Nhận định, soi kèo Western United vs Central Coast Mariners, 15h00 ngày 29/1: Cửa dưới thất thế
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Neftchi Baku vs Samaxi, 21h30 ngày 31/1: Đối thủ khó nhằn -
Nhiều Gen Z ảo tưởng, đòi hỏi quá cao khi đi làmSau khi du học trở về, Nguyễn Giang Hoài (sinh năm 1999, Hà Nội) chọn làm tại một startup với khối lượng công việc khá nhiều và yêu cầu multitask (làm việc đa nhiệm) cao.
Theo Hoài, không quá khó hiểu khi thế hệ Z (sinh từ năm 1997 đến 2012) luôn đặt ra tiêu chuẩn cao về môi trường làm việc khi họ có tư duy “sống cho bản thân”.
“Lớn lên trong thời kỳ mạng xã hội bùng nổ, Gen Z kiếm được thu nhập từ nhiều công việc mới, gắn liền với Internet như food reviewer, người sáng tạo nội dung số - điều mà các thế hệ trước chưa hề có. Cơ hội nhiều cộng với chưa quá áp lực về mặt tài chính, gia đình nằm trong số lý do nhiều bạn trẻ không ngại nhảy việc liên tục”, cô nói với Zing.
Dù có những lợi thế điển hình của người trẻ, Hoài thừa nhận nhược điểm lớn của Gen Z là “cả thèm chóng chán”, cái tôi cao trong khi chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế.
Điều này dẫn đến văn hóa “thích thì nghỉ’, “đi làm không vì tiền nhưng ít tiền chưa chắc đã làm” khiến nhiều công ty đau đầu khi làm việc cùng họ.
Bản thân Hoài không tìm kiếm môi trường làm việc lý tưởng, miễn sao nơi đó “đủ chuyên nghiệp, ai làm việc nấy và đạt hiệu quả cao”. Theo cô, những người trẻ cùng thế hệ với mình thường hướng tới giá trị thực như tiền bạc, lợi ích khi đánh giá việc làm.
“Công việc hiện tại cho mình thời gian làm việc linh hoạt, không phải đến văn phòng nhưng đòi hỏi chịu trách nhiệm ở nhiều vị trí khác nhau. Dù bản thân khá cảm tính và cái tôi cao, mình xác định giờ là thời điểm học hỏi, trau dồi chứ chưa đặt nặng chuyện thu nhập. Vậy nên, khi phải ‘ôm’ nhiều đầu việc không nằm trong chuyên môn, mình không thấy ngại nhưng vẫn nhấn mạnh mức lương cần tương xứng với công sức”, cô nói.
Cá nhân Hoài sẽ chọn rời đi khi thấy mình đã học hỏi được hết ở môi trường cũ hoặc khi nhận được “offer” tốt hơn, xứng đáng với năng lực tại thời điểm đó.
Nhiều kỳ vọng
Theo khảo sát Thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn với sinh viên Việt Nam 2022 của Anphabe, với khoảng 13.700 sinh viên từ 120 trường đại học trên toàn quốc tham gia, dự báo tới năm 2025, trung bình cứ 4 người đi làm sẽ có một đại diện Gen Z.
Thế hệ này được nhận diện có nhiều kỳ vọng khi đi làm. Mức lương trung bình mà họ mong muốn cho công việc chính thức đầu tiên sau khi ra trường là 8,4 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, 88% sinh viên khá giỏi đặt mục tiêu trở thành quản lý trong vòng 2 năm.
Ngoài ra, Gen Z cũng mong muốn mở rộng mối quan hệ, trải nghiệm thú vị, đa dạng, cân bằng công việc - cuộc sống.
Tuy vậy, theo khảo sát, không ít Gen Z đã ra trường và đi làm trong vòng 1-2 năm qua có dấu hiệu “vỡ mộng” khi kỳ vọng của họ chênh lệch lớn so với thực tế.
65% cho biết mức lương đầu tiên họ nhận về dao động 4-8 triệu/tháng, chủ yếu ở mức 6-7 triệu/tháng. Giấc mơ “lên sếp” sau 2 năm cũng không thành, chủ yếu vì sự chênh giữa cách Gen Z tự đánh giá về bản thân và cách công ty đánh giá về những gì thế hệ này làm cũng như chịu trách nhiệm được.
Anh Trần Song Nguyên Chung, Giám đốc marketing của đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm ngành xe và nhượng quyền garage tại Việt Nam, cho biết bộ phận marketing của anh hiện có 60% nhân sự thuộc Gen Z. Tuy nhiên, hầu hết chỉ được giao các mảng nhỏ, chưa đủ sức lên leader team (trưởng nhóm) trong ít nhất 2-3 năm nữa.
“Nguyên nhân chính là thiếu sự tự chủ, kiến thức chuyên sâu về ngành và không cố gắng học hỏi như các thế hệ trước”, anh nói với Zing.
Khi tuyển dụng, anh Chung thấy phổ biến nhất là 2 nhóm: thiếu tư duy học hỏi và thiếu tư duy áp dụng công nghệ.
Anh đánh giá nhóm thiếu tư duy học hỏi là các bạn trẻ “ảo tưởng sức mạnh”. Đa số vẫn sẽ được nhận thử việc khi có ngoại hình ưa nhìn hoặc phong cách năng động. Tuy nhiên, hầu hết sẽ rời đi trong thời gian ngắn vì nhiều lý do như không phù hợp, môi trường vượt quá khả năng hoặc ngành học, công việc không năng động, sáng tạo như mong đợi khi ứng tuyển.
Nhóm thiếu tư duy áp dụng công nghệ, hay nói đơn giản là thiếu kinh nghiệm, không theo kịp các công nghệ mới trong thời đại số cơ bản nhất như cách sử dụng excel, kiến thức tin học cơ bản (máy tính, văn bản hành chính...) dẫn tới khi ứng tuyển vào vị trí thực tập nhỏ nhất cũng thất bại.
Tuy nhiên, theo anh Chung, bên cạnh những khuyết điểm do là lớp nhân sự giao thoa ngay thời đại kỹ thuật số, Gen Z vẫn có khá nhiều ưu điểm như khả năng thích ứng cao với công nghệ mới (thiết bị, công nghệ, nền tảng số), dễ tiếp thu và đào tạo, có khả năng sáng tạo cũng như tiếng Anh tốt hơn nhiều so với các thế hệ trước.
“Thế hệ 8X, 9X đời đầu hiện đã lớn tuổi, không còn nhiều sự sáng tạo và năng lượng để thay đổi. Tuy nhiên, nền tảng về kinh nghiệm kinh doanh là điều Gen Z không thể vượt qua được. Do đó, tôi khuyến khích các bạn trẻ nên chọn doanh nghiệp startup công nghệ để khởi đầu cho quá trình tìm kiếm sự nghiệp tương lai. Đơn giản vì đó là ngành dễ thay đổi và có khả năng phát triển phù hợp với họ.
Còn nếu chọn doanh nghiệp lớn hoặc dịch vụ ‘lâu đời’, các bạn nên chấp nhận mức lương thấp để học hỏi kinh nghiệm, thích ứng và hiểu được tệp khách hàng cho đến khi thực sự đủ trở thành chuyên gia nhằm có mức lương tốt hơn. Tất nhiên, nếu năng lực xuất sắc hơn, đừng ngại thử ứng tuyển. Nếu bị 2-3 doanh nghiệp từ chối, lúc đó hạ ‘tham vọng’ của bản thân xuống cũng chưa muộn”, anh Chung chia sẻ.
Đòi hỏi chính đáng
“Quyền lợi tốt, chốn công sở thân thiện, sếp biết bảo vệ, công nhận nhân viên là những điều bình thường và chính đáng bất cứ ai cũng mong muốn khi đi làm”, Lương Ngọc Huyền, làm việc trong ngành truyền thông tại TP.HCM, nói với Zing.
Cá nhân Huyền nhận định việc thế hệ lớn tuổi hơn phàn nàn lớp sau “yếu năng lực nhưng lười chịu khổ, đòi lương cao” là câu chuyện 8X, 9X cũng gặp phải, không phải đến Gen Z mới xuất hiện.
“Những người đang ở độ tuổi đầu 20 có điều kiện cuộc sống tốt, nhiều lựa chọn nghề nghiệp hơn và không còn mang nặng tư tưởng cống hiến, làm việc bạt mạng. Điều này khác với lớp anh chị đi trước, khi mục tiêu đôi khi chỉ dừng ở chỗ có công ăn việc làm”, cô cho hay.
Theo cô gái 25 tuổi, việc Gen Z ngại chịu cực khổ hay không còn tùy thuộc vào giá trị công việc mang lại cho họ.
“Khi còn non kinh nghiệm, mình từng chọn 6 tháng làm thực tập ở một công ty nước ngoài với mức hỗ trợ chỉ 1 triệu đồng/tháng. Đổi lại, mình tích lũy được nhiều điều quý giá, chung nhóm với những đồng nghiệp hợp rơ từ tính cách đến tư duy”, cô chia sẻ.
Còn giờ, Huyền có xu hướng muốn gắn bó với một nơi trong vòng 2-3 năm. Do đó, cô chắc chắn đặt ra tiêu chuẩn nhất định như sếp phải có năng lực dẫn dắt, mức lương tối thiểu công ty có thể trả, văn phòng không độc hại.
“Không thể phủ nhận có nhiều Gen Z năng động, sớm có thu nhập ở mức khá ngay từ khi còn đi học và cũng có những bạn còn chưa va vấp nhưng đã đòi hỏi cao trong khi khả năng giới hạn, tự thu hẹp cơ hội. Với mình, mỗi người nên có kế hoạch phát triển bản thân trong giai đoạn đi làm nhất định, để xác định mình đang cần gì, thiếu gì và những thứ công ty đem lại có phù hợp không. Song song, Gen Z cũng cần học cách xử lý lịch sự khi từ chối công việc để tránh mất thời gian của bên khác”, cô nói.
Tương tự, khi ứng tuyển việc làm, Thảo Ngân (23 tuổi, TP.HCM) mong muốn môi trường win-win (cùng phát triển, cùng có lợi) bởi theo cô, ý tưởng “bào mòn nhân viên” đã cũ và qua từ rất lâu.
Mức lương Ngân kỳ vọng là 15-16 triệu đồng/tháng, công ty rộng rãi để có không gian sáng tạo.
“Mình mong sếp có tâm, có tầm, tâm lý và có thể học hỏi được nhiều. Môi trường cởi mở, lắng nghe ý kiến của nhân viên, theo kịp với quốc tế và thích nghi kịp thời chứ không giữ khư khư tư duy cũ. Mình thích làm việc với đồng nghiệp cùng trang lứa vì sợ khoảng cách thế hệ nếu trong phòng ban toàn cô chú, anh chị lớn tuổi”, cô cho hay.
Theo Ngân, những điều trên không phải đòi hỏi quá đáng. Bởi lẽ, Gen Z có lợi thế là trẻ, tiếp thu nhanh và dễ thích nghi. Họ không đợi đến lúc đi làm mới học mà trang bị rất nhiều kỹ năng rồi mới tham gia thị trường lao động.
Sự lựa chọn nghề nghiệp của Gen Z cũng khác. Nhiều người như Ngân bắt đầu đi làm sớm hơn để khi ra trường có thể đạt được vị trí mình muốn. Điều đó cũng nâng mức cạnh tranh và áp lực lên tầm cao mới.
“Điểm chung của Gen Z là có sự bứt phá, sáng tạo và phá vỡ các tiêu chuẩn truyền thống nên đôi khi có thể làm khó người tuyển dụng. Ngược lại, thế hệ mình cũng có phần nông nổi, thích gì làm đó, không có lề lối, không thích gò bó, suy nghĩ chưa sâu sát, thiếu kinh nghiệm do tuổi đời còn trẻ. Tuy nhiên, mình thấy môi trường tốt để phát triển năng lực là rất cần thiết. Nhiều công ty đưa ra đãi ngộ kém, mức lương nghèo nàn rồi bắt nhân viên trẻ phải làm việc hết mình, cống hiến thì không công bằng”, cô nói.
Ngoài ra, Ngân cho rằng nếu muốn quyền lợi win-win, nhân viên trẻ cũng phải thể hiện sự tôn trọng tổ chức. Ví dụ trong trường hợp không nhận việc vì có nơi khác offer tốt hơn, họ nên báo sớm để phía tuyển dụng còn sắp xếp và thể hiện thái độ trân trọng cơ hội dành cho mình.
“Mình không chọn rời đi nếu có offer tốt hơn. Bởi khi đã xác định test đầu vào và thử việc, mình đã muốn gắn bó với tổ chức đó. Mình chấp nhận mức lương chưa đáp ứng kỳ vọng nhưng sẽ mang lại giá trị nào đó mình muốn đạt được”, cô nói.
Theo Zing
"> -
Chiều 2/7, TAND tỉnh Bắc Ninh dự kiến xét xử phúc thẩm hai vụ kiện giữa khách hàng Trần Thị Chúc, 50 tuổi, trú thành phố Từ Sơn, và hai ngân hàng: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank). Khách và hai ngân hàng cùng kháng cáo vụ mất 26,5 tỷ đồng sau cuộc gọi lừa đảoTheo đơn kiện của bà Chúc, ngày 22/4/2022, bà đến Vietcombank chi nhánh Kinh Bắc, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh mở tài khoản giao dịch. Từ 22 đến 24/4/2022, bà và người nhà chuyển tổng hơn 11,9 tỷ đồng vào tài khoản. Sáng hôm sau, bà tiếp tục đến chi nhánh Techcombank Từ Sơn, mở tài khoản và chuyển vào đây hơn 14,6 tỷ đồng.
Bà Chúc cho rằng "không nhận được bất cứ cuộc gọi điện thoại hay tin nhắn nào" của hai ngân hàng về biến động số dư trong tài khoản vào số điện thoại mà bà đăng ký khi mở tài khoản.
Ngày 24/4/2022 rơi vào chủ nhật, chi nhánh hai ngân hàng không mở cửa làm việc nên sáng 25, bà đến trụ sở hai ngân hàng kiểm tra số dư tài khoản.
Bà được Vietcombank thông báo tài khoản còn 114.000 đồng; còn số dư tại Techcombank là 0 đồng, trong khi không thực hiện bất cứ giao dịch rút tiền nào.
Bà Chúc cáo buộc nhân viên, cán bộ quản lý của hai ngân hàng "không tư vấn, không hướng dẫn" cho bà thực hiện trợ giúp khẩn cấp. Khi bà mất tiền, họ không có hành động kịp thời để ngăn kẻ gian tẩu tán số tiền, mà chỉ hướng dẫn bà đi trình báo cơ quan công an.
Cơ quan điều tra cho hay, bà Chúc sau đó đến tố cáo người tên Dầu, tự giới thiệu công tác tại Cục quản lý giao thông đường bộ Đà Nẵng và người khác tên Hải tự xưng cán bộ tại Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy. Qua điện thoại, hai người này thông báo bà tham gia giao thông gây tai nạn tại thành phố Đà Nẵng và liên quan đường dây buôn ma túy, rửa tiền. Hải yêu cầu bà Chúc mở hai tài khoản ngân hàng và cài đặt "Phần mềm bảo mật" (có biểu tượng huy hiệu Công an nhân dân) vào điện thoại.
Hải sau đó tiếp tục yêu cầu bà chuyển 26,5 tỷ đồng vào hai tài khoản ngân hàng để "chứng minh nguồn tiền của bà là trong sạch" và không liên quan đến đường dây buôn ma túy, rửa tiền. Đó là lý do bà đến hai ngân hàng mở tài khoản.
Cùng ngày 22/4/2022, theo yêu cầu của Hải, bà Chúc mua một chiếc điện thoại sau đó Hải hướng dẫn cài đặt phần mềm tên "Phần mềm bảo mật" vào điện thoại mới. Khi nào liên lạc với Hải thì bà Chúc lắp sim điện thoại vào và chỉ liên lạc qua tài khoản Viber (tên tài khoản Viber là Phòng điều tra số 6 PC02).
Qua trưng cầu giám định, cơ quan điều tra xác định phần mềm này có thể đọc, gửi, xử lý tin nhắn; đọc, tạo mới lịch sử cuộc gọi và và chuyển hướng cuộc gọi; đọc, sửa danh bạ và truy cập vị trí thiết bị.
Tại hai phiên sơ thẩm mở ngày 26/2 (vụ kiện với bị đơn Techcombank) và ngày 20/3 (vụ kiện với bị đơn Vietcombank) tại TAND huyện Từ Sơn, bà Chúc yêu cầu hai ngân hàng trả lại toàn bộ số tiền bà bị mất. Bởi trong quá trình tư vấn, hướng dẫn mở tài khoản mới, nhân viên các ngân hàng này "không giải thích đầy đủ để hiểu rõ các quy định bảo mật". Điều này khiến bà thiếu thông tin, dẫn đến mất tiền.
Khi bà khai báo mất tiền, nhân viên và cán bộ quản lý các ngân hàng đều "bàng quan, vô cảm, vô trách nhiệm", không hành động kịp thời mà chỉ hướng dẫn đi báo công an.
Hai ngân hàng phủ nhận, nói đã tư vấn đủ, rõ các quy định, hướng dẫn thủ tục mở và sử dụng tài khoản cho khách hàng. Phía nhà băng cho rằng bà Chúc bị kẻ lừa đảo "thao túng tâm lý, đe dọa, ép buộc" nên đã tự cài phần mềm giả mạo vào máy điện thoại, không thực hiện đúng theo các hướng dẫn về giao dịch an toàn của ngân hàng.
Bà tự cung cấp toàn bộ các thông tin bảo mật cho các đối tượng lừa đảo để họ chiếm đoạt tài sản, do đó việc mất tiền là trách nhiệm của bà Chúc. Vietcombank và Techcombank đề nghị tòa bác yêu cầu nguyên đơn.
Tòa sơ thẩm: Nguyên đơn và bị đơn đều có lỗi
Bà Chúc nghe theo kẻ gian để cài đặt phần mềm bảo mật giả, vô tình đánh mất quyền kiểm soát số điện thoại, máy điện thoại. "Đây là nguyên nhân chính, trực tiếp làm mất số tiền", HĐXX đánh giá.
Vietcombank chi nhánh Kinh Bắc "có một phần lỗi" khi không giải thích kỹ các quy định của ngân hàng, cũng không cảnh báo trước thủ đoạn lừa đảo.
Vietcombank có niêm yết công khai điều khoản và điều kiện liên quan mở và sử dụng tài khoản, tại trụ sở chi nhánh Kinh Bắc cũng như trên trang điện tử của ngân hàng. Nhưng hình thức niêm yết tại trụ sở Vietcombank chi nhánh Kinh Bắc "không thuận lợi cho khách hàng" quan sát, dễ dàng tiếp cận tài liệu.
Bản án nêu, luật sư của bà Chúc cho rằng hệ thống thanh toán của Vietcombank không kiểm soát được hoạt động bất thường trong quá trình giao dịch; không báo cáo ngay sự việc đặc biệt nghiêm trọng bà Chúc bị mất 11,9 tỷ đồng trong tài khoản cho Ngân hàng Nhà nước và Hội sở của Vietcombank biết để có hướng dẫn xử lý sự cố kẻ gian dùng thủ đoạn bất hợp pháp rút tiền của khách hàng.
Theo luật sư, ngân hàng không áp dụng các biện pháp nghiệp vụ khẩn cấp cần thiết và không đề xuất với các cơ quan chức năng có biện pháp để ngăn cản kẻ gian tẩu tán tiền của bà Chúc đi nơi khác; không áp dụng biện pháp nghiệp vụ chuyên môn truy tìm đường đi của số tiền. Do đó luật sư đề nghị HĐXX tuyên buộc Vietcombank bồi thường toàn bộ 11,9 tỷ đồng cho thân chủ.
Tại phiên tòa, Vietcombank xác nhận đã thực hiện các biện pháp xử lý khẩn cấp, theo quy định của Tổng giám đốc ngân hàng này về xử lý sự cố gian lận/có dấu hiệu gian lận trong dịch vụ ngân hàng điện tử của khách cá nhân, "trong khả năng có thể phù hợp với quy định".
Với Techcombank, tòa sơ thẩm cho rằng chỉ đăng các thông tin này trên trang điện tử, nhưng hình thức đó "chỉ công khai với một số khách thành thục sử dụng mạng, một số không tiếp cận được". "Công khai", theo Điều 406 Bộ luật Dân sự phải được hiểu là niêm yết công khai tại trụ sở để khách hàng đến giao dịch tiếp cận trước khi ký kết hợp đồng...
"Đây là những nguyên nhân gián tiếp khiến khách bị lừa mất tiền", tòa sơ thẩm đánh giá.
Tòa tuyên Vietcombank phải bồi thường 700 triệu đồng cho bà Chúc vì những sai sót này, tương ứng 5-6% lỗi, Techcombank bồi thường 800 triệu đồng.
VKS kháng nghị cả hai vụ kiện
VKS huyện Từ Sơn cho rằng việc tòa yêu cầu hai ngân hàng bồi thường là chưa đủ căn cứ nên con số 5-6% cũng chưa hợp lý.
Trước khi mở tài khoản này, bà Chúc đã có nhiều tài khoản ngân hàng khác, không phải lần đầu mở. Khi phát hiện bị chiếm đoạt tiền, bà Chúc không có đơn đề nghị ngân hàng về việc tra soát thu hồi tiền, cũng không có khiếu nại, yêu cầu ngân hàng bồi thường mà chỉ yêu cầu hỗ trợ in sao kê tài khoản để cung cấp cho cơ quan công an...
VKSND Từ Sơn do đó kháng nghị toàn bộ hai bản án sơ thẩm.
Thanh Lam
"> -
Phạm Phương Thảo, Nguyễn Thu Hằng ấn tượng trong phim 'Theo dấu chân cha'Cô gái còn gặp những người trẻ như ca sĩ- nhạc sĩ Phạm Phương Thảo, người đã viết những ca khúc về 10 cô gái Đồng Lộc với mong muốn đặt mình vào các cô để có cảm xúc viết nên ca khúc ca ngợi Mười đoá hoa sen…
Bộ phim của hai đạo diễn Dương Lan Hương - NSƯT Phùng Lê Anh Minh quay ở 5 tỉnh miền Trung, 2 tỉnh miền núi phía Bắc với hơn 150 diễn viên, điểm nhấn là sự tham gia của nhân chứng lịch sử, các diễn viên tên tuổi như Văn Báu, Quách Thu Phương, các giọng ca gạo cội như NSND Thu Hiền, NSND Quốc Hưng, NSƯT Phạm Phương Thảo, các ca sĩ trẻ như Vũ Thắng Lợi, Nguyễn Thu Hằng.
Phim không chỉ để lại rất nhiều xúc cảm cho người xem mà còn mang giá trị tư liệu đặc biệt khi trên đường tìm cha, cô gái đã gặp gỡ những nhân chứng lịch sử với những câu chuyện vô cùng xúc động, khiến người xem rơi nước mắt. Bên cạnh đó những cảnh quay đại cảnh được các đạo diễn thực hiện vô cùng công phu, đẹp mắt, nhiều cảnh quay xúc động, tỉ mỉ còn đem đến ấn tượng không thua kém gì những phim điện ảnh về chiến tranh.
Đạo diễn Dương Lan Hương cho biết, bộ phim được phát triển từ phim ca nhạc "Hồn ngàn thu” của ca sĩ Nguyễn Thu Hằng đã phát hành năm 2021 và để lại nhiều dấu ấn. “Trên chất liệu đã có tôi muốn viết câu chuyện dài hơi hơn trên cái tứ đó, để câu chuyện dày dặn hơn và có nhiều ý nghĩa hơn trong phim” – nữ đạo diễn cho biết.
Nguyễn Thu Hằng cũng chính là người đảm nhận vai cô con gái đi tìm cha và là giọng ca chính của phim. Chính vì thế, quán quân Sao Mai có nhiều cảm xúc để hoá thân vào nhân vật, khi là một cô gái trong sáng hồn nhiên, lúc là người con hiếu thảo mang nặng tâm tư với những niềm tự hào, thương cảm về cha. Cảnh cười, cảnh khóc đều được Nguyễn Thu Hằng thể hiện tốt không kém diễn viên chuyên nghiệp. Chiếc khăn dù của người cha gửi về ngày trước được cô con gái mang theo suốt hành trình, là một đạo cụ được Nguyễn Thu Hằng tận dụng rất tốt trong việc biểu lộ trạng thái cảm xúc của mình.
Đoàn phim quay trong 16 ngày, 2/3 thời gian là quay đêm, có những ngày dầm mưa rét vùng núi cao phía Bắc, đường lầy lội, phải bám dây thừng trèo đèo lội suối, có những ngày băng qua đồi cát nắng cháy Quảng Bình, không chỉ thế còn phải hít rất nhiều khói bụi trong các cảnh tạo hiệu ứng bom rơi đạn nổ. “Trong thời tiết khắc nghiệt như thế, mọi người vẫn tràn đầy năng lượng, cố làm việc tốt. Bản thân tôi rất tự hào khi tham gia dự án này, tôi đã gắng hết sức mình để góp phần làm nên nén tâm nhang gửi đến các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho nền hoà bình đất nước” - Nguyễn Thu Hằng chia sẻ.
Nguyễn Thu Hằng cũng nói thêm, quá trình làm phim, vào vai nhân vật người con là quá trình cô học được những bài học lịch sử giá trị, biết ơn cha anh đã hy sinh xương máu cho hoà bình, vì vậy, dù vất vả bao nhiêu cô cũng không thấy thấm gì với những mất mát mà cô nghe, thấy và đặc biệt hơn là nhập vai người con đi tìm cha đã hy sinh.
Người mẹ trẻ chấp nhận xa con nhỏ 2 tuổi, lao động hăng say nghiêm túc đã nhận được sự ủng hộ, khen ngợi, hỗ trợ đồng hành từ các nghệ sĩ lớn, hết lòng yêu mến cô.
Sau khi phim ca nhạc Theo dấu chân cha lên sóng, rất nhiều đồng nghiệp và người xem đã gửi lời chúc mừng tới Nguyễn Thu Hằng. Nữ ca sĩ trẻ cho biết, có khán giả inbox cô khen ngợi bộ phim và cho biết đã rơi nước mắt vì quá cảm động. Cô đã thức rất muộn để đọc những chia sẻ của mọi người đối với mình và bộ phim. Đó là niềm hạnh phúc vô bờ của người nghệ sĩ.
Nguyễn Thu Hằng là gương mặt trẻ nhất giành giải Quán quân trong lịch sử cuộc thi Sao Mai khi vừa tròn 17 tuổi. Cũng trong năm này, Nguyễn Thu Hằng đã tốt nghiệp loại xuất sắc hệ trung cấp 4 năm chuyên nghiệp tại Học viện âm nhạc Quốc Gia Việt Nam. Hiện cô đang là giảng viên của Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Năm 2018, Nguyễn Thu Hằng vinh dự là một nghệ sĩ trẻ được tặng giải thưởng 10 gương mặt trẻ tiêu biểu Thủ Đô, là một giải thưởng cao quý trao tặng cho những thanh thiếu niên có thành tích tốt trong các lĩnh vực.
Sao mai Thu Hằng ra MV mới đậm hơi thở Tây Bắc">