồng nghiệp, cảm ơn những người đã giúp tôi thực hiện bộ phim này".
Dù còn nhiều điểm bất hợp lý nhưng nhìn chungĐào, Phở và Pianolà bộ phim lịch sử được làm vừa vặn và mang đến nhiều cảm xúc cho người xem. Phim đặc biệt ghi điểm với những người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội bởiĐào, Phở và Piano giúp họ nhìn lại nét hào hoa, vẻ đẹp của người Hà Nội dù trong chiến tranh bom đạn.
Khán giả xếp hàng dài chờ đến giờ vào rạp xem 'Đào, Phở và Piano' chiều 22/2 tại Trung tâm chiếu phim Quốc gia. Đến nay, không ít người vẫn chưa thể lý giải được vì sao bộ phim lại có thể thành hiện tượng công phá rạp chiếu với sức nóng khủng khiếp như vậy. Có lẽ từ thời phim mì ăn liền đầu thập niên 1990, sau 30 năm người ta mới chứng kiến cảnh các bạn trẻ xếp hàng dài dằng dặc tranh nhau mua vé và đứng kín sảnh rạp chờ tới suất chiếu của mình. Điều đáng nói là sức hút lại đến từ một bộ phim đề tài lịch sử, khu biệt hơn là về lịch sử Hà Nội gần 80 năm trước do Nhà nước đặt hàng sản xuất từ ngân sách.
Phim dán nhãn 13+ là quá nhẹ?
Tuy nhiên, điều khiến nhiều người băn khoăn sau khi xem phim là Đào, Phở và Pianodù có cảnh bán khỏa thân của nữ chính (từ phía sau) và vài cảnh nóng của hai nhân vật Dân (Doãn Quốc Đam) và Hương (Cao Thị Thùy Linh) trong đêm tân hôn nhưng chỉ dán nhãn 13+ (hạn chế khán giả dưới 13 tuổi). Khán giả lo ngại những cảnh này chưa phù hợp với người xem nhỏ tuổi.
Khán giả hào hứng chụp poster phim tại rạp để check-in. Liệu Hội đồng thẩm định, phân loại phim có quá 'thoáng' khi chỉ hạn chế khán giả dưới 13 tuổi tiếp cận phimĐào, Phở và Piano?
TheoThông tư quy định tiêu chí phân loại phim và thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báođược Bộ VHTTDL ban hành và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/5/2023, phầnPhụ lụcvề tiêu chí phân loại phim T13 (13+) ở nội dung 'Khỏa thân, tình dục' như sau:
- Có thể có các hình ảnh khỏa thân nửa người từ phía sau, được miêu tả ở mức độ nhẹ, không chi tiết, không có thời lượng kéo dài, không diễn ra thường xuyên và không liên quan đến hoạt động tình dục.
- Đối với phim có nội dung, chủ đề đặc biệt như lịch sử, hoặc tài liệu về chiến tranh, diệt chủng, trong các phim khoa giáo, phim liên quan đến y tế, chăm sóc sức khỏe, cách sống của thổ dân, dân tộc thiểu số hoặc phong tục tập quán của quốc gia, vùng lãnh thổ giới thiệu trong phim: có thể có hình ảnh khỏa thân trực diện hoặc toàn bộ cơ thể người nhưng được miêu tả ở mức độ nhẹ, không diễn ra thường xuyên và không có thời lượng kéo dài.
- Không có hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ miêu tả hoạt động tình dục.
Cảnh nóng trong phim. Trong khi đó, tiêu chí phân loại phim T16 (16+) ở nội dung 'Khỏa thân, tình dục' như sau:
- Hình ảnh khỏa thân được miêu tả ở mức độ trung bình, không diễn ra thường xuyên, không có thời lượng kéo dài, không cận cảnh, không đặc tả bộ phận sinh dục, không liên quan đến hoạt động tình dục và phải phù hợp với nội dung phim.
- Có thể sử dụng bối cảnh vui, tình huống hài hước, hoặc ngôn ngữ ám chỉ để miêu tả chi tiết cảnh khỏa thân nhưng không diễn ra thường xuyên, không có thời lượng kéo dài và phải phù hợp với nội dung phim.
- Hình ảnh khỏa thân toàn bộ cơ thể người liên quan đến tình dục hoặc hoạt động tình dục có tính giáo dục được miêu tả ở mức độ nhẹ, không diễn ra thường xuyên và không có thời lượng kéo dài.
Như vậy, nếu căn cứ vào tiêu chí phân loại phim đã được quy định rõ ràng như trên thì việc dán nhãn 13+ cho phim là đúng. Tuy nhiên với Đào, Phở và Pianothì việc dán nhãn 16+ sẽ phù hợp hơn, bởi nhiều cảnh phim khá nhạy cảm với khán giả lứa tuổi 13-15.
Bài, ảnh & clip: Quỳnh An
Đằng sau hiện tượng hiếm gặp 'Đào, Phở và Piano'Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành chia sẻ với VietNamNet sáng 20/2 thông tin đã có nhà phát hành nhận phim 'Đào, Phở và Piano' mà không cần phân chia lợi nhuận.">