Trưa ngày 5/4,ườiSàiGònnghỉkinhdoanhnấucơmphátngànbaogạochongườinghèlịch thi đấu bóng đá v-league việt nam từng đợt người đến trước quán cơm chay Bình An, đường Ngô Quyền, Phường 6, Quận 10, TP.HCM xếp hàng chờ đến lượt nhận cơm, sữa, khẩu trang, nước rửa tay, kèm chai nước lọc. Họ là những người làm nghề bán vé số, xe ôm, nhặt ve chai…
Lượng người đến quán quá đông, vì thế, các anh công an, lực lượng dân quân tự vệ của phường phải đến nhắc bà con đeo khẩu trang, đứng cách xa để tránh nguy cơ lây nhiễm virus corona. Các anh còn phụ quán phát đồ ăn cho người dân.
Giữa trưa nắng, nhiều người đứng xếp hàng để chờ đến lượt nhận đồ ăn. |
Bên trong quán, các cô chú sống trong con hẻm 49 đường Ngô Quyền, nhân viên của quán phụ giúp vợ chồng chị Trang, 35 tuổi - chủ quán cơm chay Bình An làm rau, nấu đồ ăn, cho vào bịch và phát cơm cho mọi người. Những hộp cơm ra đến đâu thì phát hết đến đó. Thấy mọi người đứng giữa trời nắng đợi, chị Trang nhắc: ‘Trời nắng quá, bà con chịu khó một chút nhé’.
Chị Trang quê Vĩnh Long. Trước đây, chị làm việc trong một bệnh viện ở Cần Thơ. 5 năm trước, chị và anh Nhựt, quê Đồng Tháp kết hôn. Sau đó, chị nghỉ việc ở bệnh viện, cùng chồng đến TP.HCM mở quán ăn chay.
Chị Trang - chủ quán cơm Bình An. |
Chị cho biết, mỗi ngày, hai vợ chồng thu nhập 6-7 triệu đồng từ việc kinh doanh quán ăn. Khi có lệnh cách ly toàn xã hội, vợ chồng chị cùng hai nhân viên trong quán vừa nấu bán, vừa phát từ thiện mỗi ngày từ 50-100 phần ăn cho người lao động nghèo.
‘Tôi làm kinh doanh cũng có thu nhập, nhưng nghỉ 1-2 ngày là đã thấy mệt vì tiền nhà, tiền lo cho con, ăn uống…Trong khi đó, vì dịch, những người bán vé số phải nghỉ bán 14 ngày thì sống làm sao. Họ là những người lao động có thu nhập thấp, làm không đủ ăn, giờ không đi làm thì nghèo lại hoàn nghèo. Tôi hỗ trợ cho bà con một phần để trang trải trong những ngày khó khăn thôi’, chị Trang nói về lý do làm từ thiện của mình.
Ban đầu, vợ chồng chị chỉ muốn giúp đỡ người nghèo theo kiểu, mình có bao nhiêu làm bấy nhiêu. Sau đó, thấy vợ chồng chị làm hiệu quả, nhiều mạnh thường quân khác cũng đến chung tay. Người góp gạo, người góp sữa, người góp đồ ăn, ai không có vật chất thì góp công sức. Vì thế, mấy hôm nay, tại điểm từ thiện này, số người lao động nghèo đến nhận đồ ăn ngày càng đông.
Một cụ ông vào bóng mát ngồi chờ cho người thưa bớt rồi đến nhận cơm về cho cả nhà cùng ăn. |
Mỗi ngày, vợ chồng chị Trang cùng các tình nguyện viên nấu cơm phát hai lần, trưa và chiều. ‘Lúc đầu, tôi phát hơn 1000 suất. Hôm nay, tôi đã phát gần 3000 suất rồi. Ngay mai chắc sẽ đông hơn’, chị Trang thông tin.
Ngoài phát cơm vào ban ngày, tối đến, vợ chồng chị Trang cùng các tình nguyện viên mang những bao gạo 5 kg/bao, mì tôm, nước rửa tay, khẩu trang, sữa đi phát cho người vô gia cư, xóm lao động nghèo, các cô chú, anh chị không còn sức lao động.
Bà Đỗ Thị Bích Ngọc, Chủ tịch UBND Phường 6, Quận 10 cho biết, quán ăn của vợ chồng chị Trang là một trong những điểm phát đồ ăn từ thiện cho người nghèo của phường trong thời gian dịch bệnh. Do lượng người đến nhận đồ ăn đông, chính quyền địa phương đã cử công an, dân quân và cán bộ phường đến hỗ trợ.
Bà Ngọc cũng cho biết, chính quyền địa phương đến quán đã dùng sơn vẽ vạch, mỗi vạch cách nhau 2m để người đến nhận không chen lấn và giúp hạn chế lây lan virus trong cộng đồng. Đến nay, mọi người đến nhận cơm ở quán đều chấp hành đúng việc này.
Những người đến nhận cơm ở quán là lao động nghèo, người lớn tuổi. |
Chị Trang cho biết, theo dự tính, hai vợ chồng chị sẽ phát đồ ăn miễn phí đến ngày 15/4, nhưng nếu việc cách ly xã hội còn tiếp tục, họ sẽ vẫn mang tình yêu thương gửi tặng đến người nghèo. Để đảm bảo an toàn cho người dân, vợ chồng chị cũng trang bị nước rửa tay, khẩu trang phát cho mọi người và luôn nhắc, mọi người nên giữ trật tự khi nhận phần ăn.
Những em bé theo mẹ đến nhận cơm. |
Ngoài cơm, quán còn phát sữa cho người dân. |
Một cụ bà nhặt ve chai cũng đi bộ đến quán nhận một phần cơm về ăn. |
Những người trong con hẻm 49, đường Ngô Quyền đến quán giúp vợ chồng chị Trang nấu ăn, phát cơm cho người lao động nghèo. |
Các bà, các chị túc trực cả ngày ở quán để cùng vợ chồng chị Trang làm việc thiện nguyện. |
Vợ chồng chị Trang cũng trang bị nước rửa tay cho người đến nhận cơm. |
Vì người nhận quá đông nên lực lượng dân quân của phường đã đến giúp vợ chồng chị Trang nhắc mọi người đứng cách xa, mang khẩu trang và giữ trật tự. |
Quán cơm Sài Gòn mỗi ngày phát 600 phần ăn miễn phí
Hàng trăm người vô gia cư, khuyết tật, nuôi bệnh, bán vé số... xếp hàng dài trên đường Nguyễn Văn Lượng (quận Bình Thạnh, TP.HCM) để được nhận một phần cơm do quán Nụ Cười 6 phát miễn phí.