Bà Đặng Thị Kim Oanh - Chủ tịch Quỹ Từ thiện Kim Oanh cho biết bếp nấu từ 1000 - 1.800 suất ăn mỗi ngày, thực đơn gồm món bún bò Huế và bánh canh cua, ghẹ. Nguyên liệu như rau xanh mua từ Đắk Lắk; cua, ghẹ mua ở Vũng Tàu, đảm bảo món ăn sẽ thơm ngon, bổ dưỡng.
Cũng theo bà Oanh, các lực lượng tuyến đầu nhiều tháng qua sống xa nhà không thể tự nấu ăn, có khi ăn uống qua loa để tiếp tục công việc trong khi cường độ làm việc cao, thời tiết thất thường, ảnh hưởng sức khỏe nhiều, những món ăn bổ dưỡng này sẽ giúp các bác sĩ, nhân viên y tế có thêm sức khỏe, tiếp tục làm tốt nhiệm vụ phòng chống dịch.
Đón nhận những suất ăn nóng hổi, BS. Nguyễn Lộc - Phó Giám đốc bệnh viện dã chiến số 11, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai chia sẻ sự cảm kích khi nhận được những phần ăn ngon từ Quỹ từ thiện Kim Oanh.
BS. Nguyễn Thị Ngọc Diệu - Trung tâm Hồi sức người bệnh Covid - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM thông tin các bác sĩ sau ca trực đến 10 tiếng đồng hồ ai cũng thấm mệt nên khi ăn món nước như bánh canh, bún bò dễ ăn và ngon hơn.
Còn tại BV dã chiến số 13 (huyện Bình Chánh, TP.HCM), BS. Võ Ngọc Nguyên, Phó Giám đốc bệnh viện thay mặt 400 bác sĩ, nhân viên y tế và lực lượng làm nhiệm đã cảm ơn sự hỗ trợ tình nghĩa và thiết thực của Quỹ từ thiện Kim Oanh.
Theo Kim Oanh Group, hiện có một số bệnh viện dã chiến khác đã chủ động liên hệ Quỹ từ thiện Kim Oanh đề nghị được thưởng thức món ăn Huế, vì vậy có những ngày bếp thiện nguyện của Kim Oanh đã tăng thêm đến hàng trăm suất ăn, từ 1000 tô bún, có ngày lên đến 1400 tô, cao nhất là 1800 tô bún, bánh canh được trao tận tay, kịp vào giờ nghỉ ngơi và ăn trưa của đội ngũ y tế.
Đây là một trong các chương trình hoạt động thiện nguyện và nghĩa tình của Quỹ từ thiện Kim Oanh hướng về cộng đồng, nhất là các bệnh viện tuyến đầu, góp phần chung tay cùng cả nước phòng chống dịch Covid-19.
Bùi Huy
" alt=""/>Quỹ từ thiện Kim Oanh nấu gần 13 nghìn suất ăn tiếp sức bệnh viện tuyến đầuVề giới hạn cấp tín dụng, HoREA kiến nghị, cần sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng 2010, nới trần giới hạn cấp tín dụng để tạo điều kiện thực hiện quy định về bảo lãnh ngân hàng khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, tại Điều 128 về giới hạn cấp tín dụng đã quy định: "Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đới với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại (...), tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại...".
Về các cơ chế bảo lãnh phù hợp đặc thù của thị trường bất động sản, HoREA cũng kiến nghị 5 nhóm giải pháp.
Thứ nhất: Ngân hàng Nhà nước có văn bản chỉ đạo các ngân hàng thương mại xây dựng "quy định nội bộ của tổ chức tín dụng" theo hướng ngân hàng ưu tiên thực hiện bảo lãnh cho các chủ đầu tư dự án bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, không cần phải ký quỹ, hoặc không cần phải có tài sản bảo đảm, trong trường hợp tất cả các chủ thể liên quan đến dự án đó (Chủ đầu tư; nhà thầu xây dựng; nhà cung ứng vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội, ngoại thất; đơn vị tư vấn; người tiêu dùng), đều mở tài khoản hoạt động tại cùng ngân hàng.
Thứ 2: Hiệp hội đề nghị Chính phủ, Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại không áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản cho các trường hợp chủ đầu tư dự án bất động sản có uy tín thương hiệu; có năng lực, đang triển khai thực hiện dự án đúng kế hoạch, tiến độ, và "tại thời điểm đề nghị cấp bảo lãnh, bên được bảo lãnh không vi phạm trong quan hệ cấp tín dụng, thanh toán tại tổ chức tín dụng” (như đã quy định trước đây tại khoản (2.c) điều 17 Thông tư 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012 của Ngân hàng Nhà nước, nhưng đã không được tiếp tục quy định trong Thông tư 07/2015/TT-NHNN ngày 25/06/2015).
Thứ 3: Hiệp hội đề nghị Chính phủ, Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước cho phép trường hợp người mua, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai không yêu cầu phải có bảo lãnh ngân hàng, thì không bắt buộc chủ đầu tư thực hiện bảo lãnh ngân hàng (Trường hợp này xảy ra đối với các chủ đầu tư có uy tín thương hiệu và được người tiêu dùng tin cậy).
Thứ 4: Do đặc thù hoạt động của thị trường bất động sản, hầu hết chủ đầu tư đều bán nhà ở hình thành trong tương lai theo từng đợt, thanh toán cũng theo tiến độ thực hiện dự án, nên Hiệp hội đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại có phương thức vận dụng thích hợp khi thực hiện bảo lãnh ngân hàng, không để việc bảo lãnh ngân hàng trở thành gánh nặng cho chủ đầu tư, hoặc làm phát sinh thêm chi phí mà có thể người tiêu dùng là người phải gánh chịu khi mua nhà.
Thứ 5: Hiệp hội đề nghị Chính phủ cho thí điểm các công ty bảo hiểm có năng lực được tham gia thực hiện bảo hiểm rủi ro trong giao kết hợp đồng mua bán (hoặc thuê mua) nhà ở hình thành trong tương lai. Việc cho phép công ty bảo hiểm tham gia sẽ làm tăng thêm nguồn lực để bảo vệ người tiêu dùng, đồng thời với phương thức hoạt động bảo hiểm (không cần tài sản đảm bảo, chỉ thu phí bảo hiểm) sẽ không là gánh nặng cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Quốc Tuấn
Mượn cớ mua phí bảo lãnh, dự án tăng giá vô tội vạ" alt=""/>HoREA kiến nghị gỡ rối bảo lãnh bất động sảnCổ phiếu Xiaomi tăng 6,71% trong phiên giao dịch sáng 26/3 sau khi Reuters đưa tin. Cổ phiếu của Great Wall Motor tại Hong Kong cũng tăng hơn 8%, tại Thượng Hải tăng hơn 7%.
Xiaomi hiện là một trong các thương hiệu smartphone lớn nhất thế giới. Nguồn tin của Reuters tiết lộ công ty đang đàm phán để sản xuất xe điện mang thương hiệu riêng tại nhà máy của Great Wall Motor tại Trung Quốc. Xiaomi hướng đến thị trường đại chúng.
Great Wall vốn chưa từng cung cấp dịch vụ sản xuất cho các công ty bên ngoài. Họ sẽ cố vấn kỹ thuật để tăng tốc dự án. Hai công ty được dự đoán công bố thỏa thuận vào đầu tuần sau.
Kế hoạch được đưa ra khi Xiaomi muốn đa dạng hóa nguồn thu để giảm lệ thuộc vào mảng smartphone. Điện thoại di động đóng góp phần lớn doanh thu song biên lợi nhuận lại mỏng. Gần đây, khủng hoảng chip toàn cầu khiến chi phí sản xuất của công ty tăng lên, dẫn tới doanh thu quý thấp hơn dự đoán của nhà đầu tư.
Xu hướng chung hiện tại là các hãng xe bắt tay với các hãng công nghệ để phát triển xe thông minh hơn với các công nghệ như cabin thông minh, xe tự lái. Hồi tháng 1, Baidu thông báo chuẩn bị sản xuất xe điện bằng nhà máy của Geely. Apple và Huawei cũng có các tham vọng tương tự với thị trường xe hơi.
Nhà sáng lập kiêm CEO Xiaomi Lei Jun tin chuyên môn của họ trong sản xuất phần cứng sẽ giúp đẩy nhanh quá trình thiết kế, sản xuất xe điện. Bên cạnh smartphone, Xiaomi còn bán nhiều thiết bị kết nối Internet khác như scooter, máy lọc không khí, nồi cơm điện.
Một trong các nguồn tin của Reuters cho biết Xiaomi đặt mục tiêu ra mắt xe điện đầu tiên vào năm 2023. Nó có khả năng kết nối với các thiết bị khác trong hệ sinh thái sản phẩm của hãng.
Great Wall Motor là nhà sản xuất xe bán tải lớn nhất Trung Quốc. Năm nay, công ty mở một thương hiệu riêng dành riêng cho xe điện và xe thông minh. Họ cũng đang xây nhà máy xe điện tại Trung Quốc cùng với BMW của Đức. Năm 2020, Great Wall Motor bán được 1,1 triệu xe nhờ sự phổ biến của dòng xe bán tải P và xe điện Ora.
Du Lam (Theo Reuters)
Cả Thái Lan và Indonesia đều đang có các động thái đẩy mạnh thu hút đầu tư và sẵn sàng trở thành những "công xưởng" sản xuất xe điện.
" alt=""/>Xiaomi sản xuất xe điện