Soi kèo góc Juventus vs Empoli, 18h30 ngày 2/2

Ngoại Hạng Anh 2025-02-05 07:54:19 31
èogócJuventusvsEmpolihngàlịch dương   Hư Vân - 02/02/2025 04:35  Kèo phạt góc
本文地址:http://game.tour-time.com/html/32f495456.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Dhofar vs Al

Nghỉ Tết, cò đất vẫn "khủng bố" điện thoại mời chào khách đầu tưViệt VũViệt Vũ

(Dân trí) - Mặc dù đang trong kỳ Nghỉ Tết, song nhiều nhà đầu tư bất động sản vẫn nhận hàng chục cuộc gọi từ cò đất, với mục đích giới thiệu sản phẩm và kêu gọi đầu tư.

Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, thị trường bất động sản cả nước đang trải qua thời kỳ "im ắng" tạm thời. Hầu hết, các công ty, nhân viên môi giới đều nghỉ Tết.

Tuy nhiên, duy chỉ có giới cò đất tự do vẫn đang làm việc chăm chỉ, tích cực thổi giá đất nền, nhất là tại các khu vực ven đô, tỉnh lẻ.

Ông Đỗ Trung Nhân (51 tuổi), một nhà đầu tư bất động sản tại Hà Nội cho biết: Ngay trong sáng 30 Tết, ông vẫn nhận được gần chục cuộc gọi, tư vấn, giới thiệu và mời chào tới tìm hiểu đất nền Hòa Lạc.

Nghỉ Tết, cò đất vẫn khủng bố điện thoại mời chào khách đầu tư - 1

Cơn sốt đất Hòa Lạc đầu năm 2020

"Dù nhiều lần từ chối nhưng hàng ngày tôi vẫn phải nhận hàng chục cuộc gọi giới thiệu về đất nền Hòa Lạc. Sau phần giới thiệu, giới cò thường mời những nhà đầu tư tiềm năng tới tận nơi, xem đất sau đó dùng đủ chiêu thức để nhà đầu tư xuống tiền", ông Nhân nói.

Thậm chí, nhiều nhân viên môi giới nhiệt tình, sẵn sàng đón khách tại nhà vào mùng 1 Tết, để đi khảo sát thực tế đất nền Hòa Lạc.

Tương tự, bà Hoàng Thị Yến Hoa (43 tuổi), một nhà đầu tư tại Hải Phòng cũng rơi vào trạng thái ức chế, khi mỗi ngày tiếp tới 10 - 15 cuộc gọi kêu gọi đầu tư đất nền Vân Đồn. 

Nghỉ Tết, cò đất vẫn khủng bố điện thoại mời chào khách đầu tư - 2

Mặc dù đang trong kỳ nghỉ Tết, song nhiều nhà đầu tư bất động sản vẫn nhận hàng chục cuộc gọi từ cò đất. Ảnh minh họa

Bà Hoa cho biết, các đây 3 năm, bà là một trong những nhà đầu tư tích cực tại Vân Đồn. Do đó, trong danh sách kêu gọi nhà đầu tư, tên bà luôn ở trang đầu tiên, vị trí có thể tùy nơi, nhưng không dưới Top 30.

"Hầu hết, các công ty môi giới, hoặc cả giới cò đất tự do đều đi mua giữ liệu khách hàng. Trong khi đó, bản thân tôi trước đây đã rót rất nhiều vốn vào Vân Đồn. Vì vậy, không ngày nào là không có người gọi giới thiệu, kể cả ngày Tết cũng có người gọi. Thậm chí, chặn số này, thì cò đất lại lấy số khác mời chào đầu tư", bà Hoa nói.

Được biết, trong năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 91, quy định chặt chẽ và chế tài nặng hơn cho các hành vi gọi điện, gửi tin nhắn, thư điện tử quảng cáo đến số điện thoại của người dùng khi chưa được sự đồng ý.

Mặc dù đã có hiệu lực từ 1/10/2020, song tình trạng cò đất gọi điện "khủng bố" nhà đầu tư bất động sản vẫn tiếp diễn.

Hưng, một nhân viên môi giới bất động sản tại Hà Nội lý giải: Hầu hết, nhân viên môi giới bất động sản chưa có kinh nghiệm, hoặc mới đi làm, việc đầu tiên luôn là telesales, tư vấn, giới thiệu sản phẩm thông qua gọi điện hoặc nhắn tin.

Sau 3 tháng làm telesales, nhân viên môi giới có thể tự phát triển hệ thống bán hàng riêng, có thể là xây dựng website bán hàng, giới thiệu qua mạng xã hội;...

Theo Hưng, so với những kênh bán hàng trực tuyến như hiện nay, thì gọi điện là phương án dễ tiếp cận, dễ chốt đơn nhất. Tuy nhiên, nhiều trường hợp các cá nhân môi giới chưa kịp cất tiếng, đã phải nghe chửi.

"Bất kỳ ai muốn theo nghề môi giới đều có ít nhất 3 tháng làm nhân viên tư vấn qua điện thoại. Nhân viên mới cũng phải chịu áp lực bán được hàng, dù nhiều lần gặp phải sự phản ứng của khách hàng nhưng đã là công việc vẫn phải chấp nhận", Hưng chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Thanh Tuấn, chuyên gia bất động sản: Trong thời điểm bùng nổ công nghệ như hiện nay, việc gọi điện tư vấn bất động sản đã trở nên lỗi thời. Ngay cả những khách hàng, nhà đầu tư tiềm năng cũng dần có ác cảm với nghề môi giới.

Do đó, để tồn tại, buộc các công ty phải thay đổi chiến lược, phương thức marketing để tiếp cận khách hàng.

"Hiện nay, tôi thấy nhiều công ty xây dựng các kênh giới thiệu sản phẩm, thông qua mạng xã hội như Facebook, Zalo, thậm chí phát triển hình ảnh qua Youtube, TikTok rất hiệu quả. Bởi vì, hiện nay, khi khách hàng, nhà đầu tư có nhu cầu, việc đầu tiên là họ kiểm tra dự án trên Google. Vì vậy, các công ty môi giới phải đối mới, phải có hướng đi riêng để phát triển dài hạn", ông Tuấn nói.

">

Nghỉ Tết, cò đất vẫn "khủng bố" điện thoại mời chào khách đầu tư

Thủ tướng:

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng văn bản thi hành 4 luật có hiệu lực từ 1/8

Phương LiênPhương Liên

(Dân trí) - Để đảm bảo các điều kiện tổ chức thực thi khi Quốc hội cho phép có hiệu lực sớm 4 luật từ ngày 1/8, Thủ tướng đề nghị các Bộ, ngành khẩn trương hoàn thiện các quyết định, thông tư đã được giao.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện của Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật các tổ chức tín dụng.

Chính phủ, Thủ tướng đã chỉ đạo hoàn thiện các văn bản thuộc thẩm quyền theo trình tự được quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo các điều kiện ban hành ngay khi Quốc hội thông qua dự án luật.

Để đảm bảo hoàn thành đồng bộ hệ thống pháp luật và các điều kiện để tổ chức thực thi khi Quốc hội cho phép có hiệu lực sớm 4 luật từ ngày 1/8, Thủ tướng đề nghị các Bộ, ngành, tổ chức có liên quan khẩn trương hoàn thiện các quyết định, thông tư đã được giao.

Bên cạnh đó, các Bộ cũng cần hoàn thành phân công của Thủ tướng đảm bảo đúng trình tự quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chỉ thực hiện rút gọn hiệu lực thi hành đồng thời với luật và báo cáo Thủ tướng chậm nhất trong ngày 28/6.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng văn bản thi hành 4 luật có hiệu lực từ 1/8 - 1

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành 4 luật (Ảnh: Hà Phong).

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện đồng thời việc lấy ý kiến của các địa phương đối với các văn bản và hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương xây dựng văn bản thuộc thẩm quyền của địa phương đã được luật giao đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất.

Bên cạnh đó, các Bộ cũng cần tổ chức các hội nghị trực tuyến với các địa phương theo vùng để giải đáp các vướng mắc, hướng dẫn các địa phương hoàn thiện các văn bản và hoàn thành trước ngày 5/7.

Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào trách nhiệm được giao để xây dựng, hoàn thiện các văn bản thuộc thẩm quyền đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và khả thi gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp tham gia đóng góp ý kiến trước ngày 5/7.

">

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng văn bản thi hành 4 luật có hiệu lực từ 1/8

Thủ tướng Thái Lan công khai khối tài sản gần 19 triệu USDĐức HoàngĐức Hoàng

(Dân trí) - Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin, người từng là doanh nhân bất động sản, công khai khối tài sản lớn gần 19 triệu USD, theo quy định của pháp luật nước này.

Thủ tướng Thái Lan công khai khối tài sản gần 19 triệu USD - 1

Ông Srettha Thavisin là nhà tài phiệt bất động sản trước khi bước chân vào con đường chính trị (Ảnh: Reuters).

Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin sở hữu khối tài sản trị giá 650 triệu baht (18,9 triệu USD), bao gồm một chiếc xe sang trị giá 50 triệu baht và 38 chiếc đồng hồ, Văn phòng Ủy ban Chống tham nhũng Quốc gia Thái Lan (NACC) công bố hôm 28/12.

Theo quy định của Mục 102 của Đạo luật cơ bản về chống tham nhũng năm 2018, các cá nhân nắm giữ các chức vụ chính trị ở Thái Lan phải kê khai tài sản và nợ của mình cũng như của vợ/chồng họ trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhậm chức.

NACC tiết lộ rằng Thủ tướng Thái Lan có 1 triệu baht tiền mặt, 69 triệu baht tiền gửi trong 47 tài khoản ngân hàng và 1,3 triệu baht tiền đầu tư.

Ông Srettha, một tài phiệt bất động sản nổi tiếng trước khi chuyển hướng sang làm chính trị, cũng sở hữu các bất động sản ở Bangkok trị giá 158,4 triệu baht. Ông cũng có các tòa nhà trị giá 156 triệu baht, bao gồm khu nghỉ dưỡng ở Hua Hin.

Về phương tiện đi lại, ông sở hữu chiếc Aston Martin DB5 trị giá 50 triệu baht. Ông Srettha nói với phóng viên rằng chiếc xe này là mẫu xe cổ năm 1963 xuất hiện trong bộ phim Điệp viên 007 gần đây nhất, được quay ở Italy.

Khi được hỏi liệu ông có phải là nhà lãnh đạo giàu nhất Thái Lan từ trước tới nay hay không, ông không phủ nhận điều này. Ông cho biết đã làm việc chăm chỉ trong nhiều năm, gần như cho đến khi dừng công việc kinh doanh.

Ngoài ra, NACC cũng công bố các khoản thu nhập của Thủ tướng Thái Lan hàng năm.

Trước đó, hồi tháng 9, Phát ngôn viên chính phủ Thái Lan Chai Wacharonke thông báo, Thủ tướng Srettha sẽ dành toàn bộ tiền lương hàng tháng để đóng góp cho các tổ chức từ thiện khác nhau.

Ông Srettha, người kiêm nhiệm chức Bộ trưởng Tài chính, nhận được tổng cộng 125.590 Baht mỗi tháng (3.400 USD). Theo ông Chai, ông Srettha nói rằng cho đi là điều tốt và một người nên trao đi càng nhiều càng tốt.

Nếu Thủ tướng Srettha tại vị cho đến hết nhiệm kỳ 4 năm, ông sẽ quyên góp hơn 6 triệu baht (hơn 163.000 USD) cho hoạt động từ thiện.

"Tôi đã làm từ thiện ngay cả trước khi trở thành Thủ tướng. Đó là mong muốn cá nhân của tôi. Tôi sẽ không bao giờ gây áp lực buộc các quan chức chính phủ khác phải theo tôi. Tất cả họ đều có gánh nặng của riêng mình. Tiền sẽ được chuyển đến các tổ chức đáng tin cậy và đáp ứng yêu cầu", ông nhấn mạnh vào thời điểm đó.

Ông Srettha sinh năm 1963. Ông nhận cử nhân kỹ thuật dân dụng tại Đại học Chulalongkorn ở Bangkok và bằng thạc sĩ tài chính tại trường Claremont ở Mỹ. Ông là đồng sáng lập Sansiri, một trong những công ty phát triển bất động sản lớn nhất ở Thái Lan. 

Cuối năm 2022, ông quyết định bước chân vào chính trường và trở thành thành viên của đảng Pheu Thai, đảng có liên quan tới gia tộc Shinawatra.

Ông được biết đến là người có tầm nhìn rộng và gần gũi với công chúng, kể cả thế hệ trẻ. Ông đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết các vấn đề bất bình đẳng kinh tế và xã hội.

Theo Nation">

Thủ tướng Thái Lan công khai khối tài sản gần 19 triệu USD

Nhận định, soi kèo Osasuna vs Sociedad, 0h30 ngày 3/2: Chủ nhà tự tin

Ông Zelensky: Ukraine không cần phương Tây hỗ trợ về việc đàm phán với NgaĐức HoàngĐức Hoàng

(Dân trí) - Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng nước này sẽ cần dùng vũ lực để đạt được hòa bình và kêu gọi đồng minh phương Tây viện trợ thêm vũ khí.

Ông Zelensky: Ukraine không cần phương Tây hỗ trợ về việc đàm phán với Nga - 1

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: AFP).

Trong bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh của Cộng đồng Chính trị Châu Âu tại Budapest, Hungary, ông Zelensky đã thúc giục các đối tác của Ukraine chuyển thêm vũ khí thay vì hỗ trợ Kiev để hướng tới các cuộc đàm phán với Nga.

"Chúng tôi không tự bảo vệ mình trước những ngôn từ của Nga, mà là trước những cuộc tấn công của Nga. Do đó, chúng tôi cần một lượng vũ khí đủ lớn, chứ không phải sự hỗ trợ trong các cuộc đàm phán", ông nói, đồng thời cảm ơn các lãnh đạo phương Tây trong thời gian qua đã viện trợ cho Ukraine.

Theo ông Zelensky, việc đàm phán mềm mỏng với Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không mang lại lợi ích vì quan điểm của người đứng đầu Điện Kremlin sẽ khó thay đổi. "Chỉ có áp lực mới có thể đưa ông ấy vào đúng vị trí của mình", nhà lãnh đạo Ukraine cho biết, nhấn mạnh sự cần thiết phải áp dụng khái niệm "hòa bình thông qua vũ lực" thay vì thúc đẩy Ukraine phải nhượng bộ.

"Tôi xin nhắc lại rằng cuộc chiến này đang diễn ra trên đất Ukraine. Ukraine biết ơn mọi sự hỗ trợ từ các đối tác của chúng tôi, chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận mọi ý tưởng mang tính xây dựng để đạt được nền hòa bình công bằng cho đất nước chúng tôi. Nhưng Ukraine phải có quyền quyết định điều gì nên và không nên đưa vào chương trình nghị sự để chấm dứt cuộc chiến này", ông Zelensky khẳng định.

Theo ông Zelensky, ý tưởng về bất kỳ nhượng bộ nào đối với Nga là không thể chấp nhận được đối với Ukraine và ông coi đó là hành động "tự sát" đối với toàn bộ châu Âu.

Tổng thống Ukraine cho hay, cuộc chiến hiện leo thang đáng kể trong thời gian qua, cáo buộc Triều Tiên đã hỗ trợ Nga trong xung đột. Nga và Triều Tiên trước đó nhiều lần bác bỏ thông tin Bình Nhưỡng đã đưa quân tới Kiev để hỗ trợ Moscow.

"Bây giờ biện pháp hòa bình thông qua vũ lực là cần thiết. Và không nên có ảo tưởng rằng bạn có thể có được một nền hòa bình công bằng bằng cách tỏ ra yếu đuối hoặc từ bỏ bất kỳ vị thế nào của châu Âu hoặc vị thế của bất kỳ quốc gia châu Âu nào", ông tuyên bố.

Tháng trước, Tổng thống Putin tuyên bố Nga sẵn lòng cùng Ukraine tìm ra một giải pháp thông qua thương lượng, trong đó 2 bên sẽ cùng thỏa hiệp. "Bất kỳ kết quả nào cũng phải có lợi cho Nga, và tôi nói thẳng điều đó", ông nói. Tuy nhiên, Moscow không loại trừ khả năng thỏa hiệp miễn là chúng "hợp lý", nhà lãnh đạo Nga nói thêm.

Sau đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định, Nga theo đuổi một giải pháp cho xung đột ở Ukraine mà có thể đáp ứng được lợi ích của tất cả các quốc gia Á - Âu. Trong khi đó, kịch bản "hòa" trong xung đột ở Ukraine không thể đáp ứng được điều kiện đó.

"Hòa là một thuật ngữ có thể được áp dụng cho các tình huống rất khác nhau, bao gồm cả thỏa thuận Istanbul. Từ "hòa" không phản ánh đầy đủ nhu cầu đảm bảo lợi ích của tất cả các bên, kể cả ở quy mô châu lục", ông giải thích.

Theo UP">

Ông Zelensky: Ukraine không cần phương Tây hỗ trợ về việc đàm phán với Nga

Người Trung Quốc bế tắc trong việc mua bất động sản ở Việt Nam, vì sao?

(Dân trí) - Các nhà đầu tư Trung Quốc đang gặp khó khi mua nhà ở sang trọng tại Việt Nam trong khi các nhà đầu tư khác lại dễ dàng hơn, vì sao?

Người Trung Quốc bế tắc trong việc mua bất động sản ở Việt Nam, vì sao? - 1
Một cậu bé bên trong chiếc xe buýt nước cùng với tòa nhà cao nhất Việt Nam, Landmark 81 phía đằng sau tại thành phố Hồ Chí Minh.

Người Trung Quốc khi mua nhà ở sang trọng tại Việt Nam có vẻ như đang gặp khó khăn hơn nhà đầu tư từ các quốc gia khác.

Luật pháp Việt Nam đã yêu cầu bất kì người nước ngoài mua bất động sản tại Việt Nam đều phải nộp hộ chiếu của mình để đủ điều kiện pháp lý để chính phủ cấp cho họ quyền sở hữu căn hộ.

Do hộ chiếu Trung Quốc có in hình vi phạm chủ quyền của Việt Nam, nên người mua từ Trung Quốc Đại Lục thường gặp khó khăn trong việc đảm bảo quyền sở hữu bất động sản từ chính quyền Việt Nam.

Andy Han, giám đốc điều hành tập đoàn tại SonKim Land, một nhà phát triển bất động sản cao cấp với 5 dự án khu dân cư tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, “không phải người Trung Quốc không quan tâm đến thị trường bất động sản của Việt Nam. Mà do có vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc nên đã làm cho họ e ngại thị trường bất động sản Việt Nam. Vấn đề này đã làm giảm khoảng 10% doanh số của chúng tôi. Nhiều người Hồng Kông đã mua các căn hộ tại Việt Nam có giá từ 200.000 đến 500.000 đô la Mỹ từ chúng tôi vì nhà ở Hồng Kông thực sự rất đắt đỏ”.

Người mua từ Hồng Kông và Trung Quốc đại lục là nhóm khách hàng nước ngoài lớn thứ ba của SonKim, chiếm 20% doanh số của nhà phát triển bất động sản.

Trong khi Việt Nam đã trở nên kém hấp dẫn hơn đối với những người từ Trung Quốc đại lục, thì người Hồng Kông và những người mua châu Á khác đang nắm bắt lấy cơ hội.

Cathy Huang, giám đốc điều hành tại EXS Capital, một quỹ đầu tư tư nhân đầu tư vào SonKim cho biết, đó chỉ là một vấn đề tương đối nhỏ và chúng tôi vẫn đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ người mua Hồng Kông.

Các căn hộ cao cấp của Việt Nam có giá rẻ so hơn với Hồng Kông – một thị trường đắt đỏ nhất thế giới, điều này giải thích lý do tại sao người nước ngoài lại đổ xô đến các quận cao cấp ở TP HCM.

Người Trung Quốc bế tắc trong việc mua bất động sản ở Việt Nam, vì sao? - 2
Kenneth Kent, tổng giám đốc – Hong Kong of REA Group - công ty vận hành cổng thông tin bất động sản Squarefoot.com.hk cho biết, các căn hộ dân cư cao cấp nằm ở trung tâm các thành phố lớn có thể có giá chỉ bằng một nửa so với các bất động sản tương đương ở Bangkok và thấp hơn 10% so với các bất động sản ở Hồng Kông.

Tình trạng vi phạm chủ quyền trên biển của Trung Quốc đối với Việt Nam là một trục trặc đối với một thị trường bất động sản đang bùng nổ ở Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường bất động sản ở Việt Nam lại đang được thúc đẩy bởi các quy tắc khá linh động của Hà Nội, đã cho phép người nước ngoài sở hữu một phần căn hộ, điều này khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà quản lý quỹ nhanh chóng nắm bắt cơ hội tại Việt Nam – một trong các nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á.

Năm 2015, các công ty bất động sản bắt đầu cung cấp 30% cổ phần cho người nước ngoài, mở ra một thị trường mới và một nhóm người mua mới cho các nhà phát triển.

Theo ông Han, “Quốc hội Việt Nam đã thông qua một đạo luật cho phép người nước ngoài có thể mua số căn hộ lên tới 30% tổng số các căn hộ. Điều này khiến các nhà phát triển tăng cường các dự án của mình bởi vì nếu người nước ngoài có thể đến và mua một căn hộ, điều này có thể trở thành một cơ hội rất tốt.”.

SonKim đang được hưởng lợi bời vì họ có thể nắm giữ ba vòng tài trợ trị giá 204 triệu USD, thu hút các công ty lớn như Credit Suisse, EXS Capital và nhà quản lý quỹ tư nhân Nhật Bản ACA Investments.

Hiroyuki Ono, đối tác của ACA – công ty đầu tư một nửa trong số 100 triệu đô la Mỹ vào Việt Nam thông qua SonKim cho biết, “việc thay đổi các quy định là một thay đổi lớn đối với các nhà đầu tư Nhật Bản và hầu hết các nhà đầu tư Châu Á, nó đóng một vai trò lớn trong quyết định đầu tư của chúng tôi vì người Nhật luôn tìm kiếm những nơi để đầu tư.”

Các nhà đầu tư nước ngoài cũng bị cuốn hút vào Việt Nam do bị hấp dẫn bởi các yếu tố nổi bật như tốc độ tăng trưởng kinh tế xuất sắc (trung bình 6,55% trong năm năm qua), dân số trẻ và nổi tiếng là đối thủ sản xuất hàng đầu của Trung Quốc trong khu vực.

Thùy Dung

Theo SCMP

">

Người Trung Quốc bế tắc trong việc mua bất động sản ở Việt Nam, vì sao?

Bao giờ Hà Nội di dời 90 cơ sở không hợp quy hoạch ra khỏi nội đô?

UBND TP.Hà Nội vừa có báo cáo về lộ trình di dời các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ra khỏi nội thành, trong đó danh sách đã có sự rút gọn đáng kể so với kế hoạch từ 2017. Trong đó, Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông không phải di dời.

Thực hiện Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, từ tháng 9/2017, Thành ủy, UBND TP.Hà Nội đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) chủ trì cùng Sở Quy hoạch và Kiến trúc và UBND 12 quận rà soát kỹ từng cơ sở sản xuất phải di dời theo 3 nhóm: 

Nhóm cơ sở phải di dời do gây ô nhiễm môi trường nặng; nhóm gây ô nhiễm môi trường nhưng có thể khắc phục bằng các biện pháp công nghệ; nhóm cơ sở sản xuất phải di dời theo quy hoạch xây dựng.

Tuy nhiên, kết quả thực hiện việc di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch ra khỏi khu vực đô thị và khu dân cư trên địa bàn thành phố còn chậm do doanh nghiệp không muốn di chuyển ra xa nội thành; năng lực tài chính của hầu hết các doanh nghiệp còn hạn chế trong việc đầu tư thay đổi công nghệ sạch…

Bao giờ Hà Nội di dời 90 cơ sở không hợp quy hoạch ra khỏi nội đô? - 1

Công ty Thuốc lá Thăng Long thuộc nhóm gây ô nhiễm môi trường cần phải di dời khỏi nội đô Hà Nội. (Ảnh: T.An).

Đến thời điểm này, Sở TNMT Hà Nội đã thiết lập hồ sơ danh mục 113 cơ sở công nghiệp đề xuất di dời do không phù hợp với quy hoạch xây dựng. 

Sau khi xem xét, Tổ công tác liên ngành đã rà soát phân loại, loại bỏ 32 cơ sở và bổ sung 9 cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng đất do không phù hợp với quy hoạch.

Như vậy đến nay, danh mục cơ sở sản xuất công nghiệp được đề xuất di dời do không phù hợp quy hoạch gồm 90 cơ sở, trình UBND TP.Hà Nội xem xét để trình HĐND thành phố thống nhất thông qua.

Tại hội nghị phản biện xã hội vào dự thảo Nghị quyết của HĐND thành phố “Về phê duyệt danh mục di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp quy hoạch ra khỏi khu vực 12 quận nội thành” diễn ra mới đây, các ý kiến đều cho rằng đây là vấn đề nóng, cần thiết, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và xu thế phát triển của xã hội nói chung và của TP.Hà Nội nói riêng. 

Đồng thời, các ý kiến nhấn mạnh, để việc xử lý di dời một cách đồng bộ, đảm bảo tính nhất quán, công bằng, đề nghị UBND TP.Hà Nội có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho di dời cả các cơ sở gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch của các bộ, ngành thuộc Trung ương đóng trên địa bàn 12 quận thuộc thành phố.

Bên cạnh đó, Hà Nội cần sớm nghiên cứu, đề xuất bổ sung các cơ chế, chính sách hỗ trợ việc di dời các cơ sở sản xuất và dịch vụ gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch nhiều hơn nữa, thỏa đáng hơn… Bài học từ vụ cháy tại Nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông cho thấy cần phân loại danh mục gây ô nhiễm môi trường để xác định yêu cầu cấp bách…

Trước đó, trong một báo cáo của UBND TP.Hà Nội về lộ trình di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường gửi Bộ Xây dựng hồi tháng 6, cơ quan này cho biết, theo kế hoạch vạch ra năm 2016, đến năm 2020 sẽ có 117 cơ sở sản xuất phải di dời khỏi địa bàn 12 quận. 

Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 113 cơ sở chưa thể di dời ở quận Đống Đa (113), Ba Đình (2), Cầu Giấy (2), Hai Bà Trưng (16), Hoàn Kiếm (6), Hà Đông (29), Bắc Từ Liêm (6), Thanh Xuân (9), Nam Từ Liêm (2), Hoàng Mai (11), Long Biên (17).

Trong danh sách nhà máy thuộc nhóm gây ô nhiễm môi trường của UBND Thành phố Hà Nội có Công ty cổ phần Xây lắp và Cơ khí Cầu Đường (Trần Quý Cáp), Công ty Thuốc lá Thăng Long (Nguyễn Trãi).... Công ty Rạng Đông - nơi vừa xảy ra vụ cháy - không nằm trong nhóm này.

Có thể nói, sau 16 năm có chủ trương của Chính phủ, việc di dời các nhà máy tại Hà Nội có thể nói vẫn dậm chân tại chỗ.

Theo: Hoàng Thành

Dân Việt 

">

Bao giờ Hà Nội di dời 90 cơ sở không hợp quy hoạch ra khỏi nội đô?

友情链接