1- Bà Vũ Thị Dền ở xóm Cầu, Hưng An, Đại An, Vụ Bản, Nam Định, gửi đơn tố cáo hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và bao che cho cán bộ vi phạm pháp luật. Cụ thể, gia đình bà bị thu hồi đất đề làm cầu nhưng giá cả ít hơn các gia đình khác trên cùng mảnh đất. Khi trả tiền địa phương lại giữ lại không được trả hết. Bà tố cáo cán bộ xã khi làm giấy tờ mảnh đất ở của bà đã giữ giấy tờ gốc, diện tích không đúng với giấy tờ gốc..2- Tiếp tục nhận đơn của hơn 80 hộ mua nhà tại Dự án Park Vista phân khu 11B, đường Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước kiến huyện Nhà Bè, tp HCM. Về việc này Báo VietNamNet đã tổng hợp đơn thư của Bạn đọc đăng công khai, đồng thời đã có bài viết về dự án này (Dự án chưa được duyệt đầu tư, chủ dự án đã có giấy phép xây dựng).
|
Chậm tiến độ bàn giao nhà ở |
3- Bà Nguyễn Thị Phương, xã Phú Lộc, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình gửi đơn khiếu nại về việc bà được huyện Nho Quan tuyển dụng công chức, được bố trí xuống xã làm kế toán. Bà đã thực thi nhiệm vụ và được đánh giá là hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên sau đó thực thi văn bản của Ban Bí thư trong việc tuyển dụng cán bộ, bà đã bị UBND huyện Nho Quan thu hồi quyết định tuyển dụng lí do nêu ra là: Trong quá trình công tác vi phạm kỷ luật cảnh cáo. Theo bà kỷ luật không nghiêm trọng và đã qua thời gian thử thách. Các trường hợp khác cũng như bà nay vẫn tiếp tục công tác...
4- Bà Ngô Thị Nga, xã Bắc Lý, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, gửi đơn trình báo về việc hiện nay có một số đối tượng chuyện tống tiền bà và gia đình. Chúng dùng điện thoại báo bà có nợ ngân hàng, phải trả. Bà không nợ nần ai hay ngân hàng nhưng chúng vẫn khủng bố bằng điện thoại, tin nhắn. Ngang nhiên hơn, chúng còn đăng lên fecebook tìm người trốn nợ, cả tên tuổi, địa chỉ bà và chồng bà, làm ảnh hưởng đến danh dự cũng như uy tín của bà. Đề nghị các cơ quan chức năng xem xét. Đây cũng là lời cảnh báo vì hiện nay rất nhiều đối tượng dùng điện thoại gọi đe dọa nhiều người tương tự như bà Nga.
5- Bà Vũ Thị Hằng Nga ở tổ 79, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội, làm đơn kêu cứu với nội dung, bà đã làm đơn tố cáo tội phạm đối với bà Nguyễn Thị Thắm, ngụ tại số nhà 21, đường Kinh Bắc 57, phường Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh về việc hợp đồng mua nhôm thỏi. Dù bà đã giao cho bà Thắm hơn 2 tỷ 077 ngàn đồng nhưng bà Thắm vẫn không giao nhận số nhôm, có thủ đoạn gian dối. Bà Nga đã làm đơn tố cáo tội phạm tới cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên công an đã ra quyết định không khởi tố vụ án. Bà yêu cầu các các cơ quan chức năng xem xét đơn của mình.
6- Ông Đặng Vỹ, 36 Liên Trì, Hoàn Kiếm, Hà Nội, gửi đơn phản ánh về những hiện tượng vi phạm xây dựng ở công trình 24 Liên Trì đã thay đổi kết cấu. Ngoài ra tại địa bàn, còn "mọc" lên nhiều công trình cải tạo, theo ông có dấu hiệu vi phạm trật tự đô thị, vi phạm quy chế cải tạo biệt thự cũ, phá vỡ quy hoạch của phố cũ, phố cổ...
7- Bà Trịnh Thị Tỵ ở TDP 18, phường Him Lam, TP Điện Biên Phú, tỉnh Điện Biên cùng với 4 người con gửi đơn kêu cứu khẩn cấp về việc chính quyền thu hồi đất trong khi phương án đền bù chưa thỏa đáng, hơn nữa hiện đang dịch Covid-19 nhưng chính quyền vẫn ra quyết định giải tỏa. Theo bà, đất đai của gia đình có 2ha từ hồi chồng bà là cán bộ quân đội sau giải phóng Điện Biên ở lại, xây dựng địa phương đã khai hoang. Đất đã qua nhiều năm và đã được chính quyền công nhận hợp pháp. Chính quyền đã thực hiện thu hồi giải tỏa mấy lần, nhiều dự án khác nhau những gia đình bà vẫn chấp hành nghiêm chỉnh.
8- Bà Phạm Thị Gái khu 1, thị trấn Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng, Hải phòng gửi đơn kêu cứu về việc gia đình bà có mua nhà đất của ông bà thông gia Vũ Phú Dương và Nguyễn Thị Thông. Lúc ông bà thông gia còn sống, bà đã đưa tiền cho con dâu đầy đủ. Nay ông bà mất, các con ông bà Dương Thông đã làm đơn khởi kiện đòi lại nhà đất. Điều trớ trêu là con dâu bà đã không công nhận đã nhận tiền đầy đủ. Tòa án TP Hải Phòng đã tuyên án buộc gia đình bà phải trả lại phần đất cho các con ông bà Dương Thông.
9- Ông Vũ Xuân Hiền, Đa Lộc, Ân Thi, Hưng Yên, gửi đơn tố cáo kêu cứu về việc Bệnh viện Đại học y Hà Nội thu phí dịch vụ quá cao, thuốc cho bệnh nhân không có nhưng nhà thuốc bệnh viện thì có và viết hóa đơn dùng cỡ chữ nhỏ không đọc được để gian lận…
10- Bà Lê Thị Hồng, đội 9, Đức Thụ, Lê Thanh, Mỹ Đức, Tiếp tục gửi đơn tố cáo về việc bà có vay tiền ngân hàng VIB Lò Đúc bằng việc thế chấp 1 ô tô. Ngày 27-9-2021 xe bà đang gửi tại bãi gửi xe thì đại diện ngân hàng đến niêm phong và định cẩu đi mặc dù bà không nhận được bất cứ văn bản nào của ngân hàng. Khi làm việc với ngân hàng bà được báo là khoản vay đã quá hạn trả và đã chuyển lên trung tâm xử lý nợ của VIB để xử lý, phía chi nhánh không còn trách nhiệm.
11- Bà Nguyễn Thị Chấn ở 48/9 đường Trưng Nữ Vương, phường 1, TP Vĩnh Long, Vĩnh Long, viết đơn cung cấp thông tin và cho rằng Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long tuyên là không thấu tình đạt lý. Thực chất gia đình bà và gia đình ông Nguyễn Văn Năm ranh giới đất đai đã có mốc giới và được các cơ quan chức năng cấp quyền sử dụng đất. Quá trình thụ lý, các cơ quan chức năng cũng đã có những kết luận. Tuy nhiên khi xử TAND Vĩnh Long đã xử không khách quan và đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng dẫn đến gây thiệt hại đền quyền, lợi ích hợp pháp của gia đình bà.
Ban Bạn đọc
Dự án treo qua hai thế kỷ
Dự án treo, nhà chậm tiến độ...là những nội dung mà bạn đọc bức xúc tập trung phản ánh và
" alt="Hồi âm đơn thư bạn đọc cuối tháng 11/ 2021"/>
Hồi âm đơn thư bạn đọc cuối tháng 11/ 2021
Là giáo viên nhiều năm gắn bó với hoạt động hướng nghiệp cho học sinh, cô Hằng (giáo viên môn Hóa học) nói luôn suy nghĩ làm thế nào để giúp các em sớm xác định được nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân góp phần xây dựng kinh tế địa phương và có thể bám trụ, làm giàu ngay trên mảnh đất thân thương của mình. |
Cô Hằng và 2 học trò |
Chia sẻ về ý tưởng thực hiện dự án hồng xiêm sấy gió cô Hằng cho biết: “Trong một lần dẫn học sinh đi tham quan cơ sở hồng treo sấy gió của thành phố, tôi nhận thấy đây là sản phẩm mang lại nhiều thành công người dân Lâm Đồng. Nhưng hồng chỉ có một mùa nên sản lượng chưa cao, thời gian còn lại nhà xưởng phơi hồng để trống. Trong khi đó trái hồng xiêm có đặc tính tương tự quả Hồng, được trồng quanh năm lại chưa được khai thác theo mô hình sấy gió”.
Ba cô trò bắt đầu học hỏi kinh nghiệm từ những cơ sở sấy hồng và thực hiện dự án. “Thời gian đầu mới bắt tay vào làm gặp nhóm gặp nhiều khó khăn, nản lòng vì trái hồng xiêm thường gặp vấn đề như quả mốc, hư, chua, màu sắc kém bắt mắt… Nhiều khi làm xong một mẻ đến công đoạn cuối cùng chỉ vì không đủ nhiệt độ lại bị hỏng nên rủi ro khá cao”, bạn Ngọc Anh - một thành viên trong nhóm cho biết.
Với niềm say mê, bền bỉ cùng sự động viên của mọi người, sau nhiều lần thất bại nhóm đã hoàn thiện quy trình sản xuất mất khoảng 15 ngày, tùy vào nhiệt độ và độ ẩm không khí. Bên cạnh đó, cô Hằng bật mí vào ngày thứ 7 của quy trình, từng trái hồng xiêm sẽ được mát-xa giúp cho dịch mật trong quả tiết ra đều, có vị ngọt thơm và màu sắc bắt mắt.
Theo quy trình hồng treo gió của Nhật Bản, sau khi gọt vỏ quả hồng sẽ được ngâm trong dung dịch rượu có nồng độ cồn 30-35% trong 2-3 phút hoặc phun rượu lên trên bề mặt để chống nấm mốc. Tuy nhiên cô Hằng cho hay cách làm này chưa thực sự đem lại hiệu quả cao, việc phun cồn sẽ làm đen bề mặt quả gây ảnh hưởng đến hương vị và màu sắc.
Sau nhiều lần thử nghiệm, ba cô trò đã tìm ra phương pháp bảo quản bằng cách xông khói lưu huỳnh (loại dùng trong xử lý thực phẩm được Bộ Y tế cho phép) với công thức được tính toán để không xuất hiện dư lượng, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Đây chính là công đoạn quan trọng để trái hồng xiêm sấy gió có màu sắc đẹp, được bảo quản tốt hơn khi độ ẩm tăng cao.
Những trái hồng xiêm sấy gió thành công đầu tiên, được ba cô trò đưa đi kiểm định tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Lâm Đồng. Dự án của nhóm đã để lại nhiều ấn tượng trong cuộc thi Khoa học kỹ thuật học sinh trung học cấp tỉnh lần thứ XIII năm học 2020-2021 và vào tới vòng chung kết cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn 2021 do Trung ương Đoàn tổ chức.
Kết hợp du lịch trải nghiệm
“Bên cạnh ấp ủ dự định phát triển cơ sở hồng xiêm sấy gió để cải thiện kinh tế cho người nông dân tỉnh Lâm Đồng. Chúng tôi muốn kể câu chuyện sản phẩm của mình kết hợp với du lịch trải nghiệm ở địa phương. Khách đến tham quan vườn hồng xiêm được chứng kiến quá trình ngâm ủ phân vi sinh để canh tác, có thể hái trái chín ăn tại vườn, mua trái tươi về làm quà cho người thân và trải nghiệm các công đoạn của quá trình sản xuất hồng xiêm treo gió”, cô Hằng chia sẻ thêm.
Qua mô hình kết hợp trên, ba cô trò hy vọng có thể đa dạng hóa nguồn thu, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương gắn với du lịch sinh thái và xây dựng một nền nông nghiệp sạch, bền vững. Bên cạnh đó mô hình đưa đến cho khách hàng những trải nghiệm thú vị về quy trình trồng trọt, canh tác, thu hoạch và sản xuất hồng xiêm treo gió.
Bạn Bảo Trâm cho biết: “Hồng xiêm tại địa phương em sản xuất chủ yếu để tiêu dùng trực tiếp trong nước hoặc xuất sang Trung Quốc, giá bán hồng xiêm dao động từ 7.000-15.000/kg nên rất ít hộ trồng. Mấy năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nguồn bao tiêu nông sản không ổn định, hồng xiêm được mùa nhưng mất giá”.
Chính vì vậy ba cô trò mong muốn dự án không dừng lại ở mô hình mà sẽ được nghiên cứu tối ưu quy trình và nguyên vật liệu mang lại hiệu quả kinh tế cao để áp dụng vào thực tế. Trước mắt nhóm sẽ tiếp tục tìm cách để giải quyết vấn đề nấm mốc của trái hồng xiêm khi sấy gió, cũng như gạt bỏ nỗi lo về cách bảo quản để người tiêu dùng an tâm sử dụng.
Ngọc Linh
Ảnh:NVCC
Sáng chế 100 nghìn đồng của học trò Hà Tĩnh giúp thầy cô đỡ vất vả
Thấy thầy cô vất vả với khâu chụp ảnh bài thi để chấm trắc nghiệm, nhóm học sinh lớp 11A Trường THPT Lê Quý Đôn (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã lên ý tưởng chế tạo Giá chấm trắc nghiệm bán tự động. Sản phẩm được các giáo viên đánh giá cao về hiệu quả.
" alt="Quy trình đặc biệt làm hồng xiêm treo gió của cô trò Lâm Đồng"/>
Quy trình đặc biệt làm hồng xiêm treo gió của cô trò Lâm Đồng