Mới đây,êucầucáctrườnghoàntrảchênhlệchhọcphínếuthucaohơnnăfoden Sở GD-ĐT TP. HCM có công văn hướng dẫn triển khai Nghị quyết 165 ngày 20/12/2022 của Chính phủ về học phí đối với cơ sở giáo dục và đào tạo công lập, năm học 2022-2023.
Trong đó, Sở yêu cầu các đơn vị giáo dục nghề nghiệp trực thuộc sở giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022-2023 bằng mức học phí năm học 2021-2022.
Các đơn vị phải kiểm tra, rà soát mức học phí đã triển khai từ đầu năm học 2022-2023, trong trường hợp thu cao hơn mức thu năm 2021-2022 thì phải có phương án hoàn trả hoặc cấn trừ phần chênh lệch đã đóng cho học sinh, sinh viên theo quy định.
Ngân sách cấp bù tiền miễn, giảm học phí theo mức trần học phí năm học 2021-2022 đã quy định tại Nghị định 81 năm 2021 của Chính phủ (về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo).
Các đơn vị lưu ý mức thu học phí theo tín chỉ, mô-đun phải đảm bảo nguyên tắc tổng học phí theo tín chỉ của chương trình đào tạo tối đa bằng tổng học phí theo niên chế.
Riêng Trường mầm non Nam Sài Gòn và Trường THPT Nam Sài Gòn giữ nguyên mức thu học phí trong năm học 2021-2022. Đồng thời, các đơn vị này xây dựng mức thu học phí dựa trên cơ sở chi phí hợp lý, hợp lệ của 3 năm trước liền kề nhưng không vượt quá khung mức học phí quy định tại Nghị quyết 16 năm 2022 của HĐND TP. HCM và báo cáo về Sở GD-ĐT để trình tham mưu UBND TP. HCM xem xét, phê duyệt mức thu học phí năm học từ 2023-2024 trở đi.
GS Nguyễn Minh Thuyết cho hay, sách giáo khoa ở chương trình phổ thông mới sẽ được số hóa và đưa lên mạng miễn phí.
Trước câu hỏi mà các đại biểu đặt ra liên quan đến sách giáo khoa, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới thông tin: “Chủ trương số hóa sách giáo khoa chắc chắn là có và sẽ đưa miễn phí lên mạng. Tuy nhiên tôi chỉ phụ trách xây dựng nội dung chương trình nên cụ thể hơn theo Bộ GD-ĐT”.
Về điều này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cho hay: “Về mặt chủ trương thì những gì thuộc về ngân sách và Bộ GD-ĐT cấp kinh phí liên quan đến tài liệu giáo trình này thì chúng tôi dự kiến theo hướng là sẽ miễn phí, và công bố những tài liệu được số hóa lên mạng”.
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, chương trình phổ thông mới cũng thể hiện rõ tính “mở” với việc định hướng mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất và năng lực cho người học.
Chương trình mở cho cả 3 nhóm đối tượng: người học, người dạy và người biên soạn sách giáo khoa.
Người học sẽ được tự chọn môn học; tự chọn các học phần; tự chọn chuyên đề học tập từ lớp 10; tự chọn nội dung học tập cụ thể.
Tính “mở” cũng thể hiện rõ cho các giáo viên khi có quyền đề xuất chọn SGK; dạy theo chương trình nhưng không phụ thuộc từng câu chữ trong SGK hay sách giáo viên. Giáo viên môn Ngữ văn có thể được lựa chọn tác phẩm để giảng dạy,…
“Cần phải trao quyền tự chủ cho giáo viên, thay vì chịu những quy định cứng nhắc của phòng, sở giáo dục”, GS Thuyết nhấn mạnh.
Ngoài ra, chương trình cũng "mở" cho người biên soạn SGK về học liệu,… chỉ đặt ra những yêu cầu về phẩm chất, năng lực đạt được.
Thanh Hùng
Vì sao sau 30 năm mới đưa sự kiện Gạc Ma vào sách giáo khoa?
GS Phạm Hồng Tung, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (ĐHQG Hà Nội), Chủ biên chương trình môn Lịch sử mới cho biết như vậy về sự kiện Gạc Ma.
" alt="Sách giáo khoa mới sẽ được số hóa và đưa lên mạng miễn phí"/>