当前位置:首页 > Bóng đá > Nhận định, soi kèo Sukhothai vs Muangthong United, 19h00 ngày 2/2: Cửa trên thất thế 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Nhận định, soi kèo Estrela vs Benfica, 3h30 ngày 3/2: Đẳng cấp lên tiếng
Nhà vệ sinh không phát thải - Net Zero Aquonic đầu tiên tại Việt Nam
Anh Thơ, học sinh trường Tiểu học Long Phú C ở tỉnh Sóc Trăng, chia sẻ về những khó khăn mà cộng đồng của em đang phải đối mặt.
Với hơn 90% học sinh là người dân tộc Khmer và 80% trẻ em được ông bà chăm sóc vì sống xa bố mẹ bận sinh kế ở các tỉnh khác, vượt qua những con đường xa xôi giữa ruộng lúa để đến trường đã là một thách thức lớn. Nhưng điều mà Anh Thơ chia sẻ không chỉ dừng lại ở những khó khăn thực tế này, mà còn là về những ước mơ nhỏ nhất về một môi trường học tập tốt hơn.
Anh Thơ chia sẻ, “Con thấy nhà vệ sinh trường con rất tối. Con muốn nhà vệ sinh có đèn, có nhiều nước hơn, có khu nữ riêng và nam riêng. Khu vực rửa tay cần có xà bông để chúng con rửa tay sau khi đi vệ sinh”.
Tại Sóc Trăng, có đến hơn 40% trường học không có nước sạch và cơ sở vật chất hợp vệ sinh. Nhà vệ sinh nơi Anh Thơ học đã xuống cấp và không được duy tu, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng học tập của học sinh.
Với mong muốn giải quyết các vấn đề trẻ em gặp phải đối với biến đổi khí hậu, UNICEF đã phối hợp cùng Trung tâm Quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn để thực hiện đánh giá nhu cầu và khảo sát trên các trường học và cộng đồng tại Sóc Trăng. Mục tiêu chính là cải thiện tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường, đồng thời nâng cấp và áp dụng năng lượng tái tạo, như năng lượng mặt trời, cho 7 trường học và mở rộng mạng lưới cho hai trạm cấp nước cấp xã hoặc liên xã.
Trường Tiểu học Long Phú C đã trở thành một điểm trường đầu tiên tại Việt Nam có hệ thống nhà vệ sinh không phát thải Net Zero Aquonic được thiết kế và lắp đặt, với sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, giáo viên và học sinh. Giải pháp tiên tiến này sử dụng năng lượng mặt trời, biến nước thải thành nước an toàn, không chứa vi khuẩn để tái sử dụng cho mục đích xả nhà vệ sinh, góp phần giải quyết các vấn đề do hạn hán và xâm nhập mặn gây ra.
Trong buổi lễ bàn giao công trình, bà Phan Thị Ánh Tuyết - Tổng Giám đốcđại diện Masterise Homes –Group chia sẻ niềm tin rằng một tương lai tươi sáng sẽ bắt đầu từ việc thay đổi ngay hôm nay, từ việc cải thiện cuộc sống và chất lượng giáo dục của trẻ em. Masterise cam kết tiếp tục đồng hành cùng UNICEF để mang đến những giá trị tuyệt vời hơn và hình thành một tương lai bền vững không chỉ cho trẻ em mà còn cho cộng đồng.
Các sáng kiến giúp thu hẹp khoảng cách giáo dục
Song song với việc áp dụng công nghệ vào lĩnh vực nước sạch, dự án cũng tập trung vào việc thúc đẩy công nghệ và sáng tạo trong giáo dục.
Theo khảo sát của UNICEF, 70% học sinh ở Sóc Trăng có ít hơn hai quyển sách để đọc tại nhà. Để giải quyết vấn đề này, dự án đã giới thiệu Thư viện số toàn cầu - một sáng kiến Toàn cầu của UNICEF - giúp các em tiếp cận nguồn tài liệu học tập chất lượng cao, hoàn toàn miễn phí và không chỉ bằng tiếng Việt mà còn bằng tiếng Khmer và ngôn ngữ ký hiệu.
Đối tượng học sinh tại Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật ở tỉnh Sóc Trăng cũng được hưởng lợi trực tiếp từ dự án này, giúp các em nâng cao khả năng đọc hiểu và thu hẹp khoảng cách về tài nguyên học liệu.
Khung chương trình giáo dục về ứng phó thông minh với biến đổi khí hậu đã không chỉ đưa đến sự nâng cao về kiến thức của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mà còn đem đến những lợi ích rõ ràng cho cả cộng đồng và trẻ em.
Học sinh đã được trang bị và áp dụng kỹ năng xanh cùng với lối sống bền vững. Nhờ chương trình này, hơn 50.000 trường học trên khắp đất nước đã chứng kiến những thành tựu đáng kể.
Anh Thơ và các bạn đều rất vui vì năm học này nhà vệ sinh đã trở nên sạch sẽ và an toàn hơn.
"Để duy trì vệ sinh, chúng con sẽ nhắc nhau và nhắc những em nhỏ sau khi sử dụng phải xả nước. Hơn nữa, chúng con cũng nhớ rửa tay trước khi ăn và sau khi sử dụng nhà vệ sinh", Anh Thơ chia sẻ.
“Từ khi có dự án tại trường con thì con được trải nghiệm những hoạt động thú vị, có năng lượng để học tập hơn, và có nhiều niềm vui”, Anh Thơ nói thêm.
Dự án này còn mở ra triển vọng rộng lớn trong tương lai. UNICEF và Masterise sẽ tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp về năng lượng xanh, đặc biệt là trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh, để góp phần vào mục tiêu giảm thiểu phát thải khí carbon. Đồng thời, sự hợp tác này cũng hỗ trợ việc thành lập các câu lạc bộ sáng tạo vì xã hội do trẻ em và thanh thiếu niên khởi xướng, nhằm phát triển kỹ năng lãnh đạo và sự linh hoạt phù hợp với thế kỷ 21 - một cách tiếp cận đầy tiềm năng, mang lại tương lai bền vững và tươi sáng cho thế hệ trẻ.
Thanh Hà
" alt="UNICEF và Masterise đưa sáng kiến cùng công nghệ hỗ trợ trẻ em Sóc Trăng"/>UNICEF và Masterise đưa sáng kiến cùng công nghệ hỗ trợ trẻ em Sóc Trăng
TS Lê Đông Phương, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giáo dục đại học của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, chia sẻ: “Có lẽ chỉ ở Việt Nam mới phân biệt “trường đại học” với “đại học” thành 2 chủ thể khác nhau, chứ ở các nước thực ra chỉ là một”.
Chưa kể, theo ông Phương, cũng là “đại học” nhưng 2 đại học mới chuyển lên từ trường đại học (ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế TP.HCM) cũng đã có sự khác biệt so với 5 đại học vốn có trước đây (2 đại học quốc gia, 3 đại học vùng) - đó là ở cơ cấu quản trị. Thực tế hiện nay đang cho thấy sự kết nối giữa các trường thành viên trong các đại học vốn có trước đây còn lỏng lẻo.
“Với các đại học trước đây, tuy gọi là một đại học nhưng các trường thành viên có sự độc lập nhất định, có quyền tự chủ như: Có hệ thống quản lý như một trường đại học bình thường, có mã tuyển sinh riêng, có con dấu riêng, logo riêng... Chính vì vậy, dẫn đến việc cùng trong một đại học có rất nhiều bằng.
Bản thân mỗi trường thành viên cũng lại cố gắng thể hiện mình là khác biệt so với tổng thể của đại học. Chưa kể, các trường thành viên (theo thiết kế ban đầu là chuyên sâu vào một mảng, lĩnh vực nhất định) đã có những sự chồng lấn khi có những ngành đào tạo giống nhau như Trường ĐH Khoa học tự nhiên và Trường ĐH Công nghệ của ĐH Quốc gia Hà Nội; hay Trường ĐH Kinh tế và Trường Quản trị kinh doanh,...
Câu hỏi đặt ra như vậy có thực sự đó là một liên kết chặt chẽ hay chỉ một liên minh có tính tượng trưng giữa các đơn vị độc lập? Nhìn tổng thể, sẽ thấy vai trò của đại học lớn rất mờ nhạt”.
Trong khi đó, theo cấu trúc của các đại học mới chỉ có một logo, bằng tốt nghiệp có tên một đại học. Như vậy, mô hình đại học như ĐH Bách khoa Hà Nội hay ĐH Kinh tế TP.HCM có tính nhất quán cao hơn, mang tính ‘một đại học duy nhất’ khi các trường thành viên thực sự là một phần của đại học lớn.
Tuy nhiên, theo ông Phương, mô hình đại học “theo kiểu mới” này cũng chưa cho thấy những thay đổi rõ rệt.
Ông Phương dẫn chứng ngay như ĐH Bách khoa Hà Nội sau một năm chuyển lên từ trường đại học, cũng chưa nhìn thấy độ linh hoạt, tính nhanh nhạy của nhà trường thay đổi cụ thể ra sao. “Cũng có thể vì quá mới, chưa nhìn thấy được hệ quả của việc thay đổi. Đâu đó cũng có người bảo rằng có những cái mới bên trong, tôi không phản đối, song sự thay đổi ở tầm hệ thống chưa có gì rõ rệt”, ông Phương nói.
Để tránh việc lên đại học chỉ để tạo danh tiếng, theo ông Phương cách đơn giản là đừng gượng ép phân biệt giữa “đại học” và “trường đại học”.
“Đừng để phân biệt tên gọi làm chúng ta dị biệt với các nước trong hội nhập quốc tế. Điều quan trọng là trường đại học có thật sự khẳng định được mình hay không. Cái tên không giúp nâng tầm một trường đại học”, ông Phương nói.
“Các trường đại học cũng không nên quá nao núng, lo lắng đua nhau trở thành đại học. Điều tôi trăn trở là đôi khi chỉ vì dư luận xã hội, phụ huynh, thí sinh nghĩ rằng cái tên “đại học” là đẳng cấp hơn “trường đại học” đua nhau vào đó, dẫn đến việc các trường đại học chạy đua danh xưng cho kỳ được.
Muốn vậy, ngay bản thân những nhà lập pháp cũng cần phải định hình khái niệm “đại học” và “trường đại học” là không có gì khác nhau để từ đó không đưa ra những quy định mang tính phân biệt đối xử về mặt pháp lý. Muốn cả hệ thống tiến lên, cần những giải pháp căn cơ hơn, chứ không phải chỉ ‘thay tên đổi họ’ còn lại bản chất vẫn thế”.
Bà Kim Phụng cho rằng cần khẳng định: Không phải những trường đại học không có định hướng hay không đủ điều kiện chuyển đổi thành đại học là những trường không mạnh, không phát triển, là trường “hạng hai”.
“Quan trọng nhất là chất lượng và hiệu quả hoạt động, là sự đánh giá của thị trường lao động đối với sản phẩm đào tạo của trường, là sự lựa chọn của người học, là việc làm và sự thăng tiến của cựu sinh viên, là uy tín của đội ngũ giảng viên và tính hữu ích của các công trình khoa học, công nghệ được công bố; sự phát triển bền vững của trường...”.
Khi phát triển thành ĐH, ngoài việc phải thực hiện đủ những điều kiện cứng của pháp luật (“Có ít nhất 03 trường thuộc trường đại học; có ít nhất 10 ngành đào tạo đến trình độ tiến sĩ; có quy mô đào tạo chính quy trên 15.000 người” hoặc “Có ít nhất 3 trường đại học cùng loại hình công lập hoặc cùng loại hình tư thục liên kết thành đại học”) thì những trường đã chuyển đổi thành đại học hay đang thực hiện lộ trình chuyển đổi thành đại học càng cần phải không ngừng nâng cao chất lượng thực chất.
“Đề án chuyển đổi mô hình từ trường thành đại học và những đánh giá, báo cáo, tổng kết hàng kỳ sau chuyển đổi cần phải giải trình thuyết phục các câu hỏi: Chuyển đổi lên đại học thì người học được lợi gì, cộng đồng xã hội được lợi gì so với trước đây? Chất lượng được nâng cao như thế nào? Chính sách huy động đa dạng các nguồn lực để phát triển, trong đó, nâng cao tỷ trọng các nguồn thu ngoài học phí ra sao? Chính sách thu hút, phân phối hiệu quả theo hướng ưu đãi và trọng dụng nhân tài để xây dựng đội ngũ giảng viên và nhà khoa học danh tiếng, xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh ra sao? Việc nâng cao chất lượng đầu vào/đầu ra, quản lý chất lượng trong quá trình đào tạo và việc làm/độ thăng tiến của người học được nâng cao thế nào...
Những vấn đề này là việc của tất cả các trường, nhưng khi đã chuyển đổi thành đại học cần chú trọng hơn để việc chuyển đổi là thực chất chứ không chỉ “bình mới, rượu cũ”.
Chuyển từ trường đại học lên đại học cần trả lời câu hỏi: Sinh viên được lợi gì?
Sáng ngày 30/9, nhà trường tổ chức cuộc họp gồm ban giám hiệu, cô giáo Nguyễn Thị Phượng, nữ sinh Nguyễn Thị Kim C. và phụ huynh cùng một số học sinh của lớp 12D4. Em C. đã thừa nhận em đã thực hiện đúng nhiệm vụ cô giáo giao, quá trình làm việc và sự việc cô Phượng tường trình là đúng. Bố học sinh C. cũng xác nhận trước hết là do con mình; 3 học sinh trong lớp 12D4 xác nhận bản tường trình của cô Phượng là đúng sự thực.
Chiều cùng ngày, ông Hiền phân tích vụ việc về các sai phạm, cô Phượng trước đó chưa báo cáo đầy đủ sự việc. Cô Phượng chưa nhận thức hết mức độ nghiêm trọng của sự việc. Lãnh đạo nhà trường đã yêu cầu cô Phượng viết bản kiểm điểm xác định các vi phạm của cá nhân và tự nhận hình thức kỷ luật.
Chiều ngày 2/10, ông Hiền đã ra quyết định đình chỉ công tác đối với cô Nguyễn Thị Phượng. Ban giám hiệu thành lập tổ công tác xác minh vi phạm của giáo viên Nguyễn Thị Phượng, cùng đó, yêu cầu cô Phượng làm kiểm điểm đảng viên, kiểm điểm viên chức xác định cụ thể vi phạm, tự nhận hình thức kỷ luật.
Ngày 4/12, Hội đồng sư phạm Trường THPT Đa Phúc đã tổ chức kiểm điểm giáo viên. Hội nghị kết luận cô Nguyễn Thị Phượng tiết 5 ngày 29/9 đã vi phạm đạo đức nhà giáo nghiêm trọng.
Sau ngày 29/9, bản thân cô Phượng nhận lỗi chậm, bao biện cho bản thân, liên hệ với học sinh và phụ huynh gây tâm lý bất an, đề nghị Trưởng ban phụ huynh của lớp lập lại nhóm cha mẹ học sinh kiến nghị hiệu trưởng được trở lại dạy và chủ nhiệm lớp 12D4.
Hội đồng sư phạm nhà trường cũng lấy phiếu kín xem xét kỷ luật cô Phượng. Kết quả 4/82 giáo viên (chiếm 5%) đồng ý kỷ luật cô Phượng hình thức Khiển trách; 63/82 (chiếm 77%) tán thành kỷ luật Cảnh cáo; 15/82 (chiếm 18%) tán thành Buộc thôi việc.
Về kỷ luật đảng viên, ông Hiền cho biết, trước mắt, Chi bộ nhà trường hoàn thiện hồ sơ báo cáo Ủy ban kiểm tra huyện ủy, dự kiến kỷ luật Đảng viên vào tháng 12 này.
Về kỷ luật viên chức, sau khi Chi bộ tổ chức kiểm điểm và kỷ luật, báo cáo Ủy ban kiểm tra Huyện ủy, nhà trường báo cáo Sở GD-ĐT, làm công văn đề nghị Cơ quan điều tra Công an huyện Sóc Sơn cung cấp kết quả điều tra (nếu có), để tiến hành kỷ luật viên chức theo quy định.
Ông Hiền cho biết thêm, từ ngày 4/12, cô Nguyễn Thị Phượng đến trường làm việc, song do mới mổ sỏi thận, sức khỏe chưa tốt chưa được phân công giảng dạy. Nhà trường phân công cô Phượng giảng dạy môn Giáo dục địa phương các lớp 11D1, 11D2, 11D9 mỗi lớp 2 tiết, tổng 18 tiết từ ngày 11/12. Mỗi lớp này còn khoảng 4 tiết sẽ kết thúc chương trình học kì 1.
Trước đó, như VietNamNetphản ánh, những clip ghi lại cảnh một nữ sinh quỳ khóc trước cửa lớp đến kiệt sức, cô giáo chủ nhiệm túm áo lôi em ngồi dậy, vào phía trong lớp với những ngôn ngữ không phù hợp đã khiến dư luận dậy sóng.
Vụ nữ sinh quỳ khóc ở cửa lớp: Dự kiến kỷ luật Đảng cô Phượng
Nhận định, soi kèo Al Sadd vs Al Ahli Saudi, 23h00 ngày 3/2: Khác biệt động lực
Cô Sương kể : “Tôi đang vào bản để tới điểm trường Sắt, do đường trơn trượt nên ngã xuống, yên xe cùng đồ đạc rơi ra. Lúc đó, có người dân đi nhổ sắn về đã chụp lại. Không ngờ, hình ảnh được nhiều người, bình luận chia sẻ và động viên".
Cô Sương là người con của xã vùng biên Trường Sơn, sau khi rời giảng đường cô trở về địa phương công tác. Hơn 2 năm nay, cô được phân công đứng lớp ở điểm trường bản Sắt, một bản nghèo nằm gần như biệt lập với vùng trung tâm. Cư dân của bản phần lớn là đồng bào Bru- Vân kiều.
Điểm trường ở bản Sắt có 15 học sinh, là con em đồng bào Bru – Vân Kiều. Ở bản chưa có điện lưới, sóng điện thoại, đường vào bản ngày trước hoàn toàn là đường đất lầy lội, nay được đổ bê tông một số đoạn.
“Có 2 giáo viên tiểu học cắm bản rồi ở lại luôn còn tôi vì nhà ở trong xã, muốn chăm lo thêm cho gia đình nên chọn đi về trong ngày. Tuy khoảng cách chỉ 17km nhưng đường đi rất khó khăn, nhiều đoạn dốc cao, lầy lội, heo hút dưới tán rừng", cô Sương nói.
Không ít lần cô Sương cùng đồng nghiệp ngã trên con đường đầy đất đỏ, bùn lầy trong hành trình vào bản cùng trò. Cũng có những lần, họ phải đi bộ vì xe hỏng hoặc đường quá khó đi nhưng với tình yêu con trẻ, các cô luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ.
"Không ít lần xe hỏng giữa đường, tôi phải bỏ xe lại rồi đi bộ vào bản cho kịp giờ. Sau đó, tôi nhờ dân bản hỗ trợ sửa xe để về nhà. Trách nhiệm công việc một phần, nhưng cũng thương các con, tôi muốn góp phần chăm sóc, nuôi dạy những người sẽ làm đổi thay vùng đất này trong tương lai", cô Sương cho biết thêm.
Được biết, Trường Sơn là xã có địa bàn rộng, chủ yếu là đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, có những bản cách rất xa trung tâm xã. Hơn 60% dân cư nơi đây là bà con đồng bào Bru – Vân Kiều, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào rừng.
Theo cô Hoàng Thị Hậu, Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Trường Sơn, trường có 1 điểm chính và 12 điểm trường lẻ. Do các bản nằm cách xa trung tâm, điều kiện đi lại khó khăn nên giáo viên thường phải vào từng bản để dạy học và hầu hết đều ở lại cùng trò đến cuối tuần ra lại điểm trung tâm.
“Được sự quan tâm của các cấp chính quyền, đời sống của bà con cũng dần chuyển biến tốt nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Dù có nhiều trở ngại nhưng chúng tôi sẽ vượt qua, tất cả vì học sinh thân yêu", cô Hậu chia sẻ.
" alt="Xúc động hình ảnh cô giáo ngã sõng soài, lấm bùn đất trên đường vào bản"/>Xúc động hình ảnh cô giáo ngã sõng soài, lấm bùn đất trên đường vào bản
Ngôi làng nhỏ bên bờ sông Mã có đến hàng trăm giáo sư, tiến sĩ