Chẳng hạn, trước đây, học sinh phải đạt 8,0 trung bình tất cả các môn học mới được xếp loại là Học sinh giỏi, thì nay chỉ cần 6 môn có điểm tổng kết trên 8,0 sẽ được đánh giá ở mức Tốt, không phân biệt môn chính hay môn phụ.
Nhiều môn đánh giá bằng nhận xét
Bộ GD-ĐT vừa ban hành thông tư quy định mới về việc đánh giá học sinh THCS, THPT, sẽ thực hiện ngay từ ngày 5/9 năm nay với học sinh lớp 6.
Theo thông tư này, sẽ có hai hình thức đánh giá học sinh là bằng nhận xét và bằng điểm số.
Với hình thức đánh giá bằng nhận xétsẽ áp dụng đối với các môn: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mỹ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Kết quả học tập những môn này sẽ được đánh giá bằng nhận xét theo 2 mức Đạt hoặc Chưa đạt.
Với đánh giá bằng nhận xét, giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập; đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
Học sinh dùng hình thức nói hoặc viết để tự nhận xét về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của bản thân.
Cha mẹ học sinh, cơ quan, tổ chức, cá nhân có tham gia vào quá trình giáo dục học sinh cung cấp thông tin phản hồi về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh.
Việc đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm sốáp dụng cho các môn học còn lại.
Thông tư sẽ thực hiện ngay từ ngày 5/9 năm nay với học sinh lớp 6.
Đối với việc đánh giá thường xuyên sẽ thực hiện thông qua nhiều hình thức đánh giá như vấn đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, dự án học tập,…
Với một môn học, học sinh được kiểm tra, đánh giá nhiều lần, trong đó chọn một số lần kiểm tra, đánh giá phù hợp với tiến trình dạy học để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học.
Với việc đánh giá định kỳ sẽ được thực hiện thông qua bài kiểm tra trên giấy hoặc máy tính, bài thực hành, dự án học tập. Học sinh trung học sẽ có 4 bài kiểm tra định kỳ mỗi môn học.
Thay đổi cách xếp loại học lực, hạnh kiểm
Quy định mới cũng không tính điểm trung bình tất cả môn học để đưa ra xếp loại học lực như trước mà có sự điều chỉnh. Kết quả của từng học kỳ, năm học được đánh giá theo một trong 4 mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.
Trong đó, học sinh sẽ được xếp mức Tốt nếu tất cả các môn đánh giá bằng nhận xét phải ở mức Đạt; tất cả các môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số phải đạt mức 6,5 trở lên, trong đó có ít nhất 6 môn đạt mức 8 trở lên.
Như vậy, với cách tính này, các môn đều được đánh giá công bằng như nhau, không có môn chính, môn phụ.
Tương tự, học sinh được xếp mức Khá khi tất cả các môn đánh giá bằng nhận xét phải ở mức Đạt; tất cả các môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số phải đạt mức 5 trở lên, trong đó có ít nhất 6 môn đạt mức 6,5 trở lên.
Học sinh được xếp mức Đạt khi có nhiều nhất 1 môn học đánh giá bằng nhận xét ở mức Chưa đạt; có ít nhất 6 môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số từ 5 trở lên, không có môn nào dưới 3,5 điểm.
Các trường hợp còn lại sẽ xếp mức Chưa đạt.
Cũng theo cách đánh giá mới này, sẽ không quy định xếp loại hạnh kiểm như trước, mà cũng được xếp loại theo 4 mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.
Thông tư mới sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5/9/2021 và sẽ triển khai năm đầu tiên với lớp 6. Từ năm 2022 – 2023 sẽ theo lộ trình áp dụng cho lớp 7 và lớp 10, sau đó đến lớp 8 và lớp 11. Đến năm học 2024 - 2025 sẽ áp dụng với các lớp 9 và 12.
XEM THÔNG TƯ 22 VỀ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THCS, THPT
Thúy Nga
Nhiều giáo viên cho rằng, quy định học sinh cần 6 môn bất kỳ đạt điểm trung bình trên 8 để được xếp học lực Tốt là một góc nhìn cởi mở. Điều này sẽ tạo động lực học tập, giúp học sinh phát huy thế mạnh.
" alt=""/>Từ năm học tới, không tính điểm trung bình tất cả môn học cấp THCS, THPTThầy trò HLV Mai Đức Chung rời World Cup 2023với vị trí cuối bảng E, không giành được điểm số nào, không ghi bàn, thủng lưới 12 bàn.
Dù có chút nuối tiếc vì không ghi được ít nhất một bàn thắng nhưng Huỳnh Như và các đồng đội có hành trình lịch sử trong lần đầu tham dự cúp bóng đá nữ thế giới.
Trong cả ba trận đấu gặp Mỹ, Bồ Đào Nha và Hà Lan, các cô gái Việt Nam dù thua thiệt nhiều so với đối thủ nhưng luôn thể hiện được tinh thần chiến đấu tuyệt vời, mang hình ảnh của bóng đá nữ Việt Nam ra thế giới.
Với các nữ cầu thủ, tham dự World Cup cũng là một trải nghiệm tuyệt vời, thêm động lực cùng bóng đá nữ Việt Nam nỗ lực, chinh chiến ở các giải đấu lớn phía trước.
Sau trận Hà Lan, tuyển nữ Việt Nam có một đêm nghỉ ngơi trước khi lên đường về nước vào ngày 2/8. Lúc 11h30 ngày 3/8, thầy trò HLV Mai Đức Chung đặt chân xuống sân bay Nội Bài (Hà Nội), chính thức khép lại hành trình World Cup 2023 với nhiều cảm xúc.
" alt=""/>Tuyển nữ Việt Nam tri ân CĐV, về nước ngày 3/8Tại Hòa Bình, nhiều lô đất rừng ở các khu vực huyện như Cao Phong, Tân Lạc, Yên Thủy, Lạc Thủy… cũng đang được rao bán rầm rộ.
Chẳng hạn, 1,3ha đất rừng sản xuất ở Tân Lạc đang được rao bán giá 250 triệu đồng. Người bán không quên giới thiệu thêm lợi thế của mảnh đất khi có suối chạy quanh, gần đường quốc lộ 12B.
Mức giá tương tự cũng đang được môi giới rao bán mảnh đất rừng sản xuất gần 1,4ha đã trồng kín cây keo được 6 năm tuổi ở Cao Phong do chủ đất có nhu cầu bán để trả nợ. Mảnh đất được giới thiệu ô tô vào tận đất, sổ hồng công chứng trong ngày.
Hay có lô đất rừng sản xuất diện tích 10ha được giới thiệu bám hồ 500m ở Kim Bôi giá bán là 550 triệu đồng/ha. 10ha sẽ có giá 5,5 tỷ đồng.
“Thế đất thoải mái ô tô vào tận đất, pháp lý đã trích đo và sang tên trực tiếp cho khách mua; xung quanh có rất nhiều dự án lớn, gần suối khoáng Kim Bôi. Đất bám hồ 500m, làm khu nghỉ dưỡng thì quá đỉnh, cách Hà Nội 70km…”, là một số thông tin môi giới giới thiệu về lô đất rừng sản xuất đang cần bán.
Một số lô đất rừng sản xuất nhưng có một ít diện tích đất thổ cư là mức giá lại cao hơn rất nhiều.
Chẳng hạn, 3ha đất rừng sản xuất, có quy hoạch lên cây lâu năm, bám đường 100m, trên đất có sẵn nhà ở Thanh Sơn (Phú Thọ) đang được rao bán giá hơn 1 tỷ đồng.
Tại Hòa Bình, lô đất hơn 6.000m2, trong đó có 130m2 là thổ cư và 1.000m2 đất vườn, còn lại là đất rừng sản xuất đang được rao bán giá hơn 3 tỷ đồng. Hay mảnh đất 1,3ha, có hơn 600m2 thổ cư, còn lại là đất rừng ở huyện Lạc Thủy cũng đang rao bán giá hơn 1,2 tỷ đồng.
Mua bán đất rừng sản xuất cần đặc biệt chú ý
Đất rừng sản xuất có bị hạn chế mua bán hay không và khi mua cần lưu ý những điều gì để tránh rủi ro?
Trao đổi với PV.VietNamNet, luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch cho biết: Một số đất có hạn chế về mặt mua bán, chuyển nhượng như đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ.
Còn đất rừng sản xuất phục vụ mục đích kinh tế nên không bị hạn chế việc chuyển nhượng. Cá nhân nào có năng lực, mong muốn làm giàu kinh tế đồi rừng đều có quyền mua bán, chuyển nhượng đất rừng sản xuất.
“Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất cũng tương đương như các loại đất kinh doanh thương mại, đất thương mại dịch vụ hay đất ở. Tức là phải đáp ứng các điều kiện chung trong Luật Đất đai; phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời, đất không bị cầm cố, không bị kê biên, không bị phát mại; đất không có tranh chấp, sử dụng ổn định lâu dài. Khi mua bán công chứng, chứng thực và phải đăng ký với nhà nước”, Luật sư Tuấn Anh cho hay.
Tuy nhiên, theo luật sư, người mua cần lưu ý, đất rừng sản xuất tuyệt đối nghiêm cấm mọi hoạt động xây dựng trên đất.
“Rất nhiều người mua đất rừng sản xuất rồi xây dựng homestay, farmstay theo trào lưu bây giờ để vừa để ở, nghỉ dưỡng lại lại kết hợp kinh doanh. Đây là hành vi vi phạm pháp luật.
Việc xây dựng trên đất rừng bắt buộc phải được cơ quan Nhà nước cho phép, phải được chuyển đổi mục đích sử dụng. Tuy nhiên, đất rừng lại ‘mọc’ nhà trên đó là không phù hợp quy hoạch nên rất khó chuyển đổi”, Luật sư Tuấn Anh lưu ý.
Theo vị luật sư này, đừng mong muốn có thể bỏ ra vài trăm triệu mua được 1 ha đất rừng, có thể xây dựng được căn nhà nhỏ để ở, đó là suy nghĩ sai lầm; điều này sẽ dẫn đến các vi phạm pháp luật, dính rủi ro pháp lý không đáng có.
“Với những người đang có ý định mua đất rừng để sau đó bằng cách nào đó chuyển đổi mục đích sử dụng đất một phần sang đất ở để phục vụ mục đích kinh doanh hay để ở trên đất rừng, tôi khuyên không nên thực hiện việc này. Còn các cá nhân rao bán đất rừng sản xuất có thể làm khu nghỉ dưỡng hiện nay hầu hết do cảm xúc, cảm tính cá nhân họ cho rằng có thể làm được và mua, dẫn đến việc đất rừng được mua bán sôi nổi trên thị trường.
Bất kỳ hoạt động xây dựng nào trên đất rừng sản xuất mà chưa được phép chuyển đổi mục đích đều vi phạm; chủ sử dụng đất rất dễ đối mặt với hành vi vi phạm pháp luật, rủi ro pháp lý; thậm chí có thể truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn thực hiện việc xây dựng”, vị luật sư phân tích.
Ngoài ra, theo Luật sư Tuấn Anh, người mua muốn mua đất rừng sản xuất cần xem xét kỹ nguồn gốc sử dụng đất, xem xét kỹ hiện trạng. Bởi khi mua một thửa đất rừng, có khu vực người dân sống lâu năm lại được cấp một phần đất ở trong đó thì lại hoàn toàn có quyền xây dựng ở khu vực đất đó.
“Còn nếu đất rừng chưa được chuyển đổi mà xây dựng nhà lên để ở, để khai thác kinh doanh về mặt kinh tế là không được, rất rủi ro”, Luật sư Tuấn Anh lưu ý thêm.
" alt=""/>Đất rừng sản xuất rầm rộ rao bán, chỉ 11.000 đồng/m2