您现在的位置是:Thế giới >>正文
Soi kèo phạt góc Spartak vs Napoli, 22h30 ngày 24/11
Thế giới4人已围观
简介èophạtgócSpartakvsNapolihngàlịch thi đấu bóng đá vô địch đức Ẩn Danh - 24...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Ceramica Cleopatra vs Pharco, 21h00 ngày 6/2: Đối thủ khó chịu
Thế giớiHư Vân - 06/02/2025 04:35 Nhận định bóng đá g ...
【Thế giới】
阅读更多Liên hoan Âm nhạc quốc tế TP.HCM lần 3 lần đầu mời sao K
Thế giớiBà Thanh Thúy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa & Thể thao trong buổi họp báo chiều 24/8. NSƯT Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa & Thể thao TP.HCM cho biết sau 2 mùa tổ chức, Hò Dôđến nay đã có những bước tiến đáng tự hào. Yếu tố quốc tế của sự kiện cũng được thể hiện rõ với sự đồng hành của Sở Ngoại vụ và Sở Du lịch TP.HCM, qua đó khẳng định vị trí của thương hiệu âm nhạc này đến bạn bè thế giới.
“Tôi mong liên hoan âm nhạc này sẽ là nơi khởi nguồn, lan tỏa sức sáng tạo và sẻ chia, nơi những con tim yêu âm nhạc sẽ hòa chung những nhịp đập rộn ràng. Thành phố kỳ vọng đây sẽ trở thành một liên hoan âm nhạc thường niên, mang đậm dấu ấn văn hóa Việt, có chỗ đứng vững chắc trên "bản đồ" liên hoan âm nhạc thế giới”, bà chia sẻ.
'Hò Dô' là dự án tâm huyết của nhạc sĩ Huy Tuấn và các cộng sự. Nhạc sĩ Huy Tuấn – Tổng đạo diễn của sự kiện cho biết với tinh thần âm nhạc không biên giới, ban tổ chức tham vọng đưa thế giới đến với Việt Nam và mang Việt Nam ra thế giới. Việc truyền tải và lan tỏa các giá trị âm nhạc, văn hóa là một trong những sứ mệnh tiên quyết của Hò Dô.
Trước ý kiến cho rằng các nghệ sĩ quốc tế được BTC mời ở các mùa trước ít được khán giả đại chúng chú ý, nhạc sĩ Huy Tuấn giải thích quá trình lựa chọn các gương mặt khách mời, ê-kíp luôn cân nhắc dựa vào thành tựu, giải thưởng cũng như giá trị âm nhạc họ mang lại.
“Có thể các nghệ sĩ không quá quen thuộc với khán giả Việt Nam nhưng tên tuổi, tài năng đã được thế giới biết đến. Việc mời họ cũng là cách để chúng tôi có thể xây dựng tên tuổi cho sự kiện, tạo sự uy tín cho các mùa sau đủ điều kiện mời được những tên tuổi mình mong muốn”, anh chia sẻ.
Huy Tuấn cũng tiết lộ bên cạnh mời các gương mặt nghệ sĩ từ US/UK, các DJ hàng đầu thế giới, ban tổ chức lần đầu tiên mời thêm các ngôi sao đến từ K-Pop. Những ngày qua, họ làm việc với SM Entertainment - công ty giải trí quản lý những ngôi sao hàng đầu xứ sở kim chi. Đây là cách để họ mở rộng đối tượng khán giả và tạo sự đa dạng cho Liên hoan âm nhạc lần này.
Hiện danh sách nghệ sĩ tham gia biểu diễn vẫn được giữ kín và sẽ hé lộ lần lượt trong thời gian tới. Các nhạc công, nhà sản xuất âm nhạc hàng đầu như Anh Quân, Hoài Sa, Đức Trí, Võ Thiện Thanh… tham gia góp phần đảm bảo yếu tố nghệ thuật cho sự kiện.
Sự kiện năm ngoái thu hút đông đảo khán giả khán giả với đa dạng các thể loại nhạc như Indie, Jazz, Pop Ballad, Rock, Funk, dân gian đương đại... từ các nghệ sĩ trong nước và quốc tế. Hò Dôlần 3 với thông điệp “From Ho Chi Minh City with love” - “Thành phố Hồ Chí Minh - Thành phố Tình yêu”. Ban tổ chức cho biết đây sẽ một liên hoan âm nhạc quốc tế đúng nghĩa từ chủ trương và đầu tư của thành phố, với kỳ vọng sẽ đưa âm nhạc Việt Nam hòa vào dòng chảy của âm nhạc hiện đại; gìn giữ, lan tỏa những giá trị của âm nhạc và văn hóa dân tộc ra thế giới, đồng thời mang âm nhạc đến gần công chúng TP.HCM với hình thức hiện đại hơn.
Theo kế hoạch, liên hoan sẽ kéo dài từ tháng 9 đến hết tháng 12/2023 tại trung tâm Quận 1, TP.HCM. Xuyên suốt dự án có 4 đêm diễn với chủ đề Cảm hứng Hò Dôvà 3 đêm với chủ đề HOZO Super Fest. Những đêm diễn được tổ chức vào tuần cuối của mỗi tháng, bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11/2023 tại Công viên Lam Sơn, Quận 1.
Chuỗi sự kiện Hò Dô super festsẽ chốt chặng hành trình, quy tụ dàn nghệ sĩ tên tuổi trong và ngoài nước diễn ra vào các đêm 22, 23, 24/12 tại trục đường đi bộ Nguyễn Huệ và đường Lê Lợi.
'Huyền thoại âm nhạc' giành 12 giải Grammy đến Việt Nam biểu diễnBabyface – ngôi sao âm nhạc nổi tiếng thế giới, chủ nhân của 12 giải Grammy – xác nhận đến TP.HCM tham dự Lễ hội âm nhạc quốc tế 'Hò dô' cùng khoảng 250 nghệ sĩ trong và ngoài nước.">
...
【Thế giới】
阅读更多Giá đất nền cao tốc
Thế giớiVới dự án này, một phần ba quãng đường về quê tôi đã là cao tốc. Thời gian đi hết quãng đường này chỉ hơn một tiếng. Nếu toàn bộ đường về quê là cao tốc, tôi sẽ chỉ mất hơn ba giờ đồng hồ, tiết kiệm một nửa thời gian đi lại. Đây chỉ là sự tiết kiệm của một cá nhân. Trên quy mô toàn xã hội, sự tiết kiệm sẽ lớn biết nhường nào. Đường cao tốc không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, mà còn là nhiên liệu, phương tiện, chi phí cho sức khỏe, cho bảo vệ môi trường... Thực tế cho thấy cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường cao tốc, mở ra đến đâu thì kinh tế - xã hội phát triển vượt bậc đến đó. Kinh nghiệm của Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên và nhiều tỉnh thành khác là minh chứng rõ nét.
Lợi ích là vậy, nhưng điệp khúc chậm tiến độ vẫn lặp đi lặp lại ở các dự án kiểu này. Một trong những nguyên nhân nan giải là tình trạng thiếu đất đắp nền. Để tháo gỡ nút thắt, Thủ tướng đã đưa ra một chính sách đột phá là cho phép các địa phương cấp mỏ đất trực tiếpcho nhà thầu, với điều kiện nhà thầu chỉ được khai thác đủ khối lượng thi công mặt đường, xong phải hoàn thổ và trả lại mỏ đất cho địa phương. Chính sách này mở lối cho những địa phương còn quỹ đất nhanh chóng thi công đường cao tốc qua địa phương mình. Tuy nhiên, với những địa phương không còn mỏ đất công, vấn đề thiếu đất đổ nền cao tốc có lẽ vẫn còn đó.
Tình hình thực tế là đất vật liệu thiếu vì giá, chứ không phải vì khan hiếm. Khi biết quy hoạch tuyến đường cao tốc Bắc-Nam, nhiều mỏ đất thuận tiện cho việc xây dựng thường được doanh nghiệp tư nhân thâu tóm. Sở hữu mỏ đất nơi cao tốc chạy qua, họ mặc nhiên có "vị thế độc quyền" để xác định giá đất nguyên vật liệu.
Các mỏ vật liệu vốn là tài nguyên quốc gia. Tuy nhiên, vì địa phương đã bán, đấu giá hoặc giao cho tư nhân khai thác, Nhà nước nay phải mua lại với giá cao hơn. Một nhà thầu xây dựng cho tôi biết, nhiều chủ mỏ ra giá 60 nghìn đồng cho một m3 đất. Điều kiện là đưa phương tiện vào khai thác, khai thác bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu.
Mức giá như vậy khiến nhà thầu tiến thoái lưỡng nan. Cụ thể, mức giá được chủ đầu tư phê duyệt cho một m3 đất nền nén chặt là 92 nghìn đồng. Để có được một m3 đất nền cần 1,7 m3 đất mỏ. Như vậy, để thi công được một m3 đất nền đường, nhà thầu cần mua 60 x 1,7 = 102 nghìn đồng đất mỏ. Chưa kể các chi phí máy móc, nhân công, vận tải và quản lý, riêng tiền đất nguyên vật liệu, nhà thầu phải bù lỗ 10 nghìn đồng mỗi m3 đất nền đường.
60 nghìn đồng cho một m3 đất vẫn chưa phải là mức giá cao nhất. Theo các báo giá sản phẩm hàng hóa, vật liệu xây dựng được công bố vào những thời điểm khác nhau của các doanh nghiệp khác nhau, giá đất nền "nhảy múa" từ 90 nghìn đồng đến 170 nghìn đồng mỗi m3, tùy từng địa phương, từng cách tính. Đây là nguyên nhân khác khiến nhà thầu phải "tranh mua, tranh bán" vật liệu.
Trước thực trạng đó, hôm qua 23/2, lãnh đạo Chính phủ đã yêu cầu UBND các tỉnh chỉ đạo kiểm tra, ngăn ngừa tình trạng tranh giành mỏ vật liệu, cản trở khai thác mỏ mới. Nếu vấn đề không được giải quyết triệt để, khó hy vọng các nhà thầu sẽ thi công cao tốc nhanh chóng.
Có một số bất hợp lý cần xem xét điều chỉnh. Trước hết là trường hợp giá đất nguyên vật liệu thực sự cao. Nếu quá trình đấu giá cho kết quả giá cao khiến chủ mỏ phải bán ra cao tương ứng, thì định mức giá đất nền cần được nâng lên.
Trường hợp thứ hai là giá thành của đất mỏ thấp. Đây có vẻ là tình huống phổ biến trên thực tế. Xác định giá đất nguyên vật liệu là việc khá dễ dàng, đặc biệt trong trường hợp chủ mỏ cho nhà thầu tự khai thác, thu tiền theo khối lượng. Lấy tổng chi phí thủ tục (chính thức và phi chính thức) và tiền đấu giá đất chia cho khối lượng đất là ra giá của mỗi m3 đất. Chủ mỏ có thể cộng thêm một tỷ lệ lợi nhuận nhất định vào giá đất. Để tránh chủ mỏ lợi dụng vị thế độc quyền ép giá, địa phương nên xây dựng chính sách điều chỉnh vấn đề này.
Ngoài ra, nếu mỏ đất được cấp cho các quan chức hoặc người nhà của họ là xung đột lợi ích và vi phạm các quy định của Luật Phòng chống tham nhũng. Một cuộc thanh tra, công bố kết quả minh bạch là điều cần làm.
Vấn đề thiếu hụt vật liệu nền đường, nút thắt cho tiến độ xây dựng cao tốc Bắc-Nam, được tháo gỡ nhanh chóng hay không phụ thuộc vào sự quyết liệt của các địa phương. Đường xong sớm ngày nào, người dân và đất nước sớm được hưởng lợi ngày đó.
Nguyễn Sĩ Dũng
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn">...
【Thế giới】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Nam Định vs Hà Nội FC, 18h00 ngày 5/2: 3 điểm căng thẳng
- Web đấu giá thử biển số ô tô liên tục bị 'sập phòng', chủ xe lo mất tiền cọc
- Chủ xe nộp cọc đấu giá biển số được hoàn tiền sau nhiều ngày chờ đợi
- Khoai Tây
- Nhận định, soi kèo QPR vs Blackburn, 2h45 ngày 5/2: Tìm lại mạch thắng
- Hơn 32.000 thành viên mừng sinh nhật Cộng đồng VinFast toàn cầu
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Mohun Bagan Super Giant vs Punjab, 21h00 ngày 5/2: Niềm vui đứt đoạn
-
Hình ảnh chiếc xe máy điện bị hư hỏng sau vụ cháy được đưa ra ngoài. Ảnh: Thảo Nguyên Thông tin ban đầu cho biết, khoảng 19h10p cùng ngày, một chiếc xe máy điện đang sạc tại bãi xe ở tầng trệt tháp 5 thì bất ngờ bốc cháy. Lửa khói nhanh chóng bao trùm xe máy điện và lan sang các phương tiện bên cạnh. Bảo vệ tòa nhà phát hiện đã dùng bình chữa cháy mini dập lửa kịp thời và đưa phương tiện bị cháy ra ngoài.
Hỏa hoạn khiến một xe máy điện bị thiêu rụi cùng một số xe khác nằm bên cạnh bị cháy sém.
Hà Tĩnh: Xe máy điện nổ lớn khi đang sạc trong nhà
Báo Dân Trí đưa tin, vào lúc 15h30p ngày 6/3/2017, một số người dân phát hiện trong nhà anh Nguyễn Viết An (xã Thạch Long, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh), bỗng có tiếng nổ lớn, kèm theo đó là lửa khói nghi ngút. Thời điểm đó nhà anh An đang khóa cửa ngoài, không ai có nhà.
Hơn 10 người dân đã vội chạy tới leo tường rào vào trong thì phát hiện chiếc xe máy điện đang sạc trong nhà xe bị nổ bình ắc quy, xe bốc cháy. Người dân đã tắt cầu dao, lấy nước dập lửa, kịp thời khống chế đám cháy.
Được biết chiếc xe bị cháy là anh An mua cho con truốc đó 1 năm, dùng để đi học hàng ngày. Xe vẫn được cắm sạc thường xuyên mỗi khi không sử dụng đến.
Bài học kinh nghiệm khi sạc xe điện
Có một thực tế không thể phủ nhận hiện nay là xe máy điện, xe đạp điện đã cải thiện mẫu mã cũng như quãng đường di chuyển giúp cho người dân thêm phương tiện để lựa chọn. Tuy nhiên, nguy cơ cháy nổ từ phương tiện này đến từ việc sử dụng các sản phẩm thiếu an toàn hoặc chủ xe còn thiếu kiến thức sử dụng.
Bên cạnh đó, không ít người dân tự ý "độ" từ ắc quy sang pin Lithium để tăng công suất cũng như thêm quãng đường hoặc mua pin từ những những shop tự "đóng pin", mua sạc trôi nổi trên thị trường cũng làm tăng nguy cơ mất an toàn.
Theo các chuyên gia xe điện, để sử dụng an toàn, người dùng nên sạc xe khi dung lượng pin còn khoảng 20% để hạn chế tính trạng chai pin, phồng pin.
Khi vừa sử dụng xe xong, không được sạc ngay lập tức mà phải cho xe nghỉ khoảng 30 phút rồi mới bắt đầu sạc. Việc này giúp pin được tản nhiệt, tránh việc cộng hưởng nhiệt khi pin vừa nóng, vừa sạc, dễ gây tình trạng nổ acquy, pin.
Khi xe đã được sạc đủ điện, nên rút sạc ra ngay, không nên cố sạc thêm một lúc hay để qua đêm. Vì khi đầy 100% pin, acquy sẽ không nạp thêm năng lượng điện. Việc dư điện sẽ khiến các lớp điện cực nhanh bị phá hủy hơn khiến tuổi thọ của pin giảm, pin nhanh bị chai và phồng, tăng nguy cơ cháy nổ.
(Tổng hợp)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Cháy xe điện liên tục, hé lộ nguyên nhân gây sốcCác vụ cháy xe điện, từ ô tô cho đến đến xe máy điện liên tục xuất hiện tại Ấn Độ với tần suất lớn, thậm chí lên tới hàng tuần. Một loạt các nguyên nhân gây sốc đã được cơ quan chức năng của Chính phủ công bố." alt="Điểm danh những vụ cháy xe máy điện khi đang sạc">
Điểm danh những vụ cháy xe máy điện khi đang sạc
-
Lái xe ở Nga tuân thủ quy tắc giao thông. Ảnh: NVCC Đặc biệt, đoạn đền Đồng Cổ - đình An Thọ - chợ Bưởi có bị ùn ứ trên làn xe ô tô, nhưng tuyệt đối không thấy lái xe nào vượt lên để chen ngang. Họ kiên nhẫn xếp hàng theo thứ tự, dù ở quãng đường một chiều (với ô tô), làn bên trái vắng.
Điều đó khiến tôi nhớ tới câu chuyện ở nước Nga xa xôi.
Vào 19h11 tối một ngày Chủ nhật cách đây gần 5 năm, tôi đi ô tô từ sân bay quốc tế Sheremetyevo về trung tâm Moscow cũng gặp cảnh ùn ứ, do cư dân từ các nhà nghỉ cuối tuần trở lại thủ đô để sáng thứ 2 làm việc.
Mọi lái xe ô tô đều xếp hàng răm rắp, không lấn trái, không chen ngang, tự giác giữ trật tự. Điều đó thật tuyệt vời.
Tôi hy vọng tương lai gần, ở Việt Nam, khi tắc đường, tất cả người lái ô tô đều tự giác xếp thứ tự như cảnh trên phố Thụy Khuê hôm 14/1. Điều này đồng nghĩa trình độ dân trí, văn hoá giao thông nước ta ngày càng được nâng cao.
Ngoài ra, còn 2 tình huống đi đường mà tôi thường xuyên gặp phải phiền toái, bực dọc, cũng hy vọng tương lai sẽ có sự thay đổi, góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ ở nước ta.
Tình huống thứ nhất là trên phố Tô Hiệu, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Đoạn không có đèn tín hiệu, bên công viên Nghĩa Đô, có các vạch sơn sọc ngựa vằn và biển báo “đường dành cho người đi bộ sang ngang”.
Vạch cho người đi bộ qua đường ở nước ngoài. Ảnh: NVCC Nhưng chiều tối nào đi bộ trên vạch sơn để sang đường vào công viên, tôi cũng phải “nhường đường cho xe cơ giới”. Thật trớ trêu. Vì theo Điều lệ Báo hiệu đường bộ quy định, lái xe phải ưu tiên, nhường đường cho người đi bộ.
Khi sang Nga, tôi đã có thực tế sang đường trên vạch sơn sọc (2 màu vàng, trắng) cho người đi bộ. Những người lái xe ô tô với trình độ dân trí văn minh, bao giờ cũng tạm dừng xe lại, để ưu tiên nhường đường cho người đi bộ.
Tình huống thứ 2, lái xe ô tô trên đường đôi ở ngoài khu vực đông dân cư, mỗi khi tôi xin vượt, những người lái xe tải trên 3,5 tấn và xe ô tô trên 30 chỗ thường không chịu chuyển sang làn bên cạnh để cho vượt.
Thế nên, tôi mong sao những gì trông thấy trên phố Thụy Khuê sẽ trở thành nét văn hoá giao thông bình thường, không còn là “khoảnh khắc xa xỉ” trong tương lai không xa.
Cuộc sống luôn có những câu chuyện đáng để chúng ta suy nghĩ. Một chuyến xe đêm cuối năm vắng vẻ, một ngày mưa tầm tã chen chân giữa phố xá đầy xe cộ, một bàn tay bất ngờ đưa ra đỡ ta đứng dậy sau cú vấp té… Những câu chuyện tưởng chừng rất nhỏ, nhưng có thể chất chứa nhiều bài học trong đó.
Mời độc giả chia sẻ cùng chúng tôi những câu chuyện mà các bạn bắt gặp trong cuộc sống đời thường và cảm thấy cần phải lên tiếng phản đối hoặc bênh vực. Đó có thể là những câu chuyện về người tốt, việc tốt, hoặc đơn giản là một nỗi bực dọc thoáng qua về một hành động kém nhân văn của người nào đó.
Bài viết vui lòng gửi về địa chỉ: [email protected]
" alt="Nhớ ‘khoảnh khắc xa xỉ’, dòng xe kiên nhẫn xếp hàng thứ tự dù làn bên trống vắng">Nhớ ‘khoảnh khắc xa xỉ’, dòng xe kiên nhẫn xếp hàng thứ tự dù làn bên trống vắng
-
Ca sĩ Phong Đạt là thần tượng một thời của thế hệ 8X, 9X Tuy nhiên, nhóm nhạc chỉ hoạt động được khoảng 2-3 năm thì người quản lý D&D đề nghị rã nhóm. Không còn người quản lý, anh Đạt chọn tách ra hát solo nhưng gặp nhiều khó khăn.
Thời điểm đó, anh Đạt và chị Nhã Trúc đang hẹn hò. Chị Trúc xuất thân từ CLB Ca sĩ trẻ Nhà văn hóa Thanh Niên. Chị từng là thành viên của nhóm nhạc Oxy.
Dù sự nghiệp ca hát của chị Trúc cũng tạm ổn định, có sô diễn thường xuyên. Khi thấy anh Đạt loay hoay, không biết phải làm sao khi không có trợ lý, chị chấp nhận nghỉ hát, về hỗ trợ bạn trai. Chị trực tiếp nhận sô, thương lượng cát sê, chuẩn bị trang phục… cho anh.
Có người yêu lo chuyện hậu trường, anh Đạt tự tin phát triển sự nghiệp. Anh tận dụng lợi thế biết nhảy hip hop kết hợp đọc rap, tạo sự khác biệt với các ca sĩ đương thời.
Dù mẹ ruột có điều kiện kinh tế nhưng anh Đạt không nhận được sự hậu thuẫn về vật chất. Anh cùng chị Trúc chấp nhận góp nhặt từng đồng để duy trì đam mê.
Vợ chồng chị Nhã Trúc bên nhau từ lúc trắng tay Tuy nhiên, khi quyết định làm sản phẩm âm nhạc riêng, cả hai tính toán thì phát hiện chi phí thực hiện lên đến hàng chục triệu đồng. Vì số tiền quá lớn, anh Đạt nhờ mẹ giúp đỡ, mượn tiền làm album đầu tay.
May mắn, album ra mắt của ca sĩ Phong Đạt được mọi người đón nhận nồng nhiệt. Từ đó, tên tuổi của anh vươn lên tầm ngôi sao.
Chọn gia đình, từ bỏ hào quang
Năm 2006 là thời điểm hoàng kim trong sự nghiệp ca hát của ca sĩ Phong Đạt. Khán giả khắp nơi, đặc biệt là giới trẻ rất yêu thích phong cách trình diễn và giọng đọc rap của anh.
Tuy nhiên, lúc anh thăng hoa trong nghề, mẹ anh phát hiện mắc bệnh ung thư. Do bệnh tình của bà chuyển biến nhanh nên anh Đạt và chị Trúc quyết định tổ chức lễ cưới sớm hơn kế hoạch.
“Chúng tôi muốn làm đám cưới lúc mẹ còn khỏe mạnh, tỉnh táo. Thấy tôi yên bề gia thất, có lẽ mẹ ra đi thanh thản hơn”, anh Đạt chia sẻ.
Một tháng sau cưới, mẹ anh qua đời. Đó là sự tổn thất nặng nề về mặt tinh thần đối với nam ca sĩ.
Nửa năm chìm trong đau khổ, anh Đạt chỉ có người vợ đang mang thai cận kề động viên. Hình ảnh vợ khệ nệ bụng bầu, tất tả quán xuyến trong ngoài khiến anh thức tỉnh.
Anh Đạt tự nhủ bản thân phải vực dậy tinh thần, làm chỗ dựa cho vợ. Mẹ mất thì xem bố mẹ vợ như bố mẹ ruột.
Thế nhưng, khi sự nghiệp anh Đạt vừa khởi sắc, biến cố khủng khiếp lại một lần nữa ập đến. Bố mẹ chị Trúc gặp tai nạn qua đời cùng lúc.
Anh Đạt kể: “Lúc đó, tôi đang kẹt lịch lưu diễn đã ký hợp đồng ở các tỉnh miền Tây. Vì vậy, Trúc phải một mình đối diện nỗi đau khôn cùng và chăm sóc hai con gái nhỏ.
Sau tang thương, vợ tôi bị trầm cảm, không dám ra đường, không dám chạy xe máy nữa. Mỗi khi nhìn thấy xe tải, ký ức đau đớn ập đến khiến vợ tôi run rẩy, sợ hãi”.
Anh Đạt hy sinh sự nghiệp, chọn làm chỗ dựa cho vợ con Cảm nhận rõ mất mát quá lớn của vợ, ca sĩ Phong Đạt chọn từ bỏ sự nghiệp đang phát triển. Anh tuyên bố nghỉ hát sau khi hoàn thành hợp đồng biểu diễn vào dịp Tết năm đó.
Anh dành trọn 2 năm làm hậu phương, lo lắng cho con cái, giúp vợ có thời gian chữa bệnh và đòi lại công bằng cho bố mẹ đã mất.
Anh Đạt nghỉ hát, nguồn thu nhập chính không còn. Thế nên, chị Trúc dùng số tiền tích góp bao năm để đầu tư, kinh doanh.
Công việc thuận lợi, chị Trúc trở thành trụ cột kinh tế gia đình. Anh Đạt kiếm tiền từ việc làm nhạc, thu âm, tiền tác quyền…
Đàn ông làm ra ít tiền khiến anh Đạt cảm thấy khó chịu, bứt rứt. Tuy nhiên, đó là anh không hài lòng về bản thân, chứ vợ không hề trách cứ, so sánh. Bởi, hơn ai hết, chị Trúc hiểu anh đã hy sinh cho vợ và các con quá nhiều.
Bên nhau từ lúc trắng tay, qua vài lần được mất, vợ chồng anh Đạt đủ hiểu: “Đôi khi trong cuộc sống, đâu phải cái gì muốn cũng được, mình mất cái này thì được cái khác”.
Anh Đạt tạm gác sự nghiệp ca hát nhưng đổi lại anh có một gia đình hạnh phúc.
Hiện tại, chị Trúc động viên chồng quay lại với đam mê âm nhạc. Thời thế đổi thay, anh Đạt không có nhiều sô diễn như trước. Thế nhưng, anh tự nhủ còn được đứng trên sân khấu sau bao năm đã là điều vượt mong đợi
Mẹ chồng tương lai choáng váng, run rẩy khi tới thăm nhà tôi
Yêu nhau từ khi còn là sinh viên năm cuối, đến nay ra trường được 4 năm, chúng tôi đã có việc làm ổn định trên thành phố nên quyết định về chung một nhà." alt="Gõ cửa thăm nhà tập 193: Chồng từ bỏ hào quang cùng vợ vượt qua cú sốc mất bố mẹ">Gõ cửa thăm nhà tập 193: Chồng từ bỏ hào quang cùng vợ vượt qua cú sốc mất bố mẹ
-
Nhận định, soi kèo FC Goa vs Odisha, 21h00 ngày 6/2: Đòi lại ví trí top 2
-
Tỷ lệ xe điện đang gia tăng nhanh chóng tại châu Âu (Ảnh: Volkswagen).
Theo dữ liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu (ACEA), số lượng xe điện đến tay khách hàng trong tháng 8 chính xác là 165.156 chiếc, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2022, và chiếm 21% tổng doanh số ô tô nói chung.
Vẫn còn một chặng đường dài phía trước để xe điện có thể áp đảo xe động cơ đốt trong, nhưng nếu đà này được duy trì, tương lai đó sẽ không còn xa. Xe điện đã vượt xa xe hybrid cắm sạc (7,4%) và không còn thua xe hybrid thường là bao (23,9%).
Nhu cầu về xe điện cũng cao hơn nhiều so với xe động cơ diesel (12,5%), trong bối cảnh loại xe này sụt giảm doanh số hơn 50% so với cách đây 8 năm.
Với doanh số tăng gấp đôi như tháng 8 vừa qua, việc xe điện vượt xe xăng chỉ còn là vấn đề thời gian. Xe xăng hiện chiếm 50% doanh số xe mới tại châu Âu, đang trên đà giảm thị phần và có thể sẽ thua xe điện trước năm 2035, khi lệnh cấm bán xe động cơ đốt trong bắt đầu có hiệu lực ở châu Âu.
Trong 8 tháng đầu năm nay, đã có gần 1 triệu xe điện đến tay người tiêu dùng ở châu Âu.
Những con số trên cho thấy thị trường xe điện ở châu Âu phát triển mạnh hơn ở Bắc Mỹ. Hiện vẫn chưa có dữ liệu doanh số từng phân khúc thị trường trong tháng 8 của Mỹ để so sánh trực tiếp. Trong quý I năm nay, doanh số xe điện ở Mỹ đã tăng 63%, nhưng xe điện vẫn chỉ chiếm khoảng 7,2% doanh số 7 tháng đầu năm.
Theo Dân Trí
“Ngựa ô” làng xe điện Mỹ bứt tốc doanh số, thách thức TeslaRivian, một hãng xe điện khởi nghiệp tại Mỹ đang có lượng đặt hàng lớn, dần vươn lên chiếm thị phần xe điện thứ 3 tại Mỹ, sau Tesla và Lucid." alt="Cứ 5 ô tô mới bán ra tại châu Âu thì có 1 chiếc là xe thuần điện">
Cứ 5 ô tô mới bán ra tại châu Âu thì có 1 chiếc là xe thuần điện