Kinh doanh

Nhận định, soi kèo Brisbane Roar vs Auckland FC, 13h00 ngày 30/3: Củng cố ngôi đầu

字号+ 作者:NEWS 来源:Thế giới 2025-04-03 04:39:21 我要评论(0)

Hồng Quân - 29/03/2025 17:38 Úc lịch việt namlịch việt nam、、

ậnđịnhsoikèoBrisbaneRoarvsAucklandFChngàyCủngcốngôiđầlịch việt nam   Hồng Quân - 29/03/2025 17:38  Úc

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
ngan hang (31).jpg
Doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận với nguồn tài chính xanh.

Theo ông, kinh tế xanh, tài chính xanh là một sự chuyển đổi toàn diện. Trong quá trình này, rõ ràng tài chính rất quan trọng nên rất cần sự tham gia của các định chế tài chính, các quỹ. 

Từ câu chuyện thực tế, TS Võ Trí Thành chỉ rõ “chúng ta đang vừa làm vừa chạy”. Theo ông, không riêng gì vấn đề kinh tế xanh, tài chính xanh mà cả kinh tế số, tài chính số hay phát triển tài chính... chúng ta đều đang làm dang dở. Nếu tiếp tục chờ luật thì sẽ mất thêm khoảng 4 năm nên cần có chính sách đột phá để phát triển kinh tế, tài chính xanh. 

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SBLaw - cho hay, nước ta đã quan tâm đến việc xây dựng khuôn khổ pháp lý về kinh tế xanh, tài chính xanh từ rất sớm, nhưng chưa được như kỳ vọng.

Việc thiếu hành lang pháp lý, thiếu quy định pháp luật ảnh hưởng rất nhiều lên quyết định của các nhà đầu tư vào thị trường này. Thêm vào đó, Việt Nam chưa xây dựng các bộ tiêu chí xanh khác nhau cho từng ngành cụ thể. Do đó, chặng đường phát triển tài chính xanh, kinh tế xanh ở nước ta vẫn đang còn nhiều thách thức.

TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, nêu thực trạng có nguồn tài chính xanh nhưng doanh nghiệp chưa tiếp cận được.

Ông dẫn chứng về con số 15,5 tỷ USD mà cơ chế Đối tác Chuyển đổi Năng lượng công bằng dành cho Việt Nam để chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo, nhưng đến nay chưa tìm được dự án vay hoặc nhận tài trợ do những vướng mắc liên quan đến thủ tục.

Mở rộng ra câu chuyện chính sách xanh, ông Nghĩa đánh giá, chúng ta đang nói rất nhiều nhưng làm rất ít. Thực tế, các khoản tín dụng xanh và trái phiếu xanh dành cho các dự án điện gió, điện mặt trời... vẫn chỉ là những khoản cho vay hoặc đầu tư thông thường với đầy đủ điều kiện về tài sản đảm bảo, lãi suất, kỳ hạn mà không có ưu tiên, ưu đãi nào. 

Chưa kể, quy mô của các khoản quỹ càng không tương xứng với nhu cầu về tài chính xanh. Ngân hàng Thế giới ước tính chúng ta cần tới 360-400 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính từ nay đến 2030.

điện mặt trời điện gió.jpg
Cho dự án điện gió, mặt trời vay vốn vẫn như thông thường, không có ưu đãi nào. Ảnh: Thạch Thảo

Muốn hút vốn xanh, doanh nghiệp phải có chiến lược

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Tài chính PAN Group - cho hay, công ty đã tiếp cận rất nhiều định chế tài chính quốc tế và nhận thấy sản phẩm tài chính bền vững là phù hợp.

Theo ông, tại Việt Nam có 2 sản phẩm theo định chế này, gồm: sản phẩm tài chính xanh dành cho các doanh nghiệp có dự án xanh lớn và dễ được các tổ chức quốc tế tài trợ; sản phẩm khác sẽ yêu cầu các doanh nghiệp cam kết giảm phát thải theo các tiêu chí ESG. PAN Group đang theo cả hai sản phẩm.

Các doanh nghiệp cũng có thể tiếp cận nguồn tài chính xanh theo cách trên mà không phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vốn nhà nước. Song, ông Tuấn cũng lưu ý, muốn tiếp cận các định chế tài chính, bản thân doanh nghiệp phải có nền tảng nhất định về phát triển bền vững cũng như quản trị bền vững. 

Chủ tịch IIA Việt Nam Hoàng Đức Hùng nêu vấn đề: “Trong dòng chảy tài chính xanh, làm sao để tiền chảy vào đúng chỗ?” Theo ông, doanh nghiệp phải thể hiện mình “xanh”. Xanh ở đây không chỉ là vấn đề môi trường, mà rộng hơn là vấn đề ESG và phát triển bền vững. Tiền chảy vào doanh nghiệp không chỉ đơn thuần vì họ xanh, mà còn vì họ đạt được sự cân bằng, có sự cam kết và xã hội và phương thức quản trị.

Thế nên, để các quỹ đầu tư rót vốn vào doanh nghiệp, việc thẩm định là đương nhiên. Doanh nghiệp phải có báo cáo để các bên hữu quan nhìn thấy cam kết của mình. 

Việt Nam có hạn chế là chưa có khung báo cáo về phát triển bền vững, về xanh. “Các bên cho vay có tiêu chí của họ. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý cũng cần xây dựng khung báo cáo phát triển bền vững. Phương pháp luận, công cụ đo lường cũng cần phải được chuẩn hóa”, ông Hùng góp ý và cho rằng về dài hạn và quan trọng nhất là ý thức của lãnh đạo cao nhất trong doanh nghiệp.

"Muốn hút vốn xanh, doanh nghiệp phải có chiến lược và định hướng cụ thể. Không phải nay nói xanh thì mai có thể xanh được ngay. Khi đã bị mang tiếng thì khó sửa và rất khó tìm bạn để chơi", ông Hùng chia sẻ.

Cần có khung chính sách và pháp lý hoàn thiện cho kinh tế xanhTS. Võ Trí Thành cho rằng, “xanh” là một cuộc cách mạng, thay đổi hoàn toàn phương thức kinh doanh, lối sống, đầu tư và kể cả về pháp lý." alt="Dự án điện gió, điện mặt trời không có ưu đãi nào khi vay vốn" width="90" height="59"/>

Dự án điện gió, điện mặt trời không có ưu đãi nào khi vay vốn

vna_potal_tong_bi_thu_chu_tich_nuoc_to_lam_phat_bieu_chinh_sach_tai_dai_hoc_columbia_7612281.jpg
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh công cuộc Đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Ảnh: TTXVN

Phát biểu tại đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết, sau gần 80 năm độc lập và gần 40 năm Đổi mới, Việt Nam đang đứng trước khởi điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc Đổi mới là tiền đề để dân tộc Việt Nam tin tưởng vào tương lai phía trước.

Những thành tựu to lớn mà Việt Nam đạt được bắt nguồn từ con đường đúng đắn mà Việt Nam đã lựa chọn dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, với nỗ lực và quyết tâm của toàn dân tộc.

Người đứng đầu Đảng, Nhà nước chỉ rõ con đường phát triển của Việt Nam không thể tách rời xu thế chung của thế giới và nền văn minh nhân loại, truyền thống của người Việt Nam là "giàu vì bạn". Việt Nam không thể thực hiện các mục tiêu nếu thiếu sự đoàn kết quốc tế trong sáng, sự ủng hộ quý báu và hợp tác hiệu quả của cộng đồng quốc tế, "thành công của chúng tôi là thành công của các bạn"...

"Con đường để Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình là đổi mới sáng tạo, huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại", Tổng Bí thư nêu rõ.

Việt Nam kiên trì thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, "không thể có phát triển nếu không có hòa bình". Việt Nam kiên trì chính sách quốc phòng “4 không”, ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế, phản đối các hành động đơn phương, chính trị cường quyền, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho biết, với thế và lực mới của đất nước, Việt Nam quyết tâm thực hiện hiệu quả ngoại giao thời đại mới, sẵn sàng đóng góp trách nhiệm một cách chủ động, tích cực hơn vào nền chính trị thế giới, kinh tế toàn cầu và văn minh nhân loại...

Về quan hệ Việt – Mỹ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho biết, "ít ai có thể hình dung được những bước tiến kỳ diệu trong quan hệ hai nước trải qua gần 30 năm qua", từ cựu thù trở thành đối tác rồi Đối tác toàn diện và nay là Đối tác Chiến lược toàn diện. 

Hợp tác trên tất cả lĩnh vực từ chính trị - ngoại giao đến kinh tế - thương mại, quốc phòng - an ninh, khắc phục hậu quả chiến tranh, giáo dục đào tạo, giao lưu nhân dân, trong xử lý vấn đề khu vực và toàn cầu như biến đổi khí hậu, chống khủng bố, tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc… đều đạt những bước tiến quan trọng và thực chất.

Đặc biệt, giao lưu nhân dân và hợp tác giáo dục đào tạo ngày càng sôi động. Hiện, có khoảng 30.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Mỹ, trong đó có sinh viên tại Đại học Columbia.

vna_potal_tong_bi_thu_chu_tich_nuoc_to_lam_phat_bieu_chinh_sach_tai_dai_hoc_columbia_7612288.jpg
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Nếu các quốc gia đang có xung đột, tranh chấp thúc đẩy tìm giải pháp hòa bình thông qua đối thoại trên cơ sở luật pháp quốc tế thì mọi vấn đề dù phức tạp đến mấy cũng sẽ có hướng giải quyết. Đối thoại cần trở thành cách hành xử phổ biến, là công cụ hữu ích và quan trọng hàng đầu...Ảnh: TTXVN

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định, để quan hệ hai nước bước sang trang mới và phát triển tốt đẹp như hiện nay, yếu tố quan trọng nhất là truyền thống nhân ái, vị tha của dân tộc Việt Nam, là sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam với tầm nhìn trí tuệ, quyết tâm và bản lĩnh để đưa đất nước Việt Nam hội nhập vào dòng chảy quốc tế.

Bên cạnh đó phải kể đến nhiều bạn bè, đối tác Mỹ như Tổng thống Bill Clinton và các Tổng thống kế nhiệm, các Thượng nghị sĩ John McCain, John Kerry, Patrick Leahy… cùng nhiều người khác, đặc biệt là sự ủng hộ lưỡng đảng mạnh mẽ ở Mỹ đối với quan hệ Việt Nam - Mỹ.

Đây là một trong những nền tảng quan trọng để đưa quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện ngày càng đi vào chiều sâu ổn định, bền vững, thực chất hơn.

Chọn đối thoại thay cho đối đầu

Để xây dựng một tương lai chung tốt đẹp hơn cho toàn nhân loại, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho rằng cần phải khẳng định và đề cao vai trò của tinh thần hàn gắn, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, trong đó, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thể chế chính trị của nhau là quan trọng nhất.

Với truyền thống nhân văn, hòa hiếu, khoan dung của dân tộc, Việt Nam rất chủ động trong các bước đi hàn gắn vết thương chiến tranh. 

Từ bài học đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho rằng để mối quan hệ phát triển, các bên cần đẩy mạnh nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, con người, hệ thống chính trị, kinh tế - xã hội của nhau.

"Nhìn rộng ra, nếu các quốc gia hiểu, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, cùng nhau xây dựng lòng tin thì thế giới sẽ hòa bình, bớt xung đột. Trong thời đại khoa học công nghệ, có thể tranh thủ những phương thức mới như nền tảng và công cụ số để thúc đẩy sự kết nối rộng rãi, hiểu biết sâu sắc hơn giữa các dân tộc trên phạm vi toàn thế giới", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhận định.

Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, cần coi trọng và thúc đẩy văn hóa đối thoại với dẫn chứng trong chính mối quan hệ Việt Nam – Mỹ. Dù hai bên đã đạt được những bước tiến lớn trong quan hệ song vẫn còn một số khác biệt quan điểm nhất định về vấn đề quyền con người trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, tôn giáo… Nhưng điều quan trọng là hai bên đã chọn đối thoại thay cho đối đầu trên tinh thần cởi mở, thẳng thắn và xây dựng. 

Vượt lên trên khuôn khổ song phương, hợp tác Việt Nam - Mỹ đã dần mang tầm khu vực và toàn cầu...

Đề cập tới vấn đề đoàn kết, hướng về tương lai, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định trong bối cảnh thế giới đang trong thời kỳ thay đổi có tính thời đại, nhân loại cần có tầm nhìn xa và sự đoàn kết hơn bao giờ hết. Không một quốc gia đơn lẻ nào, dù mạnh đến đâu, có thể một mình xử lý những vấn đề chung của thời đại và đó là cách tiếp cận và định hướng mà Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai của Liên Hợp Quốc đã nêu rõ.

vna_potal_tong_bi_thu_chu_tich_nuoc_to_lam_phat_bieu_chinh_sach_tai_dai_hoc_columbia_7612282.jpg
Trao đổi với các giáo sư, giảng viên và sinh viên của trường, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã thẳng thắn trả lời nhiều câu hỏi về an ninh quốc phòng, kinh tế xã hội và mối quan hệ của Việt Nam với các nước và cả vấn đề mang tính toàn cầu. Ảnh: TTXVN

Nhấn mạnh phương châm của Việt Nam là gác lại quá khứ, hướng tới tương lai, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tin tưởng rằng với cách tiếp cận đề cao đoàn kết quốc tế, hướng về tương lai, cũng như câu chuyện thành công của quan hệ Việt Nam - Mỹ, thế giới sẽ biến những điều không thể thành có thể, tiếp tục dựng xây một nền văn minh vững bền, tiến bộ cho toàn nhân loại. 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định, trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Việt Nam sẽ làm hết sức mình để hiện thực hóa khát vọng đó của dân tộc.

Trong hành trình hướng tới tương lai, Việt Nam sẽ tiếp tục kề vai sát cánh với bạn bè, đối tác quốc tế, cùng nhau chia sẻ tầm nhìn, phối hợp hành động, vì những mục tiêu tốt đẹp nhất cho toàn nhân loại. 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Việt - Mỹ tạo nên một hình mẫu trong quan hệ quốc tế

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Việt - Mỹ tạo nên một hình mẫu trong quan hệ quốc tế

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định, 30 năm qua Việt Nam và Mỹ đã cùng chung tay tạo nên một điểm nhấn lịch sử về một hình mẫu trong quan hệ quốc tế." alt="Ít ai có thể hình dung được những bước tiến kỳ diệu trong quan hệ Việt" width="90" height="59"/>

Ít ai có thể hình dung được những bước tiến kỳ diệu trong quan hệ Việt