您现在的位置是:Thế giới >>正文
Tiêu gì khi thưởng Tết vẻn vẹn 3 triệu?
Thế giới11267人已围观
简介-Đang ngồi vêu mặt trực trong phòng làm việc,êugìkhithưởngTếtvẻnvẹntriệhôm nay ngày bao nhiêu âm em ...
- Đang ngồi vêu mặt trực trong phòng làm việc,êugìkhithưởngTếtvẻnvẹntriệhôm nay ngày bao nhiêu âm em đồng nghiệp ới đi lĩnh tiền. Giữa tháng chạp rồi, tôi chắc mẩm đây là tiền lương quyết toán tháng 12 và tiền thưởng Tết đây. Vậy là chạy vội sang phòng hành chính đã thấy 4 -5 chị em đứng quây quần. Nhưng nom vẻ mặt ai cũng bần thần, rầu rĩ. Lạ quá, không lẽ là tiền thưởng quá bèo?
Ký xong mấy tờ chia lương, thưởng, ca trưa, quyết toán rồi cộng cộng trừ trừ, tôi lĩnh trên tay mớ tiền trị giá suýt 3 triệu. Ấy là bởi thực lĩnh nó là số lẻ: 2.886.000đ. Vừa ký, tôi vừa lẩm bẩm "lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa" khiến chị kế toán cười sằng sặc.
Giời ơi, 3 triệu thì tôi ăn tiêu gì hả giời? Chồng hứa hẹn đưa thêm cho 5 triệu nữa, đời tha hồ mà tươi nhé. Trong khi nhìn lên mấy diễn đàn trên mạng mà ức sôi máu: kẻ thưởng Tết cả trăm triệu không biết nên mua ô tô hay mở trang trại nuôi gà, kẻ khoe thưởng mấy chục triệu đang lo không biết tiêu gì cho hết tiền.
Tôi có nhõn 8 triệu lo tiền ăn uống từ bây giờ cộng với lo cái Tết tử tế một tí thì thật "đau quá đau".
Ảnh minh họa |
Trên mạng xã hội, bạn bè đua nhau khoe quần áo hàng hiệu, chúng nó còn lập kế hoạch ăn chơi Tết bét nhè tại Nha Trang, Phú Quốc. Nhìn chung nó lóng lánh trong bộ áo dài gấm đang là mốt thời thượng, nhìn lại mình từ đầu tới chân toàn màu năm cũ mà thẹn.
Bạn bè còn rầm rầm chia sẻ, nào mua rượu tây ở đâu mới chính hãng, hàng đặc sản măng rừng, thịt trâu gác bếp, giò bê, nem chua... ăn chơi chỗ nào mới đúng điệu. Mình thì quanh quẩn từ xó cơ quan tới xó bếp, lương thưởng bèo bọt chả biết lúc nào mới ngóc đầu lên cùng thiên hạ.
Hàng xóm còn vừa mới tậu xe ô tô mới cóng. Nhìn cái xe xanh lè ở sân chung, tôi tức tối bảo "Nhà đấy sĩ dởm thế không biết, chả biết trả hết nợ tiền mua nhà chưa mà cũng đú xe pháo". Chồng thẽ thọt "nó trả xong từ đời tám hoánh nào rồi, nhà nó thu nhập mấy chục một tháng đấy". Tôi lườm chồng tí cháy mặt. Chồng tôi rỉ tai, vẻ như bí mật "vợ ơi, hay vợ chồng mình đánh quả đi buôn nhỉ?".
Chồng tôi bảo vợ chồng mình về quê gom chuối, bưởi lên trên này bán kiếm lời. Tôi rên lên "giời ơi, ông không đi chợ không biết, năm nay chuối ế xưng kia kìa. Bưởi mất mùa, khan hàng mà biết rồi có đấu lại với dưa thần tài của Tàu không".
Chồng bĩu môi "Lười thối thây còn đòi hỏi, Tết nhất có 8 triệu tiêu còn kêu ca gì, đầy người còn đang thiếu ăn kia kìa".
Thật là hết nước với ông chồng vô tâm!
Thanh Mai
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Nacional vs Arouca, 22h30 ngày 1/2: Vượt mặt khách
Thế giớiHoàng Ngọc - 01/02/2025 08:26 Bồ Đào Nha ...
【Thế giới】
阅读更多Quên trên xe một con người
Thế giớiDù đã mở hết cửa kính cho gió lùa vào lồng lộng, sau mười phút di chuyển, áo tôi vẫn đẫm mồ hôi còn lũ trẻ không ngừng "trách móc" vì khó chịu. Cuối ngày, tôi không thể sốc hơn trước thông tin một đứa trẻ 5 tuổi - bằng tuổi con trai tôi - tử vong vì bị bỏ quên 11 giờ trong xe đưa rước. Nhiệt độ ngoài trời nơi xảy ra sự việc là 35°C.
Ôtô là một không gian đóng kín với lượng oxy giới hạn. Khi xe tắt máy, không khí không được trao đổi giữa trong và ngoài xe, oxy sẽ giảm dần theo thời gian và nhu cầu sử dụng. Với một chiếc ôtô con, lượng oxy có thể sử dụng cho trẻ tối đa khoảng hai giờ đồng hồ. Với một chiếc buýt cỡ nhỏ, thời gian ấy có thể kéo dài gấp bốn hoặc năm lần, tức không quá mười giờ.
Ngoài nguy cơ thiếu không khí, hiểm họa lớn hơn là sốc nhiệt. Dưới trời nắng nóng, trong điều kiện tắt máy và đóng kín cửa, nhiệt độ trong xe có thể tăng cao hơn cả chục độ so với bên ngoài. Có lần khi ngoài trời khoảng 30°C, tôi đo được nhiệt độ trong xe lên tới hơn 45°C. Trong khi đó, với thân nhiệt vào khoảng 37°C, con người sẽ bắt đầu bị tổn thương với nhiệt độ môi trường từ 40°C trở lên.
Năm năm trước, bé trai 6 tuổi ở trường Gateway, Hà Nội, từng thiệt mạng vì bi kịch tương tự. Tôi tự hỏi tại sao lại có thể tiếp tục quên một con người, và làm thế nào để điều đau xót này không lặp lại?
Trước hết, tài xế phải xác định rõ trách nhiệm quản lý xe của mình cũng như chức năng của xe - là phương tiện vận chuyển. Xe không phải là không gian chơi đùa - nhất là với trẻ em - nên người lái chỉ có thể tắt máy, rời khỏi xe khi đảm bảo chắc chắn không còn ai bên trong. Muốn vậy, tài xế phải kiểm tra tình trạng xe trước khi đóng cửa. Với ôtô con, sẽ dễ nắm bắt số lượng người rời xe hơn. Đối với xe đưa đón học sinh, tài xế buộc phải đi kiểm tra từ đầu đến cuối xe ít nhất một lượt trước khi khóa cửa. Trong bất cứ trường hợp nào cũng không được phép tin tưởng người khác báo cáo mà phải tự mình kiểm tra. Sự quan sát từ đầu xe có thể bị đánh lừa bởi những góc khuất - nhất là khi trẻ con thường gục xuống ngủ sau những thành ghế.
Chuyện này đâu có gì khó khăn, chỉ là việc tuân thủ kỷ luật lao động. Phía dưới bản tin về cái chết của đứa trẻ hôm qua, một độc giả chia sẻ: "Tôi là lái xe đưa đón các cháu hàng ngày, trên xe còn một quản sinh nữa. Buổi sáng rất quan trọng vì các bé hay ngủ, khi xe về đến trường, quản sinh sẽ đi từng hàng ghế kiểm tra xem còn bé nào ngủ trên xe không. Sau đó tôi lại đi một lượt vừa vệ sinh xe vừa nhìn lại lần nữa. Phải tạo cho mình một thói quen mới làm được nghề này". Nếu tài xế nào cũng làm được như vậy, đã không có đứa trẻ nào "bị nhốt".
Tiếp đến, người tiếp nhận trẻ phải có thao tác kiểm đếm độc lập lúc lên, xuống xe hoặc lúc bàn giao cho giáo viên. Mỗi lần nhìn thấy một trẻ, người này sẽ chỉ cần mất một giây đánh dấu vào bảng theo dõi. Kỷ luật này cũng tương tự kỷ luật rà xe của tài xế, không bao giờ được phép bỏ qua.
Ở vị trí đứng lớp, giáo viên sẽ phải đối chiếu và ký nhận danh sách bàn giao. Mỗi một trẻ bước vào lớp, giáo viên chỉ mất một giây để quan sát và tiếp nhận.
Ngay sau sự việc, tỉnh Thái Bình đã yêu cầu xây dựng ngay quy trình đưa đón trẻ. Tôi chắc chắn điều này là cần thiết. Nhưng mọi quy trình, ngay cả khi được tuân thủ chặt chẽ, cũng vẫn có xác suất xảy ra tai nạn. Huống hồ ở đây, tệ hại hơn cả thiếu quy trình là những con người tắc trách. Theo lời người bà, đứa trẻ ngồi ngay sau ghế lái mà vẫn có thể bị cả lái xe lẫn cô giáo đưa đón bỏ quên. Cô giáo, được trang bị công cụ điểm danh nhưng khi phát hiện vắng học sinh, cũng không thông báo cho gia đình.
Khi thiếu quy trình hướng dẫn - giám sát giao nhận trẻ, khi không thể trông đợi vào kỷ luật lao động vào trách nhiệm nghề nghiệp của con người, theo tôi, cần trang bị thêm máy móc, thiết bị. Với sự phát triển của công nghệ giám sát hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã cho lắp đặt các thiết bị an toàn trên xe đưa rước học sinh. Ví dụ hệ thống school bus ở Mỹ được lắp đặt hệ thống cảnh báo an toàn, buộc tài xế phải đi tới cuối xe tắt thiết bị này nếu muốn tắt động cơ.
Cái chết của bé trai trường Gateway vào tháng 8/2019 đã không còn là tai nạn cá biệt.
Tháng 9/2019, một cháu bé bị bỏ quên trên xe đưa đón của trường học ở Bắc Ninh. Rất may cháu bé kịp thời được cứu sống. Vào tháng 6/2020, một nam sinh lớp 4 ở Từ Liêm, Hà Nội cũng bị bỏ quên trên xe ôtô đưa đón. Sau khi tỉnh ngủ, bé đập cửa và được giải cứu.
Sau những sự việc như vậy, các trường học hoàn toàn có thể chủ động trang bị công cụ giám sát an toàn trên xe đưa đón của mình. Ở quy mô quản lý nhà nước, theo tôi ít nhất cần làm hai việc: Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy trình tiếp nhận - đưa đón học sinh, và Bộ Giao thông Vận tải bổ sung yêu cầu về các trang thiết bị an toàn cần có trong điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải chuyên chở học sinh.
Nhưng tôi vẫn muốn nhấn mạnh lại, mọi quy trình và công nghệ cũng chỉ là hệ thống hỗ trợ, để giảm thiểu sơ suất gây ra do sự vô trách nhiệm của con người. Con người là yếu tố quyết định cuối cùng. Mỗi người liên quan trong sự việc chỉ cần bỏ ra thêm vài giây kiểm tra, mạng người có thể đã không bị phí phạm.
Tài xế, quản sinh, cô giáo phải hiểu rằng, họ mang lên xe một con người - không được phép bỏ quên.
Võ Nhật Vinh
">...
【Thế giới】
阅读更多Câu chuyện khó nghe của một lao động Việt vừa trở về từ Nhật
Thế giới- Xuất hiện trong chương trình “Người giấu mặt” với câu chuyện đi xuất khẩu lao động, người đàn ông sinh năm 1983 đã khiến nhiều người Việt phải đỏ mặt. Video: Những hành động xấu xí của một bộ phận lao động Việt Nam tại Nhật
Play">...
【Thế giới】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Comunicaciones vs Deportivo Marquense, 10h0 ngày 30/1: Chặn đà tiến của khách
- Quang Thắng, Thanh Hương nhận giải 'Cống hiến'
- Những mảng màu cuộc sống của Hà Nội qua ảnh
- Màn kết hợp ‘có một không hai’ giữa đàn bầu và violin lễ khai mạc SEA Games 31
- Nhận định, soi kèo Monza vs Hellas Verona, 21h00 ngày 1/2: Thất vọng cửa trên
- Cháu gái danh ca Giao Linh mang ‘hành trình văn hóa Việt Nam’ tới Áo
最新文章
-
Soi kèo góc FCSB vs MU, 03h00 ngày 31/1
-
Tôi năm nay 40 tuổi, đang là nhân viên văn phòng ở Hà Nội. Vợ tôi làm nhân viên nhà nước. Nhờ vào sự hỗ trợ của hai bên gia đình và tiền tiết kiệm của hai vợ chồng, chúng tôi đã tậu được một căn nhà nho nhỏ ở ngoại thành.
Nhà cửa, công việc đã ổn định, hiện tôi muốn tậu một chiếc ô tô để phục vụ nhu cầu đi lại của gia đình. Bởi nhà có 2 con nhỏ, thường xuyên phải di chuyển, đi xe máy sợ không an toàn. Mà đường phố Hà Nội giờ ô nhiễm quá, đi xe máy bụi, con tôi về hay bị ho.
Quê tôi ở tận Ninh Bình, mỗi về quê bằng xe khách, tôi cảm thấy rất khổ sở. Để về quê, cả nhà phải rồng rắn nhau đi xe buýt ra bến xe, rồi phải đi 2 chuyến xe khách cộng thêm 3km xe ôm nữa, rất mất thời gian. Ngày Tết, đi về quê, gia đình tôi thường bị nhồi nhét trên những chuyến xe khách “bão táp”.Tôi rất muốn sắm 1 chiếc ô tô để đi chơi Tết (Ảnh minh họa) Vì vậy, Tết này, tôi rất "máu" tậu 1 chiếc ô tô. Có ô tô, tôi cảm thấy tự tin hơn mỗi khi về quê. Ngày Tết, được chở vợ con đi chơi bằng ô tô, tôi cũng cảm thấy "oai' hơn khi đi bằng xe máy.
Thế nhưng, hiện vợ chồng tôi chỉ tích góp được 200 triệu đồng. Tôi tìm hiểu thì biết số tiền đó chỉ đủ mua một chiếc xe ô tô cũ.
Biết tôi có ý định mua xe cũ để đi, nhiều bạn bè tôi khuyên tôi đừng nên mua. Bởi với số tiền 200 triệu của tôi chỉ có thể mua được các dòng xe đời 2015 trở về trước.
Xe càng cũ giá càng rẻ song tỷ lệ rủi ro cũng rất cao, dễ phát sinh bệnh. Xe cũ có cao su dễ bị lão hóa, hệ thống treo, động cơ xe bị kém đi, khả năng vận hành bị ảnh hưởng. Người mua xe cũ cũng dễ gặp phải trường hợp xe ngấm nước hoặc xe gây tai nạn.
Phụ tùng ô tô cũ cũng là một vấn đề nan giải. Nếu mua xe cũ có năm sản xuất quá sâu mà gặp phải những dòng xe không được lắp ráp tại Việt Nam thì sẽ rất khó thay thế linh phụ kiện.Nên mua ô tô cũ hay ô tô mới (Ảnh minh họa) Mua xe quá cũ còn có thể gặp rắc rối về vấn đề pháp lý. Vì có những chiếc xe được bán qua nhiều chủ khác nhau nên có thể người mua sẽ không biết rõ nguồn gốc xuất xứ.
Hơn nữa, xe ô tô cũ đã mua thì không xác định bán lại được hoặc mất giá rất nhanh.
Một số người khuyên tôi đã mua ô tô thì mua cái tử tế mà đi, mua chiếc xe ô tô cũ chưa bằng chiếc xe máy phân khối lớn thì mua làm gì; mua ô tô nên chọn cái xe đời mới mà đi cho sướng.
Thị trường ô tô Việt Nam hiện có nhiều dòng xe cỡ nhỏ loại mới giá chỉ khoảng 300 - 400 triệu đồng/chiếc như Chevrolet Spark, Kia Morning, Suzuki Celerio, Toyota Wigo,... Hơn nữa, mua xe mới sẽ được hưởng chiết khấu, bảo hành, bảo dưỡng của hãng.
Nghe phân tích, tôi cũng thấy nếu mua được chiếc ô tô đời mới thì thích thật đấy. Nhưng nếu như vậy, tôi sẽ phải vay thêm 100-200 triệu đồng nữa mới đủ.
Tôi cũng biết ngoài tiền mua ô tô, tôi sẽ phải bỏ ra 1 khoản tiền không nhỏ để "nuôi" xe. Nào là tiền xăng xe, tiền gửi xe, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa... Tính sơ sơ, mỗi tháng tôi sẽ phải mất ít nhất 4 - 5 triệu cho chiếc xe.
Thu nhập của gia đình tôi chỉ trông chờ vào đồng lương ít ỏi của hai vợ chồng. Lương của tôi là 12 triệu đồng/tháng, thu nhập của vợ tôi khoảng 6 triệu đồng. Tổng thu nhập của hai vợ chồng tôi giờ chỉ được 18 triệu đồng. Mà mỗi tháng, trừ tiền chi tiêu cho gia đình và con cái là 13 triệu đồng, 2 vợ chồng chỉ bỏ ra được đúng 5 triệu đồng. Giờ nếu mua xe, số tiền đó vừa hay đủ để "nuôi" ô tô.
Tôi đang phân vân không biết nên mua ô tô cũ hay mới. Nếu mua ô tô cũ, thì với số tiền 200 triệu của vợ chồng tôi là vừa đủ. Nhưng nếu mua xe cũ, tôi sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro như: khó thay thế linh phụ kiện, dễ gặp xe ngấm nước, mất giá nhanh... Còn giờ nếu mua ô tô mới, tôi sẽ phải vay thêm khá nhiều tiền. Tôi rất sợ mang nợ nần vào người. Mà số nợ đó, với thu nhập ít ỏi của 2 vợ chồng, không biết bao giờ gia đình tôi mới trả nổi.
Mong mọi người góp ý cho tôi có nên mua ô tô không, nếu nên thì mua loại xe nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!Thành Hưng (Hà Nội)
Mọi tin bài cộng tác xin gửi về email: [email protected]. Xin cảm ơn!
Honda 67 giá 5 triệu, độ cực chất chơi Tết đẹp lung linh
Từ chiếc Honda 67 cũ mua lại với giá 5 triệu đồng, thợ xe đã giúp người chơi ở Bình Định có được một chiếc xe đậm chất hoài cổ để đón Tết Canh Tý 2020.
" alt="Căng đầu bài toán mua ô tô cũ 200 triệu chơi Tết">Căng đầu bài toán mua ô tô cũ 200 triệu chơi Tết
-
Nghệ thuật lao đao Mới đây, Liên đoàn Xiếc Việt Nam ra thông báo hủy 38 sô diễn đã ký kết vì dịch Covid-19 bao gồm ở Đà Nẵng (7 buổi diễn), Thanh Hóa (6 buổi), Hạ Long (6 buổi), Quảng Bình (3 buổi), Nghệ An (5 buổi) và Hà Nội (11 buổi).
NSND Tống Toàn Thắng, Phó Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam chia sẻ, chỉ tính riêng số tiền in tờ rơi và quảng bá các chương trình cho các sô biểu diễn nói trên, Liên đoàn đã thiệt hại hơn 100 triệu đồng.
Cảnh trong vở Bệnh sĩ của Nhà hát Kịch Việt Nam. Sau mọi nỗ lực quảng bá, kích cầu, thực hiện đầy đủ biện pháp bảo đảm an toàn dịch tễ theo khuyến cáo của ngành y tế để có thể hoạt động, nhưng nhà sản xuất các chương trình kịch xiếc nổi tiếng À Ố show, Làng tôi và Teh Dar cũng đã quyết định ngưng biểu diễn tất cả vở diễn của mình ở Hà Nội, Hội An và TP.HCM.
Mọi năm, cứ tháng 8 là Nhà hát Tuổi trẻ lại tổ chức chuỗi biểu diễn kịch Lưu Quang Vũ. Năm nay đã lên kế hoạch, các diễn viên đã tập xong các vở, vé đã bán,... cuối cùng cũng tạm dừng tới tận 17/9 nếu tình hình dịch bệnh ổn sẽ tiếp tục.
Nhiều nghệ sĩ kêu trời vì đã quá nhớ sân khấu. Lãnh đạo các nhà hát loay hoay, xoay sở đảm bảo đời sống tối thiểu cho anh em nghệ sĩ.
Nhà hát online liệu có khả thi?
Cách đây hơn 3 tháng, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Tạ Quang Đông đã có cuộc họp với lãnh đạo Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) về việc triển khai xây dựng Nhà hát Online.
Thứ trưởng Tạ Quang Đông nhận xét các nhà hát chưa có sự quan tâm đúng mực đến vấn đề quảng bá sản phẩm nghệ thuật trên truyền hình, bởi vậy nếu đơn vị quản lý nhà nước, cụ thể là Cục NTBD có một kênh riêng để quản lý, giới thiệu các loại hình nghệ thuật đến công chúng thì đó là một việc làm cần thiết và hữu ích trong thời đại công nghệ số như hiện nay.
Cảnh trong vở Hoa cúc xanh trong đầm lầy của Nhà hát Tuổi trẻ. Ngay sau đó, Cục NTBD xây dựng kế hoạch trình lãnh đạo Bộ VHTT&DL xem xét bao gồm: phối hợp làm việc các kênh truyền thông; tìm các nguồn hỗ trợ xã hội; lựa chọn những địa điểm thu phát; xây dựng phương án thuê đơn vị hỗ trợ kỹ thuật; xây dựng dự kiến phát sóng…Tuy nhiên, khi đợt 1 dịch Covid-19 tại Việt Nam lắng xuống, Bộ VHTT&DL lại có sự thay đổi.
Bộ VHTTD&DL chuyển hướng kích cầu, kéo khán giả tới rạp bằng cách hỗ trợ 12 đơn vị nghệ thuật trực thuộc Bộ địa điểm biểu diễn - Nhà hát Lớn. Từ đầu tháng 6, các nhà hát tưng bừng ra vở cụ thể Nhà hát Kịch Việt Nam diễn mở màn vở kịch Bệnh sĩ gây tiếng vang lớn, tiếp theo là các nhà hát khác và... kế hoạch về 'Nhà hát online' không được đả động đến.
Theo Phó Cục trưởng Cục NTBD Trần Hướng Dương dù đã trình kế hoạch nhưng thay đổi nên cho tới nay vẫn chưa có kế hoạch mới và cụ thể nào về Nhà hát online cả.
“Chưa có kế hoạch cụ thể, chưa triển khai thì chưa thể nói mắc ở chỗ nào”, ông Trần Hướng Dương nói.
NSƯT Xuân Bắc - Phó giám đốc phụ trách Nhà hát Kịch Việt Nam bày tỏ khi Thứ trưởng Tạ Quang Đông nêu ý tưởng cá nhân anh đã rất ủng hộ. Anh còn xung phong sẽ hỗ trợ nhân lực và bàn kế hoạch triển khai Nhà hát online một cách bài bài.
Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, khi hỏi về việc này, NSƯT Xuân Bắc cũng chia sẻ thật: "Chúng tôi chưa có kế hoạch cụ thể, chưa thành hình hài gì cả. Với lại hiện tại quá nhiều việc các đơn vị nhà hát phải lo nên chưa nghĩ gì tới việc giới thiệu tác phẩm của mình ở Nhà hát online cả".
Trong khi đó, đại diện quản lý một nhà hát khác cũng chia sẻ: "Sân khấu là phải có khán giả. Một buổi biểu diễn ít khán giả, diễn viên trên sân khấu diễn hoàn toàn khác với một buổi mà các tràng pháo tay hay những giọt nước mắt của khán giả lăn dài. Khác lắm! 'Nhà hát online' có thể giới thiệu với khán giả cả nước vở kịch của nhà hát nhưng rồi sao thu hút được thói quen tới rạp xem kịch của khán giả được. Với lại, để xem online, có vô số thứ để khán giả chọn lựa chứ xem gì kịch. Đã gọi là sân khấu kịch là phải xem trực tiếp".
NSƯT Hoàng Xuân Bình, Phó giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam cho biết, chủ trương xây dựng 'Nhà hát online' xuất phát từ thực tế dịch bệnh khiến các nghệ sĩ phải tạm xa sân khấu. Dừng biểu diễn nhưng nghệ sĩ vẫn đau đáu với nghề, lo nghề mai một.
Nhưng nhìn thoáng ra, NSƯT Hoàng Xuân Bình đặt dấu hỏi rằng, thời buổi 4.0 công nghệ thông tin, chúng ta có giáo dục trực tuyến, ngành y trực tuyến mà nghệ thuật lại không trực tuyến được sao?
“Nghệ thuật là tương tác nghệ sĩ với biên đạo, nhạc sĩ, ca sĩ và cần khán giả. Bây giờ khán giả không đến nhà hát trực tiếp được thì họ có thể xem trực tuyến. Tôi cho rằng đây là điểm phù hợp với thực tế để triển khai Nhà hát online” - NSƯT Hoàng Xuân Bình cho biết.
Tình Lê
Bài 2: 'Nhà hát online' trên thế giới có gì đặc biệt?
Cú hích lớn cho sân khấu sáng đèn
12 Nhà hát sẽ đồng loạt biểu diễn bắt đầu từ 23/5 để kéo khán giả trở lại với sân khấu sau thời gian giãn cách vì Covid-19.
" alt="Có giáo dục trực tuyến, tại sao lại không thể có Nhà hát online?">Có giáo dục trực tuyến, tại sao lại không thể có Nhà hát online?
-
Các nghệ sĩ được cấp mỗi người một phòng để ở. Trong mỗi phòng ở khu dưỡng lão này, những tấm hình thuở vàng son của họ được treo đầy trên vách. Những nụ cười, những ánh mắt của một thời vang bóng được lưu giữ như báu vật.Tiếng nổ sân khấu trong ký ức hãi hùng của nghệ sĩ Thiên Kim" alt="Cuối đời cô đơn của nghệ sĩ lừng lẫy Sài thành"> Cuối đời cô đơn của nghệ sĩ lừng lẫy Sài thành
-
Nhận định, soi kèo Bremen vs Mainz, 02h00 ngày 1/2: Trở lại mạch thắng
-
Trường Đại học Thủ Dầu Một cần phối hợp với các bệnh viện đào tạo sinh viên. Ảnh: Hoàng Anh Trước thực tế này, tọa đàm nhằm tập hợp các nghiên cứu, định hướng chiến lượng tạo cơ sở khoa học cho việc đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y - dược, đáp ứng nhu cầu tỉnh Bình Dương và vùng Đông Nam bộ.
Phát biểu khai mạc tọa đàm, TS. Đoàn Ngọc Xuân - Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ Dầu Một cho biết, để khỏa lấp khoảng trống sự thiếu hụt nhân lực làm việc trong ngành y tế, trường đã xác định việc đào tạo và phát triển các ngành học y - dược là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong sứ mệnh của một trung tâm đào tạo, khoa học công nghệ của tỉnh Bình Dương và vùng Đông Nam Bộ.
Bước đầu tham gia vào lĩnh vực đào tạo y - dược, xác định đào tạo ngành này khó, cần có những bước đi thận trọng, TS. Đoàn Ngọc Xuân khẳng định, tọa đàm là dịp để nhà trường lắng nghe các chuyên gia y tế, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục hiến kế các giải pháp góp phần nâng cao năng lực ngành y tế tỉnh Bình Dương, đặc biệt là công tác đào tạo ngành y dược của nhà trường trong giai đoạn đặt nền móng mở ngành đào tạo.
Chia sẻ tại hội thảo, PGS.TS, BSCK2 Trần Văn Hưởng - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Nam Anh cho rằng, nguồn nhân lực là then chốt, là điều kiện quyết định để ngành y tế tỉnh Bình Dương cùng với trường Đại học Thủ Dầu Một thành công để phát triển đào tạo khối ngành sức khỏe.
Do đó, Bình Dương cần phải xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt trong thu hút, giữ chân các chuyên gia, bác sĩ đến công tác, giảng dạy. Để tăng cường đội ngũ nhân lực giảng dạy ngành khoa học sức khỏe cho trường, tỉnh cần có chính sách đào tạo, bồi dưỡng lực lượng đội ngũ y bác sĩ công lập, ngoài công lập tại địa phương hội đủ tiêu chí về nghiệp vụ sư phạm, đáp ứng yêu cầu giảng dạy.
Hiến kế cho nhà trường, PGS.TS, BSCKII. Trần Văn Hưởng lưu ý trường Đại học Thủ Dầu Một cần đẩy mạnh kết nối, hỗ trợ từ các trường đại học y dược trong cả nước, các cơ sở y tế công lập, ngoài công lập để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.
Xác định sức khỏe người dân là trung tâm, đặt người dân làm chủ thể, phát triển ngành y tế Bình Dương là để phục vụ người dân, ThS, BS. Trần Quốc Thành - Phó Chủ tịch Hội Khoa học sức khỏe tỉnh Bình Dương đề xuất, tỉnh Bình Dương và Trường Đại học Thủ Dầu Một cần xây dựng chiến lược với lộ trình ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Trước mắt, trường cần tập trung đào tạo hệ cơ bản là cử nhân y khoa. Giải pháp lâu dài là nhà trường phải tiến tới đào tạo bác sĩ, đào tạo điều dưỡng, cùng các chuyên ngành khác để đảm bảo nhu cầu cán bộ y tế theo từng chuyên khoa, từng lĩnh vực.
Ngoài ra, ThS, BS. Thành cũng kiến giải, trong quá trình phát triển, trường cần đẩy mạnh ký kết hợp tác với các bệnh viện, cơ sở y tế nhằm đảm bảo đầu ra cho “sản phẩm đào tạo”, mô hình hợp tác viện - trường là giải pháp tạo môi trường thực hành cho sinh viên y khoa, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo khối ngành khoa học sức khỏe.
Dưới góc độ nhà quản lý, ông Quách Trung Nguyên - Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương khẳng định, Sở Y tế sẽ phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong thúc đẩy triển khai phát triển khối ngành đào tạo sức khỏe. Qua những ý kiến đóng góp của các chuyên gia, đại biểu, Sở Y tế ghi nhận và có trách nhiệm tham mưu cho chính quyền tỉnh ban hành cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi nhất để công tác đào tạo y tế của tỉnh phát triển, đáp ứng yêu cầu thực tiễn về công tác khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe của nhân dân trong tỉnh, và vùng Đông Nam Bộ.
Ngô Huyền
" alt="Bình Dương: Tọa đàm về nâng cao nguồn nhân lực ngành y dược">Bình Dương: Tọa đàm về nâng cao nguồn nhân lực ngành y dược