Bóng đá

Người đàn ông ‘tháp nghiêng’ trải qua cuộc phẫu thuật chưa từng có

字号+ 作者:NEWS 来源:Công nghệ 2025-02-07 17:43:43 我要评论(0)

Với mọi người,ườiđànôngthápnghiêngtrảiquacuộcphẫuthuậtchưatừngcótintuctrongngay bước đi thật dễ dàngtintuctrongngaytintuctrongngay、、

Với mọi người,ườiđànôngthápnghiêngtrảiquacuộcphẫuthuậtchưatừngcótintuctrongngay bước đi thật dễ dàng nhưng với ông Vượng là niềm ao ước suốt 38 năm qua. Nhưng sau cuộc đại phẫu thuật, trở thành bệnh nhân thứ 4 trên thế giới được thay toàn bộ xương đùi, khớp háng, khớp gối, giờ đây ông đã có thể đi lại như bình thường.

Ông Nguyễn Đức Vượng, 63 tuổi ở Phúc Thọ, Hà Nội chia sẻ, năm 35 tuổi, sau những cơn đau hành hạ thấu xương, ông được chẩn đoán viêm tủy xương đùi trái, lan vào khớp háng.

Thời điểm ấy, giải pháp duy nhất là lấy bỏ sụn để máu chảy vào ổ viêm, sau đó bác sĩ dùng kháng sinh để điều trị viêm.

{ keywords}

Ông Vượng tìm lại được cảm giác đôi chân sau 38 năm đau đớn triền miên. Ảnh: T.Hạnh

 

Trải qua nhiều cuộc phẫu thuật tại các bệnh viện lớn khắp trong Nam, ngoài Bắc và điều trị nội khoa, tình trạng viêm vẫn tái đi tái lại nhiều lần. Khớp gối bệnh nhân sau đó cũng hỏng hoàn toàn, khối cơ mông, cơ đùi teo nhỏ mất chức năng, viêm lan xuống xương đùi gây đau nhức suốt ngày đêm.

Qua từng năm, chân trái của ông ngày càng co ngắn dần, so le với chân phải đến 11 cm khiến ông đi lại khó nhọc, dáng người xiêu xẹo, ngả nghiêng.

Hàng ngày, ông phải phụ thuộc thuốc giảm đau, dẫn tới suy tuyến thượng thận do sử dụng corticoid quá nhiều.

Để mong thoát khỏi cơn đau hành hạ, không ít lần ông đã van xin bác sĩ cắt cụt chân trái của mình. May mắn, trong lần khám tại khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện E, ông đã được bác sĩ tư vấn kĩ thuật mới, thay thế toàn bộ đoạn xương bị viêm bằng kim loại.

PGS.TS Trần Trung Dũng, Trưởng phân môn Chấn thương chỉnh hình, Đại học Y Hà Nội cùng các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện E đã có nhiều cuộc hội chẩn, cân nhắc rất kĩ các phương án trước khi phẫu thuật.

PGS Dũng cho biết, trước trường hợp bệnh nhân Vượng, trên thế giới mới thực hiện 3 ca thay xương đùi toàn phần.

“Đây là kĩ thuật rất mới, gần như đầu tiên tại Việt Nam. Trong cuộc đời mỗi bác sĩ cũng không có cơ hội thực hiện những phẫu thuật này nhiều”, PGS Dũng chia sẻ.

{ keywords}

PGS Dũng cùng ekip thực hiện ca phẫu thuật đặc biệt cho bệnh nhân Vượng

 

Ngày 25/5, ông Vượng được phẫu thuật tháo lọc toàn bộ xương đùi và đặt đoạn xi-măng kháng sinh để diệt khuẩn và giữ khoảng chiều dài xương đùi trái tương đương chân còn lại.

Sau 7 tuần, bệnh nhân tiếp tục mổ tháo xi-măng kháng sinh, thay toàn bộ xương đùi nhân tạo gồm cả khớp háng, khớp gối.

Đây là giai đoạn được bác sĩ ví như trận đánh lớn trên một ca bệnh vô cùng phức tạp, mọi thông số cần chính xác từng mm.

Để ổ khớp mới vừa khít hoàn toàn với vị trí cũ, bác sĩ phải đo đạc, dựng hình 3D, sau đó in khớp 3D bằng đúng kích cỡ khớp thật của bệnh nhân.

Riêng ổ cối của khớp háng, bác sĩ thiết kiết thêm phần tai để bắt vít vào xương chậu, giúp khớp vững chắc, chống trật. Ca mổ thành công ngoài mong đợi sau 3,5 giờ.

Sau phẫu thuật ngày thứ 3, bệnh nhân đã tự đứng và bước đi, các triệu chứng đau âm ỉ do viêm xương gần như không còn. Phần chênh lệch giữa 2 chân chỉ còn 3cm, để đi lại thuận tiện, ông dán thêm miếng cao su mỏng vào đế dép.

“Trước khi phẫu thuật bản thân tôi cũng rất lo lắng, sợ không đi lại được nhưng giờ thì thực sự vỡ oà vì tìm lại được cảm giác đôi chân”, ông Vượng hạnh phúc chia sẻ.

Thúy Hạnh

Thoái hóa đĩa đệm: Mổ có là ác mộng?

Thoái hóa đĩa đệm: Mổ có là ác mộng?

Mổ có thể giải quyết được đau. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp và các biến chứng nên ít bác sĩ đủ dũng khí mổ.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương, thực hiện Nghị quyết số 15/NQ-TW và Nghị quyết 70/NQ-CP, công tác chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi người có công (NCC) và an sinh xã hội ở tỉnh Bắc Ninh năm 2020 đạt được nhiều thành tựu.

Nâng thu nhập, cải thiện điều kiện sống của người nghèo

Thực hiện mục tiêu Quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2016-2020, tỉnh Bắc Ninh đã triển khai nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ người nghèo. Qua đó, điều kiện sống, thu nhập của người nghèo trên địa bàn tỉnh được cải thiện rõ rệt.

Năm 2020, hàng nghìn hộ nghèo ở Bắc Ninh đã được thụ hưởng chính sách, ổn định cuộc sống vươn lên thoát nghèo. Ngoài kinh phí của Trung ương, nguồn xã hội hóa đối với công tác an sinh xã hội, tỉnh Bắc Ninh đã chi ngân sách bảo đảm xã hội tính với kinh phí hơn 609 tỷ đồng (tính đến ngày 15/11/2020).

Ngoài những đối tượng được ngân sách nhà nước chi trả, thì Bắc Ninh còn hỗ trợ cho một số đối tượng đặc thù được hưởng 100% kinh phí tham gia BHYT như người cao tuổi từ đủ 65 tuổi đến dưới 80 tuổi (sớm hơn 15 tuổi so với quy định của Trung ương), hộ cận nghèo, đảng viên dưới 75 tuổi được tặng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng... Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 1,3 triệu người tham gia BHYT, đạt hơn 93,5% dân số, cao hơn mức bình quân cả nước.

Năm 2020 Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp đã triển khai tổ chức vận động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” đạt trên 13 tỷ đồng (vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra). Mặt trận Tổ quốc các cấp đã triển khai xây dựng 155 nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ nghèo có khó khăn về nhà ở với số tiền hỗ trợ trên 10 tỷ đồng.

{keywords}
Vận động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” năm 2019 tại Bắc Ninh

Cùng với xây dựng nhà ở, người nghèo trên địa bàn còn được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như: Y tế, giáo dục và đào tạo, nước sạch, thông tin truyền thông, vay vốn ưu đãi, hỗ trợ đào tạo nghề, tư vấn việc làm, trợ giúp pháp lý...

Nhờ sự quan tâm, nỗ lực vì người nghèo, người nghèo ở Bắc Ninh được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như: BHYT, giáo dục đào tạo, nước sạch nhà ở, thông tin truyền thông, vốn vay ưu đãi, hỗ trợ đào tạo nghề, tư vấn việc làm, trợ giúp pháp lý. Đến cuối 2020, toàn tỉnh còn 3.816 hộ nghèo, bằng 1,04%; giảm 749 hộ (bằng 0,23%) so với đầu năm 2020. Hộ cận nghèo còn 5.524 hộ, giảm 1.155 hộ, hiện còn 1,50%. Trong đó, TP.Bắc Ninh là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm nhiều nhất, còn 0,09%. Huyện Gia Bình tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh, 2,10%.

Người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn cộng đồng nơi sinh sống

Thực hiện các chính sách, chế độ quy định tại Pháp lệnh ưu đãi NCC, tại tỉnh Bắc Ninh, 100% người đủ điều kiện hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi NCC được hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng. Cùng với đó, Bắc Ninh áp dụng các chính sách, ưu đãi, hỗ trợ phù hợp đối với NCC và thân nhân về phát triển sản xuất, việc làm, học nghề, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Đến năm 2020, đời sống của NCC và gia đình NCC được đặc biệt cải thiện: hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với NCC là 3.325 nhà, nâng mức hỗ trợ xây dựng nhà ở NCC từ 48 triệu đồng/hộ lên 72 triệu đồng/hộ; bảo đảm NCC và gia đình NCC có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.

100% người dân được sử dụng nước sạch đạt vệ sinh

Năm 2016, thực hiện “Quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn, giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Sau 5 năm thực hiện, 100% người dân trên địa bàn tỉnh được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh; Tỷ lệ trường học có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 99,8%; Tỷ lệ trạm y tế khu vực nông thôn có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 100 %; Tỷ lệ hộ nông dân có chuồng trại hợp vệ sinh đạt 80%.

{keywords}
Năm 2020, Bắc Ninh sẵn sàng trở thành tỉnh nông thôn mới

Để người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng nước sạch, Bắc Ninh còn phối hợp với báo, đài trung ương và địa phương tuyên truyền về nước sạch và vệ sinh môi trường (VSMT) nông thôn nhằm tuyên truyền để người dân thay đổi hành vi sử dụng nước sạch và ứng xử với môi trường. Kết hợp tổ chức các chương trình tuyên truyền Hưởng ứng tuần lễ Quốc gia nước sạch và VSMT năm tại các huyện, thị trong Tỉnh. Qua đó người dân hiểu, nhận thức được về nước sạch và VSMT ngày càng cao.

Bảo đảm thông tin: Thêm 400.000 thuê bao điện thoại di động

Thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, tỉnh đã đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, mở rộng đa dạng các loại hình dịch vụ với hệ thống tổng đài kỹ thuật số hiện đại, tuyến truyền dẫn giữa các huyện, thành phố trong tỉnh đã được cáp quang hóa, sử dụng công nghệ tiên tiến và đấu vòng riêng. Mạng ngoại vi đã từng bước được quy hoạch xây dựng ngầm hóa trên phạm vi toàn tỉnh. Mạng điện thoại di động đã phủ sóng đến tất cả các xã…

Theo báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Ninh, năm 2020 toàn tỉnh đã phát triển thêm khoảng 400.000 thuê bao điện thoại di động, tăng 7% so với năm 2019.

Đến nay, tỉnh Bắc Ninh có gần 2,2 triệu thuê bao điện thoại, đạt tỷ lệ mật độ 156 thuê bao/100 dân. Thuê bao sử dụng internet đạt mật độ 73 thuê bao/100 dân. Tổng số thuê bao truyền hình trả tiền trên địa bàn tỉnh là 130.000 thuê bao, đạt mật độ 9 thuê bao/100 dân.

Hạ tầng viễn thông - CNTT tiếp tục được đầu tư xây dựng đồng bộ, trong năm 2020, tỉnh triển khai Đề án tái cấu trúc mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ chính quyền điện tử và thành phố thông minh tỉnh Bắc Ninh; triển khai thí điểm 5G tại Khu công nghiệp Yên Phong I; lắp đặt gần 300 camera tại các điểm trọng yếu, cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, các trường học, địa điểm công cộng và điểm nút giao thông quan trọng. Công tác an toàn, an ninh thông tin mạng được đảm bảo, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh.

Đình Sơn

" alt="Đảm bảo an sinh xã hội, Bắc Ninh không để ai ‘bị bỏ lại phía sau’" width="90" height="59"/>

Đảm bảo an sinh xã hội, Bắc Ninh không để ai ‘bị bỏ lại phía sau’

Người dân có thể bán hình ảnh vi phạm giao thông cho công an? - 1

Hiện nay, Nhà nước đã cho phép người có thẩm quyền xử phạt được sử dụng thông tin, hình ảnh thu được từ thiết bị ghi âm, ghi hình của cá nhân, tổ chức cung cấp để làm căn cứ xác minh, phát hiện hành vi vi phạm.

Vấn đề này mới được thông tin tại buổi phỏng vấn trực tuyến về dự án Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ với Đại tá Đỗ Thanh Bình, Cục phó Cục Cảnh sát Giao thông. Và đây mới chỉ là đề xuất, chưa được thông qua.

Theo đề xuất này, người dân có thể gửi clip tự quay hay dùng dữ liệu của camera hành trình trên xe của mình để gửi tới Cục Cảnh sát Giao thông. Cơ quan này sẽ có cổng thông tin tiếp nhận toàn bộ các thông tin đó để xác minh và xử lý.

Đại tá Bình cho biết, ở nhiều quốc gia phát triển (như Mỹ, Hàn Quốc), người dân đã thành văn hóa ghi hình vi phạm và gửi cho nhà chức trách. Có người chuyên săn đỗ xe trái phép để gửi cho công an. Nếu xử phạt được người vi phạm thì người ghi hình sẽ được trả một phần trong số tiền đó.

Nhưng quan trọng nhất là phải xác minh tính chính xác. Vì thế, Bộ sẽ xây dựng phần mềm quét video để xem clip có cắt ghép, chỉnh sửa không. Mọi thao tác đều được số hóa và kiểm tra rất nhanh.

Tuy nhiên tại Điều 16 Nghị định 135/2021 của Chính phủ quy định: Dữ liệu do cá nhân, tổ chức thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật cung cấp cho cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền xử phạt bằng một trong các hình thức sau:

- Trực tiếp đến trụ sở cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền hoặc hiện trường xảy ra vụ việc để cung cấp;

- Thư điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, số điện thoại đường dây nóng;

- Dịch vụ bưu chính;

- Kết nối, chia sẻ dữ liệu.

Cá nhân, tổ chức cung cấp dữ liệu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực, nguyên vẹn của dữ liệu đã cung cấp; có quyền được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác. Đồng thời, có quyền yêu cầu cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền thông báo kết quả xác minh, xử lý dữ liệu đã cung cấp.

Điều 22 Nghị định 135 cũng nêu rõ, người có thẩm quyền xử phạt được sử dụng kết quả thu thập được từ thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới, thiết bị đo tải trọng trục bánh toa xe, thiết bị ghi âm và ghi hình, hệ thống camera giám sát an ninh, điều hành giao thông, camera lắp trên phương tiện kinh doanh vận tải, thiết bị ghi tham số bay, hệ thống ghi dữ liệu tàu bay, hệ thống giám sát điều hành bay của tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, cảng hàng không, sân bay, điều hành bay, kinh doanh vận tải cung cấp làm căn cứ để xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông.

Thiết bị ghi hình nào được sử dụng làm căn cứ xử phạt?

Người dân có thể bán hình ảnh vi phạm giao thông cho công an? - 2

Cá nhân, tổ chức cung cấp dữ liệu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực, nguyên vẹn của dữ liệu đã cung cấp.

Hiện nay, tại Danh mục I Nghị định 135/2021 đã liệt kê danh sách các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong đó, những thiết bị quay video vi phạm giao thông sau có thể được sử dụng làm căn cứ xử phạt:

- Thiết bị ghi âm và ghi hình.

- Thiết bị trích xuất dữ liệu thông tin từ thiết bị giám sát hành trình.

- Thiết bị trích xuất dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe ô tô kinh doanh vận tải.

- Hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông; hệ thống camera giám sát an ninh, trật tự, điều hành giao thông.

- Máy vi tính, máy tính bảng lưu trữ kết quả thu thập được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.

Trong đó, dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

- Không xâm phạm quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và tổ chức theo quy định của pháp luật;

- Phản ánh khách quan, chính xác, trung thực về hành vi vi phạm, thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm;

- Đáp ứng yêu cầu về thời hạn sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định này (01 năm).

Dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp, nếu đáp ứng được yêu cầu trên thì được sử dụng làm căn cứ xác minh, phát hiện vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

" alt="Người dân có thể "bán" hình ảnh vi phạm giao thông cho công an?" width="90" height="59"/>

Người dân có thể "bán" hình ảnh vi phạm giao thông cho công an?