Nhận định, soi kèo Everton vs Fulham, 2h45 ngày 20/12

Thể thao 2025-02-24 21:50:36 8317
ậnđịnhsoikèoEvertonvsFulhamhngàlịch u23   Chiểu Sương - 19/12/2023 05:20  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://game.tour-time.com/html/319a998979.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Soi kèo góc Arsenal vs West Ham, 22h00 ngày 22/2

Phái đẹp Hà Thành trẻ trung tuyệt đối trong street style tuần qua

z4914547410474 3d94e7804a9a2cf49b1a7e60841f26de.jpg
Tesla - Nhà sản xuất xe điện số 1 toàn cầu, cũng phải gặp khó với các quy định mới của chính phủ Mỹ. Ảnh: Tesla. 

Những chính sách gắt gao hơn 

Lần đầu tiên, Bộ Năng lượng Mỹ cho công bố thuật ngữ “Thực thể nước ngoài cần quan tâm” được gọi tắt là FEOC đề cập đến 4 quốc gia là Trung Quốc, Nga, Triều Tiên và Iran. 

Theo đó, các khoản tài trợ thuế của Chính phủ đối với xe điện sẽ loại trừ một phần hoặc toàn phần ưu đãi đối với những mẫu xe có sử dụng pin hay bộ pin được sản xuất từ các nguyên liệu quan trọng được cung cấp bởi các nước thuộc nhóm FEOC. 

Theo quy định hiện nay của Bộ Tài chính Mỹ, các mẫu xe điện sản xuất tại Bắc Mỹ có trên 50% tổng giá trị các loại linh kiện trong bộ pin được chế tạo hoặc lắp ráp tại Bắc Mỹ sẽ được hưởng khoản tín dụng thuế 3.750 USD; trên 40% tổng giá trị các loại nguyên liệu chế tạo pin được khai thác, chế biến hoặc tái chế tại Bắc Mỹ, các nước ký FTA với Mỹ sẽ được hưởng khoản tín dụng thuế 3.750 USD. Các mẫu xe đáp ứng cả 2 điều kiện này về pin (kèm nhiều điều kiện khác) sẽ được đầy đủ khoản tín dụng 7.500 USD. 

Song, từ 1/1/2024, khoản tín dụng ưu đãi trên sẽ giảm dần. Cụ thể, từ năm 2024, các mẫu xe điện có bộ phận pin được sản xuất hoặc lắp ráp tại các nước thuộc nhóm FEOC sẽ chỉ nhận được khoản tín dụng 3.750 USD. Từ năm 2025, tất cả các mẫu xe điện vẫn sử dụng các loại linh kiện có nguồn gốc từ FEOC đều sẽ bị loại bỏ hoàn toàn khỏi chương trình ưu đãi tín dụng thuế.

Ngoài ra, quy định siết chặt đáng chú ý tiếp theo là, mọi công ty Mỹ có tỉ lệ cổ phần hay số ghế Hội đồng quản trị của các đối tác thuộc FEOC vượt quá 25% cũng sẽ đều bị coi là các công ty FEOC và sẽ không được hưởng tín dụng thuế xe điện từ chính phủ Mỹ. Dù cho việc sở hữu 25% cổ phần hay HĐQT chỉ chiếm thiểu số, không có quyền quyết định hay tiếng nói chủ chốt trong doanh nghiệp nhưng vẫn bị cho là “ảnh hưởng đáng kể đến việc ra quyết định của công ty đó”.

z4827501766659 c63579b88047485fbc5421e11cb5d05f.jpg
Ford cũng bị cho là đang sử dụng các thành phần pin xe điện từ Trung Quốc cho một số sản phẩm xe điện của mình. Ảnh: Ford.

Cuối cùng, dù cho một công ty không thuộc về các tổ chức liên quan tới Trung Quốc, tham gia vào HĐQT với mức độ trên 25% đối với một công ty xe điện tại Mỹ, nhưng công ty mẹ của công ty này, là một công ty Trung Quốc và chiếm từ 50% cổ phần trở lên, thì nghiễm nhiên, công ty xe điện đó cũng bị coi là công ty của thực thể liên quan đến Trung Quốc. Đây là mức độ kiểm soát ở tính chất bắc cầu, quyết hạn chế ở mức tối đa sự lách luật đối với thực thể FEOC. 

Động thái siết chặt trên có mục đích bảo hộ cho các công ty xe điện thuần Mỹ, khuyến khích tăng cường sản xuất trong nước với tỷ lệ nội địa hóa 100%, thoát khỏi sự phụ thuộc vào pin và các nguyên liệu sản xuất pin của Trung Quốc.

Quy định mới gây khó với hàng loạt các ông lớn xe điện tại Mỹ 

Trong thời đại 4.0 như hiện nay, hợp tác kinh tế, liên kết đầu tư giữa các công ty từ các quốc gia khác nhau, đặc biệt là trong ngành công nghiệp ô tô là xu thế tất yếu. Hầu hết, các tập đoàn ô tô đều là các tập đoàn đa quốc gia, sở hữu bởi các cổ đông lớn từ nhiều nước khác nhau. Đặc biệt, đối với những thương hiệu ô tô Trung Quốc (một trong các nước được Mỹ đưa vào nhóm thuộc FEOC), việc hợp tác với các hãng xe hơi từ Mỹ đã diễn ra nhiều thập kỉ qua. 

Trong bối cảnh công nghệ xe điện tại Trung Quốc đang phát triển nhanh nhất trên thế giới, sự hợp tác giữa các hãng xe với nước này ngày càng nhiều, đặc biệt là trong lĩnh vực pin xe điện. 

Khi quy định mới được công qua, Tesla là hãng xe đầu tiên cho biết mẫu xe điện “quốc dân” Tesla Model 3 với 2 phiên bản là dẫn động cầu sau (RWD) và tầm xa (Long Range) sẽ bị mất một nửa tín dụng thuế, giảm xuống chỉ còn 3.750 đô la so với 7.500 đô la như trước đây kể từ ngày 1/1/2024. Lý do là các mẫu xe này có sử dụng thành phần pin hoặc toàn bộ bộ pin do CATL hoặc BYD của Trung Quốc cung cấp.

gettyimages 12328155200.jpg
Tesla Model 3 RWD và LR sẽ bị hạn chế hỗ trợ xuống chỉ còn 3.750 đô la/xe kể từ năm 2024. Ảnh: Tesla. 

Tiếp đó, Ford cũng thông báo những người mua xe Crossover điện Mustang mach-E kể từ năm 2024 sẽ không còn nhận được tín dụng thuế từ Chính phủ do sử dụng các thành phần pin của CATL của Trung Quốc. Năm 2023, mẫu xe này đang được tài trợ đối với người mua là 3.750 đô la. 

Một số lo ngại cũng chỉ ra rằng, công ty xe điện khởi nghiệp Vinfast đến từ Việt Nam cũng sử dụng các thành phần pin CATL và sau khi hoàn thành nhà máy cũng như dây chuyền sản xuất xe điện tại Mỹ, xe điện thương hiệu này có thể nhận được khoản tín dụng 3.750 đô la thay vì mức tối đa 7.500 đô la. 

Các quy định mới của chính phủ Mỹ hiện đang vấp phải sự phản đối không nhỏ của các nhà sản xuất trong nước cũng như từ phía các quốc gia được cho là thuộc FEOC, đặc biệt là từ Chính phủ Trung Quốc.  Đây là rào cản lớn loại bỏ cơ hội cạnh tranh của những hãng xe điện Trung Quốc muốn chen chân vào được thị trường ô tô Mỹ. Hiện, các mẫu xe điện thuần Mỹ như Ford F-150, Tesla Model Y/S/X, Rivian, Chevrolet Bolt... sẽ không bị ảnh hưởng bởi chính sách siết chặt trợ cấp trên. 

Theo nghiên cứu mới nhất của Bloomberg, thị trường xe điện tại Mỹ đang bùng nổ ấn tượng, bất chấp các dự báo bi quan. Trong 12 tháng qua, doanh số xe điện tại Mỹ đã vượt mốc 1 triệu xe. Kể từ năm 2011 đến nay, nước Mỹ đã bán ra 3 triệu xe điện. Tỷ lệ sở hữu xe mới là xe điện đã lên tới 7%. Trong đó, xe điện Tesla chiếm 60% thị phần. 

Hùng Dũng(tổng hợp) 

Tin bài cộng tác gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Xin cảm ơn!

Nhật Bản quyết không chậm chân trong cuộc đua xe điện ở châu Âu

Nhật Bản quyết không chậm chân trong cuộc đua xe điện ở châu Âu

Nhật Bản tự tin cho biết kể từ năm 2026, xe điện do nước này sản xuất sẽ chiếm 20% thị phần châu Âu.">

Mỹ siết chặt trợ cấp xe điện, rào cản cho các hãng pin ô tô Trung Quốc

Show truyền hình chỉ quay cảnh phụ nữ chạy bộ ở Nhật. Ảnh: Philosophy.

Đa số nhân vật chính của show truyền hình này đều là người nổi tiếng: diễn viên, ca sĩ, nghệ sĩ giải trí, nhân vật truyền hình... Địa điểm quay là những con dốc ở Tokyo hoặc các thành phố lân cận.

Ngoài việc thay đổi nhân vật, Zenryokuzaka có nội dung không mấy khác biệt qua từng tập. Khi người tham gia bắt đầu chạy, MC Mitsuru Fukikoshi của chương trình luôn nói câu quen thuộc: "Đây chắc chắn là ngọn đồi khiến bạn muốn chạy lên đó".

Điều đặc biệt của Zenryokuzaka trong suốt 15 năm qua là nhân vật trải nghiệm luôn là nữ. Tuy nhiên, cuối tháng 6 vừa qua, đơn vị sản xuất tuyên bố từ tháng 7 chương trình sẽ đổi mới với sự tham gia của người chơi nam.

Thông báo này nhận nhiều ý kiến trái chiều. Một số người tự nhận là khán giả lâu năm của chương trình cho biết họ sẽ không xem nếu Zenryokuzaka có khách mời là nam. "Hai lý do khiến tôi xem chương trình đó là các khách mời nữ và giọng đọc quen thuộc của Mitsuru", một người bình luận.

Tuy nhiên, đa phần khán giả vẫn thể hiện sự ủng hộ với sự thay đổi của show truyền hình. "Chương trình nên khai khác thêm các yếu tố phong cảnh và tinh thần thể thao thay vì chỉ tập trung vào các nữ diễn viên, người mẫu", một người để lại bình luận.

Theo Zing

'Lấy phụ nữ xấu làm hỏng một đời con cháu' và những phát ngôn bức xúc

'Lấy phụ nữ xấu làm hỏng một đời con cháu' và những phát ngôn bức xúc

Lên truyền hình để tìm “nửa kia” của mình nhưng nhiều nam người chơi lại có những phát ngôn gây sốc khiến bạn chơi tổn thương, người xem bức xúc.

">

Show truyền hình kỳ lạ chỉ chiếu cảnh phụ nữ chạy bộ ở Nhật

Nhận định, soi kèo Ipswich vs Tottenham, 22h00 ngày 22/2: Bất ngờ hợp lý

Tuấn Tú và Đan Lê trong ngày quay cuối. 

"Cái kết của phim đang rất mở. Ngoài kết của Tuấn Tú và các nhân vật khác trong phim thì sẽ là một cái kết cực kỳ đặc biệt. Tú dám nhấn mạnh với khán giả thế, cực kỳ đặc biệt và các bạn sẽ thấy cái kết này sẽ không giống bất kỳ một bộ phim nào trước đây các bạn đã từng xem", Tuấn Tú chia sẻ trong chương trình VTV Kết nối.

Nam diễn viên nói thêm, cảnh quay mà Tuấn Tú ấn tượng nhất là những cảnh với các con, với gia đình. "Duy Anh thường hay lo không đúng cách nên can thiệp quá sâu vào đời sống của các bạn trẻ do vậy hay bị các phản ứng. Chính phản ứng đó làm tổn thương Duy Anh nhiều. Những cảnh đó Tú đã cố gắng diễn thật tốt và quý vị khán giả cũng đã xem. Thực sự lúc đó cảm xúc rất thật, nước mắt cứ trào ra thôi còn Tú không phải cố gắng gồng lên để diễn", Tuấn Tú nói. 

Tuấn Tú, Hà Việt Dũng và Nhan Phúc Vinh - 3 vai nam chính của phim. 

Cựu MC Chiếc nón kỳ diệunói thên, anh cảm thấy bất ngờ khi khán giả yêu thích phim Anh có phải đàn ông không."Những lời bình luận của khán giả trên mạng xã hội giúp chúng tôi khai phá và mở ra những cái kết hay và kịch tính trong bộ phim này", anh nói. Như vậy có thể thấy chính khán giả đã có tác động rất nhiều đến cái kết sắp tới của phim khi Anh có phải đàn ông khônggiống như nhiều phim khác của VFC đang được thực hiện theo hình thức vừa quay vừa phát sóng. 

Quỳnh An

">

Tuấn Tú hé lộ cái kết chưa từng có trên phim Việt của Anh có phải đàn ông không

Mục Sách hay của  báo Dân Trí ra mắt trong một ngày ý nghĩa - Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4.

Thông qua định hướng, hỗ trợ của các đơn vị quản lý xuất bản, mục Sách haycủa báo Dân Trí được ra mắt trong một ngày  ý nghĩa - Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4). Đây là mảng nội dung quan trọng nhằm thúc đẩy phòng trào đọc cũng như khẳng định tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, thay đổi nhận thức và lựa chọn lối sống tích cực hơn ở mỗi người.

Theo Tổng biên tập Nguyễn Ngọc Toàn, báo Thanh Niên đồng thời phát triển chuyên mục về sách ở cả hai phiên bản báo in và điện tử. Định hướng của Ban biên tập cho chuyên trang về sách ra số cuối tuần trên báo giấy sẽ là những câu chuyện - thông điệp đầy ý nghĩa, những nhân vật ‘bước ra từ trang sách’ sống động và truyền cảm hứng, giúp lan tỏa văn hóa đọc trong công chúng. Chuyên mục Sách haytrên Thanhnien Online trước đây đăng rải rác nhưng hiện giờ được cập nhật thường xuyên nhiều tin bài chất lượng. Báo đã phối hợp với Cục Xuất bản xây dựng kho sách đa dạng thể loại, từ đó chọn lọc những cuốn hay giới thiệu cho người đọc.

Trang báo chuyên đề về sách và văn hóa đọc trên báo in Thanh Niên ngày 21/4.

Khi được hỏi về khó khăn trong quá trình xây dựng chuyên mục Sách hay,ông Toàn cho rằng: Tin bài của mục này khá kén độc giả, ít quảng cáo nên tờ báo sẽ thêm gánh nặng trả nhuận bút cho phóng viên, biên tập viên tham gia thực hiện. Do đó, rất cần sự chung tay giúp sức từ phía cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị trong ngành xuất bản, các sàn thương mại điện tử để tìm đầu ra cho sách, từ đó phát triển văn hóa đọc một cách lâu dài và hiệu quả.

Chuyên đề về sách trên báo giấy Tiền Phong số ra ngày 21/4 có bài nổi bậtBác Hồ - Tấm gương sáng về đọc sách. Báo vẫn tiếp tục đẩy mạnh chuyên mục Sáchtrên Tiền phong điện tử.

Mục Cùng đọc sáchcủa VietNamNet được đặt vị trí rất bắt mắt ngay trang chủ, có nhiều tin bài chất lượng thể hiện tinh thần khuyến đọc ở các lĩnh vực, từ địa phương đến Trung ương. 

Ông Phạm Hiếu, Tổng biên tập báo điện tử VnExpress cho hay, báo đã đưa chuyên mục Sáchra trang nhất để tăng độ tiếp cận độc giả. Hôm nay cũng đưa nội dung về Ngày Sách - Văn hóa đọc và bài phỏng vấn Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng. Báo sẽ tăng cường điểm sách để độc giả có thêm kênh tham khảo lựa chọn cuốn sách phù hợp.

Theo bà Dương Thanh Vân, Trưởng ban Văn hóa - Báo điện tử VnExpress, mục Sáchra mắt từ năm 2012, được tích hợp từ eVăn. Với các tiểu mục nhưLàng văn, Điểm sách, hơn 10 năm nay, chuyên mục đã giới thiệu nhiều tác phẩm hay ở đủ thể loại, đồng thời là cầu nối độc giả với những vấn đề thời sự trong lĩnh vực văn chương. Hưởng ứng phát động của Bộ TT&TT về lan tỏa văn hóa đọc, từ tháng 3 năm nay, Ban biên tập của VnExpress Giải trí cùng đội kỹ thuật đã bắt tay xây dựng một giao diện mới nhằm nâng cao nội dung về sách và tạo điều kiện thuận lợi cho độc giả tra cứu thông tin. Đồng thời, xây dựng đội ngũ cộng tác viên, phóng viên, chuyên gia để có nguồn nội dung đa dạng.

VnExpress xây dựng một giao diện mới cho chuyên mục Sách.

"Để nuôi dưỡng mục Sáchlâu dài và hiệu quả, bên cạnh sự nỗ lực nội tại của mỗi tờ báo, còn rất cần sự chung sức của làng xuất bản nước nhà. Nếu có thêm nhiều đầu sách hay, tác phẩm tốt, các tác giả sống được với ngòi bút, tôi tin rằng sẽ có thêm chất liệu để chuyển tải đến bạn đọc. Giữa bối cảnh nhiều thể loại văn hóa - giải trí nghe nhìn đang lấn át văn hóa đọc, duy trì chuyên mục Sách đặt ra rất nhiều thách thức với người làm báo. Tuy nhiên, với mong ước chung tay cùng mọi người xây dựng một xã hội học tập, tri thức và văn minh dựa trên nền tảng tích lũy kiến thức, lãnh đạo báo đã tạo điều kiện để đội ngũ của mình làm việc hiệu quả", bà Thanh Vân nói. 

Về phía cơ quan quản lý nhà nước, Cục Xuất bản thuộc Bộ TT&TT đã xây dựng một nền tảng số (dưới dạng tương tác)  yêu cầu các nhà xuất bản, công ty phát hành sách cung cấp thông tin sách hay, sách có giá trị để các cơ quan báo chí có thể tổ chức tin bài kịp thời.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thuỷ tặng hoa cho 8 cơ quan báo chí. Ảnh: Đình Thành

Ngày 21/4/2023, Bộ TT&TT đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam. Cũng trong ngày này, các báo đã giới thiệu chuyên mục về sách và văn hoá đọc, ra số báo chuyên đề bàn về chủ đề này.

">

8 cơ quan báo chí cùng mở chuyên mục sách, cổ vũ văn hóa đọc

bovacongai1.jpg
Nhớ những ngày con còn ấu thơ

Đến tuổi mẫu giáo, con phải đi học. Ngày đầu, tôi chở con bằng chiếc Honda 50 màu đỏ tậm tịt, đến nhà trẻ 20/10 nằm ở góc chéo Thợ Nhuộm - Hai Bà Trưng.

Giao con cho cô, tôi vẫn nghe xót ruột tiếng con khóc thét khi cô dẫn vào lớp. Chính tiếng con vừa khóc vừa hét chuyển thành tiếng nấc ấm ức đã giữ tôi loanh quanh cả tiếng đồng hồ, xem con "nhập học" như thế nào.

Những ngày tiếp, mỗi lần đưa con vào lớp, trước khi quay đi, con đều nói một câu, nghẹn ngào, đầy nước mắt: "Chiều bố nhớ đón con về sớm, bố nhé!".

Cô động viên, "anh yên tâm, cháu nào buổi đầu cũng vậy, trẻ con rồi sẽ quen nhanh thôi". Tôi thường bị nhắc: "Anh đi đi, đừng loanh quanh ở đó, con càng khóc, khó cho tụi em". Còn con, vừa cởi dép, lò dò, lò dò đi vào lớp, ngoái cổ quay lại, đẫm nước mắt, nhìn bố.

Buổi chiều, tôi thường trốn về sớm để qua trường đón con. Tôi nấp ngoài cửa lớp, xem con ăn cháo, chơi đùa, học múa, hát. Bát cháo trường loáng thoáng một vài hạt thịt băm, nguội ngắt. Cổng trường có một dãy hàng quán. Sáng bán sữa, chiều bán cháo bột, mì, quẩy... Đồ ăn thức uống ở đây chất lượng cao, ngon hơn so với bữa ăn hàng ngày của lũ trẻ.

Vào mỗi kì lương, tôi dắt con gái ra cổng trường ăn quà trước khi về nhà.

Sẽ không bao giờ có thể quên được ánh mắt mừng rỡ và những bước chạy của con khi thấy tôi xuất hiện ở cửa lớp học cuối mỗi buổi chiều. Con thường quên cả chào cô, chào bạn, vội vàng chạy đến chỗ để dép và lao vào trong vòng tay của tôi.

Cuối năm 1989, tôi mang con theo trong chuyến công tác phía Nam cả tháng. Mấy ngày đầu phải đi Biên Hoà, tôi gửi con ở nhà bà bác, ngay ngã ba Điện Biên Phủ - Nguyễn Thiện Thuật (Quận 3, TP.HCM). Tỉnh xếp đoàn ăn ngủ, làm việc tại nhà khách công vụ. Chiều nào con cũng ra cửa, ngóng bố.

Không thấy tôi về, con khóc, không chịu vào nhà, không ăn, không ngủ. Mọi người dỗ sao cũng không nghe. Bà bác, chị tôi và mấy đứa cháu nghe con khóc dai dẳng xót ruột không chịu được, đành bảo cậu út, lấy Honda chở con lên Biên Hòa.

Con ở lại với tôi gần tháng suốt đợt công tác. Đêm đêm hai cha con ôm nhau ngủ. Con mặc quần cộc, áo hoa, suốt ngày lăn lê nằm bò ra sàn nhà, xem tôi vẽ...

Sau gần ba chục năm, tôi quay quắt nhớ lại những chuyện này. Người lớn thường nhớ dai, tụi trẻ ngược lại. Nhớ chuyện con đi học, nhớ cô giáo của con, nhớ những ông bố, bà mẹ đứng chờ con ở cổng trường mỗi buổi chiều... 

Tóm lại, tôi nhớ tất cả những gì liên quan đến con. Chắc con sẽ rất ngạc nhiên, sao hôm nay lẩn thẩn, tôi lại nhắc những chuyện này. Tôi là ông bố, chả cần ghi nhật kí như thời trẻ, vẫn nhớ hết, nhớ dai.

Sau khi học cấp 3 trường Amsterdam, con tự tìm đến một trung tâm du học, tự làm đơn, hồ sơ theo một chương trình giao lưu văn hoá Việt - Mỹ. Tôi chỉ được biết và chấp nhận khi mọi việc gần như đã hoàn tất. Con mang gene tôi, tất cả mọi thứ đều tự quyết, dám làm và chịu trách nhiệm.

Tôi đưa con đi phỏng vấn xin visa vào Mỹ ở Láng Hạ. Con tỏ ra lo lắng, nhưng chuyện xin visa thuận lợi. Chỉ chờ vé máy bay và lên đường.

Tết đầu tiên xa nhà, từ Ohio, con viết cho tôi bức thư, gửi một người bạn từ Mỹ về Hà Nội nghỉ Tết. Tôi đã đọc bức thư không chỉ một lần với một tâm trạng thật đặc biệt, lần nào mắt cũng cay xè. Cảm nhận rất rõ của tôi là con viết hay, tình cảm và rất già.

Thư viết đại ý: "...Con đã đến được nơi con cần đến, để tránh xa những cuộc cãi vã triền miên của bố mẹ, mặc dù con biết bố đã tìm mọi cách giấu con và em Mi". Cuối thư, con kể, Mi đã viết cho con, khuyên rằng chị phải thông cảm với bố, vì bố cũng có những nỗi khổ riêng. Con kết thúc bức thư bằng 3 chữ, "con yêu bố!".

Tôi đã để bức thư ấy dưới gối, mỗi đêm lặng lẽ trở về, đọc đi đọc lại nhiều lần với tận cùng xót xa. 

Hai năm sau, cuộc hôn nhân hai mươi năm của tôi kết thúc. Trời đã định như thế. Tôi rời khỏi ngôi nhà 25 Phan Đình Phùng, hai bàn tay trắng để lại bước vào một cuộc mưu sinh mới. Số phận, điều mà trước đó tôi chả mấy khi tin, đã gọi tên tôi, như được ông trời định đoạt sau gần 6 năm cố gắng níu kéo.

Năm 2005, tôi được tháp tùng chuyến đi của Thủ tướng Chính phủ, thăm chính thức nước Mỹ sau 30 năm kết thúc chiến tranh và 10 năm bình thường hoá quan hệ giữa 2 nước. Tôi đã đến Washington D.C, ở khách sạn Mayflower, khá gần với căn hộ con thuê trên đường Connecticut.

Ba năm sau khi con rời Hà Nội, giờ tôi mới được gặp lại con. Cũng là 3 năm khó khăn nhất trong quan hệ của cha con tôi với không ít những thị phi, những đồn thổi ác ý.

Con trưởng thành sau những tháng năm tự lập, hình như càng già dặn, càng lì. Cha con tôi dắt nhau đi chơi. Trước khi tạm biệt, con ôm tôi, nhìn tôi bảo, ngần ấy ngày, con muốn hỏi lại bố một vài chuyện đã qua, muốn nhận từ bố một câu trả lời mà không được... Ánh mắt con thật buồn.

Trên đường bay từ Boston sang Ottawa, tôi đã dành trọn những ý nghĩ về con. Qua Ottawa, tôi đã "chat" với con liên tục. Con bảo đã từng vô cùng giận bố, đã chờ ngày gặp bố để trút nỗi giận hờn chất chứa suốt nhiều năm. Không hiểu sao, sau ngần ấy năm chờ đợi, gặp bố, con lại không nói được. Một là, xung quanh bố lúc nào cũng đầy bạn bè, nên cuộc nói chuyện nào cũng dở dang. Hai là, mỗi khi đứng trước bố, con luôn cảm thấy mình bé nhỏ, mất cả tự tin về những gì con đã chuẩn bị, suốt những năm tháng buồn tủi đã qua...

Tôi nhớ như in cảm giác đã xót xa thế nào trên chặng bay ngắn từ Boston sang Ottawa. Làm thủ tục vào khách sạn ở Ottawa xong, tôi cuống cuồng vội lao vào phòng tìm cách mở máy tính để chat với con. Thời điểm cuối tháng 6/2005, kiến thức về internet của tôi bằng 0. May có nhân viên khách sạn kịp thời hỗ trợ, tôi mới liên lạc được. Dù chưa bù đắp được gì cho những buồn tủi của con, nhưng chuyến đi và hơn 1 tuần ở cùng con đã hàn gắn được phần nào những vết nứt tình cảm giữa hai cha con.

Yêu thương không phải bao giờ cũng cần diễn đạt bằng lời. Yêu thương càng không cần kiểm điểm, thanh minh. Vượt qua giận hờn buồn tủi, phương thuốc hữu hiệu nhất vẫn chính là thời gian...

con gai.jpg
Ngày vui của con

Ra trường, con ở lại làm việc cho một công ty kiểm toán tại Washington D.C. Công việc ổn định, con thường xuyên đi về giữa Washington D.C và Hà Nội. Năm 2008, con gái thứ 2 - Anh Bui Mimi, theo gương chị tự làm tất cả mọi thứ cần thiết để sang học ở San Francisco. Một năm sau, vào đại học, con chuyển đến học tại American University, Washington D.C. Hai chị em ở cùng nhau, vẫn căn hộ trên đường Connecticut. Mọi việc sáng hơn, thuận hơn, cả vật chất và tinh thần.

Năm 2012, tôi đi Cuba và trở về Mỹ khoảng giữa tháng 9. Hai đứa nhỏ ra sân bay Dulles đón tôi lúc hơn 2h sáng. Ở Washington D.C 3 ngày, tôi cùng hơn ba chục người trong đoàn đi New York. Loanh quanh gần 2 tuần, chúng tôi rong ruổi khắp các thành phố từ miền Đông qua miền Tây nước Mỹ. Khi đoàn từ Los Angeles về Hà Nội, tôi một mình bay trở lại miền Đông chơi với hai đứa nhỏ. Có thể nói, đây là những ngày vui vẻ nhất của cha con tôi sau đúng 10 năm, kể từ khi con rời Việt Nam đến nơi con muốn.

Vết thương nào rồi cũng sẽ lành, dù vết sẹo có thể chỉ mờ dần không hết. Tôi đã ở với 2 đứa cả chục ngày. Ngày 10/10, tôi bay về Hà Nội. Còn 16 ngày nữa thì Mimi đủ 21 tuổi. Lễ sinh nhật lần thứ 21 đối với người Mỹ cũng như một số nước phương Tây là một ngày lễ quan trọng. Hai con rủ tôi ở lại đến sinh nhật Mi, nhưng không thể vì tôi còn bao nhiêu việc trong cuộc trường chinh để mưu sinh.

Những ngày đầu tôi về ở với tụi nhỏ, một số cư dân người Việt trong tòa nhà xì xào với nhau là con gái có bạn trai mới - một anh chàng đầu trọc. Chỉ đến khi tôi chuẩn bị về, con gái mời bạn bè đến nhà chơi, mọi người mới vỡ lẽ.

Một ngày cuối tuần, con chở tôi đến nhà bạn. Trên đường, tiện ghé đón một người bạn không có xe. Tôi ngồi ghế trước, đang điện thoại với Việt Nam. Cô bạn của con lên xe, rất lễ phép: "Em chào chị, em chào anh". Kết thúc cuộc điện thoại, tôi quay lại bảo: "Anh cũng chào em. Xin giới thiệu, anh là ông thân sinh ra chị Mino". Con bé ô a ô a, mặt đỏ lựng, xin lỗi rối rít. Kể ra 2 lần nhầm thế, nếu có chút ngầm sung sướng, cũng là bình thường. Vậy là mình vẫn chưa già.

Tháng 10, Washington D.C thoáng xen những ngày khá lạnh, cây bắt đầu thay lá, cảm thấy như mùa đông đang sắp về. Hai đứa nhỏ, đứa đi làm, đứa đi học. Sáng, tụi nhỏ thả tôi ở đâu đó. Hẹn gặp lại nhau vào buổi tối. Chuyến đi này, tôi lang thang nhiều hơn so với những lần đã đến đây.

Con bay đi rồi. Lần này về, con chính thức giới thiệu bạn trai - một anh chàng Việt, có nét giống Trung Quốc, không mới. Tôi nghĩ mãi về chữ "hạnh phúc và số phận" trong ngày gia đình bạn trai con "dạm ngõ".

Chẳng hiểu có phải tôi chưa kịp chuẩn bị để làm "bố vợ phải đấm" hay vì quá yêu con, nên chưa bao giờ tôi mong con lấy chồng hay cảm thấy sốt ruột chuyện lấy chồng của con. Con ở Mỹ, loanh quanh cũng sang năm thứ 13 rồi.

Ban đầu, định sẽ chỉ viết đôi điều, ghi lại cảm xúc khi tiễn con đi. Sau 5 tháng, thành bản tóm tắt tiểu sử, rất dài. Con đang chuẩn bị cho một dự định mới, một quyết định quan trọng nhất của đời người. Mới đấy mà đã hơn ba chục năm rồi.

Thành phố giờ không ruộng, không trâu. Chả hiểu sao ngày xưa các cụ lại đánh giá cao "ruộng sâu trâu nái" thế? Con là con gái đầu lòng, sau con là hai em gái.

Nhiều lần, con bé út Bui Lucky hỏi tôi, "bố viết về chị Mi, về con rồi, sao bố không viết về chị Mino?". Những hồi tưởng này, như một món quà tặng con gái đầu lòng Anh Bui Minô, trước khi lấy chồng!

Ông bố một đời lang bạt xốn xang dựng vợ gả chồng cho 2 con những ngày cuối năm

Ông bố một đời lang bạt xốn xang dựng vợ gả chồng cho 2 con những ngày cuối năm

Bạn bè gặp nhau ai cũng bảo tôi hạnh phúc, khi chỉ vài tháng cuối năm 2023 này, dựng vợ gả chồng cho cả hai đứa con, trong khi con họ đã trên ba nhăm mà còn chưa có gì.">

Bức thư khiến ông bố cay xè mắt và món quà ngày con đi lấy chồng

友情链接