Thời gian qua, vấn đề đánh thuế bất động sản thứ hai đã nhiều lần được mang ra mổ xẻ, bàn luận. Trong đó, rất nhiều ý kiến tỏ ra sốt ruột, thắc mắc tại sao không đánh thuế bất động sản thứ hai ngay để ngăn nạn đầu cơ, găm hàng, đẩy giá, tạo "sốt đất" ảo? Trong khi đó, các cơ quan quản lý lại đưa ra lý giải rằng phải đánh giá đến tác động nhiều chiều tới xã hội của quy định mới trước khi áp dụng, chứ không thể vội vàng.Theo tôi, việc triển khai đánh thuế bất động sản thứ hai không hề đơn giản như số đông chúng ta vẫn thường nghĩ. Bởi bất động sản không chỉ là nơi để ở mà còn đóng vai trò là đầu vào của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ví dụ, những người sản xuất kinh doanh, ngoài bất động sản thứ nhất là nhà xưởng, cửa hàng, đều phải sở hữu hoặc đi thuê bất động sản thứ hai để ở. Vậy, chẳng lẽ họ phải chịu thêm mức thuế 2% mỗi năm vì sở hữu nhiều hơn một bất động sản?
Việc áp thuế bất động sản thứ hai trong trường hợp này vô tình khiến giá hàng hóa họ bán ra phải cộng thêm 2% mỗi năm. Và cuối cùng, chính người tiêu dùng sẽ phải trả khoản thuế này, giống như thuế VAT.
>> 'Đánh thuế đất theo giá trị để kìm giá nhà Hà Nội'
Một ví dụ nữa là người dân từ tỉnh lẻ lên thành phố buôn bán hoặc làm công nhân, chắt bóp lắm mới mua được một căn hộ. Hằng năm, họ đã phải đóng thuế thổ trạch (thuế này có nhà là phải đóng). Còn ngôi nhà ở quê, rộng cả trăm m2, mỗi năm sẽ phải chịu thêm 2% thuế bất động sản thứ hai? Giả sử giá trị của mảnh đất đó là một tỷ đồng, tức là mỗi năm họ phải đóng 20 triệu đồng tiền thuế, thử hỏi họ xoay sở thế nào?
Tôi nói vậy vì 90% dân quê đều đã có nhà đất cho ông bà, cha mẹ để lại. Như vậy, nếu người lao động không có tiền đóng khoản thuế bất động sản thứ hai, họ sẽ buộc phải bán nhà thành phố, hoặc bán nhà ở quê. Việc bán nhà cũng không hề dễ vì thuế cộng dồn hàng trăm triệu đồng chứ không ít.
Và còn rất nhiều những trường hợp khác cho thấy bất cập của thuế bất động sản thứ hai. Cho nên, khoản thuế này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới toàn xã hội chứ không chỉ riêng người có bất động thứ hai. Đó là lý do cơ quan quan quản lý mới phải cân nhắc thật kỹ, tìm giải pháp hợp lý trước khi có quyết định cuối cùng.
">
'Thuế bất động sản thứ hai đẩy người sản xuất, kinh doanh vào thế khó'
|
Sở hữu chất giọng đầy nội lực và cảm xúc, Lân Nhã đã hấp dẫn khán giả ở những phút giây đầu tiên. Sự phối hợp giữa Pop-Ballad với phần rap cực chất của rapper Karik khiến người nghe đi vào nhiều cung bậc cảm xúc đa dạng của tình yêu.
MV lần này còn có sự góp mặt của một gương mặt mới tinh - MC Quang Bảo. “Trước giờ Bảo chỉ tự tin khi cầm mic để nói chứ không phải hát nên ban đầu vô cùng hội hộp và lo lắng. Nhờ sự giúp đỡ của nhạc sĩ Huỳnh Hiền Năng, anh Lân Nhã và Karik kiên nhẫn giúp gò từng câu từng chữ, Bảo đã có thể tự tin hơn để hoàn thành bài hát này” - Én bạc 2016 chia sẻ lại cảm xúc khi tham gia dự án ra mắt MV Cùng nhau viết chuyện tương lai.
Việc tham gia của 3 chàng trai ở 3 lĩnh vực khác nhau trong cùng 1 MV âm nhạc đã khiến nhiều người không khỏi thắc mắc về lý do nào đã kéo các “soái ca” đến với nhau?
Thông điệp ý nghĩa
Được biết, MV này là một hoạt động trong dự án nhằm tăng cường nhận thức của cộng đồng về ung thư cổ tử cung, căn bệnh quái ác cướp đi sinh mệnh 7 phụ nữ Việt mỗi ngày.
Theo đó, để kịp trao món quà này cho các fan nữ vào đúng ngày 8/3, chàng rapper Karik đã phải sáng tác lời rap ngay ngày Mồng 1 Tết. “Với Karik, những người phụ nữ xung quanh mình thật mạnh mẽ. Họ giỏi chịu đựng, sẵn sàng hy sinh vì chồng con. Nhưng không phải ai cũng có thể nhìn thấy được điều đó. Karik viết bài rap này muốn nhắn các đấng mày râu sẽ yêu thương, che chở cho những người phụ nữ của mình. Còn các bạn nữ thì cũng hãy quan tâm đến bản thân nhiều hơn” - Karik cho biết.
Về phần Lân Nhã, chính những trải nghiệm của một người chồng, người cha của cô con gái nhỏ là động lực khiến anh tham gia dự án này với mong muốn góp tiếng nói kêu gọi phái đẹp yêu thương và quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe bản thân, cụ thể là hành động ngay để phòng ngừa ung thư cổ tử cung.
Riêng chàng Én bạc 2016, việc tham gia dự án lần này giúp anh biết được thêm nhiều điều, đặc biệt là sự nguy hiểm của ung thư cổ tử cung - căn bệnh quái ác đang cướp đi 7 sinh mệnh phụ nữ Việt mỗi ngày. Quang Bảo chia sẻ: “Là đàn ông con trai mà tham gia một dự án về sức khỏe phụ nữ, nhiều người hỏi Bảo có ngại không. Bảo thấy không có gì ngại ngần vì phụ nữ là để yêu thương và mình cần lên tiếng để bảo vệ sức khoẻ cho những người mình thương. Và như một câu trong bài hát mà Bảo rất thích “Chờ gì mà không tính?”. Bảo thấy chúng ta cần phải bắt tay vào hành động ngay hôm nay!”
Với thông điệp ý nghĩa, mang tính nhân văn, MV Cùng nhau viết chuyện tương lai - một hoạt động nằm trong chương trình truyền thông “Bảo vệ sức khỏe - Làm chủ tương lai” của Hội Y học Dự phòng Việt Nam - đã được chia sẻ rần rần trên mạng xã hội và chạm ngưỡng triệu view chỉ trong vài ngày ra mắt.
Hình ảnh chiếc ruy băng màu xanh ngọc xuất hiện xuyên suốt MV Cùng nhau viết chuyện tương lai là biểu tượng của các chương trình tăng cường nhận thức về ung thư cổ tử cung. Do đó, việc “lăng xê” màu xanh ngọc trong MV cũng là một cách để truyền tải thông điệp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là là kêu gọi nữ giới chủ động phòng ngừa ung thư cổ tử cung.
Bệnh nhân ung thư cổ tử cung phải chịu nhiều hậu quả nặng nề như suy giảm sức khỏe, có nguy cơ vô sinh, suy kiệt về tài chính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và hạnh phúc gia đình.
Thông tin chi tiết về vi rút HPV, các biện pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung và các bệnh liên quan được cập nhật trên Fanpage www.facebook.com/hpvvietnam/ hoặc website http://www.hpv.vn/vi/.
Lệ Thanh
">