Vậy cuộc cách mạng này sẽ tác động thế nào đến Việt Nam,áchmạngcôngnghiệpCơhộichoViệtNambứtphálịch âm tháng 12 đây là cơ hội để kinh tế Việt Nam bứt phá hay bị bỏ lại so với phần còn lại của thế giới? Để giải đáp những câu hỏi trên, báo điện tử ICTnews đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS Ngô Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Bách khoa Hà Nội. Dưới góc nhìn của 1 chuyên gia công nghệ, theo ông Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng thế nào dưới sự bùng nổ công nghệ Internet of Things (IoT) – mạng lưới vạn vật kết nối Internet? Internet of Things không còn là một khái niệm, nó đã và đang diễn ra với hàng loạt ứng dụng như: Tự động hóa nông nghiệp, phân tích dữ liệu, y tế, xây dựng ... IoT đã và đang tác động đến cách sống, cách làm việc, giao tiếp, thậm chí là thay đổi cả hệ giá trị của con người trong tương lai theo hướng tích cực. Cũng như các nước trên thế giới, Việt Nam có rất nhiều lĩnh vực đang hoạt động trên nền cách mạng 4.0 như: viễn thông, nông nghiệp, thiết bị an ninh và nhà thông minh... Theo ông, Việt Nam cần có một chiến lược thế nào để tận dụng được cơ hội “đổi đời” mà cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến? Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 có thể mang lại cho kinh tế Việt Nam một cơ hội hiếm để bứt phá. Để tận dụng được cơ hội này, chúng ta cần phải có một tầm nhìn dài hạn, một cách tiếp cận tốt so với những cuộc cách mạng công nghiệp trước đây. Cần phải chuẩn bị một nguồn nhân lực chất lượng cao để ta có thể tiếp cận nhanh, hiệu quả hơn những thành tựu công nghệ của thế giới. Chúng ta không những phát minh và sáng tạo, mà phải kèm theo học hỏi một cách hiệu quả. Cùng với học hỏi, chúng ta cần phải biết "mượn sức" của thế giới bằng việc liên kết, hợp tác với những doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu hàng đầu thế giới. Quan trọng nhất là: Nhà nước phải có chính sách mới để giúp nền kinh tế có thể thích ứng một cách tốt nhất với cách mạng công nghiệp 4.0. Là ngôi trường đi đầu trong nghiên cứu, ứng dụng công nghệ khoa học, ông có thể cho biết Viện ta đã và đang đón nhận cuộc cách mạng 4.0 như thế nào trong giai đoạn hiện nay? |