Theo hãng sản xuất Klein Vision, hiện AirCar đã hoàn thành hơn 40 giờ bay thử nghiệm, bao gồm bay ở độ cao 8.200 feet (2,5 m) và đạt tốc độ bay tối đa 190 km/h.
Sau khi hạ cánh xuống Thủ đô Bratislava, chiếc AirCar Prototype 1 đã biến thành một chiếc ô tô và được điều khiển đi vào trung tâm thành phố bởi Giám đốc điều hành của Klein Vision, Stefan Klein và người đồng sáng lập công ty Anton Zajac.
Xem Video:
"Ô tô bay đã không còn là một khái niệm", Zajac nói trong thông cáo báo chí. "Nó đã biến khoa học viễn tưởng thành hiện thực."
Klein Vision hiện đang trong quá trình thử nghiệm và phát triển một model mới có tên là AirCar Prototype 2 và sẽ được trang bị động cơ 300 mã lực. Nó dự kiến có thể di chuyển với tốc độ tối đa 300 km/h và có phạm vi hoạt động 1.000 km.
Hãng cũng có kế hoạch phát triển các mẫu AirCar ba và bốn chỗ ngồi, cũng như các phiên bản động cơ đôi và đổ bộ.
Ngày càng có nhiều công ty khám phá tiềm năng của các phương tiện bay bất chấp các rào cản bao gồm cả sự an toàn và độ tin cậy. Các phương tiện bay này sẽ đối mặt với việc hoạt động trong vùng trời đông đúc, gần các máy bay không người lái nhỏ và cả các máy bay truyền thống, đồng thời có thể mất rất nhiều năm để được cấp phép và sử dụng phổ biến.
Trước đó, Uber và Hyundai đã công bố kế hoạch cho một chiếc taxi bay chạy bằng điện tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng năm ngoái ở Las Vegas. Michael Cole, Giám đốc điều hành của Hyundai tại châu Âu, cho biết họ đang làm việc "rất tích cực" cho chương trình này.
Vào tháng 2 vừa qua, Volkswagen cũng cho biết họ đang xem xét các phương tiện bay ở Trung Quốc. Trong khi đó, Porsche, Daimler và Toyota đều đã hỗ trợ các công ty khởi nghiệp máy bay cất và hạ cánh thẳng đứng bằng điện (eVTOL).
Vào tháng 8/2020, công ty Nhật Bản Sky Drive Inc. đã tiến hành cuộc trình diễn công khai đầu tiên một phương tiện bay. Chiếc xe đã cất cánh từ Trường thử nghiệm của Toyota và đi vòng quanh khoảng 4 phút.
Phương Ánh(Theo CNN)
Bạn hài lòng hay thất vọng với chiếc xe đầu tiên của mình? Hãy chia sẻ câu chuyện mua ô tô lần đầu tiên của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Hãng NFT bắt đầu nhận đặt hàng mẫu ôtô bay Aska. Phương tiện di chuyển này sẽ bán ra vào năm 2026 và mức giá lên đến 789.000 USD đối với phiên bản giới hạn.
" alt=""/>Ô tô bay hoàn thành chuyến bay thử nghiệm kéo dài 35 phútTrẻ em lên mạng cần được bảo đảm an toàn - Ảnh chụp màn hình
Về phía phụ huynh, theo khảo sát an toàn trực tuyến các bậc phụ huynh tại Việt Nam thực hiện bởi Qaltrics và Google cho thấy 71% phụ huynh có con nhỏ học các lớp trực tuyến trong thời điểm đại dịch Covid-19 đều có quan ngại về vấn đề an toàn trên mạng nhưng hơn một phần ba số phụ huynh được phỏng vấn chưa bao giờ nói chuyện với trẻ nhỏ về vấn đề an toàn trên mạng.
Trước thực trạng trên, dự án “Em an toàn hơn cùng Google” được triển khai với mong muốn trang bị cho trẻ các kiến thức, công cụ cần thiết để trẻ em có thể tự bảo vệ, phát triển an toàn lành mạnh trên môi trường mạng, đồng thời nâng cao nhận thức cho các bậc phụ huynh để trở nên tự tin cùng con lên mạng an toàn. Đây cũng là sự hưởng ứng của Google đồng hành cùng Cục An toàn thông tin (ATTT), Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), cho chương trình cấp quốc gia “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh và sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025”.
“Em an toàn hơn cùng Google” là một dự án giáo dục, thúc đẩy việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số một cách an toàn và tự tin dành cho trẻ từ 7-13 tuổi. Dự án với giáo trình được thiết kế đặc biệt để hướng dẫn trẻ sử dụng Internet một cách an toàn, cẩn trọng và tránh các hành vi xấu có nguy cơ ảnh hưởng tới trẻ, cũng như dạy trẻ các nguyên tắc cơ bản về an toàn kỹ thuật số và quyền công dân số để các em có thể tự tin khám phá thế giới trực tuyến. Dự án này là một phần của Sáng kiến ‘An Toàn Hơn Cùng Google’ dành cho Việt Nam.
Tại Việt Nam, dự án sẽ do Google phối hợp cùng Trung tâm Tư vấn Sức khỏe Gia đình và Phát triển Cộng đồng (C.F.C) triển khai. CFC hỗ trợ đào tạo các giảng viên nguồn cho chương trình và phổ biến chương trình đến các trường học, phụ huynh và học sinh ở Việt Nam qua các hội thảo.
Theo ông Nguyễn Đức Tuân, Quyền Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam, Cục ATTT đánh giá rất cao việc ra mắt chương trình “Em an toàn hơn cùng Google” hay “Be Internet Awesome”. Ở Việt Nam Google là nền tảng phổ biến được nhiều người sử dụng trong đó có trẻ em, do đó chương trình này góp phần nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức kỹ năng về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, giúp trẻ em sử dụng Internet một cách tỉnh táo, thông minh, tử tế, mạnh mẽ và can đảm.
Ông Tuân cho biết, với việc lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam với ngôn ngữ tiếng Việt cùng nội dung vô cùng phong phú phù hợp với trẻ em Việt Nam, sáng kiến này sẽ góp phần thực thi tốt và hiệu quả chương trình Bảo vệ trẻ em do Thủ tướng Chính phủ ban hành, thể hiện một cách rất rõ vai trò và trách nhiệm tích cực của Google đối với việc bảo vệ trẻ em Việt Nam.
Là một trong những hoạt động hợp tác của Cục ATTT với Google trong việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, ông Nguyễn Đức Tuân mong rằng chương trình “Be Internet Awesome - Em an toàn hơn cùng Google”, sẽ là một công cụ hiệu quả để hỗ trợ bảo vệ trẻ em Việt Nam trước các rủi ro trên môi trường mạng, đồng thời góp phần thúc đẩy trẻ em Việt Nam có thể tương tác sáng tạo lành mạnh trên môi trường này.
Tại Việt Nam, “Em an toàn hơn cùng Google-Be Internet Awesome (BIA) được sự đồng hành của các đại sứ an toàn mạng như: Bà Nguyễn Thúy Uyên Phương, nhà sáng lập hệ thống giáo dục Tomato Kids dành cho trẻ em; bà Trần Thu Hà, nhà báo, tác giả nhiều tác phẩm sách chuyên đề về giáo dục trẻ em; Nghệ sĩ Ưu tú Xuân Bắc; ca sĩ Đoan Trang và ông Lê Bá Anh, nhà sáng lập kênh YouTube Toystation với nhiều nội dung hướng đến trẻ em và gia đình. Với sự ảnh hưởng tích cực trên truyền thông, sự đồng hành của các đại sứ an toàn mạng sẽ giúp chia sẻ và lan toả nhận thức về vấn đề an toàn trực tuyến và cũng như những kiến thức, kinh nghiệm hữu ích trong việc giáo dục trẻ để trở thành những nhà thám hiểm tự tin trong thế giới Internet.
Lê Mỹ
Tiếp xúc với các thông tin giả, bị bắt nạt, để lộ thông tin cá nhân.. là những nguy cơ xâm hại trên mạng xã hội mà trẻ em, đặc biệt trong lứa tuổi 11 đến 16 tuổi thường gặp phải.
" alt=""/>Dạy trẻ tham gia an toàn và tự tin trên môi trường mạngGiải nhất thuộc về Hoàng Nhật Minh (Lớp 9A14, Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa, Quận 1), với thiết kế mô hình nhà kính thông minh thu nhỏ phục vụ dạy và học các nhóm ngành khoa học và công nghệ (STEM).
Các giải khác được trao cho nhiều sáng kiến, giải pháp liên quan cuộc sống hiện đại của đô thị như Robot xử lý rác bằng năng lượng mặt trời, Thùng rác thông minh, Máy cho vật nuôi ăn tự động; hoặc các sản phẩm liên quan phòng dịch như Bộ sát khuẩn tự động - Phòng chống Covid-19, Máy rửa tay sát khuẩn tự động, Mô hình máy phát khẩu trang tự động - phòng chống Covid-19,…
Cuộc thi nhằm phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của thanh thiếu nhi thành phố, ứng dụng có hiệu quả các sản phẩm sáng tạo của các em học sinh vào sản xuất và đời sống từ đó góp phần phát triển kinh tế – xã hội, tạo môi trường giao lưu, học tập và chia sẻ kiến thức giữa các câu lạc bộ, đội, nhóm học thuật, sáng tạo, nghiên cứu khoa học.
Sau các vòng thi tại các quận huyện, ban tổ chức đã tiến hành hội thu sản phẩm dự thi cấp thành phố từ ngày 17/5 - 16/6/2021 tại Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh với 146 mô hình, sản phẩm từ 91 trường Tiểu học, THCS, THPT của 20 Quận, Huyện, TP. Thủ Đức và ĐHQG-HCM.
Hải Đăng
Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Châu Âu có sứ mệnh xây dựng, kết nối cộng đồng trí thức người Việt toàn cầu và liên kết, hợp tác, cống hiến để mang lại giá trị thực tiễn cho Việt Nam.
" alt=""/>TP.HCM: Trao giải các sản phẩm sáng tạo đô thị thông minh cho thanh thiếu niên