HS Việt Nam đã có thể thụhưởng DigiClass - mô hình giáo dục tiếng Anh song ngữ đang gặt hái thành côngtrên khắp thế giới. Nội dung giảng dạy được số hóa 100%, các bài giảng bằng hìnhảnh, phim, kỹ thuật đồ họa 2D, 3D, âm thanh kỹ thuật số sinh động, nhưng học phílại rất… Việt Nam.
Bài giảng quốc tế...
DigiClass là giải pháp được thiết kế riêng cho những quốc gia không nói tiếngAnh là tiếng mẹ đẻ. HS sẽ được bắt đầu học từ những điều cơ bản nhất, dể hiểu vàtiếp nhận nhất. Các em sẽ được đào tạo trong một môi trường song ngữ; học Toán,Khoa học và Anh ngữ bằng tiếng Anh và được phát triển một vốn từ vựng gần gũi,quen thuộc với đời sống hàng ngày.
Mặc dù trình độ ngoại ngữ ban đầu của HS theo học giải pháp Digiclass có xuấtphát điểm thấp hơn với những em được học trường quốc tế, tuy nhiên sau khi họchết chương trình tiểu học của CBSE (Ấn Độ) hoặc Edexcel (Anh Quốc), HS sẽ có khảnăng sử dụng tiếng Anh tương đương với HS học các chương trình quốc tế nhưCambridge IGCSE, IB... Các em cũng đủ trình độ để thi lấy Chứng chỉ Edexcel Tiểuhọc (thuộc hệ Edexcel International GCSE) của Anh Quốc hoặc CBSE-Internationalcủa Ấn Độ. |
|
Khác với việc sử dụng công nghệtrình chiếu tại nhiều trường, HS chỉ được đổi phương thức là nhìn bảng - chépsang nhìn màn chiếu - chép mà ít được tương tác với bài học. Bài giảng số đượccung cấp bởi giải pháp Digiclass sẽ giúp các em thích thú với bài học nhờ hệthống thư viện học liệu gồm những câu hỏi, bài tập, trò chơi, hình ảnh minh họa2D, 3D, phim minh họa, phòng thí nghiệm ảo cùng hệ thống kiếm tra nhận thức củaHS sau từng buổi học, hệ thống bài kiểm tra định kỳ đánh giá học lực HS, quản lýgiáo viên…
Giáo viên lúc này sẽ đóng vai trò là người hướng dẫn, điều phối bài học để HS tựhọc nên trình độ giảng dạy của giáo viên sẽ không ảnh hưởng nhiều tới việc tiếpthu của HS, qua đó có thể giảm được phần lớn chi phí thuê giáo viên bản xứ. Vớiviệc tận dụng nguồn lực giáo viên trong nước, giảm thiểu phí tổn in ấn giáotrình và phí bản quyền, giải pháp này mang đến cho phụ huynh HS một mức chi phíhợp lý.
|
|
… giá Việt
Trường Dân lập Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội) là một trong những truờng đầu tiên sửdụng chương trình Toán, Tiếng Anh và Khoa học của chương trình tiểu học quốc tếEdexcel, bắt đầu từ năm 2013. Đây cũng là trường đầu tiên ở Hà Nội sử dụng côngnghệ bài giảng số DigiClass của Pearson.
Mức học phí mà ngôi trường này đưa ra là 1.200.000đ/tháng, thấp hơn nhiều so vớimức từ 3.000.000đ-40.000.000đ/tháng tại các chương trình tiểu học quốc tế tạicác trường tiểu học hiện tại và các trường quốc tế khác.
Theo ông Trương Hoài Chi - Chủ tịch Trường Dân lập Nguyễn Văn Huyên, trường đãđầu tư hàng trăm triệu đồng để trang bị các phòng học bài giảng số sử dụng côngnghệ của Pearson. Ông cũng bày tỏ hy vọng, thông tin này đến được với nhiều bậccha mẹ, nhất là các phụ huynh còn đang băn khoăn chưa biết nên gửi con vàotrường nào.
Tập đoàn giáo dục Pearson Education đã cung cấp mô hình đào tạo tân tiến trên thế giới là lớp học số DigiClass đến Việt Nam. ISMART Education - thành viên của EQuest Group - là đơn vị đầu tiên được Edexcel chứng nhận đủ tiêu chuẩn cung cấp chương trình này tại Việt Nam.
Edexcel là tổ chức khảo thí lớn nhất Anh Quốc với hơn 70% thị phần. Chương trình Edexcel IGCSE (chứng chỉ tốt nghiệp phổ thông quốc tế) cũng là chương trình phổ thông được nhiều HS học nhiều nhất tại Anh Quốc và trên thế giới.
Tại Ấn Độ, DigiClass có mức tăng trưởng đạt 300% mỗi năm, và đang được sử dụng trên khắp 2.000 trường trên cả nước. Sự thành công của giải pháp lớp học số đã khiến cho chính phủ Bangladesh dự định đưa vào sử dụng 20.500 lớp học số vào cuối năm nay. |
" alt="Lớp học số DigiClass đến Việt Nam"/>
Lớp học số DigiClass đến Việt Nam
- Hôm qua, trong buổi đến thăm Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa, Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng đại diện Bộ GD-ĐT, Bộ Tài chính tỏ ra bất ngờ trước mô hình giúp giáo viên tự hoàn thiện mình thông qua các đánh giá của học sinh.Các tin liên quan |
Lương thấp, chỉ ra lò những giáo viên dốt Đà Nẵng: Giáo viên dạy thêm sẽ bị thôi việc Giáo viên chiếm đoạt 1,3 tỷ học bổng của học sinh |
|
Cô Thành dạy học sinh học nhóm môn Sử |
“Tôi là mẹ Gấu”Năm học 2012 - 2013, lần đầu tiên cô giáo Ngô Thị Thành được xướng tên trong lễ vinh danh những thầy cô được học sinh tin yêu do Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa (PHC-ĐĐ), Hà Nội tổ chức định kỳ hằng năm.
Cô Thành tâm sự: “Mười năm qua của tôi là hành trình đầy trăn trở trên con đường tìm đến với trái tim học sinh. Đó là quá trình học hỏi và dám thay đổi chính mình. Tôi đã học cách nghiêm khắc nhưng tế nhị”.
Rời giảng đường đại học, cô Thành về nhận công tác tại Trường Phan Huy Chú từ năm học 2003 - 2004. Trước đó, trường này đã thử nghiệm rồi nhân rộng mô hình học sinh đánh giá giáo viên.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân |
“Những gì các thầy cô chia sẻ là một bài học thực tế rất hay với chúng tôi - những giáo sư tiến sĩ!”. |
Sau này, việc cho học sinh đánh giá giáo viên trở nên bài bản hơn. Khi cô Thành chưa lọt vào danh sách những giáo viên được học sinh tin yêu, cô tự thấy mình phải thay đổi.
“Tôi bớt đi dáng vẻ đạo mạo, tôi cười với học sinh nhiều hơn, tham gia vào bất cứ hoạt động nào cùng các em. Tôi tìm tòi sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy học, trong công tác chủ nhiệm.v.v… Những việc tôi làm đã lay động trái tim học sinh, được các em chào đón, tin yêu và gọi tôi là mẹ Gấu!”, cô Thành kể.
Buổi học của Phó Thủ tướng
Theo cô Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu Trưởng trường PHC-ĐĐ, thành công của cô Thành có tác dụng khích lệ đối với rất nhiều giáo viên trong trường.
Hiện trường có 77 giáo viên nhưng số giáo viên được xướng tên trong lễ tôn vinh hằng năm chưa đến 30 người, trong đó có 7 thầy cô năm nào cũng được tôn vinh, 18 thầy cô mới chỉ được tôn vinh một lần duy nhất, số còn lại năm được năm không.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, ông rất ấn tượng về cách làm của Trường PHC-ĐĐ trong việc tổ chức cho học sinh đánh giá giáo viên. “Với chúng tôi thì hôm nay là một buổi đi học.
Những gì các thầy cô chia sẻ là một bài học thực tế rất hay với chúng tôi - những giáo sư tiến sĩ!”, ông Nhân chia sẻ. Từ khi còn là Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, ông Nhân từng đặt vấn đề để cho người học tham gia đánh giá người dạy, nhưng không dám nghĩ điều đó có thể làm được ở một trường phổ thông mà chỉ yêu cầu thử nghiệm ở một số trường ĐH!
Vậy mà, Trường PHC-ĐĐ bắt đầu tổ chức học sinh đánh giá giáo viên từ năm 1997, trước khi Bộ GD-ĐT chính thức đặt vấn đề này cả chục năm.
Ông Nhân nhận xét: “Những người làm nghề giáo thường mắc bệnh nghề nghiệp, coi mình là đúng, những gì mình nói là chân lý. Tâm lý này vô cùng nguy hiểm vì nó sẽ làm cho người thầy không bao giờ có nhu cầu cần phải đổi mới, ngành GD sẽ trở nên trì trệ”.
Theo ông Nhân, Bộ GD-ĐT nên suy nghĩ để học hỏi, nhân rộng mô hình này. Trước hết, Sở GD&ĐT có thể nghiên cứu để tiếp tục triển khai ở một số trường THPT khác.
“Mở rộng theo lộ trình nào? Cần phải chuẩn bị những gì? Có thể chọn một quận, một trường đi trước được không? Cần phải cân nhắc đến sự tự nguyện của các trường. Đã mở rộng là phải có chủ trương thống nhất, phải được sự chỉ đạo thống nhất của Sở GD-ĐT. Mỗi trường làm một kiểu là sẽ rối loạn hết. Cứ được như các thầy cô đang làm ở trường này là quý rồi”, ông Nhân nói.
(TheoQúy Hiên/Tiền Phong)
" alt="Xóa tư duy thầy cô luôn đúng"/>
Xóa tư duy thầy cô luôn đúng