Dưới đây là những chia sẻ của độc giả Minh Phương, giáo viên THCS (nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả).
Cụm từ “Làm thế nào để trường học hạnh phúc” là vấn đề toàn xã hội mong muốn. Ngôi trường hạnh phúc có thể hiểu là nơi mọi người đều cảm thấy vui vẻ hạnh phúc khi công tác và học tập.
Người viết cho rằng, một phần việc tước đoạt 2 công cụ để giảng dạy và giáo dục học sinh của giáo viên là cho điểm và xử lý học sinh vi phạm khiến giáo viên cảm thấy áp lực, khó hạnh phúc, việc xây dựng trường học hạnh phúc cũng khó hơn.
Giáo viên không được phê bình học sinh trước lớp, trước trường
Thực hiện Luật Giáo dục 2019 mới và Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, giáo viên vất vả bội phần, giáo viên vừa học nâng chuẩn, bồi dưỡng thường xuyên, tập huấn chương trình mới, thay sách giáo khoa, bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh… Giáo án thì soạn theo hướng dẫn mới theo Công văn 5512 dài lê thê, vất vả.
Thực hiện Chương trình mới, giáo viên ở bậc trung học cơ sở “rối tung” với các môn gọi là “tích hợp” như Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa Lý, Nghệ thuật, Giáo dục địa phương…
Giáo viên chủ nhiệm thì vô cùng vất vả. Các loại khoản thu quỹ học phí, quỹ phụ huynh, tiền bảo hiểm y tế, học sinh lên lớp, học sinh giỏi, thu giấy vụn… cũng được giao chỉ tiêu cho giáo viên chủ nhiệm.
Tuy nhiên, gây bức xúc nhiều nhất cho giáo viên lại chính là quy định xử lý học sinh vi phạm.
Theo Điều lệ Trường tiểu học quy định trong Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT và Điều lệ trường phổ thông tại Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT, giáo viên tiểu học đến trung học phổ thông sẽ không được phê bình học sinh trước lớp, trước toàn trường hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh.
Giáo viên không được xúc phạm thân thể, nhân phẩm… học sinh là đúng, nhưng không được phê bình học sinh trước lớp khi học sinh vi phạm, vi phạm nghiêm trọng thì quá vô lý.
Có thể, vì tính nhân văn, học sinh vi phạm lần đầu, lần hai không phê bình nhưng học sinh vi phạm lần 3, 4, 5… thì giáo viên phải có quyền được xử lý, nhắc nhở, phê bình học sinh.
Nên chăng, Bộ GD-ĐT ban hành bộ quy tắc ứng xử, hướng dẫn cụ thể mức độ vi phạm của học sinh và quyền được xử lý học sinh vi phạm, khi nào giáo viên được nhắc nhở, phê bình, khiển trách nhất là trường hợp các em tái phạm nhiều lần.
Giáo viên không được quyền cho điểm thấp hay học sinh ở lại lớp
Viết ra có phần nghịch lý nhưng có thật, giáo viên hiện nay hầu như không được quyền cho điểm thấp học sinh.
Chính vì những chỉ tiêu gần đạt đỉnh 100% như học sinh lên lớp thẳng, trung bình bộ môn, 60-70% học sinh giỏi, không có học sinh yếu kém… đã khiến giáo viên “dùng đủ mọi cách” để nâng cao chất lượng, để đạt chỉ tiêu, để không bị cắt thi đua, để không được coi là giáo viên “cá biệt”.
Đã từng có một vài giáo viên mạnh dạn cho học sinh ở lại, cho học sinh điểm thấp nhưng sau đó bị ban giám hiệu, công đoàn mời làm việc nhiều lần, rồi bị cắt thi đua, xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ, và nhắc nhở trước hội đồng nhiều lần, và có thể bị tinh giản biên chế nếu còn cho học sinh điểm thấp. Vậy nên sau đó, giáo viên trên đành phải “xuôi theo chiều gió”, dù lương tâm vẫn cắn rứt.
Chính vì lý do trên, học sinh dù học yếu như thế nào vẫn phải “lùa” lên lớp, làm đẹp học bạ từ tiểu học, một số em học sinh đến lớp 6 vẫn chưa đọc viết thông thạo, “ngồi nhầm lớp” chính là sản phẩm của chỉ tiêu thành tích cao ngất ngưởng và là sản phẩm của việc xuất hiện chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trước.
Có thể nói chưa giai đoạn nào mà giáo viên “mất giá” như hiện nay. Học sinh vi phạm, thách thức, vô lễ… thì giáo viên chỉ biết “ngậm bồ hòn làm ngọt”, đành im lặng, cam chịu… để được yên thân.
Hai công cụ quan trọng của giáo viên là cho điểm, đánh giá thật học sinh đã bị tước đoạt nên giáo viên ngày càng vô cảm, thu mình và “sợ” học sinh mình dạy là điều có thật trong giai đoạn hiện nay.
Xin hãy trao quyền tự chủ trong cho điểm, xử lý vi phạm của học sinh trong khuôn khổ quy định của pháp luật để thầy ra thầy, trò ra trò để hướng đến giáo viên hạnh phúc và xây dựng được trường học hạnh phúc.
Chỉ khi giáo viên được tự chủ, cởi trói về phương pháp giảng dạy và giáo dục học sinh thì giáo viên sẽ có những biện pháp giáo dục hợp lý để các học sinh hướng đến sự tốt đẹp, hướng đến chân lý “chân, thiện, mỹ” trong giáo dục, giảm bớt các vụ bạo lực học đường khi đó trường học mới có thể là trường học hạnh phúc.
Minh Phương(giáo viên THCS)
Ban Giáo dục Báo VietNamNet mở diễn đàn "Làm thế nào để có trường học hạnh phúc?". Bạn đọc có ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ [email protected]. Các bài viết phù hợp sẽ được đăng tải theo quy định của tòa soạn. Xin chân thành cảm ơn. |
Việc một đội bóng cùng khu vực Đông Nam Á là Philippines gây địa chấn đang tạo nên hiệu ứng rất tích cực với các đội tân binh, những đội bóng bị xếp ở "cửa dưới", đặc biệt là tuyển nữ Việt Nam.
Tiền đạo Huỳnh Như cho biết trong bóng đá không thể nói trước được điều gì. Tuyển nữ Việt Nam bước vào trận gặp Bồ Đào Nha với niềm cảm hứng của Philippines, và hy vọng bất ngờ có thể xảy ra.
Học gì từ Philippines?
Công bằng mà nói tuyển Philippines không phải là đội bóng dễ bị bắt nạt. Phần lớn các cầu thủ nữ Philippines có gốc Mỹ và đang chơi bóng ở châu Âu hay Australia.
Nếu tuyển nữ Việt Nam thua thiệt rất nhiều về thể hình, thể lực, thì tuyển nữ Philippines hoàn toàn ngang ngửa các đội bóng châu Âu, châu Mỹ, từ đó không bị lép vế trong các pha tranh chấp tay đôi, những cuộc đua về thể lực.
Ở SEA Games 32, những lợi thế của Philippines giúp đội bóng này đánh bại tuyển nữ Việt Nam 2-1. HLV Mai Đức Chung thừa nhận, bên cạnh Thái Lan hay Myanmar, đây chính là đối thủ đáng gờm nhất ở sân chơi khu vực.
Ngoài những ưu điểm như đã thấy, tuyển nữ Philippines cũng có đấu pháp rất tốt. Trước chủ nhà New Zealand, tuyển nữ Philippines chơi sòng phẳng nhằm tìm kiếm bàn thắng chứ không phòng ngự số đông.
Sang hiệp 2, các học trò của HLV Alen Stajcic chơi kiên cường, đeo bám và thậm chí đá rất rát với cầu thủ New Zealand. Dù tỷ lệ kiểm soát bóng chỉ là 30%, nhưng hàng phòng ngự của Philippines không bị "vỡ", mà ngược lại đứng vững trước sức ép lớn từ đội chủ nhà.
Màn thể hiện của tuyển nữ Philippines chắc chắn được thầy trò HLV Mai Đức Chung học hỏi một cách linh hoạt. Huỳnh Như và các đồng đội cũng có những điểm mạnh riêng để phát huy.
Đối thủ Bồ Đào Nha là một thử thách lớn, nhưng tuyển nữ Việt Nam có thể chơi tốt hơn trận gặp tuyển Mỹ, khi rút ra được nhiều bài học, có sự trở lại của các trụ cột, có động lực từ chiến thắng của Philippines, đấu pháp hợp lý...
" alt=""/>Tuyển nữ Việt Nam đấu Bồ Đào Nha: Chờ hiệu ứng từ Philippines2. Việc VFF đưa ra quyết định nói trên không phải quá mới mẻ, khi bóng đá Việt Nam thời điểm đầu hội nhập từng làm với những đội trẻ tuyển chọn và tập trung huấn luyện 2 đầu Bắc – Nam.
Không mới, nhưng với bóng đá Việt Nam lúc này lại rất cần thiết trong bối cảnh các cầu thủ trẻ thiếu sân chơi cùng lúc U23 Việt Nam phải thực hiện nhiều nhiệm vụ trong quãng thời gian ngắn.
Bên cạnh đó, một vài danh hiệu hay thành tích cũng không còn quá quan trọng khi bóng đá Việt Nam hướng tới World Cup và đang cần những nhân tố mới nên việc chia nhiệm vụ cho U23 Việt Nam cũng rất hợp lý.
3. Bên cạnh sự khấp khởi khi VFF lo xa, nhiều người đang e ngại sự mất cân đối trong tương lai giữa 2 đội tuyển với 2 ông thầy khác nhau là Troussier và HLV Hoàng Anh Tuấn.
Lo ngại hoàn toàn có cơ sở, bởi triết lý huấn luyện của mỗi HLV là khác nhau, chưa kể cách quản quân cũng khó lòng cùng một khuôn. Một ví dụ U23 của ông Gong Oh Kyun khác với U23 mà HLV Park Hang Seo dẫn dắt mà người hâm mộ từng thấy chẳng hạn.
Tuy nhiên, âu lo này có lẽ hơi thừa với trường hợp hiện tại khi trước đây HLV Hoàng Anh Tuấn cùng ông Troussier từng làm việc chung từ U19 tới lò PVF với các vai trò khác nhau.
Đây có lẽ là lý do chính để VFF đưa ra quyết định giao cho HLV Hoàng Anh Tuấn và ông Troussier dẫn dắt 2 đội U23 Việt Nam trong thời gian tới với mục đích không gì khác chờ vào sự ăn ý từ 2 chiến lược gia này…
Hy vọng cả ông thầy người Pháp cùng HLV Hoàng Anh Tuấn sẽ có sự ăn ý tối đa giúp bóng đá Việt Nam đạt được mục đích cao nhất trong thời gian tới đây…
" alt=""/>U23 Việt Nam: Chờ sự ăn ý giữa HLV Hoàng Anh Tuấn và ông Troussier