Thế giới

Người chiến sỹ Điện Biên và 'món quà' vô giá để lại cho con

字号+ 作者:NEWS 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-02-03 23:46:55 我要评论(0)

Những ngày này,ườichiếnsỹĐiệnBiênvàmónquàvôgiáđểlạlich bóng đá trong không khí cả nước kỷ niệm 70 nălich bóng đálich bóng đá、、

Những ngày này,ườichiếnsỹĐiệnBiênvàmónquàvôgiáđểlạlich bóng đá trong không khí cả nước kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, anh em chúng tôi càng da diết nhớ người bố kính yêu, người chiến sỹ Điện Biên năm xưa, người đã từ biệt chúng tôi về miền thương nhớ cách nay gần tròn 4 năm. Bố về với tổ tiên ở tuổi 92, sau 3 năm được trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.

Với anh em tôi, bố là niềm tự hào. Bố chúng tôi xuất thân trong một gia đình phong kiến nhiều đời làm quan trấn thủ vùng biên thùy Đông Bắc. Ông nội của bố làm quan đến chức Thái tử Thiếu Bảo - Tổng đốc nhiều tỉnh lớn miền Bắc. Nhiều người cháu nội, ngoại của cụ, trong đó có bố tôi, ngay từ nhỏ đã được dạy dỗ về Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín.

Bố tôi cùng các bác, các chú tôi, cũng như bao thanh niên yêu nước khác ngày đó, thấm nhuần tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, đã tự nguyện dấn thân vào cuộc trường chinh kháng chiến chống thực dân, bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

Cả cụ tôi, theo lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng đã rời quê hương tham gia kháng chiến, suốt 9 năm sống và làm việc ở chiến khu Việt Bắc gần Bác Hồ, Bác Tôn cùng nhiều vị nhân sĩ yêu nước khác. Người anh con bác của bố tôi tham gia hoạt động cách mạng từ trước năm 1945, là cán bộ tiền khởi nghĩa, được phong hàm Đại tá, công tác ở Bộ Tổng Tham mưu.

Bố tôi kể lại, ông cùng những người anh em trong gia đình, mới ở tuổi 16, 17 đã từ quê hương Lộc Bình, Lạng Sơn tòng quân, tham gia bộ đội Cao - Bắc - Lạng ngay từ năm 1946. Người anh trên bố tôi còn tham gia bộ đội Nam tiến, sau này làm bác sĩ ở Bệnh viện Bạch Mai.

Cùng với các anh em của bố tôi rời quê nhà tham gia bộ đội còn có những thanh niên khác cùng quê, có người đã không chịu đựng được gian khổ bỏ về. Còn bố tôi và các anh em của mình đã đồng cam cộng khổ với đồng đội, trải qua nhiều chiến trận cam go và từng bước trưởng thành, trở thành đảng viên, cán bộ kiên trung của Đảng và Nhà nước.

Trong những thứ ’’của nả” mà bố tôi để lại, có tấm huy hiệu chiến sỹ Điện Biên cùng với mấy tấm huân chương, huy chương khác. Sau khi ông mất, tôi mới được lần giở những giấy tờ, tài liệu mà ông cẩn thận cất giữ trong cái ca táp cũ kỹ. Những tờ giấy đã ngả màu theo thời gian, nhưng vẫn còn rõ những dòng chữ đánh máy in giấy than mà bố tôi nâng niu cất giữ ghi dấu ấn từng bước đường công tác và trưởng thành của ông.

Đó là tấm giấy pơ luy đã ngả màu, khổ nhỏ có tiêu đề Cứu Quốc Hội -  Quân Khu Ủy Khu 30 do Bí thư Song Hào ký ngày 2/9/1947. Khi đó, sau khi tuyên bố ‘’tự giải tán“ ngày 11/11/1945, Đảng rút vào hoạt động bí mật tiếp tục lãnh đạo cách mạng. Bố tôi được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Hội Cứu Quốc - tổ chức Đảng ngày ấy - vào đúng ngày Độc lập năm 1947, trở thành đảng viên “Lớp Tháng Tám”.

Anh em tôi thật xúc động và rất đỗi tự hào khi đọc lại những dòng chữ ghi trong quyết định kết nạp Đảng bố tôi ngày ấy: Hôm nay là Ngày Độc lập, ngày thắng trận của dân tộc, nhưng cũng là ngày ghi một thành tích tranh đấu oanh liệt của những chiến sỹ vô sản Đông Dương. Để kỷ niệm ngày lịch sử đó, để nối gót những đồng chí đã hy sinh tranh đấu vì quyền lợi của Hội và của dân tộc; đồng chí được vinh dự tổ chức vào Hội ngày hôm nay, Ngày Độc lập, mang tên ”Lớp Tháng Tám” theo chỉ thị của Trung ương.

Thế mà sau này, khi mẹ tôi phấn đấu đứng trong hàng ngũ của Đảng, ông Trưởng phòng Tổ chức cơ quan mẹ tôi công tác vẫn còn bán tín bán nghi việc bố tôi được vào Đảng.

Một tờ giấy pơ luy cũng đã ngả màu khác mang tiêu đề Quân đội Quốc gia Việt Nam - Bộ Tổng Tư lệnh - Đại tướng Tổng Tư lệnh Quân đội Quốc gia và Dân quân Việt Nam quyết định điều bố tôi – học sinh Lục quân khóa IV, Chính trị viên Đại đội về làm Chính trị viên Đại đội Trinh sát thuộc Đại đoàn 316. Thế là từ trước năm 1951 bố tôi đã giữ chức vụ Chính trị viên Đại đội .

PGS.TS Nguyễn Văn Huy - Nhà Bảo tàng học, đọc tờ quyết định này đã thốt lên đầy ngạc nhiên khi thấy một thanh niên không thuộc thành phần cốt cán (xuất thân gia đình phong kiến) được cử làm Chính trị viên trong quân đội! 

Lâu rồi, nhưng tôi còn nhớ có lần bố tôi kể rằng ông được nhắc đến trong hồi ký của Tướng Vũ Lăng về trận đánh đồi C1 và C2 trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ở đó ông làm cán bộ đốc chiến. Trong số giấy tờ mà ông cất giữ vẫn còn những tờ giấy khen của Ban Chỉ huy Trung đoàn 98 Đại đoàn 316 khen ngợi Đại đội trưởng Chu Quang (bố tôi tên khai sinh là Vi Văn Mãn) thuộc Ban Tham mưu đã lập thành tích trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã nêu cao tinh thần phục vụ, gương mẫu trong mọi công tác.

Bộ Tư lệnh Đại đoàn 316 do Chính ủy Chu Huy Mân ký khen thưởng Đại đội trưởng Chu Quang đã lập được thành tích trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Việc khen thưởng được phổ biến trong toàn Đại đoàn và ghi vào lý lịch.

Sinh thời, bố tôi được các đồng chí, đồng đội cùng chiến đấu và công tác quý mến, do cách ứng xử lịch thiệp và tình cảm chân thành. Tôi có nhiều dịp được hầu chuyện các đồng đội cũ của ông đều nhận thấy ở họ sự trân trọng quý mến dành cho ông. Nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn (Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội), là một đồng đội của bố tôi cùng Trung đoàn 174 - Đại đoàn 316.

Năm nay, nhà giáo Ca Sơn đã ngoài 90 tuổi song còn rất minh mẫn. Nhìn ông giáo già nho nhã, nói năng nhỏ nhẹ khoan thai hôm nay không thể nào hình dung đấy là một “lính chiến” thực thụ ở Điện Biên Phủ.

Ngày đó, ông Ca Sơn là một trung đội trưởng bộ binh thuộc Trung đoàn 174, đơn vị đánh chiếm đồi A1. Ông thổ lộ: “Trong những ngày kỷ niệm chiến thắng lịch sử này, tôi bồi hồi nhớ tới rất nhiều đồng đội, người hy sinh, người bị thương ở mặt trận và những đồng đội còn sống trở thành những người bạn thân thiết gắn bó với nhau suốt 70 năm qua”.

Nhắc tới bố tôi, ông Ca Sơn nói: “Bố cháu hơn chú 3 tuổi nên chú luôn xem như một ông anh rất quý trọng. Ông ấy thư sinh mà chịu đựng gian khổ không kém ai, chiến đấu dũng cảm. Tình bạn của chúng tôi kéo dài gần 70 năm từ trước Điện Biên Phủ cho đến khi bố cháu mất. Trong tâm trí chú vẫn hiện lên hình ảnh một con người hiền lành, khiêm tốn, giản dị, chân thành, được anh em đồng đội quý mến. Một hình ảnh không phai mờ “.  

Tình đồng chí, đồng đội mà tôi cảm nhận được từ ông và các bạn chiến đấu của ông là thứ tình cảm thiêng liêng của những người từng cùng vào sinh ra tử. Thời trong quân ngũ, với bố tôi, đơn vị thực sự như gia đình của ông.

Tôi tìm thấy trong số giấy tờ ông lưu giữ có bức thư đơn vị gửi cho ông ngoại tôi, của Tướng Nguyễn Hữu An, khi ấy là Tham mưu phó Quân Khu Tây Bắc, về việc tổ chức lễ cưới của bố mẹ tôi. Như tôi được kể lại, chả là khi bố tôi là bộ đội tìm hiểu mẹ tôi, bà ngoại tôi còn lăn tăn không biết bố từng có vợ hay chưa. Nỗi niềm đã được giải tỏa khi thủ trưởng của ông, trong thư viết rằng đồng chí Chu Quang là một thanh niên lớn lên trong quân đội, chưa có vợ.

Tướng Nguyễn Hữu An, sau ngày đất nước thống nhất nhiều dịp ghé qua Hải Phòng đều tới nhà thăm bố mẹ tôi, dành cho bố mẹ tôi tình cảm quý mến như người anh thân thiết. Trong một lần đến thăm nhà ông trên phố Trần Phú (Hà Nội), ông còn cho tôi một cây vợt tennis.

Khi ông mất, bố con tôi không kìm nổi nước mắt, cứ thổn thức khi đứng trước di ảnh ông. Ông yên nghỉ tại nghĩa trang Mai Dịch, nơi có nhiều người thân trong gia đình tôi cũng an nghỉ tại đó. Mỗi dịp tới viếng thăm, chúng tôi đều tới thắp nén hương thơm cúi đầu tưởng nhớ ông, người thủ trưởng mà bố tôi mỗi khi nhắc đến đều bày tỏ niềm sùng kính sâu sắc.

Bố tôi không có của cải để lại cho con cái nhưng di sản tinh thần mà ông để lại cho anh em tôi là thứ quý giá hơn tiền bạc. Khi gặp các bác, các chú đồng chí, đồng đội của bố tôi, được giới thiệu là con của bố tôi, trong tôi lại trào dâng niềm tự hào!

Trong sổ tang bố tôi, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, người thủ trưởng của tôi đã ghi: "Vô cùng thương tiếc đồng chí Chu Quang người Đảng viên 70 năm tuổi Đảng, Chiến sỹ Điện Biên Phủ!".

Một đảng viên trung kiên với Đảng hơn 70 năm từ khi còn là một thanh niên cho tới khi từ biệt cõi trần, một chiến sỹ Điện Biên từng trải “56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt...” góp một phần nhỏ bé vào chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của dân tộc. Với anh em tôi, bố thực sự là niềm tự hào!

Con trai GS Tạ Quang Bửu: Nhớ mãi câu nói của Thủ tướng Phạm Văn Đồng về cha tôi

Con trai GS Tạ Quang Bửu: Nhớ mãi câu nói của Thủ tướng Phạm Văn Đồng về cha tôi

Thiếu tướng Tạ Quang Chính - con trai GS Tạ Quang Bửu kể, vào ngày cha mình qua đời, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói một câu mà ông nhớ mãi.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
3 nghệ sĩ U70 - 80, dù bệnh tật bủa vây vẫn không từ bỏ phim ảnh - 1

Cảnh nghệ sĩ Mạc Can chống nạng ra phim trường “CKC - Thợ săn biệt kích” khi vừa xuất viện. Ảnh: Đoàn phim cung cấp.

Và mặc dù đã ở vào tuổi “xưa nay hiếm” nhưng ngọn lửa đam mê nghệ thuật trong ông vẫn chưa bao giờ tàn luỵ. Điều đáng nói, dù mang trong mình rất nhiều căn bệnh, đặc biệt là bệnh xuất huyết dạ dày và thấp khớp nhưng nhiều năm qua ông vẫn cần mẫn đến phim trường.

Theo lời kể của thành viên đoàn phim CKC - Thợ săn biệt kích, năm 2015, khi vừa trải qua một thời gian dài điều trị bệnh xuất huyết dạ dày ở bệnh viện, chân đang bong gân vì bị ngã nhưng nghệ sĩ Mạc Can vẫn chống nạng lên phim trường để đóng vai ông già bán sách dạo trong phim. Sự xuất hiện của ông không chỉ khiến đạo diễn Nguyễn Chánh Tín vui mừng mà nhiều người trong đoàn phim cũng vô cùng cảm động.

Trong quãng thời gian từ năm 2019 đến giữa năm 2020, nam nghệ sĩ phải nhiều lần nhập viện vì bị viêm loét dạ dày, thấp khớp, gút... nhưng ông vẫn thường xuyên tự đi xe máy đến phim trường và không quên mang theo máy tính để viết văn trong những lúc nghỉ ngơi. Đầu năm 2020, vừa xuất viện, đang đi lại khó khăn nhưng nghệ sĩ Mạc Can vẫn cố gắng tham gia sản phẩm của Tuấn Trần.

Điều đáng nói, dù nhiều năm liền sống cuộc sống neo đơn trong căn nhà thuê rộng hơn 20m2, phải đối diện với rất nhiều căn bệnh mãn tính… nhưng nghệ sĩ Mạc Can vẫn luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ. Đầu năm 2020, khi xuất hiện trong một chương trình truyền hình, do sức khoẻ không tốt nên ông phải nhờ người dìu nhưng ngay khi vừa bước ra sân khấu, ông đã hài hước: “Xin lỗi quý vị khán giả, tại tôi mới đi đá banh về” khiến cả trường quay được phen cười nghiêng ngả.

Thời gian gần đây,  do sức khoẻ giảm sút rất nhiều nên nghệ sĩ Mạc Can mới chịu để em gái đưa về nhà ở Hóc Môn để dưỡng bệnh. Dẫu vậy, ông vẫn luôn đau đáu mong mình sớm bình phục để trở lại với niềm đam mê đã ăn sâu vào máu của mình.

Đạo diễn Lưu Trọng Ninh, Khải Hưng: Bệnh nan y vẫn không chùn bước

Năm 2013, khi bộ phim Hoa cỏ may 3 còn khoảng mấy tập nữa là đóng máy thì đạo diễn Lưu Trọng Ninh bất ngờ đổ bệnh. Ông phải trải qua một cuộc phẫu thuật tim khá nguy kịch.

Sau đận ấy, nhiều người thấy ông đã chuyển về vùng ngoại thành Hà Nội để dưỡng bệnh và không ai nghĩ ông còn có thể quay lại với phim ảnh. Nhưng thời gian sống ở đây, ông lại thấy khát khao và đam mê nghề luôn trỗi dậy. Đó là lí do năm 2017, ông tiếp tục bắt tay vào thực hiện bộ phim truyền hình dài tập Thương nhớ ở ai.

3 nghệ sĩ U70 - 80, dù bệnh tật bủa vây vẫn không từ bỏ phim ảnh - 2

“Nếu tôi nằm xuống, tôi vẫn thích nằm xuống trên phim trường hơn trên giường bệnh”, đạo diễn Lưu Trọng Ninh tâm sự.

Nam đạo diễn chia sẻ, thời điểm làm bộ phim này sức khoẻ của ông vẫn đang rất yếu nhưng ông không cho phép mình dập tắt “ngọn lửa” đam mê. Và trong quá trình làm phim dù không bị gục ngã trên phim trường như lo lắng của người thân nhưng nhiều lần ông nằm lịm đi trên bối cảnh.

“Nếu tôi nằm xuống, tôi vẫn thích nằm xuống trên phim trường hơn trên giường bệnh”, đạo diễn họ Lưu quả quyết.

Ngạc nhiên hơn, dù bệnh tim làm sức khoẻ suy yếu nhiều nhưng ở tuổi U70, ông vẫn cùng đoàn phim rong ruổi mấy tháng trời ở khắp Bình Thuận, Ninh Thuận, Đà Lạt... để thực hiện bộ phim Cát đỏ. Ở thời điểm này, khi bộ phim Cát đỏ đang chiếu những tập cuối cùng thì đạo diễn U70 này lại tiết lộ Trung tâm Sản xuất phim truyền hình Việt Nam (VFC) đang đặt hàng ông làm tiếp dự án mới và ông vẫn chưa có ý định “đầu hàng”.

Năm 2019, NSND Khải Hưng gây bất ngờ với nhiều người khi tiết lộ, thời điểm bắt tay thực hiện bộ phim Sinh tử, ông nhận thấy mắt mình có vấn đề. Nhưng vì đang vào tiến độ nên chỉ ông uống thuốc chứ không dừng làm phim để vào viện điều trị bệnh. Một thời gian sau, khi quay lại tái khám thì tình trạng mắt nhìn đã kém đi rất nhiều và bác sĩ bảo ông đã xuất hiện dấu hiệu của hiện tượng mù loà, không thể chữa được nữa.

3 nghệ sĩ U70 - 80, dù bệnh tật bủa vây vẫn không từ bỏ phim ảnh - 3

NSND Khải Hưng dù mắc chứng nan y về mắt nhưng vẫn hoạt động nghệ thuật không ngừng nghỉ.

Nam đạo diễn tâm sự rằng, bác sĩ khuyến cáo ông, nếu không nghỉ ngơi và dưỡng bệnh, ông có khả năng sẽ bị mù vĩnh viễn cả hai mắt. Nhưng bản tính “gan lỳ” cộng với đam mê lớn lao dành cho phim ảnh mà nam đạo diễn vẫn lao vào cuộc chơi này không muốn dừng lại. Ông nói: “Bao giờ mù hẳn thì tôi chống gậy chứ bắt tôi ngừng làm phim tôi không chịu được. Sống đến ngần này mà lỡ bị mù mắt hẳn thì cũng “lãi” rồi, tôi không có ân hận hay tiếc nuối điều gì nữa cả”.

Ở thời điểm hiện tại, NSND Khải Hưng vẫn tham gia nhiều dự án phim, chương trình truyền hình và giảng dạy ở Đại học Sân khấu - Điện ảnh. Sự lạc quan và tình yêu nghề của ông truyền cảm hứng mạnh mẽ cho nhiều thế hệ trẻ.

Theo Dân trí

Tuổi 75, nghệ sĩ Phú Quý được vợ kém 20 tuổi chăm sóc ân cần

Tuổi 75, nghệ sĩ Phú Quý được vợ kém 20 tuổi chăm sóc ân cần

Ngoài 70, Phú Quý thấy mình may mắn vì bên cạnh có người phụ nữ "nâng khăn, sửa túi", chăm lo chu đáo cho ông từ đời sống đến công việc nghệ thuật. 

" alt="3 nghệ sĩ U70" width="90" height="59"/>

3 nghệ sĩ U70

 XAG P100 là một trong những công cụ sản xuất được nông dân yêu thích 

Ông Lê Thanh Nguyên, một nông dân 62 tuổi, sinh ra và lớn lên ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, hiện đã sử dụng máy bay không người lái XAG để canh tác lúa trên đồng lúa rộng 7ha của mình. Suốt hơn 40 năm qua, kể từ khi 15 tuổi, ông đã làm nông nghiệp theo cách truyền thống. Mặc dù vậy, ông rất nhiệt tình hiểu về công nghệ mới. Ông là một trong những nông dân đầu tiên áp dụng máy bay không người lái nông nghiệp trong sản xuất lúa gạo và chuyên tâm tìm hiểu về các giải pháp máy bay không người lái.

XAG P100 - sản phẩm “yêu thích mới” của người nông dân

 XAG P100 phun thuốc trên cánh đồng lúa

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, do sức ép của quá trình đô thị hóa và giá phân bón tăng cao, người trồng lúa đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động và chi phí sản xuất cao hơn, nhiều nông dân đã quyết định cắt giảm quy mô canh tác lúa.

Giống như nhiều nông dân khác, ông Lê Thanh Nguyên từng gặp vô vàn khó khăn khi thuê lao động chân tay. Vào mùa lúa bận rộn, lẽ ra công nhân nông trường phải đến từ sáng sớm để gieo hạt, nhưng họ lại thường đến vào lúc chiều muộn. Thời gian đó, hạt đã nảy mầm, chồi dễ bị gãy trong quá trình phát triển và do đó làm giảm năng suất cây trồng.

Kể cả công nhân đến đúng giờ, ông Lê vẫn không hài lòng về kết quả gieo hạt bằng tay hoặc máy rải, bởi các thao tác này không chính xác và không đạt được mật độ cây trồng lý tưởng. Qua tính toán cho thấy, dường như chi phí lao động lớn hơn so với lợi ích mang lại. Ông Lê chỉ là một trong số rất nhiều chủ nông trường ở Việt Nam đang phải đối mặt với áp lực thu lợi nhuận từ đồng ruộng. Đây là lý do đã thôi thúc họ tìm ra giải pháp và nhắm tới mục tiêu sử dụng máy bay không người lái.

Năm 2021, khi lần đầu tiên biết về máy bay không người lái nông nghiệp trong chuyến du lịch cùng gia đình, ông đã quyết định tìm hiểu thêm thông tin về chiếc máy này. Sau khi đối tác địa phương của XAG, DigiDrone giới thiệu và thử nghiệm đầy đủ về các chức năng của máy bay không người lái, ông đã quyết định sử dụng các dịch vụ máy bay không người lái trên các nông trường của mình.

Máy bay không người lái XAG P100 giúp tăng hiệu suất công việc

Đội bay XAG P100 chuẩn bị trước khi phun thuốc

Vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện có ba vụ lúa chính. Theo phương thức truyền thống, canh tác lúa dựa vào lượng thuốc trừ sâu ở các giai đoạn phát triển khác nhau để bảo vệ cây lúa khỏi sâu bệnh, đồng thời cần lượng lớn phân bón và nguồn dinh dưỡng để thúc đẩy cây trồng phát triển. Với sản lượng gạo dự kiến cho thấy, cần có sự đầu tư cân nhắc không chỉ vào vật tư nông nghiệp mà còn cả lao động chân tay để thực hiện các công việc đồng áng tẻ nhạt.

Ông Lê Thanh Nguyên đã sử dụng máy bay không người lái XAG để phun thuốc, bón phân và gieo hạt trực tiếp, giúp phân bổ chính xác trên cây trồng và đạt năng suất lúa cao hơn. Ông cho biết: "Máy bay không người lái giảm bớt gánh nặng và cải thiện đáng kể hiệu quả. Trước đây, tôi phải thuê 4 nhân công để rải 1 tấn phân trên ruộng. Họ phải làm việc vất vả từ 6 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Bây giờ, với máy bay không người lái nông nghiệp XAG P100 mới nhất, việc bón một tấn phân chỉ mất một giờ đồng hồ để hoàn tất và đạt được sự đồng đều”.

Giúp giảm chi phí canh tác lúa

Ngoài hiệu quả, điều khiến ông Lê Thanh Nguyên áp dụng công nghệ bay không người lái vào canh tác là cắt giảm chi phí. Ông giải thích rằng việc đặt hàng dịch vụ bay không người lái từ nhóm phi công địa phương mang lại nhiều giá trị hơn là thuê nhân công. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí lao động chân tay bao gồm tiền công, tiền cà phê, tiền ăn và chi phí vận chuyển mà còn giảm đáng kể các nguyên liệu đầu vào cho cây trồng như hạt giống.

Ông cho hay: "Với 1ha ruộng chỉ cần 120kg hạt gieo nếu sử dụng máy bay không người lái nhưng lại cần đến 150-200kg hạt gieo nếu sử dụng lao động chân tay. Việc gieo bằng tay hoặc bằng máy gieo hạt truyền thống dễ làm hỏng cây trồng và lãng phí hạt giống, dẫn đến giảm năng suất cũng như lợi nhuận. Bằng cách sử dụng máy bay không người lái nông nghiệp XAG để gieo hạt trên không, vấn đề này sẽ được cải thiện đáng kể".

Khi máy bay không người lái nông nghiệp XAG được chú ý nhiều hơn ở Việt Nam, số lượng nông dân sử dụng cho các hoạt động tự động sẽ ngày càng tăng. Hiệu quả, mức độ chính xác và công nghệ tiết kiệm chi phí, cùng với chất lượng dịch vụ, sẽ là những yếu tố then chốt để máy bay không người lái giúp người nông dân mở rộng quy mô canh tác ở các vùng nông thôn.

Doãn Phong

" alt="Giảm nhân công, tiết kiệm chi phí nhờ máy bay không người lái nông nghiệp" width="90" height="59"/>

Giảm nhân công, tiết kiệm chi phí nhờ máy bay không người lái nông nghiệp

Doanh nhân Lê Đăng Khoa. Ảnh: HTV.

Lê Đăng Khoa - Chủ tịch quỹ Le Group Ventures - là doanh nhân trẻ tuổi nhất chương trình Shark Tank Việt Nam. Anh cũng là người luôn đề cao sự học khi đồng hành cùng sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM với Quỹ học bổng Lê Đăng Khoa, hỗ trợ sinh viên liên tục 5 năm.

Doanh nhân, Đại sứ văn hóa đọc TP.HCM Lê Đăng Khoa chia sẻ với ZNews - Tri thứcvề vai trò của sách và việc học trên con đường phát triển bản thân.

"Sách là người thầy ai cũng có thể tiếp cận được"

- Anh từng nói rằng “con đường ngắn nhất để thành công là đường đến nhà sách”, anh có thể chia sẻ thêm về trải nghiệm của bản thân, vì sao anh có kết luận này?

- Thật ra tôi nghĩ đó là quan điểm cá nhân của tôi. Năm nay tôi 41 tuổi thì cũng bắt đầu đọc sách từ những năm tháng còn rất nhỏ, bản thân tôi suốt hơn 30 năm qua đã tìm được rất nhiều giải pháp, rất nhiều điều hay ý đẹp từ sách vở. Tôi có một sở thích là cuối tuần đi nhà sách. Thật sự đó là một thói quen đã giúp tôi học được rất nhiều kiến thức mới, những điều hay và cũng giúp cho tôi có nhiều gợi ý trên con đường kinh doanh của mình.

- Theo anh, thói quen đọc sách có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân và sự chuyên nghiệp của một người như thế nào?

- Tôi nghĩ sách là một phương tiện mình hay gọi là affordable, nghĩa là rất rẻ, rất dễ tiếp cận để cho chúng ta gần như có thể hoàn thiện lượng kiến thức của mình. Học, học nữa và học mãi, đó là một châm ngôn mà tôi rất thích. Chúng ta sống càng lâu chúng ta càng nên đọc nhiều, học nhiều.

Nó không chỉ giúp chúng ta thông minh hơn hay giỏi hơn đâu. Tôi nghĩ điều quan trọng là nó sẽ giúp chúng ta nới rộng những sợi dây xung quanh mình và cách thức chúng ta nhìn thế giới cũng thay đổi, theo hướng đúng đắn hơn, cũng như đa sắc, đa màu hơn. Bản thân tôi cảm nhận rất rõ điều đó, nên nó cũng mang lại cho tôi một niềm yêu thích vô cùng lớn đối với sách.

Li xi sach anh 1

Doanh nhân Lê Đăng Khoa tại buổi khai mạc Lễ hội Đường sách Tết Giáp Thìn 2024. Ảnh: Khương Nguyễn.

- Đối với những vấn đề trong cuộc sống, trong kinh doanh, sách có phải là người người bạn/người thầy giúp anh tìm được hướng đi?

- Là một doanh nhân nên tôi chủ yếu đọc sách về kinh tế, kinh doanh, tâm lý học. Gần đây tôi thích đọc sách về lịch sử và tôn giáo. Những cuốn sách hay, có ý nghĩa với tôi thì nhiều lắm. Ví dụ, hồi trẻ thì tôi có cuốn The Outliners (Những kẻ xuất chúng), rồi Từ tốt đến vĩ đại, Chiếc lexus và cây oliu, Việt Nam sử lược…

Trong tất cả công ty của tôi đều có một kệ sách. Có những cuốn sách tôi bắt buộc các bạn nhân viên hay cấp quản lý của tôi phải đọc. Bởi vì đối với tôi, sách vở ngoài tính chất định hướng, nó còn mang rất nhiều thông tin hữu ích như những phương cách trong kinh doanh, trong đầu tư, trong tài chính. Sách là người thầy, người cô vô cùng tuyệt vời mà gần như bất cứ ai cũng có thể tiếp cận được. Vấn đề là chúng ta có đủ kiên nhẫn đủ nghị lực để đọc sách mỗi ngày hoặc thậm chí định kỳ hay không?

- Với anh, điều quan trọng trong việc đọc sách là gì?

Đọc sách giúp chúng ta nới rộng những sợi dây xung quanh mình và cách thức chúng ta nhìn thế giới cũng thay đổi, theo hướng đúng đắn hơn, cũng như đa sắc, đa màu hơn.

Doanh nhân Lê Đăng Khoa

- Đối với tôi thì sách vở là một phương tiện hữu ích. Tôi nghĩ quan trọng là tinh thần học hỏi, quan sát và khả năng tự nhận thức. Chúng ta phải biết được bản thân muốn học kiến thức gì, chúng ta đang thiếu cái gì để tìm kiếm thêm những kiến thức đó.

Những kiến thức đó không chỉ có ở trong sách. Trong thời đại công nghệ phát triển, chúng ta càng có nhiều cơ hội để tìm kiếm thông tin kết hợp với việc đọc sách, thông qua nhiều kênh khác nhau. Ngoài đọc sách ra thì bản thân tôi cũng học được rất nhiều từ kênh YouTube. Tôi nghĩ chúng ta có thể học được nhiều điều bổ ích nếu chịu khó tiếp cận với những bậc đàn anh đàn chị, những bậc cha chú để nghe chia sẻ kinh nghiệm từ họ, thông qua sách hay bất kỳ phương tiện nào khác.

Mua 3, 4 quyển sách hay một lúc để tặng

- Phong trào lì xì sách đang ngày càng phổ biến, anh nghĩ như thế nào giữa việc tặng sách và việc khuyến khích đọc sách trong cộng đồng?

- Tôi nghĩ đó là một ý tưởng trên cả tuyệt vời. Cá nhân tôi thì rất hay mua sách để sẵn ở nhà. Đặc biệt là những cuốn sách hay, tôi thường mua 3, 4 quyển một lúc để nhiều khi có khách tới nhà tôi sẽ tặng cho họ. Ở khía cạnh nào đó nó cũng là một dạng lì xì sách. Nó không nhất thiết là phải đến Tết, xuân sang mới lì xì, nhưng đầu năm là một dịp tuyệt vời để chúng ta trao tặng nhau cuốn sách.

Li xi sach anh 2

Lê Đăng Khoa thường xuyên tặng sách, cũng thích nhận sách như một món quà. Ảnh: NVCC.

Khi những cuốn sách được trao đi, tình yêu sách từ người này có thể lan qua những người khác. Tôi nghĩ là một trong những điều mà chúng ta dễ dàng thấy được nhất, đó là tính chất phổ cập hóa về đọc sách trong toàn dân. Thứ hai nữa là chúng ta có thể tiếp sức cho một phong trào hoàn toàn mới, rất văn minh, rất hữu ích. Về bản chất, nó cũng như việc gieo những hạt giống tri thức trong cộng đồng.

- Khi tặng sách, anh sẽ chọn những cuốn sách như thế nào?

- Tôi sẽ tùy theo từng người. Ví dụ có những người bạn mà tôi biết họ đang quan tâm về vấn đề kinh doanh thì tôi sẽ chọn những cuốn sách về kinh tế, kinh doanh để tặng. Có nhiều người bạn thích về tâm lý, đời sống, lịch sử… thì mình sẽ lựa chọn những cuốn đó. Nói chúng, chúng ta nên hiểu về bạn của mình, người mà mình tặng. Mình nên đầu tư, để tâm tìm những quyển sách, những cuốn sách đẹp, tựa đề sách phù hợp với họ. Mình nên tặng người ta quyển sách làm theo mình thì ta sẽ đọc.

- Anh có thường được tặng sách không?

Chắc chắn là có rồi. Đối với tôi thì tôi thích nhận một cuốn sách hơn, đặc biệt là những cuốn sách thuộc lĩnh vực mà tôi yêu thích. Tôi nghĩ đó là món quà tuyệt vời nhất ngày Tết, dịp đầu năm.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho ZNews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. ZNews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

" alt="‘Sách là món quà tuyệt vời nhất ngày Tết’" width="90" height="59"/>

‘Sách là món quà tuyệt vời nhất ngày Tết’