Tôi và vợ đã được bà cô mai mối. Và sau một thời gian tìm hiểu, chúng tôi quyết định tiến tới hôn nhân.Trước khi quen vợ tôi bây giờ, tôi chỉ là một đầu bếp bỏ nhà hàng sang trọng để tự lập một quán ăn nhỏ, món ăn chính là thịt xiên nướng. Ngày qua ngày, cuộc sống không mấy giàu có, dư dả nhưng cũng thoải mái.
Vì mải làm ăn nên tôi vẫn không có thời gian để yêu đương, kiếm bạn gái. Bố mẹ lo lắng nên đã nhờ người giới thiệu đối tượng cho tôi. Tháng 5 hai năm trước đây, bà cô bên mẹ giới thiệu cho tôi một cô gái, tên là Lan Lan.
|
Chúng tôi đã có những cuộc hẹn hò ấm áp bên nhau (Ảnh minh họa) |
Trước khi đi gặp mặt, bố mẹ nhiều lần nhắc nhở, khi gặp mặt thì nhất định phải nói rằng mình có nhà, có xe bởi vì con gái bây giờ rất thực dụng, không có nhà, không có xe khó nói chuyện yêu đương.
Mang tâm trạng lo lắng, tôi và Lan Lan gặp mặt tại một quán cà phê sạch sẽ, sáng sủa. Do không có kinh nghiệm hẹn hò, tôi nói năng ấp úng, không ngờ Lan Lan chủ động nói vài câu hài hước, phá vỡ cục diện khó xử.
Nhân đà đó, tôi chủ động giới thiệu bản thân, lúc đầu cũng định nói dối mình là thành phần tri thức nhưng vì biết bản thân nói dối rất tệ hại, tôi đã không thể cất lời. Lúc sau, tôi đành ăn ngay nói thật, chia sẻ với Lan Lan rằng, tôi chỉ là người kinh doanh bán thịt xiên nướng.
Khi nghe thấy tôi nói về nghề nghiệp của mình, Lan Lan bỗng nhíu mày một cái. Lúc này, trong lòng tôi rất hụt hẫng... và bỗng nhiên liên mồm nói rằng, tôi có nhà có xe.
Lan Lan nghe tôi nhiều lần nhắc tới chuyện nhà, chuyện xe liền cười cười và hỏi nhà tôi rộng bao nhiêu mét, đi xe hãng gì. Tôi bình tĩnh trả lời, nhà 80m2, xe ô tô kiểu dáng hiện đại.
Chờ tôi nói xong, Lan Lan cười một cái rồi nói, cô ấy cũng có nhà và xe, nhà rộng 130m2, xe BMW. Nghe xong, tôi vô cùng bối rối và mất mặt với người con gái đối diện khi ở nhà to hơn tôi, đi xe sang hơn xe tôi.
Lúc đó, tôi thực sự xấu hổ chỉ muốn chui xuống đất vì quá thua kém cô ấy. Và tôi chỉ nói vài câu lung tung rồi viện cớ chuồn mất. Tuy vậy trước khi đi, tôi và Lan Lan vẫn trao đổi phương thức liên lạc gọi là phép lịch sự tối thiểu.
Sau khi gặp mặt, lòng tôi tắt hẳn hi vọng gặp lại Lan Lan. Lúc này, tôi được bà cô giới thiệu cho biết, Lan Lan là do một đồng nghiệp giới thiệu cho bà, là một cô gái vừa đẹp vừa ngoan lại rất hiểu chuyện, không giống những cô gái thực dụng chỉ biết đến tiền. Cha mẹ Lan Lan sớm đã ly hôn, hiện tại cha mẹ cô ấy đều đã tái hôn. Lan Lan theo cha nhưng mẹ kế vốn đối xử với nàng không tốt nên cô ấy chuyển về ở với bà ngoại. Nhưng do mặc định kết quả thất bại của cuộc hẹn hò nên tôi cũng không muốn tìm hiểu gì thêm.
Không ngờ rằng, khoảng một tuần sau, Lan Lan đột nhiên xuất hiện tại cửa hàng thịt xiên nướng của tôi, gọi 10 xiên thịt nướng và một cốc nước ép. Tôi tiến đến chào hỏi nhưng Lan Lan không nói nhiều, chỉ cười đáp lễ.
Một lúc sau, khách hành đến đông hơn, tôi cũng bận rộn hơn, không có thời gian hỏi thăm, nói chuyện với Lan Lan nhiều. Đúng lúc đó, có một cô gái trẻ yêu cầu làm nóng lại thịt xiên. Mặc dù cô gái đó đã 7 lần yêu cầu nướng lại thịt nhưng tôi vẫn vui vẻ làm theo yêu cầu, mong muốn đáp ứng khách hàng một cách tốt nhất.
Sau khi khách vãn, Lan Lan hỏi tôi vài câu như tiền thuê cửa hàng có nhiều không, một đêm bán như thế này được bao nhiêu... và cô ấy còn đòi thanh toán tiền bữa ăn. Tôi nói rằng sẽ mời cô ấy bữa tối nhưng nhất định Lan Lan không chịu.
Trước khi về, cô ấy quay lại nói với tôi rằng, không nên bán quá muộn, tiền tuy quan trọng nhưng thân thể khỏe mạnh mới là quý nhất. Những lời này khiến trái tim tôi đột nhiên trở nên ấm áp.
Liên tiếp ba buổi tối, cô ấy đều đúng giờ xuất hiện ở trong cửa hàng nhỏ của tôi, đều gọi 10 xiên thịt và một cốc nước, ăn uống thảnh thơi đến khi gần hết khách lại thanh toán tiền rồi chào hỏi tôi vài câu trước khi về.
Vào một buổi tối gần ngày cuối tuần, khi tôi vừa đóng cửa hàng xong thì Lan Lan bỗng tới, hỏi tôi ngày mai có đóng cửa sớm được không, cô ấy muốn mời tôi ăn bò nướng, sau đó đi dạo loanh quanh. Cứ như vậy, tôi và Lan Lan hiểu nhau nhiều hơn.
Có một lần, tôi lấy can đảm hỏi cô ấy, điều kiện của cô ấy tốt như thế tại sao hết lần này đến lần khác lại muốn gặp gỡ tôi. Lan Lan cười, trước kia cha mẹ cô ấy không vì tình cảm mà kết hôn nên cuối cùng không thể tiếp tục sống bên nhau, dẫn đến ly hôn. Cô ấy không muốn bước chân vào vết xe đổ từ cuộc hôn nhân của bố mẹ.
Những cuộc hẹn ấm áp trôi qua, Lan Lan ngày càng tin tưởng tôi hơn. Cô ấy nhờ tôi chăm sóc bà ngoại khi phải đi công tác xa. Đúng lúc ấy, bà ngoại cô ấy bị cảm mạo, tôi liên đóng cửa hàng, đưa bà ngoại đến bệnh viện và chăm sóc. Khi được về nhà, tôi lại trò chuyện cùng bà, mua thức ăn làm món ngon dễ tiêu cho bà, rảnh lại xoa bóp và hỏi bà những câu chuyện của Lan Lan thủa nhỏ. Trong thời gian này, bố mẹ tôi cũng vài lần đến thăm bà ngoại Lan Lan, cùng tán gẫu rất vui vẻ.
Vào một buổi tối rét lạnh, Lan Lan có tâm trạng rất tồi tệ, cô ấy nói rằng rất bức xúc chuyện ở công ty. Khó chịu trong người, Lan Lan uống khá nhiều bia và đòi đi khách sạn. Nhìn cô ấy say, tôi thực sự không đành lòng nên kiên trì đưa cô ấy về nhà.
Nằm trên giường, Lan Lan cũng dần chìm sâu vào giấc ngủ. Tôi định đóng cửa đi về nhưng lại sợ biết đâu ban đên cô ấy khó chịu nên quyết định ở lại, ngủ trên ghế salon trong phòng khách một đêm.
Sáng sớm ngày hôm sau tỉnh dậy, tôi phát hiện trên người đã được đắp chăn. Xoay người đứng lên, tôi phát hiện trên bàn trà có một tờ giấy do Lan Lan để lại, trên đó viết năm chữ: "Chúng ta kết hôn đi".
Lễ quốc khánh năm ngoái, tôi và Lan Lan đã kết hôn. Buổi tối tân hôn, tôi hỏi cô ấy rằng, cô ấy thích tôi ở điểm nào nhất. Lúc này, Lan Lan nói: "Anh thực sự muốn biết sao?". Tôi gật đầu và choáng váng vì những lời chia sẻ từ vợ...
Lan Lan nói, người giới thiệu đã nói dối cô ấy rằng, tôi là một quản lý nhưng cô ấy đã phát hiện ra nghề nghiệp thật của tôi. Tuy nhiên, khi hẹn hò, cô ấy ngạc nhiên khi thấy tôi nói thật. Điều này chứng tỏ tôi là người thật thà, không biết tô hoa vẽ bướm.
Tiếp theo, ba ngày liên tiếp xuất hiện ở quán thịt nướng không phải ngẫu nhiên, không phải cố ý tiếp cận cũng không phải chỉ đơn giản đến ăn. Lan Lan nói, cô ấy đến ăn và ra về muộn để muốn xem một đêm tôi có thể bán được bao nhiêu, đại khái thu nhập là bao nhiêu, nhà và xe tôi mua bằng cách nào, liệu có phải buôn gian bán lận hay không.
Thú vị hơn, cô gái trẻ đòi nướng lại xiên thịt liên tục 7, 8 lần chính là bạn thân của Lan Lan. Cô ấy nói cô ấy muốn thử xem tôi có phải người kiên trì hay không. Khi thấy bà bệnh, tôi không ngần ngại chăm sóc, khiến cô ấy cảm động. Cuối cùng, vào buổi tối Lan Lan uống rượu say, cô ấy cũng chỉ thử tôi, cô ấy muốn thử lòng quân tử của tôi nhưng tôi đã vượt qua được, không "nhân lúc cháy nhà mà đi hôi của", điều đó nói rõ một điều, tôi rất tôn trọng cô ấy, yêu thương cô ấy.
Dừng một chút, cô ấy nói tiếp: "Trước đây có vài người muốn theo đuổi em nhưng họ đều động một chút là khoe khang, hết khoe xe lại khoe nhà rồi khoe điện thoại... Thực sự em chỉ muốn tìm được một người chồng tốt. Em cưới con người chứ không phải cưới nhà cưới xe... Chứng kiến cuộc hôn nhân thất bại của bố mẹ, em mới có thể để ý và muốn thử anh như vậy, ông xã nghìn vạn lần đừng nóng giận".
Nghe cô ấy nói xong, tôi cảm thấy bàng hoàng và may mắn vì đã vượt qua hết được những thử thách. Tôi không thể tức giận vì cưới được một cô vợ đẹp, hiểu chuyện và có trí tuệ như vậy, tôi còn gì hạnh phúc hơn chứ!
Hiện Lan Lan đã mang thai 4 tháng, chúng tôi bán căn hộ 80m2 đi và ở chung căn nhà rộng rãi của cô ấy. Bố mẹ tôi và bà ngoại Lan Lan cũng về ở chung cho vui cửa vui nhà. Già trẻ cùng ở một chỗ hòa thuận, tôi cảm thấy cực kỳ hạnh phúc và thỏa mãn. Lan Lan hiện đã từ chức, chuyên tâm ở nhà dưỡng thai, đối đãi với cha mẹ tôi vô cùng hiếu thuận.
Tôi đã đóng cửa hàng thịt nướng, dồn vốn mở một nhà hàng to, rộng hơn, tin tưởng rằng tương lai sẽ ngày một tươi sáng hơn.
(Theo Dân Việt)
" alt=""/>Tôi sốc khi vợ tiết lộ sự thật đêm tân hôn
Guinness gia đình đông con nhất TPHCM chắc có lẽ thuộc về cặp vợ chồng tên Mai Thanh Tú (47 tuổi) và Trần Thị Uyên Phương (42 tuổi), ngụ tại một con hẻm trên đường Huỳnh Văn Bánh (P.17, Q. Phú Nhuận) với 11 đứa trẻ. Qua chỉ dẫn của người dân, chúng tôi đã tiếp cận ngôi nhà đầy ắp tiếng cười nói con trẻ này.Gian khổ nuôi con
Ngôi nhà của đám trẻ nằm sau hai con hẻm ngoằn ngoèo, nhỏ thó, ẩm thấp, tại địa chỉ 89/37A Huỳnh Văn Bánh, P.17, Q.Phú Nhuận. Rất may cho chúng tôi là anh Tú - ba đám nhỏ - mới đi làm về. Cuộc sống quá khó khăn với bầy con đông đảo buộc anh Tú phải làm việc suốt ngày đêm, ngay cả cái điện thoại cầm tay cũng không có. Anh Tú cho biết, anh kết hôn năm 1991 và ngay năm sau đã sinh cô con gái đầu lòng tên Mai Thanh Loan, rồi cứ thế đến nay sòn sòn năm một. Anh Tú và chị Phương có tất thảy 11 người con, cháu Loan, năm nay 25 tuổi, và cô em kế của Loan đã lập gia đình, ra ở riêng. Giờ anh Tú đang phải còng lưng nuôi 9 đứa nhỏ còn lại. Trong 9 đứa, có đứa còn nhỏ, có đứa năm nay mới vào lớp 1, có đứa chuẩn bị vào lớp 12.
|
Các con của anh Tú |
Con trai út của anh chị tên Mai Cát Tường, mới lên hai tuổi. Trời Sài Gòn mấy hôm nay nắng rồi mưa, như cô gái đôi mươi đỏng đảnh, mới sáng sớm mà tiết trời se lạnh, thế nhưng, bé Cát Tường vẫn chỉ có mỗi cái quần đùi độc nhất, cởi trần trùng trục, tay cầm bịch sữa nhựa loanh quanh chơi ở ngoài hẻm, lấm lét bụi đất nhìn khách lạ. Cạnh Tường là mấy đứa anh chị tay bồng tay bế đi ra đi vào căn nhà nhỏ hẹp.
Nói về đám trẻ, bà Nguyễn Thị Hường (mẹ anh Tú) kể: “Lúc mới sinh 4-5 đứa, tui đã nhiều lần nói với con dâu tui là hãy dừng lại vì đông quá rồi. Cán bộ phường cũng nhiều lần tìm đến nhà vận động, thuyết phục, triệt sản, phát thuốc tránh thai cho Phương nhưng nó không nghe. Chồng nó nói, nó cũng không nghe, huống hồ gì là tui. Cứ thế nó mang bầu và đẻ con suốt!”.
Anh Tú chia sẻ, ba anh mất sớm, mẹ anh sinh được 6 người con, trai gái đầy đủ. Anh Tú là con thứ 6 trong gia đình. Các anh chị lớn đã lập gia đình ra ở riêng. Căn nhà nơi anh và gia đình đang sinh sống là do ông bà nội để lại, hiện là nơi trú ngụ của bà Hường, vợ chồng anh Mai Thanh Tuấn (con trai thứ 5 của gia đình) cùng 3 đứa con và anh Tú cùng 9 đứa con.
Bà Hường cho biết thêm, trước, căn nhà cấp 4 ọp ẹp này dài 10 mét, ngang 5 mét. Sau đó, bà phải cắt làm đôi, bán nửa trước để lấy tiền xây gian nhà hiện tại làm nơi tá túc cho 16 người. Chỉ có buổi trưa hoặc đêm hôm thì đám nhỏ mới đi học, đi làm về, còn ban ngày lũ trẻ chơi quanh quẩn bên ngoài vì bên trong nhà nóng quá.
Trông thấy chúng tôi giơ máy chụp ảnh, đám nhỏ tản mát ngay và nói vọng theo: “Chú ơi, đừng chụp ảnh con nhé. Con lên trường, tụi bạn nhìn hoài, tội nghiệp tụi con!”. Vì vậy, muốn có một tấm ảnh đông đám nhỏ mà chúng tôi cũng đành… dừng bước vì thấy tội nghiệp các cháu quá!
|
Dáng vẻ tất tả của bà Hường.
|
Sự thật phũ phàng
Điều làm chúng tôi chua xót là căn nhà thiếu vắng bóng dáng người mẹ. Ngồi ở bậc thềm, bà Hường kể bằng giọng trầm buồn: “Nó làm ăn gì ở bên ngoài mà nợ nần như chúa chổm khiến bọn xã hội đen tìm đến nhà. Tui cũng đắng cay, cực khổ lắm. Tội nghiệp thằng Tú phải một mình đứng ra giải quyết”. Chúng tôi hỏi: “Thỉnh thoảng chị Phương có tìm về nhà để thăm các con không?”. “Không cậu ạ, nó trốn biệt từ đó đến nay”, bà Hường đáp.
Bà tâm sự rằng, do buồn chán quá nên lúc rảnh rỗi, bà hay đi viếng chùa, tìm chút thanh tịnh. Tuổi già, thoái hóa khớp gối, đau ốm liên miên… nên bà không buôn bán như dạo trước được, chỉ ở nhà lo giúp việc cho cậu con trai.
Tiền mang về, anh Tú đưa hết cho cô con gái thứ tư (hiện đang học lớp 9) lo đi chợ, nấu cơm cho các em. Vào năm học mới, tiền học của các cháu dù được miễn giảm do là hộ khó khăn nhưng nghe đâu còn thiếu 8-9 triệu đồng gì đó. Thỉnh thoảng, vài cặp vợ chồng hay đi làm từ thiện ghé nhà bà Hường cho thùng mì tôm, tặng thùng sữa, hoặc phường ủng hộ cho chục ký gạo nên gia đình cũng bớt khó khăn.
Anh Mai Thanh Tuấn (anh của anh Tú) từng đi nghĩa vụ và ra quân từ năm 1985. Từ đó đến nay, anh Tuấn làm đủ mọi nghề để sinh sống, như làm bảo vệ cho các cơ quan, xí nghiệp nhưng đi đâu người ta cũng chê già nên giờ chỉ biết ở nhà làm thợ đụng, ai thuê gì làm nấy.
Do anh Tú đi vắng suốt ngày nên anh Tuấn và bà Hường phải phụ trông coi đám con của anh Tú. Giờ, nhiều đứa trong đám nhóc này đã lớn, đi học nên cũng đỡ khổ hơn ngày xưa rất nhiều. Ngày trước, nhiều cháu còn nhỏ quá, mỗi khi nấu nồi cơm to đùng, đặt vật vã giữa nền nhà là gia đình ồn ào, nháo nhác cả lên vì người lớn không kịp xới cơm cho đám trẻ do đứa nào cũng đòi… múc trước.
Tạm biệt căn nhà “lớn” trong hẻm nhỏ, chúng tôi mang bao trăn trở về đám trẻ nhỏ, chỉ mong nhiều tấm lòng sẽ đến giúp đỡ mái ấm này, để các cháu yên tâm đến trường, trang bị được con chữ vào đời. So với kỷ lục sinh con ở nhiều địa phương khác, gia đình anh Tú không bằng nhưng đối với người dân TP.HCM vốn đẻ ít con vì “sợ” cuộc sống công nghiệp quá bon chen và chật vật thì đây cũng là một cảnh ngộ thực sự đặc biệt và rất đáng quan tâm.
Một cán bộ UBND P.17 xác nhận, chị Phương (vợ anh Tú, mẹ của đám trẻ) vì nợ nần bài bạc nên bỏ đi đâu không rõ, hiện không có mặt tại địa phương. Gia đình anh Tú luôn được địa phương quan tâm bằng cách giới thiệu việc làm, cấp thẻ BHYT miễn phí. Các cháu luôn được nhận học bổng của phường và khu phố. Nhiều “Mạnh Thường Quân” cũng hay tới trụ sở phường để đề nghị giúp đỡ gia đình này.
(Theo Lao Động)
" alt=""/>Gia đình đông con nhất Sài Gòn