![](<p>Đây là sự kiện toàn cầu với sự tham gia của Bộ trưởng và lãnh đạo các cơ quan quản lý các nước là thành viên ITU để cùng nhau thảo luận về vai trò quan trọng của công nghệ số và hợp tác toàn cầu trong bối cảnh đại dịch Covid-19.</p><p><strong>Các hoạt động trọng tâm của Sự kiện bao gồm:</strong></p><p><em>Hội nghị Bàn tròn cấp Bộ trưởng</em>: Với sự tham gia Bộ trưởng và lãnh đạo các cơ quan quản lý ICT và kinh tế số đến từ hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu thế giới cùng tranh luận về )
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/10/14/15/itu-virtual-digital-world-2020-se-tap-trung-vao-chu-de-cung-nhau-xay-dung-the-gioi-so-4.jpg) |
ITU Virtual Digital World 2020 sẽ tập trung vào chủ đề “Cùng nhau xây dựng thế giới số" |
Các nội dung thảo luận chính bao gồm:Các thay đổi chính sách do hậu quả của đại dịch Covid-19; các chiến lược số quốc gia cần được điều chỉnh trong tương lai ; đại dịch đã thay đổi các vấn đề ưu tiên hoặc cơ hội kinh doanh như thế nào; và các ưu tiên của doanh nghiệp để giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế.
Hội thảo chuyên đề:Sự hội tụ của các chuyên gia ICT và công nghệ số trong hệ sinh thái số. Hội thảo sẽ tập trung vào các chính sách, công nghệ và xu hướng thúc đẩy nền kinh tế số trong các phiên về thu hẹp khoảng cách băng rộng: Kích thích khu vực công và tư, kết nối những người chưa kết nối; Bước vào kỷ nguyên 5G: Nhu cầu, triển khai và yêu cầu; Các giải pháp bảo mật và quyền riêng tư trên mạng: Bảo vệ thế giới số của chúng ta.
Triển lãm trực tuyến: Là điểm nhấn quan trọng nhất của Sự kiện triển lãm, lần đầu tiên được tổ chức trực tuyến. Triển lãm bao gồm các gian hàng trực tuyến (Virtual Booth) giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và giải pháp số của các gian hàng quốc gia và doanh nghiệp từ các nước. Hiện nay đã có hơn 150 doanh nghiệp đến từ 30 nước tham gia gian hàng trực tuyến (virtual booth) và 12 nước tham gia gian hàng quốc gia (national pavilion).
Đặc biệt, triển lãm sẽ bao gồm cả các gian hàng 3D, được xây dựng mô phỏng gian hàng triển lãm thật, mang đến cho người thăm quan trải nghiệm tương tác như đang đi thăm quan một không gian triển lãm thật cùng với các tính năng số vượt trội, giúp truy cập và tìm thông tin nhanh chóng, trực quan bằng hình ảnh và video.
Hạ tầng của sự kiện sẽ cung cấp cho các nhà triển lãm một bộ công cụ và các mẫu thiết kế gian hàng hiện đại nhất, để tự thiết kế, xây dựng gian hàng trực tuyến của mình. Cùng với việc xây dựng, hạ tầng triển lãm trực tuyến cho phép các nhà triển lãm tương tác trực tiếp với khách thăm quan, tạo các bảng câu hỏi khảo sát về sản phẩm/dịch vụ quan tâm. Công nghệ số và trực tuyến chính là công cụ mạnh mẽ và nhanh nhất giúp kết nối các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ với khách hàng, truy cập mọi lúc, mọi nơi và từ mọi thiết bị.
Hãy đăng để tham gia sự kiện công nghệ trực tuyến dành cho các chính phủ, doanh nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ trên toàn cầu, khám phá không gian triển lãm trực tuyến, bắt kịp những đổi mới công nghệ mới nhất từ các quốc gia và công ty nổi tiếng, khám phá các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tốc độ tăng trưởng cao, tạo ra các đầu mối kinh doanh mới và khám phá triển vọng hợp tác.
Một số mẫu gian hàng tại triển lãm:
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/10/14/15/itu-virtual-digital-world-2020-se-tap-trung-vao-chu-de-cung-nhau-xay-dung-the-gioi-so.jpg) |
Mẫu gian hàng 3D |
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/10/14/15/itu-virtual-digital-world-2020-se-tap-trung-vao-chu-de-cung-nhau-xay-dung-the-gioi-so-3.jpg) |
Mẫu Gian hàng quốc gia doanh nghiệp |
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/10/14/15/itu-virtual-digital-world-2020-se-tap-trung-vao-chu-de-cung-nhau-xay-dung-the-gioi-so-2.jpg) |
Gian hàng quốc gia Nhật Bản |
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/10/14/15/itu-virtual-digital-world-2020-se-tap-trung-vao-chu-de-cung-nhau-xay-dung-the-gioi-so-1.jpg) |
Mẫu thiết kế gian hàng 2D |
VietNamNet
![Hội thảo chuyên đề tại Hội nghị và Triển lãm Thế giới Số 2020](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/10/09/09/hoi-thao-chuyen-de-tai-hoi-nghi-va-trien-lam-the-gioi-so-2020.jpg?w=145&h=101)
Hội thảo chuyên đề tại Hội nghị và Triển lãm Thế giới Số 2020
Hội nghị và Triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) - Sự kiện thường niên của Liên minh Viễn thông Quốc tế ITU diễn ra từ ngày 20-22/10/2020, lần đầu tiên được thực hiện theo hình thức trực tuyến, do Việt Nam đăng cai tổ chức.
" alt=""/>ITU Virtual Digital World 2020 sẽ tập trung vào chủ đề “Cùng nhau xây dựng thế giới số'
Bé Lê Hoàng Hảo bị u não. Cha mẹ con, những người miền quê quanh năm làm bạn với ruộng vườn, đồi núi, chẳng thể biết được những biểu hiện lạ trong cơ thể con. Trước đó, gia đình đã chữa trị cho con suốt một năm ròng ở quê.Chỉ khi thấy con không thể cầm muỗng ăn như bình thường, cha mẹ con mới lo lắng và đưa con vào TPHCM để khám.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/05/25/12/trao-tien1-1.jpg) |
Đôi mắt tròn trịa của con phảng phất nét buồn bã. |
“Không phải là không thương con mà để chậm trễ như vậy. Chỉ là chúng tôi ở miền quê, chưa từng tiếp xúc với những căn bệnh nặng như vậy. Đến khi biết bệnh của con thì đã muộn. Thậm chí, bác sĩ còn đưa ra lựa chọn, bảo chúng tôi có thể đưa con về. Nhưng con còn nhỏ, đâu nỡ để con phải đau đớn mãi”, anh Hữu chia sẻ.
Gia đình anh chỉ có 2 sào ruộng. Năm nào mưa thuận gió hòa mới mong đủ ăn, còn nếu không may gặp năm mưa gió lớn, hoặc nạn chuột thì gia đình anh còn phải chạy ăn từng bữa.
Con gái bệnh, đã điều trị ở quê một năm trước. Tiền làm bao nhiêu cũng dành cho con đi chữa bệnh như không khỏi. Vì vậy, khi phát hiện con bị ung thư, anh Hữu chỉ còn cách bán đồ đạc có chút giá trị, vay mượn thêm của người thân, họ hàng để chữa bệnh cho con. Thế nhưng, bệnh của con cần điều trị lâu dài, khi chi phí ngày càng vượt ra khỏi khả năng xoay sở, anh Hữu lo lắng không thôi.
Ngày anh đến VietNamNet xin giúp đỡ, tiền ăn cho con cũng đã hết. Vợ chồng anh có thể xin cơm từ thiện, nhưng con gái đang bệnh, cần có dinh dưỡng cần thiết để chống chọi bệnh.
Xót xa cho hoàn cảnh của gia đình anh, Báo VietNamNet đã đăng tải bài viết “Bố lên núi kiếm củi, đốt than, thương con thơ rụng dần từng mảng tóc”. Số tiền 18.540.000 do các mạnh thường quân ủng hộ cho con tuy không lớn, nhưng đủ để gia đình con vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.
Nhận được tiền, cha mẹ con gửi lời cảm ơn tới tất cả những tấm lòng thơm thảo, đã giúp đỡ cho gia đình, để con có thêm cơ hội chữa bệnh.
Khánh Hòa
![Bố lên núi kiếm củi, đốt than, thương con thơ rụng dần từng mảng tóc](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/03/18/07/bo-len-nui-kiem-cui-dot-than-thuong-con-tho-rung-dan-tung-mang-toc.jpg?w=145&h=101)
Bố lên núi kiếm củi, đốt than, thương con thơ rụng dần từng mảng tóc
Một năm ròng ở quê điều trị bệnh còi xương cho con, đến khi thấy con không còn đi được nữa, vợ chồng anh Hữu mới gom tiền đưa con xuống TP. HCM khám bệnh thì tá hỏa vì con bị ung thư đã nặng.
" alt=""/>Bạn đọc VietNamNet tiếp sức cho em bé bị u não
![](<p><strong>Xì mũi quá mạnh hoặc bịt hai lỗ mũi khi con xì mũi sẽ khiến dịch này bị đẩy ngược lên tai bởi ống dẫn từ mũi họng lên tai rất ngắn.</strong></p><p>Thời tiết chuyển từ đông sang xuân, lúc lạnh, lúc ấm lại ẩm ướt khiến các bé không thích nghi kịp và dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Khi thấy con có biểu hiện nhẹ của các bệnh mũi họng, tâm lý chung của các bậc phụ huynh là không muốn con phải dùng kháng sinh nên đã )
Có đến 99% người bị viêm tai giữa xuất phát từ viêm mũi họng. Và một số trường hợp viêm tai giữa bắt nguồn từ chính thói quen xì mũi không đúng cách.
Một bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng tại TP.HCM chia sẻ: "Tôi từng chứng kiến cách nhiều bà mẹ xì mũi cho con: 'Xì mũi đi con! Một hai ba xì', ngay lúc đó mẹ bịt ngay hai cánh mũi lại, mục đích là vuốt mũi cho bé, đến tối lại cháu sốt và đau tai, sáng hôm sau mẹ đưa cháu đến khám, soi tai thấy màng nhĩ đỏ phồng, đây đã là viêm tai giữa rồi!".
![{keywords}]() |
Phụ huynh dạy trẻ cách xì mũi không đúng, trẻ có thể bị điếc |
Chị Huyền chia sẻ trường hợp của con gái mình trên một diễn đàn làm mẹ:
"Cháu nhà mình năm này 6 tuổi, thời gian giao mùa vừa rồi cháu có bị cúm, dẫn đến tình trạng bị ngạt mũi, nên mũi lúc nào cũng ứ đọng nước mũi rất khó thở. Mới đầu mình mua công cụ hút mũi về hỗ trợ bé lấy mũi ra, tuy nhiên sau đọc được nhiều thông tin nói rằng sử dụng dụng cụ đó dễ gây ảnh hướng đến não, nên mình để con tự xì mũi.
Vì con còn nhỏ nên mỗi lần con xì mũi mình đều hỗ trợ, mình dùng khăn giấy rồi bóp nhẹ hai bên cánh mũi của con, rồi bảo con xì thật mạnh, ngày 3-4 lần.
Hôm sau, thấy con kêu đau tai, mình cũng lo lắng kiểm tra nhưng không thấy gì, cứ nghĩ là bị ngạt mũi nên đường tai cũng có chút ảnh hưởng. Ngày hôm sau, mình tiếp tục cho con xì mũi như thế và vệ sinh lại bằng nước muối vì thấy con có vẻ dễ thở hơn, nhưng đến đêm thì bé lên cơn sốt và liên tục khóc kêu "mẹ ơi con đau tai lắm", mình cho bé uống thuốc hạ sốt, chườm khăn lạnh cho bé dễ chịu ngủ tiếp vì lúc đấy đã là nửa đêm rồi. Sáng hôm sau cho con ăn uống xong mình tức tốc đưa con đi viện, đến nói bác sĩ kiểm tra xong kết luận là bé bị viêm tai giữa.
![{keywords}]() |
Nhiều bà mẹ thường bịt cả hai bên mũi của con khi xì mũi, đây là phương pháp hoàn toàn sai |
Mình giật mình, không hiểu nguyên nhân vì sao, rõ ràng hàng ngày mình vệ sinh cho con rất sạch sẽ. Sau đó, bác sĩ có hỏi qua cách mình vệ sinh mũi cho con, bác sĩ bảo, cháu bị viêm tai giữa là do mình cho cháu xì mũi sai cách, dẫn đến dịch mũi dễ chảy ngược vào trong, gây ứ đọng ở tai, có nguy cơ dẫn đến viêm tai giữa thanh dịch, tuy không thấy dịch chảy ra ngoài nhưng làm cho trẻ nghe kém, nghễnh ngãng, giao tiếp khó khăn. Không được điều trị kịp thời, bố mẹ và trẻ sẽ đối mặt với nguy cơ khó lường đó là bị điếc.
Mình nghe vậy mới tá hỏa và hối hận vô cùng, chỉ vì sự bất cẩn và thiếu hiểu biết của mình mà thiếu chút nữa mình để lại hậu quả nặng nề cho con.
Do bé nhà mình tình trạng ứ đọng đã xảy ra hơn 2 ngày nên không thể điều trị bằng thuốc thông thường, bé phải ở lại để bác sĩ chữa trị và theo dõi để không gây di chứng về sau (có thể dẫn đến trẻ bị điếc nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách).
Cũng may, con không bị làm sao, nếu không mình sẽ hối hận cả đời mất. Mình chia sẻ lên đây để mong những bà mẹ trẻ như mình rút ra kinh nghiệm để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các con!"
![{keywords}]() |
Việc xì mũi sai cách, mũi có thể đi ngược vào trong và ứ đọng ở tai |
Khi trẻ bị sổ mũi hoặc nghẹt mũi, dịch ứ đọng trong mũi rất nhiều và đặc. Nếu xì mũi quá mạnh hoặc bố mẹ bịt hai lỗ mũi của con khi con xì mũi sẽ khiến dịch này dễ dàng bị đẩy ngược lên tai bởi ống dẫn từ mũi họng lên tai trẻ em rất ngắn, chỉ khoảng 0,5cm, lại nằm ngang, thẳng. Từ đó khiến trẻ bị viêm tai giữa hoặc ù tai.
Trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo, do cấu trúc vòi nhĩ ngắn, dịch mũi dễ chảy ngược vào trong, gây ứ đọng ở tai, có nguy cơ dẫn đến viêm tai giữa thanh dịch, tuy không thấy dịch chảy ra ngoài nhưng làm cho trẻ nghe kém, nghễnh ngãng, giao tiếp khó khăn. Không được điều trị kịp thời, bố mẹ và trẻ sẽ đối mặt với nguy cơ khó lường đó là bị điếc.
![{keywords}]() |
Việc rửa mũi quá nhiều cũng có thể ảnh hưởng đến con |
Ngoài ra, thói quen rửa mũi quá nhiều cũng làm hại hệ hô hấp của trẻ. Theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên Trưởng Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), mũi của trẻ bình thường luôn có cơ chế tự làm sạch. Nếu trẻ hoàn toàn bình thường mà ngày nào cũng cẩn thận xịt, rửa mũi là bố mẹ đang làm mất đi chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi. Trong khi đó, chất nhầy này có tác dụng tạo độ ẩm, ngăn chặn bủi bẩn.
Khi bị mất đi chấy nhầy này, trẻ càng dễ bị khô mũi, nhiễm khuẩn mũi, gây tổn thương niêm mạc mũi dẫn đến tình trạng dễ bị viêm mũi họng hơn. Không những thế việc sử dụng thuốc xịt, rửa mũi quá thường xuyên cũng có thể làm teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng đến chức năng thở, khứu giác.
Khi trẻ bị sổ mũi, ngạt mũi, việc bố mẹ dùng xi lanh xịt rửa mũi sai cách như xịt quá mạnh, trẻ nuốt phải nước rửa cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc phải các bệnh đường hô hấp khác.
Cách xử lý khi trẻ bị ngạt, sổ mũi
1. Tăng cường cho bé uống nhiều nước, bú mẹ.
2. Với trẻ nhỏ chưa biết cách xì mũi, bố mẹ có thể hỗ trợ xịt mũi và hút mũi cho bé. Khi trẻ nhiều mũi, nước mũi đặc, ngạt mũi, sổ mũi, bố mẹ nhỏ nước muối sinh lý vào mũi bé để nước mũi ẩm và loãng sau đó mới hút dịch ra rồi dùng thuốc điều trị ngạt mũi, sổ mũi.
![{keywords}]() |
Bố mẹ có thể hỗ trợ trẻ nhỏ chưa biết xì mũi bằng cách nhỏ nước muỗi và hút mũi ra |
Nếu trời lạnh, trước khi nhỏ nước muối vào mũi, các mẹ nên ngâm nước muối sinh lý vào nước nóng cho ấm rồi nhỏ vào mũi trẻ, thực hiện khoảng 3-4 lần/ngày.
3. Với trẻ lớn khi trẻ bị sổ mũi, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ tập xì mũi. Không nên dùng tay bịt hai bên lỗ mũi khi bé xì mũi vì sẽ làm tăng áp lực đột ngột vào mũi, dễ dẫn đến viêm tai giữa, viêm xoang, viêm họng, viêm khí phế quản. Dùng giấy mềm, sạch cho trẻ xì mũi để tránh lây lan cho người xung quanh và chỉ dùng một lần.
4. Xì mũi đúng cách: Chỉ bịt một bên lỗ mũi trẻ, một bên để thông thoáng. Hướng dẫn trẻ hơi cúi đầu xuống, ngậm miệng và thở mạnh ra. Mỗi bên mũi làm 2-3 lần cho sạch.
5. Tuyệt đối không ép trẻ xì mũi ngay khi trẻ đang bị ngạt hoặc tắc mũi. Trước tiên, phải nhỏ thuốc co mạch cho trẻ, đợi 1-2 phút sau đó mới hướng dẫn trẻ thực hiện xì mũi
6. Để trẻ không bị sổ mũi, viêm mũi nên giữ ấm cho trẻ khi đi ra ngoài trong tiết trời lạnh, giữ vệ sinh cho trẻ thật sạch sẽ.
(Theo Phụ nữ TP.HCM)
8 bí mật của người không bao giờ bị bệnh" alt=""/>Mẹ vô tư dạy con xì mũi sai cách, con có thể bị điếc