Thậm chí, cô còn được cư dân mạng đặt tên là "thánh nháp ". Vân là cựu học sinh trường THPT Lê Quý Đôn, Đống Đa, Hà Nội và hiện đang là sinh viên năm nhất Đại học Kinh tế Quốc dân.
Một trong những bản nháp "vẽ thỏ" của Vân |
Trong kỳ thi tốt nghiệp, Vân vẽ nháp 3 môn Hóa, Sinh và Tiếng Anh. Vân nói mình hoc kém môn Hóa nên sau khi làm bài xong, em đã vẽ để giải tỏa căng thẳng.
Đối với môn Sinh và Tiếng Anh, Vân làm cũng khá tốt, thừa nhiều thời gian nên mới vẽ nháp trong lúc cuối giờ.
Khi thi khối A1 (để rèn luyện tâm lý, không phải thi thật), Vân cũng vẽ lúc thi Lý và Tiếng Anh.
Đối với môn tiếng Anh khối D, lúc chưa phát đề, Vân rất run nên có vẽ để bớt căng thẳng hơn, giải tỏa tâm lý.
Vân nói con thỏ là hình tượng duy nhất mình vẽ đẹp và vẽ nhiều nên mới dùng hình ảnh này làm nhân vật chính trong những câu chuyện vẽ nháp.
(Theo Zing, VTC)
" alt=""/>Ảnh mới xinh xắn của 9X được gọi là 'thánh nháp'Tại hội thảo “Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho giáo viên phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” tổ chức ngày 29/11, PGS.TS Ngô Minh Oanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu sư phạm cho rằng một bộ phận không nhỏ giáo viên đang tự bằng lòng với khả năng hiện có, tự tin với kinh nghiệm, thâm niên nên không muốn tự học, tự bồi dưỡng dẫn đến bị “tụt hậu” nghiêm trọng.
Một cán bộ đến từ Trường Cán bộ quản lý giáo dục đặt câu hỏi: Tại sao giáo viên không dành thời gian cho tự học, tự nghiên cứu trong khi vẫn có thời gian đi dạy thêm bên ngoài?
Các đại biểu tại hội thảo |
“Giáo án của giáo viên phổ thông thật khủng khiếp".
Thầy Huỳnh Văn Thế (Trường THPT Măng Thít, Vĩnh Long) thốt lên như vậy
Thầy Thế cho biết, giáo viên chỉ cần dạy 2 lớp là mất 2 cuốn giáo án.
"Một ngày giáo viên chúng tôi chỉ lo giáo án, có khi tải trên mạng về sửa lại cũng không kịp nộp".
Với giáo viên vùng sâu vùng xa, chuyện tài liệu hay mục đích nghiên cứu cũng là "vấn đề".
"Nhiều thầy cô bảo rằng, đến tháng chỉ lãnh từng này lương, chỉ cần phải dạy từng này là được; không cần tự học. Hoặc muốn tự học cũng không có tài liệu, có tài liệu nhưng đọc không hiểu, kiến thức quá hàn lâm không đúng thực tế và không biết nghiên cứu để làm gì" - thây Thế phản ánh.
Thầy Thể còn cho biết, nhiều thư viện trường ở vùng sâu, vùng xa chỉ lèo tèo vài quyển sách; thậm chí chẳng có quyển nào có thể phục vụ cho nghiên cứu. Tụ điểm nghiên cứu văn hóa ít nhưng tụ điểm ăn chơi, ăn nhậu rất nhiều.
Không chỉ giáo viên, mà những người "quản lý giáo viên" cũng "kêu" lý do thiếu thốn nên khó tự học, đó là thiếu thời gian.
Ông Hồ Ngọc Hà, Phó hiệu trưởng Trường Bồi dưỡng giáo dục quận Phú Nhuận (TP.HCM) nói, việc quản lý giáo dục đang theo hướng hành chính. Thầy cô hội họp nhiều. Trung bình, một hiệu trưởng đã phải quản lý 14 đến 15 ban chủ nhiệm.
“Nếu thống kê sợ bộ trong một tháng, hiệu trưởng đã mất 30 cuộc họp, mỗi cuộc ít nhất 2 tiếng, hỏi thời gian đâu để làm quản lý” – một thạc sĩ dự hội thảo bổ sung thông tin.
Các đại biểu đã đề xuất những giải pháp như: có giáo viên "đầu đàn" để dẫn dắt, hiệu trưởng hoặc hiệu phó phải tự học để nêu gương; phải đào tạo tinh thần tự học từ sinh viên sư phạm.
"Cần tránh quá tải, giảm sự không chế của các hoạt động hành chính ngoài giờ lên lớp" - TS Trần Mai Ước, Trường ĐH Ngân Hàng TPHCM bổ sung thêm.
Bức thư ngộ nghĩnh được anh đăng trên trang Facebook cá nhân với ghi chú là được viết vào tháng 12 năm 1985 khi bố anh đang đóng quân ở Sài Gòn. “Một bức thư tràn ngập vật chất, điểm xuyết một chút tình cảm. Chữ mầu tím là chữ của anh mình, chứ mầu xanh là chữ của mình... (được ông anh cầm tay nắn hộ, mình quyết không nhờ viết hộ)” – Giáo sư Xoay chia sẻ.
Bức thư được anh chia sẻ trên Facebook |
Nội dung bức thư như sau:
Mồng 5 - 12
Bố kính mến
Bố mua cho chúng con các thứ này nhé. Nếu bố về Hà Nội mua quần áo cho chúng con thì bố mua đôi tất ni lông để con đi giầy và chiếc mũ lưỡi chai mầu xanh công nhân. Bố Tưởng ơi mua cho thằng Dũng mũ nồi mầu đen. Bố mua cho con Dũng chiếc xe tăng vặn cót và tàu bay nữa nhé. Bố mua cho con cân đường. Con thích uống nước đường lắm bố ạ. Cả lương khô nữa nhé
Con kính chúc bố mạnh khoẻ công tác tốt.
Con của bố
Đinh Việt Hùng
Đinh Tiến Dũng
Bức thư rất đáng yêu, xen lẫn chữ của cả hai anh em đã nhận nhiều “like” và được nhiều người nhận xét là “đậm mùi vật chất nhưng tràn đầy yêu thương”.