Hình ảnh mới nhất của tài tử gạo cội khi xuất hiện cùng trợ lý tại quán ăn gần nhà. |
"Nhìn Tạ Hiền năm nay 82 tuổi vẫn phong độ, dẻo dai, người ta bất giác lại thấy xót cho một ngôi sao võ thuật mang về cho Hong Kong niềm tự hào to lớn”, phóng viên nhận xét.
Theo tờ On, hình ảnh này vốn không còn xa lạ với người dân Hong Kong từ nhiều năm nay. Nguyên nhân khiến sức khỏe nam diễn viên xuống dốc được cho là là những vết thương khi đóng phim thời trẻ đã làm ông mắc bệnh về xương khớp nặng. Không chỉ thế, cân nặng 100kg cũng khiến “vua võ thuật” gặp vấn đề về tim mạch, huyết áp và đường huyết.
Hồi tháng 5, con dâu Hồng Kim Bảo là Châu Gia Úy đã bật khóc khi nói về sức khỏe của cha chồng khi xuất hiên trong một show truyền hình.
Hồng Kim Bảo dù sở hữu thân hình tròn trịa nhưng được xếp vào hàng "ngũ đại cao thủ" của làng giải trí Hong Kong. |
“Tôi rất lo lắng cho sức khỏe của cha. Dù cha có tuổi, ông chưa bao giờ nghỉ ngơi, ngày ngày chuyên tâm vì công việc. Mỗi khi ông về nhà đều trong tình trạng kiệt sức. Tôi nhớ cha không thể cử động nổi, bế cháu cũng không được khi trở về từ phim trường Ông nội đặc công”, cô nói.
Hồng Kim Bảo sinh năm 1952, hoạt động đa dạng với các vai trò diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất, chỉ đạo võ thuật...Ông được xem là cây đại thụ của làng phim võ thuật Hong Kong và châu Á và một trong những người đi đầu của thể loại phim hành động - hài và phim cương thi trong thập niên 1980. Các tác phẩm tiêu biểu của ông như: Quỷ đả quỷ, Ngũ phúc tinh, Kế hoạch A, Lâm Thế Vinh,...
Thúy Ngọc
– Từng được xem là "anh cả" của dòng phim võ thuật Hong Kong, ngôi sao gạo cội khiến nhiều người phải xót xa khi không thể đi lại ở tuổi xế chiều.
" alt=""/>Hồng Kim Bảo sức khỏe sa sút, phải có người dìu khi ra ngoàiMột trường hợp "cua rơ" đạp xe đi vào đường Võ Nguyên Giáp bị CSGT xử lý (Ảnh: Văn Hiệp).
Thiếu tá Ngô Tuấn Nam, cán bộ Đội CSGT đường bộ số 15 (Phòng CSGT Hà Nội), ứng trực trên tuyến đường Võ Nguyên Giáp vào sáng sớm 7/12 cho biết, khoảng 5h30 cùng ngày, trên đường Võ Nguyên Giáp có 3 trường hợp người nước ngoài đạp xe đi vào phần đường ô tô hướng từ sân bay Nội Bài về cầu Nhật Tân.
"Sau khi phát hiện 3 trường hợp vi phạm, tổ công tác đã hướng dẫn những người này di chuyển vào khu vực đường gom theo lối rẽ về xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh để tránh gặp nguy hiểm khi đi vào làn ô tô", Thiếu tá Nam nói.
Đại diện Phòng CSGT Hà Nội cho hay, sau thời gian dài xử lý kết hợp tuyên truyền, hiện tượng người dân đi xe đạp thể dục vào phần đường dành cho ô tô trên tuyến đường Võ Nguyên Giáp đã giảm.
"Tuy nhiên, trước phản ánh vẫn còn một số người cố tình vi phạm, hằng ngày Phòng CSGT Hà Nội vẫn giao đội địa bàn cắt cử các tổ tuần tra, kết hợp xử lý trên tuyến, bảo đảm an toàn giao thông", Phòng CSGT Hà Nội thông tin.
Xuyên đêm xử lý xe chở quá khổ trên đường Vành đai 3
Ngày 7/12, Phòng CSGT Hà Nội thông tin, đêm 5/12, rạng sáng 6/12, tổ tuần tra kiểm soát của Đội CSGT đường bộ số 14 làm nhiệm vụ trên tuyến Vành đai 3 đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp ô tô tải chở hàng vượt quá giới hạn quy định.
Cụ thể, lúc 22h15 ngày 5/12, tại đường Vành đai 3 trên cao (lối xuống quốc lộ 1B, cảnh sát phát hiện ô tô tải BKS 99C-143.xx do anh N.K.C. (27 tuổi, quê Bắc Ninh) điều khiển chở hàng hóa là cọc tre.
Qua kiểm tra, CSGT phát hiện chiếc xe trên chở hàng quá chiều cao cho phép 3,71m. Tổ công tác đã lập biên bản vi phạm hành chính với anh C., tạm giữ giấy phép lái xe để xử lý.
Khoảng một giờ sau, tổ công tác phát hiện xe đầu kéo BKS 15H-102.xx kéo theo rơ moóc BKS 15R-184.xx, trên xe chở theo 4 kết cấu bê tông có dấu hiệu vi phạm, lưu thông trên Vành đai 3 trên cao.
Qua kiểm tra, cảnh sát phát hiện xe này chở hàng vượt quá chiều dài phía sau thùng xe trên 10% (quá 2,25m). Tổ công tác đã lập biên bản vi phạm hành chính với người điều khiển xe là anh V.D.K. (48 tuổi, quê Tuyên Quang), đồng thời tạm giữ giấy phép lái xe để xử lý.
" alt=""/>CSGT Hà Nội xử lý 15 "cua rơ" đạp xe trên đường Võ Nguyên GiápDân tộc Chứt ở bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) có 37 hộ dân với 135 nhân khẩu. Trong số này, có 42 học sinh ở độ tuổi tới trường; 8 em lứa mầm non và 15 em học ở trường tiểu học tại xã.
Lúc chúng tôi tới nơi cũng đã gần ngày bế giảng năm học.
Ngoài 17 học sinh học trường Dân tộc nội trú (thị trấn Hương Khê), 2 em học ở tỉnh khác thì có 8 em lứa mầm non và 15 em học ở trường tiểu học tại xã. |
Đưa giấy bút cho em Hồ Văn Ngọc, học lớp 3B, trường tiểu học Hương Liên, chúng tôi "nhờ" viết ra những chữ cái, con số và tên tuổi.
Sau một hồi hí hoáy, em Ngọc chỉ viết được dãy chữ cái"a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê"rồi cắn đầu bút. Chúng tôi bảo Ngọc viết tên mình thì em lí nhí: "Em chỉ biết từng này thôi".
Em Hồ Thị Thu, học lớp 3A, viết tên mình nhưng sai chính tả. |
Với sự trợ giúp từ các bạn, em Hồ Thị Thu, học lớp 3A cũng đã viết ra tên của mình với nét chữ nguệch ngoạc và sai…chính tả: "Hồ thu thu".Thu cũng chỉ bập bẹ viết được ít chữ cái, con số đơn giản.
Em Hồ Viết Luận, học lớp 2A thì chỉ viết được mỗi chữ"a" còn hỏi gì em cũng lắc đầu nguầy nguậy: "Em không biết".
Trong số 15 học sinh Chứt, chỉ có mỗi em Hồ Thị Xuân Hiên là khá hơn |
3/15 họcsinh Chứt biết viết "sơ sơ"
Cùng chung cách hỏi như vậy, chúng tôi thực sự bất ngờ khi chỉ có mỗi em Hồ Thị Xuân Hiên (học lớp 4B) viết rõ tên mình và làm đúng vài phép toán đơn giản.
Là người có thâm niên 15 năm bám bản, giúp người Chứt hòa nhập với cộng đồng, Trung tá Dương Thanh Tịnh- Tổ trưởng tổ công tác cắm bản Rào Tre (BĐBP Hà Tĩnh) nói, ngay đến việc đi học, phải có người gọi thì các em mới chịu tới trường.
Có những buổi, đang học ở lớp nhưng "không thích" thì các em lại bỏ về đi chơi. Bố mẹ lại không biết chữ nên cũng không bao giờ quan tâm tới việc học của con.
Trao đổi với VietNamNet,thầy Trần Văn Đạt, giáo viên trường tiểu học Hương Liên cho biết, hiện chỉ có 3/15 học sinh biết đọc, biết viết "sơ sơ".
Còn lại, kiến thức của học sinh lớp 2, 3, 4 không bằng học sinh lớp 1 của người Kinh.
Theo thầy giáo, 3 ngày cho học chữ "a" thì nhớ, nhưng sang ngày thứ 4, hỏi lại thì các em lại quên.
Bình thường, vào buổi sáng, các em học sinh Chứt vẫn tới trường Tiểu học Hương Liên nhưng chủ yếu là học cách "hòa nhập" với học sinh người Kinh.
Khoảng gần 3 tháng cuối học kỳ II, nhà trường tổ chứccho 15 em học sinh Chứt tập trung vào buổi chiều để học chữ cái, chữ số nên cóphát triển…đôi chút.
Nhưng rồi qua nghỉ hè, sang năm thì "bắt đầu lại từ đầu".
Sẽ bỏ học nếu ở lại lớp
“Năng lực của học sinh Chứt cách xa người Kinh. Nếu cứ cho học học chung thì số học sinh Chứt chắc chắn mù chữ”, ông Đinh Xuân Thường, Bí thư xã Hương Liên (Hương Khê, Hà Tĩnh) nói.
Ông Đinh Xuân Thường |
Kết thúc năm học, các em lại được lên lớp "đều đều” bởi nếu cho ở lại lớp, các em sẽ…bỏ học vì tự ái.
Ông Thường xác nhận có nhiều học sinh Chứt không biết chữ, dù học lớp 3, lớp 4.
Đầu học kỳ II năm học 2014 - 22015, Phòng GD&ĐT huyện hương Khê đã tiến hành khảo sát năng lực của học sinh Chứt thì nhận ra vấn đề. Sau đó, phòng đã giao cho trường dạy phụ đạo vào buổi chiều cho số học sinh này.
"Việc khảo sát tiến hành muộn, hợp lý hơn thì phải đầu năm để thầy cô giáo có thể bám sát từng em, có phương án dạy phù hợp ", ông Thường nhận xét.
Vào dịp hè, Tổ công tác cắm bản của BĐBP Hà Tĩnh lại tổ chức lớp học phụ đạo cho những học sinh Chứt và thầy cô chính là những sinhviên tình nguyện.
Tuy nhiên, những lớp học "chữa cháy" cũng chỉ kéo dài không quá một tháng nên các em tiếp thu không được là bao.
Thầy Lê Mạnh Hà |
Thầy Lê Mạnh Hà, Hiệu trưởng trường tiểu học Hương Liên cho biết, nhà trường chỉ tập trung dạy tiếng Việt để giúp học sinh Chứt hòa nhập, làm quen với người Kinh, còn việc học kiến thức thì “không quá nặng nề”.
Tuy nhiên, cuối năm nhà trường sẽ kiểm tra lại kiến thức học sinh Chứt, những em nào không đáp ứng đủ yêu cầu thì chưa cho lên lớp ngay mà vào ngày hè sẽ cho ôn lại. Việc tổ chức lớp phụ đạo buổi chiều cho học sinh Chứt được thầy cô dạy bằng sự tâm huyết với học sinh, chứ không có kinh phí hỗ trợ, kể cả chuyện ăn bán trú của các em.
Trao đổi với VietNamNet,ông Nguyễn Hồng Tư, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học Sở GD&ĐT Hà Tĩnh thông tin, Sở liên tục chỉ đạo cácthầy, cô giáo kèm cặp học sinh Chứt. Thế nhưng, để giúp các em tiến bộ trong học hành, cần phải có giải pháp đồng bộ, chứ không riêng gì trách nhiệm của ngành giáo dục.
Trung tá Dương Thanh Tịnh, Tổ trưởng tổ công tác cắm bản rào Tre (BĐBP Hà Tĩnh) đè xuất: Buổi sáng vẫn cho các em theo học lớp với học sinh Kinh đểgiúp các em hòa nhập. Còn buổi chiều, sẽ mở lớp ở đơn vị, nhà trường chỉ cần cử2 thầy, cô giáo qua dạy. Ý tưởng này đang chờ quyết định từ trường tiểu họcHương Liên. |