Nhận định, soi kèo Bekasi City vs Adhyaksa Farmel, 15h30 ngày 30/1: Cơ hội cho chủ nhà
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo El Gouna vs Haras El Hodood, 21h00 ngày 31/1: Áp đảo chủ nhà -
8X làm vườn hoa hồng triệu bông từ món quà chồng để lạiMột góc vườn hồng triệu bông của chị Diệp. Món quà tình yêu người chồng để lại trước khi mất
Tan trường, trời đã quá trưa, hai mẹ con chị Trần Thị Quỳnh Diệp (SN 1982, huyện Nam Sách, Hải Dương) vẫn tranh thủ ra vườn hoa hồng rộng hơn 1500m2 chụp ảnh, quay phim.
Cả hai háo hức ghi lại vẻ đẹp của vườn hoa đang ở thời điểm rực rỡ nhất. Trông cách chị nâng niu, trân trọng từng đóa hoa bung nở, không ai dám tin chị từng có lúc ghét bỏ, muốn phá hủy chúng.
Chín năm trước, biết chị Diệp yêu hoa hồng, chồng chị vốn là một kỹ sư cầu đường quyết định từ bỏ công việc. Anh về quê, cải tạo khu đất của gia đình để trồng hoa hồng tặng vợ.
Sau ít năm chăm bón, anh hình thành vườn hoa hồng với gần 500 gốc. Hoa hồng trong vườn đa số là hồng cổ như hồng leo Hải Phòng, hồng cổ SaPa, hồng đào, bạch xếp, quế son, quế ta cánh đơn, quế ta cánh kép…
Anh trồng hoa trên đất vườn nên cây phát triển tốt, gốc to, tán rộng. Vườn hoa cũng vì thế mà trông càng mênh mông, bát ngát. Các giống hoa được anh trồng thành từng khu. Mỗi khi hoa nở, khu vườn hình thành những thảm màu rực rỡ, ngào ngạt hương thơm.
Thế nhưng giữa lúc khu vườn cho hoa đẹp nhất, anh bất ngờ ra đi mãi mãi. Chuyện buồn đến đột ngột, chị Diệp đau đớn rụng rời. Chị bỗng căm ghét khu vườn, ghét cả những gốc hoa.
Chị nghĩ tại anh về nhà, chăm hoa, làm vườn nên mới mất. Chị ghét khu vườn đến nỗi cứ bước ra cửa là chị nhắm mắt lại để không phải nhìn những đóa hoa rực rỡ như đang trêu ngươi.
Thậm chí, chị đã hình dung việc sẽ chặt, phá hết cây và hoa. Rồi chị bỏ bê khu vườn, tạm rời bỏ căn nhà chị cùng anh tạo dựng về nhà mẹ ruột ở để vực lại tinh thần, tiện công việc và chăm con.
Nhưng thật bất ngờ, dù bị bỏ bê, những gốc hồng vẫn lớn lên, tươi tốt, nở hoa rực rỡ. Ngày về lại nhà, ra thăm vườn, chị bàng hoàng trước vẻ đẹp của vườn hoa.
Chị Diệp kể: “Lúc còn sống, anh chăm chút từng chiếc lá, cành hoa... Anh lăn lê bò toài xới đất, phun thuốc, bón phân… nên vườn rất đẹp. Anh mất, khu vườn bị tôi bỏ bê, chán ghét nhưng hoa lại nở đẹp một cách lạ lùng.
Tôi cảm thấy anh vẫn còn ở đó. Anh vẫn chăm sóc từng gốc cây, cành hoa trong vườn cho tôi. Lúc đó, tôi nghĩ mình không được dừng lại, không được bỏ cuộc. Tôi sốc lại tinh thần, quyết tâm chăm sóc vườn hoa. Vườn hoa là tài sản, kỷ niệm của anh để lại cho mình”.
Vườn hoa yêu thương
Không còn căm ghét vườn hoa, chị Diệp trở về ngôi nhà cũ. Tại đây, chị gạt nước mắt, quyết sống vui với những gì mình đang có. Ngoài giờ dạy ở trường, về nhà chị dồn hết tâm tư, tình cảm, tiền bạc vào khu vườn. Việc làm đầu tiên là chị mua phân bón, nhờ bố mẹ hai bên gia đình giúp mình bón phân, chăm sóc cây.
Ngày còn anh, chị không phải động tay, bây giờ chị phải học lại kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa hồng từ đầu. Chị cố nhớ lại từng chút kiến thức về hoa mà anh từng chia sẻ. Chị lên mạng tìm hiểu, vào các hội nhóm trồng hoa hồng, học hỏi từ những người có kiến thức, kinh nghiệm…
Cuối cùng, chị hiểu từng gốc hoa trong vườn để biết cách chăm bón, trị bệnh. Chị biết cách nhân giống. Sau gần 4 năm anh ra đi, chị mở rộng thêm 2 khu đất trồng hoa hồng.
Chị cũng biết cách làm cho các gốc hoa bung nở cùng một thời điểm, biết cách cho khu vườn trở nên rực rỡ hương sắc vào mỗi mùa hoa.
Từ chỗ chỉ biết ngắm hoa, chị trở thành người trồng hoa thực thụ. Mỗi ngày, sau giờ dạy học, chị lại tranh thủ ra vườn chăm sóc cây. Làm một mình không xuể, chị nhờ người thân, bạn bè, đồng nghiệp, học trò chung tay chăm sóc.
Thế nên, chị gọi vườn hoa của mình là khu vườn của tình yêu thương rộng mở. Ở đó, ngoài tình yêu của chồng dành cho mình, chị còn nhận về tình thân, tình bạn, tình thầy trò, tình yêu hoa của những tâm hồn đồng điệu.
Từ khu vườn, chị Diệp cũng lan tỏa niềm vui trồng hoa đến nhiều người. Có rất nhiều người tình nguyện giúp đỡ chị chăm sóc vườn hoa. Vào những dịp cần hoa nở đồng loạt, bạn bè chị đến vườn, giúp chị hoàn tất khâu chăm sóc hoa trong thời gian ngắn nhất.
Nhiều năm qua, chị Diệp luôn mở cửa miễn phí cho mọi người đến vườn ngắm hoa. Chị hạnh phúc khi mỗi ngày khu vườn lại đón thêm nhiều lượt khách mới.
Chị nói: “Khách đến thăm vườn bởi nhiều lý do. Nhưng dù với lý do gì, tôi đều rất vui. Bởi mọi người đến sẽ làm cho khu vườn, không gian sống của tôi thêm ấm áp, tươi vui.
Tôi cũng hạnh phúc khi biết khu vườn đem đến cho mọi người những giây phút an nhiên, thư thái thực sự. Hơn thế, khu vườn, câu chuyện của tôi còn truyền cảm hứng về việc vượt qua đau buồn để làm những điều có ý nghĩa cho nhiều người”.
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Vườn rau treo trên sân thượng và tuyệt chiêu đuổi côn trùng bằng thuốc lào
Không ít người trầm trồ trước khu vườn treo của chị Hương Lan ở Phú Thọ. Họ càng thấy thú vị hơn khi biết tuyệt chiêu đuổi côn trùng mà chị áp dụng cho vườn rau sạch của mình."> -
Nguồn tin của Reuterscho biết Washington sẽ hạn chế xuất khẩu sản phẩm sang 140 công ty Trung Quốc. Danh sách mới nhất gồm 20 doanh nghiệp bán dẫn, 2 công ty đầu tư và hơn 100 nhà sản xuất máy công cụ để làm chip. Doanh nghiệp Mỹ sẽ phải xin giấy phép đặc biệt nếu muốn bán hàng cho các công ty trong danh sách hạn chế này. Mỹ sắp siết xuất khẩu sang 140 công ty Trung QuốcCác sản phẩm bị siết gồm chip bộ nhớ băng thông cao (HBM) - vốn cần thiết cho các ứng dụng huấn luyện trí tuệ nhân tạo (AI), 24 máy công cụ và 3 phần mềm dùng trong sản xuất chip. Việc này sẽ ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp lớn của Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất chip, như Naura Technology, Piotech hay SiCarrier Technology.
Một số công ty bị đưa vào danh sách này, như Swaysure Technology, Qingdao SiEn và Shenzhen Pensun Technology, đang làm việc với Huawei Technologies - đại gia viễn thông Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt nhiều năm nay. Huawei hiện là tâm điểm trong tham vọng chip tiên tiến của Trung Quốc.
-
Giải Pulitzer mở đề cử cho người không có quốc tịch MỹÔng Joseph Pulitzer, 'cha đẻ' của giải thưởng Pulitzer danh giá. Theo Marjorie Miller - người quản trị giải, Hội đồng Quản lý giải bắt đầu xem xét vấn đề này từ tháng 12/2022, khi Ban giám khảo của hạng mục Hồi ký đưa ra quan ngại rằng yêu cầu về quốc tịch đã bỏ qua một phần quan trọng của văn hóa Mỹ. Họ đã đồng ý thay đổi tiêu chí sau khi nhận được đề xuất.
“Đây là minh chứng cho ‘tính Mỹ’ của tác phẩm, thay vì tập trung vào tác giả. Bạn có thể là người Mỹ và viết một quyển sách, vở kịch hoặc đoạn nhạc mang đậm tính Mỹ mà không có quốc tịch Mỹ", Miller cho biết.
Hội đồng Quản lý không đề ra yêu cầu về thời gian cư trú mà để các tác giả và nhà xuất bản tự quyết định. “Tôi nghĩ nó được định nghĩa bằng nội tâm của chính tác giả: Bạn có xem Mỹ là ngôi nhà mãi mãi của mình và tác phẩm này có mang tính Mỹ qua lăng kính nào không?”, Miller nói.
Quyết định này được tung hô bởi các nghệ sĩ đã đấu tranh để tiêu chí giải thưởng được mở rộng. Tác giả của hồi ký The Man Who Could Move Clouds (Người đàn ông dẫn mây) đã vào chung kết Pulitzer năm nay - Ingrid Rojas Contreras chia sẻ: “Chúng ta chỉ mới bắt đầu nhìn nhận văn học về nhập cư là văn học Mỹ đích thực. Những giải này có vai trò rất lớn trong việc chắt lọc văn chương sẽ đọc ở tương lai”.
Tháng 8 năm ngoái, một nhóm hơn 300 tác giả đã đăng một lá thư mở cho hội đồng Pulitzer, yêu cầu các giải được mở rộng cho những tác giả nhập cư và cư dân không giấy tờ.
“Cho dù các nhà văn này có viết về biên giới hay không, ngòi bút của họ là một phần thiết yếu để phác họa những khổ cực và cảm giác thuộc về đất nước này”, trích đoạn bức thư. Hàng trăm tác giả đã quyên góp chữ ký của họ, trong đó có Nana Kwame Adjei-Brenyah, Angie Cruz và Fatimah Asghar.
Tác giả Javier Zamora đã vận động cuộc đấu tranh này bằng một bài luận trên tờ The Los Angeles Timesvào tháng 7 năm ngoái. Quyển hồi ký Solitocủa anh, được đón nhận và đánh giá rất nồng nhiệt, không được đề cử Pulitzer vì tiêu chí quốc tịch.
Trong một buổi phỏng vấn, Javier hy vọng quyết định này sẽ mở rộng dòng văn học Mỹ kinh điển để bao gồm các tác phẩm của người nhập cư. “Điều này nói với họ rằng ‘câu chuyện của bạn có ý nghĩa - câu chuyện của bạn cũng có thể trở thành kinh điển”, anh nói.
Giải Pulitzer là giải thưởng văn học mới nhất thay đổi yêu cầu về quốc tịch. The Academy of American Poets (Viện Hàn lâm của Nhà thơ Mỹ) và Hội Poetry Foundation (Hội Thơ học) đã mở cửa cho người nhập cư tạm thời. The National Book Award (Giải Sách Quốc gia) và Giải PEN/Faulkner cũng công nhận người không có quốc tịch Mỹ.
Những năm 40, khi những giải Pulitzer âm nhạc đầu tiên được trao, Mỹ đang là "thiên đường" cho các nghệ sĩ châu Âu. Họ nhập cư để thoát khỏi bóng tối của phát xít và Thế chiến 2. Mặc dù đạt được thành công lớn ở xứ người, các giải Pulitzer đa phần được trao cho nghệ sĩ trong giới hàn lâm Mỹ.
Thay đổi về yêu cầu quốc tịch mở rộng giải cho các nghệ sĩ sinh ra ở nước ngoài và định cư tại Mỹ như Thomas Adès, một trong số những tác giả giỏi nhất thế hệ. Anh sinh ở London nhưng sống tại Los Angeles. Các chủ nhân của giải thưởng danh tiếng toàn cầu Grawemeyer Award for Music Composition cũng có khả năng tham gia.
Khánh Nguyễn
Ông Trump dọa kiện Hội đồng PulitzerCác luật sư của Donald Trump vừa gửi một lá thư tới người quản lý tạm thời của Giải Pulitzer, cảnh báo sẽ có "hành động pháp lý tức thì" nếu các giải thưởng năm 2018 dành cho The New York Times và The Washington Post không bị hủy bỏ.
">