Tết Trung thu không chỉ là ngày lễ của trẻ em mà còn có ý nghĩa với tất cả mọi người. Vào ngày này,âmlễcúngrằmThángTếtTrungThucầnnhữnggìmu ngoại hạng anh nhiều gia đình có truyền thống sum họp thể hiện sự báo hiếu, biết ơn ông bà, cha mẹ.
Theo phong tục dân gian, ngày tết Trung thu nhiều nhà treo đèn lồng, rước đèn ngắm trăng, múa lân đốt pháo… Bên cạnh đó, các gia đình cũng chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng 8 để tưởng nhớ tổ tiên, cầu mong được bình an, may mắn, tài lộc.
Theo nghệ nhân ẩm thực Phạm Thị Ánh Tuyết (Hà Nội) mâm cúng Rằm tháng 8 có thể chuẩn bị các món ăn chay hay mặn. Nếu không có điều kiện và thời gian, một số gia đình có thể chuẩn bị hoa quả, bánh kẹo đơn giản để thắp hương vào sáng ngày rằm.
Đối với mâm cúng mặn, người nội trợ có thể chuẩn bị gà, xôi, các món ăn truyền thống hoặc theo khẩu vị gia đình… Ngoài ra, mâm cúng Rằm tháng 8 cần có những loại trái cây như: nải chuối chín, quả bưởi (mang ý nghĩa cầu mong những điềm lành), quả hồng (mang ý nghĩa của sự no đủ), quả na (mang ý nghĩa sinh sôi), quả lựu (tượng trưng cho sự may mắn)...
Các loại quả trong mâm cỗ truyền thống thường có cả quả xanh, quả chín, mang ý nghĩa âm - dương hòa hợp, cân bằng theo quan niệm người xưa.
Ngoài ra, mâm cúng không thể thiếu bánh Trung thu nướng và bánh dẻo. Hai loại bánh này thường có hình tròn và hình vuông tượng trưng cho trời đất, hoặc có thể là hình cá chép, hay chú lợn béo tròn.
Nhiều gia đình cũng chuẩn bị các loại trà như trà sen, trà hoa nhài, trà mạn… để dùng cùng bánh.
Bình hoa tươi cúng Rằm tháng 8 có thể sử dụng nhiều loại hoa khác nhau.
Trong dịp này, người khéo tay có thể cắt tỉa bưởi, dưa hấu thành hình các con vật với mục đích tạo niềm vui, thích thú cho trẻ nhỏ.
Vào Tết Trung thu, người xưa còn có tục lệ cúng tiến sĩ giấy. Sau khi thiếu nhi phá cỗ, tiến sĩ giấy sẽ được để trên bàn học với mong muốn trẻ con học hành tiến tới, đỗ đạt.
Thông thường, cỗ trông trăng sẽ không cần bày lên bàn thờ mà chỉ cần đặt lên một chiếc bàn rộng, có thể để trong nhà hoặc ngoài sân.
Sau khi gia chủ cúng vái xong, đợi đến khi nhang tàn, các thành viên trong gia đình cùng nhau quây quần để phá cỗ Trung thu.
Vịnh Nhi (Tổng hợp)
Chuyên gia gợi ý ngày giờ đẹp cúng ông Công ông Táo 2023
Hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, mỗi gia đình đều chuẩn bị mâm cỗ cúng tiễn ông Công ông Táo về trời.
NTK thời trang Đức Hùng sinh ra trong một gia đình khá giả ở phố cổ. Ngôi nhà số 9 Hàng Đậu truyền đến đời anh là đời thứ 4. Anh là con trai út, trên có 5 người chị gái. Bởi vậy, ký ức về ngày Tết với anh vừa ngọt ngào, ấm áp vừa rộn ràng bìu díu trong gian bếp ấm đượm lửa nồng của mẹ.
Cũng bởi lẽ ấy, mà bao thế hệ quá vãng và hiện sinh trong ngôi nhà số 9 Hàng Đậu này vẫn duy trì nếp ăn nếp ở ngày Tết chỉn chu chuẩn mực. Ngoài cánh cửa là con phố nườm nượp người xe, là Hà Nội mỗi ngày một đổi thay. Nhưng trong cánh cửa vẫn là chiếc bình gốm đựng bó mùi già tươi đón khách, vẫn là mâm cỗ chiều 30 bình dị mà tinh tế, không sơn hào hải vị, không hiện đại lai căng.
Mâm cỗ mà NTK Đức Hùng tả: “Gói gọn tuổi thơ, chứa chan ký ức, ăm ắp những hình ảnh xưa cũ dịu dàng và thiêng liêng của mẹ, của phố cổ thời “Hà Nội chờ đón Tết vắng bóng người đi, liễu rủ mà chi. Đêm tân xuân, Hồ Gươm sao lung linh. Khăn san bay lả lơi trên vai"
Nhà có 5 cô con gái lớn nhưng mẹ của NTK Đức Hùng luôn là người cầm trịch, làm chủ gian bếp. Các cô con gái chỉ đứng quanh hỗ trợ và học việc. Đức Hùng bảo, nhìn các chị hỗ trợ mẹ mới thấy việc nấu nướng của người xưa cầu kỳ, nghiêm khắc nhường nào.
Mâm cỗ xưa của gia đình người Hà Nội nhiều đời này từng rất đề huề theo đúng kiểu 6 bát 6 đĩa, từ bát măng, bát miến...
Đến bát bóng, bát nấm thả, bát mực... đến xôi gấc, chả quế, giò lụa, gà luộc, nem rán, hạnh nhân, nộm, tôm chiên…
Bát bóng truyền thống năm nào NTK Đức Hùng cũng làm để cúng Tổ tiên.
“Tôi không bao giờ quên hình ảnh bàn chân của mình giẫm lên xác pháo vỉa hè sau khi được đi chơi với bố mẹ ở Bờ Hồ. Xác pháo trải dài từ Hàng Ngang Hàng Đào qua chợ Đồng Xuân về đến Hàng Đậu. Cả những chiều 30 nhìn người ta hóa vàng, bụi hóa vàng bay trong mưa xuân lất phất bện vào nhang khói tạo ra cái mùi Tết cứ trở đi trở lại trong ký ức”.
Ngân An
Mâm cỗ cúng mùng 1 Tết cần những gì?
Mâm cỗ cúng mùng 1 Tết không thể thiếu đĩa thịt gà trống thiến, canh măng hầm hoặc canh bóng, miến, xôi, nem rán, thịt đông.
" alt="Mâm cơm cổ truyền chiều 30 Tết của NTK Đức Hùng"/>
NSƯT Hà Phương và NSND Tuyết Mai những ngày còn công tác tại Đài TNVN.
NSND Tuyết Mai là phát thanh viên một thời lừng danh của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV). Bà là phát thanh viên Đài tiếng nói Việt Nam đầu tiên được phong tặng danh hiệu NSƯT vào năm 1984 và danh hiệu NSND vào năm 1993.
NSND Tuyết Mai được mệnh danh là giọng đọc huyền thoại với các chương trình: "Đọc truyện đêm khuya", "Tiếng thơ", "Chương trình dành cho đồng bào xa Tổ quốc"....
Giọng đọc nghe như "rót mật vào tai", NSND Tuyết Mai đã góp phần tạo thương hiệu cho tiết mục "Đọc truyện đêm khuya" của VOV.
Clip giọng đọc của NSND Tuyết Mai trên VOV:
Rất nhiều người cho rằng NSND Tuyết Mai là người có một giọng đọc biến hóa, đầy sức chinh phục, sang sảng hào khí trong các bài bình luận, xã luận, có lửa trong những tin chiến thắng, các mệnh lệnh chiến đấu quan trọng của Đảng và Nhà nước, tăng thêm sức mạnh cho tiền tuyến và hậu phương, thúc dục kẻ lầm bước quay đầu trở về.
Nhưng để có được thương hiệu ấy, NSND Tuyết Mai cũng phải đổ nhiều mồ hôi, nỗ lực cho một thương hiệu, nỗ lực vì sự trông đợi và yêu mến của nhiều thế hệ thính giả. Cái nghề cứ tưởng nắng không tới mặt, mưa không tới đầu, hóa ra cũng đầy nhọc nhằn. Cứ nghĩ chỉ cần tròn vành, rõ chữ thôi là đủ, ai dè như người làm dâu trăm họ, áp lực của thời gian, của khen chê, sự kỳ vọng của người viết, trách nhiệm của người làm nghề, đọc làm sao để giải mã những chiêm nghiệm của cuộc đời gói trong từng trang viết, đọc làm sao để những trái tim đến với trái tim, để con người nghĩ về nhau mà sống cho đẹp đời đẹp đạo, điều đó thật chẳng dễ dàng gì.
Năm 1958, bà kết hôn với NSƯT Phan Phúc - Trưởng đoàn ca nhạc Đài tiếng nói Việt Nam. Hai vợ chồng có với nhau một người con gái là nhạc sĩ Phan Tuyết Minh. Sau nhiều năm kể từ khi NSND Tuyết Mai về hưu, trên nhiều nhạc hiệu trên sóng phát thanh, thính giả vẫn được nghe lời xướng của NSND Tuyết Mai.
Tình Lê
Tang lễ diễn viên 'Chiếc lá cuốn bay' sẽ có hơn nghìn người tham dự
Gia đình diễn viên Tangmo Pattaratida quyết định dời địa điểm tổ chức tang lễ để đảm bảo đón tiếp lượng khách viếng hàng nghìn người.
" alt="NSND Tuyết Mai 'Đọc truyện đêm khuya' qua đời"/>