Mới đây, trong chương trình ‘Lời tự sự’ của VTV, NSND Hoàng Dũng - người nổi tiếng với các vai diễn như ông trùm Phan Quân trong Người phán xử, ông Luật trong Về nhà đi con… đã có những giây phút trải lòng về quá trình làm nghệ thuật hơn 40 năm. Đồng thời, ông cũng có những chia sẻ về người bạn đời của mình. ![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/03/16/15/untitled-2-1.jpg) |
NSND Hoàng Dũng trong chương trình Lời tự sự. |
'Tôi đến với nghề diễn rất tình cờ'
‘Tôi đến với nghề diễn rất tình cờ. Tôi thi ĐH Ngoại ngữ nhưng trong lúc chờ kết quả đại học, tôi đọc được một mẩu tin tuyển diễn viên, thế là tôi và mấy người bạn rủ nhau đi thi tuyển’.
‘Vai diễn đầu tiên của tôi trên sân khấu là vào năm 1976. Khi đó tôi đang học ở trường Nghệ thuật Hà Nội (nay là Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội), có một vở kịch cần rất nhiều quần chúng, tôi đã đi thử và được gọi đóng vai một kỹ sư trẻ.
Vai diễn chỉ có mấy câu thoại thôi nhưng về nhà tôi nhẩm không biết bao nhiêu lần. Tôi hồi hộp, chờ đợi và gần như là thức trắng đêm để chờ ngày hôm sau đến quay’, ông chia sẻ.
NSND Hoàng Dũng cũng cho biết, ngày xưa, tiền bồi dưỡng (cát-xê) chỉ đủ ăn một bát phở, hoặc có chương trình tiền còn không đủ để ăn bát phở. Lương của các diễn viên cũng không được bao nhiêu. Tuy nhiên, ông rất yêu nghề. ‘Mỗi khi được diễn, tôi chuẩn bị rất kỹ.
8h diễn nhưng 6h tôi đã chuẩn bị xong mọi thứ, chỉ chờ lên sân khấu. Tôi cứ muốn đến sớm bởi tôi không muốn làm bất cứ việc gì khác ngoài sân khấu. Ngồi chờ diễn có một cảm giác lạ lắm’.
‘Vợ tôi là một người hiền lành’
‘Vợ tôi là một người rất hiền lành. Chúng tôi yêu nhau từ khi tôi chưa là gì cả, chỉ là một cậu sinh viên nghèo học nghệ thuật, không biết tương lai đi về đâu’, NS Hoàng Dũng nói.
Ông cũng kể, ông ham nghệ thuật tới độ thường xuyên đến rạp xem kịch. ‘Đến đó, tôi thường khóa xe ở một góc nào đấy và không dưới 2 lần tôi bị mất xe đạp. Và rồi người lắp cho tôi cái xe mới chính là vợ tôi.
‘Tôi ngưỡng mộ vợ ở điểm cô ấy rất hiền lành, không biết ‘chiến đấu’ với bên ngoài’.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/03/16/15/ong-trum-hoang-dung-chia-se-dieu-it-biet-ve-nguoi-ban-doi.jpg) |
‘Ông trùm’ Hoàng Dũng và người bạn đời. |
‘Vợ tôi không giỏi chuyện đối đáp bên ngoài nên hay phải chịu thua thiệt.
Cho đến bây giờ, tôi cũng không có một điều gì phải băn khoăn hay đòi hỏi hơn về vợ. Về phía các con, vì tôi luôn mong muốn các con càng ngày càng tốt hơn nên đôi khi tôi vẫn chưa được toại nguyện’, ông nói.
Ông cũng chia sẻ: ‘Hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời của tôi đó là tôi đã chọn được nghề đúng, và tương đối thành công trong sự nghiệp của mình. Tôi có một gia đình êm ấm. Và ở tuổi về hưu, tôi vẫn được cống hiến, được khán giả ghi nhận thì đó chính là điều mà tôi rất tự hào'.
![Trang phục của chị em trên phố khiến nhiều người 'nhức mắt'](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/03/16/12/trang-phuc-cua-chi-em-tren-pho-khien-nhieu-nguoi-nhuc-mat.jpg?w=145&h=101)
Trang phục của chị em trên phố khiến nhiều người 'nhức mắt'
Chọn trang phục không phù hợp khi xuất hiện ở nơi công cộng, những cô gái này khiến nhiều người 'nhức mắt'.
" alt="NSND Hoàng Dũng chia sẻ điều ít biết về vợ"/>
NSND Hoàng Dũng chia sẻ điều ít biết về vợ
Món quà tặng thêmHơn 750 suất quà đã được nhóm từ thiện có tên Sen Hồng (ở Hà Nội) trao đi trong mùa dịch và con số này chưa dừng lại ở đó.
Vào ngày 11/4, nhóm từ thiện đã kết hợp với UBND và Công an phường Phương Mai (Đống Đa, Hà Nội) trao 206 suất quà cho những người có hoàn cảnh đặc biệt.
Mỗi phần quà bao gồm 5kg gạo, 1 thùng mì tôm, 1 chai dầu ăn và 5 gói gia vị.
Ban đầu, nhóm từ thiện dự kiến phát khoảng 200 suất quà nhưng có phát sinh khiến số quà đã phải tăng lên.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/04/16/13/nu-benh-nhan-chay-than-rung-rung-om-tui-gao-ve-nha-tro.jpg) |
Các suất quà gồm gạo, mì tôm... được chuẩn bị cho người nghèo. |
Trước khi chương trình diễn ra, nhóm từ thiện đã liên hệ với ủy ban phường và xin danh sách các trường hợp khó khăn.
‘Đó là những bệnh nhân chạy thận, những gia đình chính sách, hoặc các hộ làm nghề xe ôm, bán trà đá… mất thu nhập do dịch bệnh. Mỗi gia đình này được phát 1 phiếu.
Đến ngày chương trình diễn ra, họ mang phiếu đến ủy ban phường và nhận quà’, chị Nguyễn Hải Vân (SN 1968), một thành viên của nhóm từ thiện, cho biết.
Những trường hợp nhà xa, sức khỏe yếu, lực lượng công an sẽ chở quà đến tận nhà.
Nhiều người dân đã bật khóc, xúc động, trong đó có 4 người phụ nữ từ một phòng trọ nghèo.
Họ là các bệnh nhân chạy thận tại BV Bạch Mai đến từ nhiều tỉnh, thành khác nhau cùng thuê một phòng trọ. Người gầy, da xanh và mặc trên người bộ quần áo cũ… những phụ nữ này đã khiến nhóm từ thiện chú ý.
‘Theo quy định, mỗi hộ chỉ được nhận 1 phần quà. Vì vậy 4 người phụ nữ trên cũng chỉ được nhận 1 phần nhưng nhìn dáng vẻ của họ chúng tôi không đành lòng.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/04/16/13/nu-benh-nhan-chay-than-rung-rung-om-tui-gao-ve-nha-tro-2.jpg) |
Đối tượng được trao quà là các gia đình chính sách, hộ nghèo, người vô gia cư... |
Khi họ rời khỏi ủy ban phường với 1 phần quà, tôi day dứt mãi. Tôi nói với người đại diện phường - đơn vị đồng hành trao quà, hãy tặng thêm họ 3 phần quà. Nếu thiếu hụt quà cho các trường hợp sau, tôi sẽ bỏ tiền túi ra để bù vào’, chị Vân kể lại.
Cuối cùng, nhóm từ thiện của chị Vân đã nhờ một người cảnh sát khu vực chở 3 suất quà đến tận phòng trọ, tặng thêm cho những người chạy thận.
‘Nhiều người nhận được quà rưng rưng nói lời cảm ơn. Người ta không nghĩ rằng sẽ được chia sẻ những tình cảm ấm áp đến vậy’ chị Vân nói.
‘Từ thiện đưa chúng tôi lại gần nhau’
Nhóm từ thiện Sen Hồng khoảng 20 thành viên là viên chức, người kinh doanh… ở các độ tuổi khác nhau. Dù kinh tế không quá khá giả nhưng họ có mong muốn chung - hoạt động vì cộng đồng.
Chị Vân chia sẻ, 10 năm trước, chị đến khu chợ, mua quần áo để làm chương trình từ thiện tại miền núi và gặp chị Nguyễn Thị Minh Huệ (SN 1976, trưởng nhóm từ thiện Sen Hồng). Chị Huệ tò mò hỏi: ‘Sao chị mua nhiều quần áo thế?’. Biết được việc chị Vân đang làm, chị Huệ đã đề nghị giảm giá số quần áo, để góp phần ủng hộ chương trình.
‘Tôi đã ấn tượng với Huệ từ dạo đó. Sau này, tôi được biết, Huệ cũng làm nhiều chương trình từ thiện khác nhưng vì không có thời gian và điều kiện, tôi chưa tham gia được.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/04/16/13/nu-benh-nhan-chay-than-rung-rung-om-tui-gao-ve-nha-tro-1.jpg) |
Trao tặng lương thực giúp người dân vượt đói. |
Vừa rồi, Huệ đã kêu gọi ủng hộ người nghèo, khó khăn trong thời gian dịch bệnh trên Facebook. Đọc những dòng kêu gọi đó, tôi đã liên hệ với Huệ’.
Chương trình đầu tiên, ngày 7/4, họ chuẩn bị 550 suất quà (mỗi suất gồm 10 kg gạo, dầu ăn, mì tôm…) để tặng người bán vé số, vô gia cư và thông báo trên Facebook để người dân đến nhận tại Nam Đồng. Tuy nhiên vào ngày phát quà số người đến quá đông, khiến những người làm chương trình vô cùng bất ngờ.
Để tránh việc tụ tập đông người, phòng việc lây lan dịch bệnh, nhóm từ thiện đã chuyển số quà trên đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Đống Đa để chuyển đến người cần trợ giúp.
Chương trình lần 2 họ đã liên hệ với ủy ban phường Phương Mai để nhờ hỗ trợ, đảm bảo người dân đến nhận 206 suất quà được an toàn, phòng tránh lây lan dịch bệnh.
Chương trình lần 3, nhóm dự kiến sẽ kết hợp cùng Công an phường Phương Mai phát 550 suất quà cho bệnh nhân chạy thận và bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo ở BV Bạch Mai. Mỗi phần quà là một số tiền 100 nghìn đồng và kèm theo quà là 1 hộp sâm.
‘Chương trình sẽ được chia khoảng 2 đợt để tránh việc tập trung đông người. Lần 1 khoảng 300 suất quà sẽ được cho đi’, chị Minh Huệ, đại diện nhóm, cho biết.
Ở mỗi chương trình, họ đều lên kế hoạch về số lượng quà tặng, sau đó kêu gọi các mạnh thường quân tài trợ. Nếu thiếu, các cá nhân lại dùng tiền túi bỏ thêm vào.
‘Chúng tôi rất xúc động khi nhận số tiền 30 triệu đồng từ một mạnh thường quân. Sau đó, người 10 triệu, người 5 triệu… ủng hộ.
Khi chúng tôi mua gạo, mì tôm… để làm từ thiện cũng được các nhà buôn hỗ trợ giá. Ví dụ gạo 15 nghìn/kg, họ chỉ lấy 12 nghìn; thùng mì tôm 90 nghìn, họ chỉ lấy giá buôn 60 nghìn… Họ nói, họ cũng muốn góp một chút để giúp người nghèo’, chị Vân chia sẻ.
Thành viên của nhóm từ thiện Sen Hồng cũng chia sẻ thêm: ‘Lúc làm chương trình, có ý kiến về việc chúng tôi đi xin tiền, xin tài trợ. Nhưng tôi thấy rằng, nếu xin tiền cho bản thân, tôi sẽ ngượng nhưng xin tiền để giúp cho người nghèo, tôi thấy tự hào về việc mình làm.
Được người khác tin tưởng giao quà cho mình và giao được món quà đó đến đúng địa chỉ, chúng tôi không còn gì hạnh phúc hơn’.
Nhóm từ thiện cũng chia sẻ, không chỉ tiến hành hoạt động vì cộng đồng trong mùa dịch. Sau khi dịch kết thúc, họ vẫn tiếp tục công việc của mình bằng việc làm các chương trình hỗ trợ bệnh nhân tại các bệnh viện ở Hà Nội.
![Cân gạo, quả trứng nghĩa tình giúp mẹ nghèo nuôi con có thêm bữa no](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/04/10/16/can-gao-qua-trung-1.JPG?w=145&h=101)
Cân gạo, quả trứng nghĩa tình giúp mẹ nghèo nuôi con có thêm bữa no
Từ sau tết Nguyên đán, chị Trần Thị Ngọc, 42 tuổi (phường Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội) không có bất cứ nguồn thu nhập nào vì phải ở nhà trông cậu con trai 3 tuổi bị bệnh Down.
" alt="Nữ bệnh nhân chạy thận rưng rưng ôm túi gạo được tặng về nhà trọ"/>
Nữ bệnh nhân chạy thận rưng rưng ôm túi gạo được tặng về nhà trọ