8 tỉnh, thành cho học sinh nghỉ học để tránh bão số 3 Yagi
Tại Hà Nội,ỉnhthànhchohọcsinhnghỉhọcđểtránhbãosốlich thi dau Sở GD-ĐT chỉ đạo các trường không tổ chức học, kể cả học thêm vào Thứ Bảy (7/9).
Tại Thái Bình, để đảm bảo an toàn cho học sinh, Sở GD-ĐT chỉ đạo các nhà trường theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, cho học sinh nghỉ học ngày 6/9 (Thứ Sáu) và ngày 7/9 (Thứ Bảy).
Sở GD-ĐT Thái Bình cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục tổ chức ứng trực 24/24, giữ liên hệ thường xuyên với các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ địa phương để kịp thời ứng phó trong trường học khi có sự cố xảy ra. Khẩn trương khắc phục các thiệt hại, dọn dẹp, vệ sinh trường lớp ngay sau mưa bão tan, đảm bảo an toàn, sạch sẽ, phòng tránh dịch bệnh trong trường học.
Tại Hải Phòng, để chủ động, tăng cường công tác phòng, chống bão, Sở GD-ĐT cho học sinh, học viên các cơ sở giáo dục trên toàn thành phố nghỉ học từ ngày 7/9 (Thứ Bảy) cho đến khi bão tan.
Đối với các đơn vị giáo dục được Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự địa phương trưng dụng làm nơi sơ tán, tránh trú bão cho nhân dân, học sinh nghỉ học từ 13h ngày 6/9 (Thứ Sáu).
Các đơn vị giáo dục trên địa bàn huyện Cát Hải, học sinh nghỉ học từ 10h ngày 6/9.
Sở GD-ĐT Hải Phòng cho hay, việc dạy và học bù, các đơn vị chủ động, đảm bảo theo khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên mà TP Hải Phòng đã ban hành.
Tại Bắc Ninh, Sở GD-ĐT cũng ban hành công văn về việc chủ động các biện pháp ứng phó với cơn Bão số 3 (Yagi) trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Để đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non và học sinh, Sở GD-ĐT đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn và các đơn vị trực thuộc Sở cho trẻ mầm non, học sinh nghỉ học và không tổ chức các hoạt động giáo dục vào ngày 7/9 (Thứ Bảy) để phòng, chống bão. Cùng đó, chủ động bố trí lực lượng ứng trực tại cơ quan, đơn vị 24/24 giờ để kịp thời xử lý và ứng phó các tình thế thời tiết nguy hiểm do bão số 3 gây ra.
Sở GD-ĐT cũng đề nghị theo dõi thường xuyên diễn biến của bão, ứng trực 24/24 giờ; giữ liên hệ thường xuyên và phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, lực lượng cứu hộ của tỉnh và địa phương để kịp thời ứng phó theo phương châm ‘‘Bốn tại chỗ’’; giữ liên hệ và thông tin kịp thời, đầy đủ về mưa bão đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và trẻ em, học sinh, sinh viên.
Các trường lên phương án bảo đảm an toàn cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và trẻ em, học sinh, sinh viên. Chủ động các biện pháp phòng chống mưa ngập, lên phương án kịp thời di dời tài sản, máy móc, thiết bị, bàn ghế, hồ sơ, sách vở, dụng cụ học tập đến nơi an toàn, bảo đảm không hư hại, hỏng hóc, mất mát, hạn chế tối đa thiệt hại do mưa bão gây ra.
Khẩn trương khắc phục các thiệt hai (nếu có); dọn dẹp, vệ sinh trường/lớp học ngay sau mưa bão đảm bảo an toàn, sạch sẽ, phòng chống dịch bệnh.
Tại Nam Định, Sở GD-ĐT yêu cầu các trường cho học sinh các cấp học, sinh viên nghỉ học từ hôm nay 6/9 cho đến khi bão tan.
Đối với học sinh, sinh viên đã đến trường sáng nay, Sở yêu cầu các nhà trường hướng dẫn học sinh, sinh viên thu dọn, chống bão và nghỉ học. Phối hợp với gia đình để quản lý học sinh, sinh viên trong thời gian nghỉ học.
Sử cũng đề nghị các đơn vị thường xuyên theo dõi diễn biến của bão số 3, thực hiện thường trực chống bão lụt 24/24 giờ trong ngày. Có kế hoạch phối hợp, ứng cứu đề phòng, diễn biến phức tạp.
Tại Phú Thọ, Sở GD-ĐT cho học sinh nghỉ học ngày Thứ Bảy (7/9) và yêu cầu không tổ chức các hoạt động giáo dục trong và ngoài trường trong ngày Chủ Nhật (8/9).
Cùng đó yêu cầu các đơn vị, trường học thực hiện các phương án đảm bảo an toàn đối với người và tài sản, hồ sơ, tài liệu, sách vở, máy móc, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của nhà trường.
Đối với các trường có học sinh nội trú, phải có phương án đảm bảo an toàn và nguồn cung cấp thực phẩm, nước uống đầy đủ cho học sinh trong thời gian ở tại trường.
Bắc Giang cho học sinh trên địa bàn toàn tỉnh nghỉ học Thứ Bảy (7/9).
Riêng chiều Thứ Sáu (6/9), tùy tình hình thực tế diễn biến của cơn bão số 3 và theo diễn biễn thời tiết từng khu vực, thủ trưởng các đơn vị chủ động quyết định cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn. Bố trí học bù vào thời gian thích hợp.
Sở GD-ĐT Hải Dương yêu cầu các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh cho học sinh nghỉ học vào Thứ Bảy ngày 7/9; bố trí học bù vào thời gian phù hợp để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch thời gian năm học.
Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc yêu cầu các phòng GD-ĐT (chỉ đạo các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở), các đơn vị trực thuộc Sở, các trung tâm GDNN-GDTX cho học sinh nghỉ học ngày thứ Bảy (7/9); không tổ chức các hoạt động giáo dục trong và ngoài trường trong ngày Chủ Nhật (8/9). Sở yêu cầu các nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp nhằm đảm bảo khung kế hoạch thời gian năm học.
Cùng đó, thực hiện các phương án đảm bảo an toàn tuyệt đối đối với người và tài sản, hồ sơ, tài liệu, sách vở, máy móc, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của nhà trường.
Bố trí bộ phận thường trực để xử lý kịp thời trong trường hợp xảy ra các sự cố khẩn cấp, bất thường.
Ninh Bình yêu cầu các nhà trường thông báo cho trẻ em, học sinh, học viên nghỉ học, không đến trường ngày 7/9 (Thứ Bảy). Bên cạnh đó, tổ chức trực bão 24/24 giờ, giữ liên hệ thường xuyên với các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ của địa phương để kịp thời ứng phó trong trường hợp có sự cố xảy ra; quán triệt cán bộ, giáo viên, người lao động, học sinh, học viên chủ động phòng tránh bão. Cùng đó, tổ chức dạy bù chương trình đảm bảo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Tỉnh Hà Nam cũng đã thông báo cho học sinh trên địa bàn nghỉ học.
Ngày mai, học sinh Hà Nội nghỉ học để tránh bão Yagi
Nhiều địa phương đã cho học sinh nghỉ học ngày 7/9 để tránh bão Yagi, trong đó có Hà Nội.(责任编辑:Bóng đá)
下一篇:Kèo vàng bóng đá Genoa vs Monza, 02h45 ngày 28/1: Khách ‘ghi điểm’
- Ansar Ahmad, một thợ cắt tóc tới từ Varanasi, đã trở thành một nhân vật nổi tiếng tại Ấn Độ sau khi đoạn video ghi lại cảnh anh ngậm một chiếc kéo trong miệng để cắt tóc được lan truyền trên mạng.Vì đâu chính khách thế giới đồng loạt đổi thái độ với Trump?" alt="Xem ngậm kéo cắt tóc điêu luyện" />
Màn hình đăng nhập ứng dụng VNeID. Ảnh chụp màn hình Theo đó, có thể hiểu VNeID là ứng dụng được tạo lập, phát triển bởi Bộ Công an và được sử dụng trên các thiết bị số, có giá trị sử dụng thay thế các giấy tờ truyền thống, định danh công dân trên môi trường kỹ thuật số.
Ứng dụng này được xây dựng trên nền tảng cơ sở dữ liệu về định danh, dân cư và xác thực điện tử, cung cấp các tiện ích phát triển công dân số, Chính phủ số, xã hội số.
Khoản 5 Điều 13 Nghị định 59/2022/NĐ-CP có quy định, công dân có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên ứng dụng VNeID để thay thế nhiều loại giấy tờ khi thực hiện các thủ tục hành chính, cụ thể:
Có giá trị tương đương như việc sử dụng Căn cước công dân trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình Căn cước công dân.
Có giá trị chứng minh cư trú thay cho Sổ hộ khẩu giấy, giấy xác nhận cư trú.
Có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử như: Giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm y tế… để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.
Một số lưu ý khi cài đặt VNeID tránh lộ thông tin
Lưu ý khi đăng nhập VNeID
Người dùng cần nhập mật khẩu của tài khoản định danh điện tử vào lần đăng nhập đầu tiên trên thiết bị, từ những lần sau có thể sử dụng vân tay, khuôn mặt để xác thực thay thế mật khẩu đăng nhập bằng cách thiết lập trong ứng dụng.
Khi sử dụng các dịch vụ trong ứng dụng, người dùng sẽ phải thực hiện xác thực bổ sung mã passcode.
Mật khẩu của tài khoản người dùng được yêu cầu đặt có chữ hoa, chữ thường, số, ký tự đặc biệt (độ dài tối thiểu 8 ký tự); được yêu cầu thay đổi định kỳ (ít nhất 6 tháng/lần).
Cần đảm bảo thiết bị chỉ có vân tay, xác thực khuôn mặt của mình. Trường hợp có vân tay, xác thực khuôn mặt của người khác trên thiết bị đó thì nên sử dụng mật khẩu để đăng nhập và nhớ đăng xuất ứng dụng khi không sử dụng.
Trong trường hợp mất thiết bị đang sử dụng tài khoản định danh điện tử, người dùng có thể thực hiện yêu cầu khóa tạm thời tài khoản để đảm bảo an toàn cho dữ liệu cá nhân của mình theo một trong hai cách: Yêu cầu khóa tài khoản trên trang thông tin Định danh điện tử Quốc gia; hoặc liên hệ cơ quan công an để được hỗ trợ khóa tạm thời tài khoản.
Dữ liệu cá nhân trên VNeID
Các dữ liệu về định danh điện tử không lưu trữ trên thiết bị di động đã cài đặt ứng dụng VNeID của người dùng nên các ứng dụng độc hại vô tình bị cài lên thiết bị khó có thể truy cập lấy cắp thông tin.
Chỉ khi người dùng cấp quyền kiểm tra thì cán bộ chức năng mới có thể xem được thông tin trên ứng dụng trong phạm vi được phép.
Các bên thứ 3 (bên cung cấp dịch vụ như ngân hàng, ví điện tử…; y tế, bảo hiểm, hệ thống dịch vụ công…), khi có nhu cầu sử dụng dữ liệu của công dân trong dịch vụ của mình, cũng phải được sự đồng ý của công dân.
Tùy vào yêu cầu về mức độ xác thực và bảo mật của bên thứ 3, thông tin công dân sẽ được ký số (chống thay đổi, chống chối bỏ), và được mã hóa.
Hệ thống của các bên thứ 3 khi kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử đều phải được xác thực bảo mật.
Tuy nhiên để đảm bảo an toàn trước các đối tượng tội phạm công nghệ cao, Bộ Công an khuyến cáo người dùng VNeID cảnh giác khi cài đặt các ứng dụng lạ, không chia sẻ thông tin tài khoản của mình cũng như chú ý đến việc bảo mật cho thiết bị của mình đang sử dụng ứng dụng định danh điện tử.
Thiết bị cài đặt VNeID
Ứng dụng định danh điện tử VNeID yêu cầu thiết bị di động của công dân sử dụng hệ điều hành Android 5 hoặc iOS 9 trở lên.
VNeID có thể được tải về thông qua kho ứng dụng Google Play (CH play) đối với các thiết bị sử dụng hệ điều hành Android và App Store đối với các thiết bị sử dụng hệ điều hành iOS.
Theo quy định, tài khoản định danh điện tử của công dân chỉ có thể đăng nhập trên một thiết bị duy nhất tại một thời điểm nên người dùng không thể sử dụng tài khoản định danh điện tử trên nhiều thiết bị khác nhau cùng thời điểm.
Bên cạnh đó, một số điện thoại duy nhất chỉ được đăng ký định danh điện tử cho một cá nhân theo số CCCD.
Dưới đây là video hướng dẫn Kích hoạt tài khoản định danh điện tử VNeID(trường hợp chưa đăng ký, công dân có thể thực hiện đăng ký VNeID theo hướng dẫn tại đây):
Cách tích hợp thẻ BHYT và giấy phép lái xe vào ứng dụng VNeID tại nhà
Việc tích hợp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), giấy phép lái xe (GPLX) vào tài khoản định danh điện tử VNeID mang lại nhiều tiện ích cho người dân trong các giao dịch hành chính." alt="VNeID là gì? Một số lưu ý khi cài đặt ứng dụng định danh điện tử" />- - Trong khi một số thí sinh gặp khó với đề thi môn Tiếng Anh thì các giáo viên nhìn nhận đề thi năm nay mang tính thực tiễn, giàu kiến thức xã hội.
Cô Nguyễn Thị Hoài Hương (Tổ trưởng tổ Ngoại ngữ, Trường THPT chuyên Sư phạm(Trường ĐH Sư phạm Hà Nội): "Phổ điểm năm nay khá hơn năm ngoái"
Đề thi môn tiếng Anh của kỳ thi THPT năm 2016 khó hơn đề thi năm 2015, theo đúng chủ trương của Bộ GD-ĐT.
Đề thi có khả năng phân loại học sinh: Phần dễ chiếm khoảng 20%, phần trung bình chiếm khoảng 40%, phần khó chiếm khoảng 40%.
Cô Nguyễn Thị Hoài Hương Năm nay học sinh đã được chuẩn bị về cấu trúc và dạng thức của đề nên sẽ chủ động và có sự chuẩn bị tốt hơn. Do đó, về phổ điểm có thể điểm năm nay sẽ khá hơn năm ngoái. Đỉnh của phổ điểm năm nay có thể được nhích lên 3 đến 3,5. Khả năng phân hóa của đề thể hiện rõ ở phân đoạn trên 3,5.
Về cấu trúc: Tương tự như đề thi năm ngoái, đề thi năm nay bao gồm 2 phần: trắc nghiệm và tự luận. Đề thi bao gồm 9 bài trắc nghiệm (Ngữ âm, Từ vựng và Ngữ pháp tổng hợp, Tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa, Phát hiện lỗi sai, Đọc hiểu, Điền từ) và 2 dạng bài tự luận (Viết lại câu và Viết đoạn văn).
Về nội dung: Đề thi bao gồm cả các phần kiến thức bám sát kiến thức SGK. Có khoảng 20% số câu dễ, rơi vào các điểm ngữ pháp – từ vựng quen thuộc để học sinh học lực yếu và trung bình kém có thể đạt được điểm. Số câu mức trung bình chiếm khoảng 40% và mức khó chủ yếu rơi vào dạng bài đọc hiểu (2 bài) và một số câu trong phần viết lại câu.
Các câu khó cũng không quá “đánh đố” nhưng chiếm khoảng 40%, chủ yếu rơi vào phần kiểm tra kĩ năng đọc hiểu. Một số phần kiến thức mà học sinh sợ như thành ngữ, cụm động từ, cụm giới từ… cũng đều rơi vào các cụm từ quen thuộc, hoặc có một số từ xung quanh để đoán nghĩa.
Cô Lại Thị Thắm (Tổ trưởng chuyên môn Ngoại ngữ, Trường THPT Nhân Việt, TP.HCM): Phân hóa rõ ở phần Đọc hiểu
Phần Trắc nghiệm ngữ pháp bám sát SGK, không đánh đố học sinh, các cấu trúc ngữ pháp cơ bản.
Nếu như học sinh hay lo sợ một số câu khó về thành ngữ, cụm động từ, thì đề thi năm nay cho thành ngữ rất quen thuộc như câu 20 ở mã đề 852.
Thí sinh xem lại bài sau buổi thi môn tiếng Anh (Ảnh: Lê Văn) Phần Đọc điền từ vào chỗ trốngtương tự như đề thi 2015. Mức độ của phần này tương đối dễ, học sinh trung bình có thể làm được 6 - 7 câu.
Phần Tìm từ trái nghĩa học sinh trung bình có thể làm được câu 43.
Đối với phần Đọc hiểu, độ dài tương tự đề thi 2015, và đây là phần phân hoá rõ nhất trong đề thi. Học sinh trung bình chỉ có thể đạt được 20 - 30%. Học sinh khá có thể đạt được 60%.
Chủ đề đoạn văn quen thuộc cũng là chủ đề của bài 12 trong SGK.
Học sinh trung bình có thể đạt điểm ở 40% câu dễ, rơi vào các điểm ngữ pháp, từ vựng, cấu trúc trong chương trình SGK. Mức độ khó rơi vào 2 bài đọc hiểu.
Cô Bùi Ánh Dương(giáo viên Trường THPT Hà Nội - Amsterdam, Hà Nội): Gợi mở phương pháp giảng dạy mới
Đề thi đã bám rất sát với chương trình của học sinh, về kiến thức xã hội đặc biệt rất cập nhật và thú vị. Đề thi năm nay cũng có khả năng phân hóa cao…
Cô Bùi Ánh Dương Để đạt điểm cao, học sinh phải nắm rất vững kiến thức ngữ pháp, đồng thời kỹ năng ngôn ngữ của các em cũng phải tốt vì trong khoảng thời gian 90 phút nhưng phải hoàn thành nhiều dạng bài với nhiều nội dung khác nhau.
Dạng đề thi như thế này cũng sẽ gợi mở nhiều phương pháp giảng dạy tiếng Anh mới đối với các giáo viên tiếng Anh.
Với những học sinh không chuyên về tiếng Anh thì có thể 7- 7,5 điểm là mức phổ biến.
Cô Trần Thị Vũ Hằng (giáo viên tiếng Anh, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định):"Đề thi không bất ngờ"
Cấu trúc đề thi năm nay cũng tương tự như đề thi năm 2015 nên không gây bất ngờ cho học sinh.
Đề thi rất cơ bản, đảm bảo đánh giá tốt học lực của thí sinh, từ mức trung bình đến khá, giỏi và xuất sắc. Phần kiểm tra ngữ âm, ngữ pháp cơ bản, bám sát chương trình sách giáo khoa, trọng tâm là chương trình sách giáo khoa 12, nên thì sinh không khó để hoàn thành nội dung này.
TS. Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh(Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Bồi dưỡng giáo viên, Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội): "Mức điểm phân loại khá giỏi tốt hơn"
Đề thi đánh giá được khả năng, năng lực sử dụng ngôn ngữ, thành ngữ, khẩu ngữ và liên kết từ trong ngữ cảnh. Câu hỏi có tính thời sự cao: vấn đề an toàn thực phẩm, Tổng thống Obama…Chủ đề, chủ điểm đa dạng.
TS Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh Về dạng của các câu hỏi đều quen thuộc với HS. Có điểm khác biệt so với năm ngoái đó là mức điểm phân loại khá giỏi tốt hơn, phù hợp với mục tiêu sử dụng kết quả của kỳ thi để xét tuyển vào các trường ĐH.
Cô Đặng Thị Hoài Thu, giáo viên tiếng Anh (Trường THPT Hoằng Hóa 4 – Thanh Hóa): "Khó hơn một chút là tất yếu"
Đề thi bám sát chương trình và SGK. Phần ngữ âm và đánh trọng âm, từ vựng hầu hết trong SGK.
Trong bài viết luận, nếu học sinh học tốt các chủ đề trong SGK sẽ giải quyết tốt phần này, bởi trong chương trình có một chủ đề về Các môn thể thao dưới nước.
Giáo viên sẽ cho học sinh luyện tập về chủ đề này, trong đó có những bài luận như lợi ích của môn bơi lội, hoặc lợi ích của việc biết bơi.Cô Đặng Thị Hoài Thu Đề thi năm nay khó hơn năm ngoái một chút nhưng đó là xu thế tất yếu để có thể kiểm tra, phân loại học sinh vào ĐH, CĐ. Kiến thức ngữ pháp trong đề rải khá đều ở cả 3 năm còn từ vựng chủ yếu tập trung ở lớp 12.
Năm nay, để đạt điểm 9, 10 đối với học sinh khá, giỏi không phải dễ nhưng điểm 7-8 thì nằm trong tầm tay của các em. Dự kiến điểm 7-8 sẽ nhiều ở nhóm học sinh thi xét ĐH, CĐ và điểm 4-5 sẽ nhiều ở học sinh xét tốt nghiệp, có học lực trung bình.
- Nguyễn Hường-Lê Huyền(Ghi)
Các đại biểu Quốc hội đề nghị có biện pháp quản lý hiệu quả hoạt động quảng cáo trên các mạng xã hội như TikTok, Facebook, YouTube. Ảnh: Reuters.
Chiều 25/11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Trong đó, nhiều đại biểu cho rằng cần có biện pháp quản lý hiệu quả các hoạt động quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook, YouTube...
Điều chỉnh thời gian, tần suất quảng cáo trên YouTube, Facebook
Cụ thể, đại biểu Sùng A Lềnh (tỉnh Lào Cai) cho biết một số nền tảng xem video trực tuyến như YouTube, Facebook đang chèn quảng cáo một hoặc nhiều lần trong quá trình xem video. Tuy nhiên, người xem không thể tắt quảng cáo nếu chưa hết thời lượng video quảng cáo được chèn.
Đại biểu đề nghị nghiên cứu để có quy định điều chỉnh trường hợp này, không tạo lỗ hổng pháp lý đối với hoạt động quảng cáo trên nền tảng xem video trực tuyến, tạo sự bất bình đẳng giữa hoạt động quảng cáo trên các nền tảng này với các hoạt động quảng cáo trên các kênh khác.
Đại biểu Sùng A Lềnh. Ảnh: Quochoi.
Đại biểu Chamaléa Thị Thủy (tỉnh Ninh Thuận) đóng góp trong dự án Luật cần quy định rõ cơ quan chịu trách nhiệm đối với hoạt động quảng cáo.
Theo đại biểu, hiện nay, hoạt động quảng cáo hoặc những nội dung có thông điệp quảng cáo được đăng tải trên môi trường mạng theo dạng bài viết, video trên trang cá nhân như Facebook, Tiktok rất đa dạng. Có nhiều thông tin chưa được kiểm chứng nhưng được lan truyền trên không gian mạng một cách rộng rãi, công khai.
Cơ quan chức năng cũng có các biện pháp để xử lý, ngăn chặn các hành vi quảng cáo không đúng với quy định. Tuy nhiên, thực tế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra nên trong việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo lần này, đại biểu mong muốn các quy định được bổ sung phải đảm bảo tính hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo.
Ngoài ra, ban soạn thảo dự án Luật cũng cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát kỹ để quy định phù hợp, khả thi, tránh đùn đẩy trách nhiệm trong quản lý Nhà nước về quảng cáo. Bên cạnh đó, đại biểu cũng kiến nghị cũng cần nghiên cứu kỹ về quy định trình tự, thủ tục xác minh, xác định, kết luận các thông điệp mang tính quảng cáo và quy định, mức độ xử lý vi phạm cho tương xứng và phù hợp.
Làm rõ quyền và nghĩa vụ của người quảng cáo
Đại biểu Sùng A Lềnh ý kiến thêm rằng cần cân nhắc quy định về quyền và nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo.
Đại biểu bày tỏ tán thành chủ trương quy định cụ thể, rõ ràng về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người quảng cáo sản phẩm. Tuy nhiên, cần cân nhắc, đánh giá tác động kỹ lưỡng hơn của quy định người quảng cáo phải trực tiếp sử dụng sản phẩm quảng cáo như mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.
Đồng thời, đại biểu đề nghị làm rõ một số nội dung như việc đăng tải ý kiến, cảm nhận được thực hiện bằng hình thức nào. Hiện nay, có rất nhiều hình thức đăng tải như video clip, phát trên mạng xã hội hoặc các nền tảng trực tuyến. Ví dụ, quảng cáo thông qua video clip, bài viết trên mạng xã hội, thông qua việc bình luận trên các trang thông tin điện tử, trang cá nhân của người khác.
Cùng với đó, cần làm rõ cơ chế xác nhận người quảng cáo là người đã trực tiếp sử dụng sản phẩm hay chưa. Cần có biện pháp, chế tài đối với trường hợp phát hiện người chuyển tải chưa trực tiếp sử dụng sản phẩm quảng cáo, hoặc đã sử dụng nhưng kết quả thực tế không đúng như quảng cáo.
Tương tự, đại biểu Trần Thị Thu Hằng (tỉnh Đắk Nông) đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu bổ sung một số quyền và lợi ích hợp pháp của người quảng cáo. Ví dụ như quyền được doanh nghiệp, nhà sản xuất cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm quảng cáo…
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng giải trình tại phiên họp. Ảnh: Quochoi.
Phát biểu giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết cơ quan soạn thảo sẽ nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến đóng góp hợp lý của các đại biểu Quốc hội.
Bộ trưởng Hùng khẳng định lĩnh vực quảng cáo là lĩnh vực khó, so với Luật Quảng cáo hiện hành, dự thảo Luật có nhiều điểm mới, trong đó đặc biệt có nội dung về quảng cáo trên không gian mạng. Tuy nhiên, Bộ trưởng cho biết chưa thể lường hết được hình thức quảng cáo này sẽ phát triển như thế nào trong bối cảnh khoa học công nghệ đang phát triển nhanh như vũ bão hiện nay.
Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện dự thảo Luật, việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu cùng là một yêu cầu lớn.
Liên quan đến quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết sẽ tính toán lại và đề xuất Chính phủ hướng dẫn.