Vợ chồng chị Luyến quê Vĩnh Phúc, vào Bình Dương lập nghiệp năm 1991. Sau khi gom hết tiền tiết kiệm, vợ chồng chị mua được hai mẫu đất rẫy, dựng lều ở.
“Mua đất xong, ông xã ở nhà vừa trông con vừa khai hoang đất trồng điều, nuôi gà, tỉa lúa. Còn tôi đi làm công nhân kiếm tiền đong gạo. Lúc đó, vợ chồng tôi con nhỏ, bố mẹ ở xa nên vất vả lắm”, chị Luyến kể.
Những năm sau, ngoài làm rẫy, vợ chồng chị Luyến còn bán hàng ở chợ, trồng thêm cây cao su nhưng kết quả không khả quan.
3 căn nhà yến của vợ chồng chị Luyến, giá xây hàng tỷ đồng giữa vùng quê Bình Dương.
Năm 2010, xã Minh Tân có hộ có thu nhập tốt nhờ xây nhà cho chim yến ở, vợ chồng chị Luyến cũng tò mò. “Lúc đó, vợ chồng tôi không biết gì về yến nên đến Lâm Đồng, Bình Phước, các nơi nuôi yến ở Bình Dương tham quan, tìm hiểu cách làm. Đi đến đâu, người ta cũng nói “chim trời cá nước” nên vợ chồng tôi không dám đầu tư", người phụ nữ quê Vĩnh Phúc nhớ lại.
Khi gặp một hộ ở huyện Dầu Tiếng có đến 9 căn nhà yến, căn nào cũng có chim vào nhiều, vợ chồng chị Luyến như “cá gặp nước”.
“Họ khuyên chúng tôi nên làm kinh tế từ mô hình này. Họ còn hứa, nếu vợ chồng tôi làm họ sẽ đến xây nhà, chia sẻ kinh nghiệm và cam kết có yến vào họ mới lấy tiền”, chị Luyến kể.
Chim yến bay vào nhà làm tổ.
Trở về, chị Luyến cùng chồng quyết định bán bớt đất rẫy cao su, gom tiền tiết kiệm xây căn nhà yến đầu tiên, diện tích 80m, tổng chi phí gần 1,2 tỷ đồng.
Xây nhà xong, trang thiết bị lắp đặt hoàn tất, bật loa dụ chim lên, vợ chồng chị Luyến thấp thỏm từng ngày, chiều chiều mang ghế ra ngồi chờ chim. "Mình bỏ cả tỷ xây nhà, nếu chim không vào tiếc lắm”, chị Luyến nói.
Khi những cặp yến đầu tiên bay lượn rồi “chui” vào nhà, hai vợ chồng nhìn nhau mừng rỡ. Chim về làm tổ ngày một nhiều, hơn một năm sau vợ chồng chị Luyến bắt đầu thu hoạch những mẻ yến thô đầu tiên.
“Lúc đó, ở xã chỉ có 3-4 căn nhà yến nên chim về nhà tôi nhiều lắm. Cứ 6h chiều, vợ chồng tôi đưa ghế ra ngồi ngắm từng đàn chim bay về, kêu ríu rít”, chị Luyến nhớ lại.
Các căn nhà xây kín mít, chỉ chừa 1-2 khoảng trống cho chim yến tối bay vào nhà nghỉ, sáng bay đi kiếm ăn.
Mỗi năm thu tiền tỷ nhờ lộc chim trời
Ban đầu, vợ chồng chị Luyến chỉ thu được mấy lạng tổ yến thô, sau đó tăng lên mấy kg một lần thu hoạch. Có lần, vợ chồng chị thu được 20-40kg tổ yến thô.
Thu hoạch tổ yến xong, chị Luyến sơ chế rồi mang đi bán, có khi bán cả sản phẩm thô. Chị chia sẻ, làm kinh tế bằng xây nhà cho yến ở phụ thuộc vào kỹ thuật xây nhà ban đầu và may mắn. Khi có chim vào nhà rồi, chủ phải thỉnh thoảng vào dọn phân, kiểm tra máy, dọn mạng nhện.
Nhà tôi may mắn hơn các hộ khác trong xã là nhờ xây nhà cho chim ở trước nên giờ chúng đã quen chỗ", chị Luyến nói.
Ngoài 3 căn nhà yến ở xã Minh Tân, vợ chồng chị Luyến còn hai căn ở nơi khác.
Sau khi có thu nhập tốt từ nuôi yến, anh Nguyễn Xuân Quyền (chồng chị Luyến) đi theo những người xây nhà yến đã có kinh nghiệm học kỹ thuật xây nhà, cách chọn gỗ, hướng gió, lắp âm thanh, bí quyết dụ yến để kiếm thêm thu nhập từ nghề này.
Học kỹ thuật thành thạo, anh Quyền đi xây nhà yến cho các hộ khác trong xã. Sau khi xây xong, anh chia sẻ kinh nghiệm dụ yến cho họ và cam kết có chim vào mới lấy hết tiền công.
Tiếng lành đồn xa, anh được nhiều người ở các vùng lân cận tìm đến xin chia sẻ kinh nghiệm. Hiện, anh cùng con trai nhận các hợp đồng xây nhà yến rồi thuê thêm nhân công cùng làm.
Các tổ yến thô sau khi làm sạch, con gái chị Luyến sẽ làm thành các sản phẩm từ yến mang đi nơi khác bán.
Chị Luyến cho biết, nhờ xây nhà nuôi yến thành công, kinh tế vợ chồng chị ngày càng khấm khá.
Hiện, mỗi năm, vợ chồng chị thu nhập tiền tỷ từ nuôi yến. Cụ thể, năm 2019 và năm 2020, vợ chồng chị thu về mỗi năm hơn 1 tỷ đồng. Đó là chưa kể các khoản thu từ các hợp đồng xây nhà yến của anh Quyền, trồng cây cao su và cửa hàng tạp hóa của chị.
"Nhờ có lộc chim trời vợ chồng tôi nuôi được hai con lớn đi học xong đại học, mua thêm đất trồng cây cao su và xây được thêm 5 căn nhà yến khác", chị Luyến kể.
Sau khi tốt nghiệp đại học, con trai chị làm ở một ngân hàng tại TP.HCM nhưng thu nhập không cao nên đã về phụ ba đi xây nhà yến. Con gái của họ, sau khi lấy chồng, sinh con cũng nghỉ việc về phụ bố mẹ sơ chế, làm các sản phẩm từ yến để tiêu thụ.
Bà Nguyễn Thị Thìn, Phó chủ tịch UBND xã Minh Tân cho biết, theo quy định hiện nay, người dân không được xây dựng nhà yến trong khu dân cư, vì tiếng ồn, ô nhiễm môi trường. Thời gian qua, chính quyền địa phương đã tuyên truyền cho người dân về vấn đề này. Đến nay, nhiều hộ trong vùng đã xây nhà yến cách khu dân cư theo đúng quy định.
Những hộ đã xây trước đó thì phải làm cam kết không mở máy gọi chim quá to, không mở máy vào giờ nghỉ trưa và sau 9h tối. Những hộ vi phạm cam kết, như vẫn xây nhà trong khu dân cư thì bị xử phạt hành chính và bị tịch thu hiện vật, phải dỡ bỏ phần đã xây. Với những hộ mở máy gọi chim quá to, nếu bị phản ánh cũng sẽ bị xử phạt theo quy định.
Xem thêm video: Chàng trai chăn bò Bình Định: Sự nổi tiếng giúp tôi có thu nhập bất ngờ
Tú Anh
Lộc trời từ 6 con yến, làng Bình Dương bỏ tiền tỷ xây nhà dụ chim về ở
Sau khi bốn con trai có gia đình riêng, vợ chồng bà Nhung bán đất xây nhà cho yến ở, giá 1 tỷ đồng. Hiện, vợ chồng bà đang chờ từng ngày để thu hồi vốn.
" alt="Xây nhà cho chim Yến ở, vợ chồng Bình Dương thu tiền tỷ" />Xây nhà cho chim Yến ở, vợ chồng Bình Dương thu tiền tỷ
Mì Reeva tiên phong sáng tạo với nguyên liệu tươi 100%
Lựa chọn mới cho cả gia đình
Đã chán ngấy những bàn tiệc giàu đạm, béo ngày Tết thì mì Reeva với nấm bào ngư và rong biển tươi giòn sần sật là một trong những món ăn thơm ngon, đổi vị, giải ngấy nhanh chóng, có giá trị dinh dưỡng.
Mì Reeva cao cấp thơm ngon, bổ dưỡng với nấm bào ngư và rong biển tươi 100%
Hương vị mì Reeva đa dạng cho cả gia đình lựa chọn với bộ 3 sản phẩm cùng gói nấm bào ngư tươi 100% từ Lẩu nấm chua cay, Bò nấm chua cay tới Lẩu nấm hải sản. Vị chua nhẹ, cay dịu của nước dùng kết hợp với nấm bào ngư tươi 100% cho tô mì thơm ngon khó cưỡng.
Mì Reeva với nấm bào ngư tươi dai giòn sần sật, giải ngấy tức thì
Đặc biệt, tháng 2/2021 Reeva ra mắt bộ sản phẩm có gói rong biển tươi 100% với hương vị mới lạ, độc đáo.
Nếu Hải sản rong biển mang đến hương vị hải sản chua cay đậm đà thì Xương thịt hầm rong biển là sự kết hợp “đỉnh cao” của hương vị Tonkotsu đặc trưng từ ẩm thực Nhật Bản và rong biển tươi giòn, kỳ vọng thỏa mãn vị giác của mọi tín đồ mì gói.
Mì Reeva nay có rong biển tươi 100%
Đại diện Uniben cho hay, tất cả các nguyên liệu nấm bào ngư tươi, rong biển tươi đều được chọn lọc khắt khe từ tự nhiên, làm sạch, chế biến theo công thức đặc biệt và đóng gói trên dây chuyền khép kín hiện đại được nhập khẩu hoàn toàn từ Châu Âu, tuân thủ các quy trình quản lý chất lượng như HACCP, ISO9001:2015…; từ đó đảm bảo ở mức cao nhất các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tiên phong, sáng tạo các hương vị mới lạ và hấp dẫn, bổ dưỡng từ nguyên liệu tự nhiên, mì Reeva cao cấp được người tiêu dùng trong nước đón nhận rộng rãi và đã xuất khẩu sang hơn 16 quốc gia trên thế giới, trong đó có những quốc gia với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Bạn có thể tìm mua Mì Reeva cao cấp tại đây: http://bit.ly/Reeva_namtuoi
Uniben sở hữu 2 nhà máy thực phẩm lớn và hiện đại bậc nhất, với các thương hiệu trong ngành hàng tiêu dùng nhanh là 3 Miền, Reeva, Joco và Boncha. Trong đó, mì 3 Miền tiên phong với gói nước cốt đậm đà, thêm chất thịt là nhãn hiệu được người tiêu dùng Việt chọn mua nhiều hàng đầu liên tục từ 2015 đến nay với thị phần trên 27,5% (theo Kantar World Panel - Rural).
Reeva là thương hiệu với các dòng sản phẩm mì, phở ăn liền cao cấp, thơm ngon, bổ dưỡng từ nguyên liệu tự nhiên với nấm bào ngư, rong biển tươi 100%, đã được người tiêu dùng trong nước đón nhận rộng rãi và xuất khẩu sang hơn 16 quốc gia trên thế giới, trong đó có những quốc gia với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Joco và Boncha là hai thương hiệu nước giải khát mang đến trải nghiệm khác biệt, tiên phong phá cách hương vị, đa dạng hóa các sản phẩm tốt cho sức khỏe. Nước trái cây Joco với miếng trái cây tươi dai giòn sần sật, ngon lan tỏa - thỏa chất riêng. Trà mật ong Boncha là sự hòa trộn nhịp nhàng từ trà nguyên lá, cùng mật ong nguyên chất 100%, mang đến thức uống giải khát tốt cho hệ tiêu hóa tăng cường miễn dịch.
Tấn Tài
" alt="‘Giải ngán’ hậu Tết với mì Reeva cao cấp có nấm bào ngư và rong biển tươi" />
...[详细]
Năm nay, các nghi lễ “mở cổng trời” diễn ra ngắn gọn, đơn giản nhưng không kém phần trang nghiêm với sự tham dự của các tăng, ni, Phật tử. Để đảm bảo an toàn phòng chống Covid-19, tất cả những ai tham dự buổi lễ đều được yêu cầu đeo khẩu trang và xếp hàng giãn cách.
Quần thể tâm linh Fansipan gồm 12 cụm công trình kiến trúc mang dáng dấp của những ngôi chùa cổ Bắc Bộ, trải dài từ độ cao 1600m đến 3000m trên đỉnh Fansipan. Hành trình bái Phật, cầu an được bắt đầu bằng lễ nguyện cầu tại Bảo An Thiền Tự, công trình đầu tiên trong quần thể, nằm đối diện ga đi cáp treo Fansipan. Trước dáng chùa trầm mặc uy nghiêm thoảng mùi hương trầm tĩnh lặng, tăng, ni, Phật tử thành tâm chắp tay gửi lời ước nguyện theo những câu kinh, mong cho gia đình no ấm, con cháu sum vầy, thế giới có một năm bình an.
Sau lễ nguyện cầu, cabin cáp treo sẽ đưa Phật tử và du khách xuyên tầng mây để đặt chân đến “cổng trời” Fansipan. Đón chào du khách là đại cảnh Vạn hoa dâng Phật được tạo hình đoá sen khổng lồ rộng 150m2 làm từ hàng ngàn bông hoa tươi ngay giữa Sân Mây, mang đến không khí xuân tươi mới, rực rỡ.
Khu vực đỉnh Fansipan ngày “mở cổng trời” năm nay tràn ngập ánh nắng, thu vào tầm mắt là cảnh sắc thiên nhiên đẹp tựa cõi thần tiên, hứa hẹn một năm mới hanh thông, khởi sắc. Mây vảy rồng cũng xuất hiện dồn về những mái chùa, tụ trên tượng Phật khiến không gian càng thêm linh thiêng, vi diệu.
Ở đó, Bích Vân Thiền Tự, dáng chùa cổ kính, uy nghiêm mà thân thuộc với những giọt chuông, giọt mõ như đọng trên mái ngói nâu trầm, là nơi Phật tử và du khách dâng sớ cầu an trước Đức Phật, hay cầu tài, cầu lộc tại đền thờ Quốc Tổ, Quốc Mẫu.
Đi tiếp lên cao là tới chân Đại Tượng Phật A Di Đà, pho tượng bằng đồng cao 21,5m, được kỳ công ghép từ hàng vạn miếng đồng dày chỉ 5mm, chế tác thủ công ngay tại đỉnh Fansipan. Bên trong Đại Tượng Phật lưu giữ ngọc xá lợi Phật nổi tiếng linh thiêng, được cho là sẽ đem đến nguồn năng lượng tâm linh mầu nhiệm, tạo phước duyên cho những du khách và Phật tử đến chiêm bái đảnh lễ.
Tựa lưng vào thế núi vững chãi ở vị trí cao nhất của quần thể tâm linh Fansipan là Kim Sơn Bảo Thắng Tự. Điểm đến linh thiêng này như một cánh cổng kết nối với cõi tâm linh nhiệm màu, là nơi diễn ra các hoạt động Phật sự quan trọng để người dân gửi gắm lòng thành, cầu tài xin lộc, khởi tâm từ bi.
Cách Kim Sơn Bảo Thắng tự khoảng 100 bậc đá là Tượng đồng Quan Thế Âm Bồ Tát cao 9m, ngự trên một tảng đá vươn cao. Phật tử hành hương về Fansipan nhất định sẽ phải tìm đến đây để xin Bồ Tát ban phước lành, che chở cho gia đình, người thân được vạn cát an khang, bình an, mạnh khoẻ.
Hành trình tâm linh sẽ được nối dài khi du khách dạo bước trên đường La Hán, nơi toạ lạc 18 bức tượng la hán bằng đồng với đủ sắc thái, biểu cảm của cuộc đời dưới những tán cây đỗ quyên cổ thụ trăm năm tuổi. Ở nơi đất trời giao hòa, âm dương hội tụ này, mọi ưu phiền như được rũ bỏ, chỉ còn lại sự thanh thản và an nhiên trong tâm hồn.
Để chuyến du Xuân cầu an đầu năm trên đỉnh Fansipan thêm phần ý nghĩa, Khu du lịch Sun World Fansipan Legend đã chuẩn bị hai bức tường Lộc và An đặt tại Bích Vân Thiền Tự, với những tấm thẻ cầu an, cầu lộc, cầu tài. Sau hành trình tâm linh trên đỉnh Fansipan, du khách sẽ được mang những tấm thẻ tượng trưng cho việc "hái lộc", "gói an", đem cả một mùa may về với gia đình. Khu du lịch cũng tặng vé buffet trưa trị giá 250.000 đồng cho mọi du khách, Phật tử khi mua vé cáp treo hành hương về Fansipan từ ngày 14/2.
Giữa cảnh Xuân phơi phới, hương Xuân ngọt ngào, còn gì tuyệt vời hơn khi được tìm về suối nguồn linh khí trên đỉnh thiêng, bắt đầu năm mới may mắn, an nhiên.
Doãn Phong
" alt="Đầu năm, cầu an trên ‘Nóc nhà Đông Dương’" />
...[详细]
Tôi không biết có bao nhiêu người như thế? Và bao nhiêu người thậm chí free cả giá trị bản thân mình rồi? Bởi năm tháng, bởi cái câu: "Già xừ nó rồi!", mà nhiều người thay đổi. Về hình thức thì là những mẹ sề.
Đã thôi trang điểm. Đã thôi váy vóc. Đã thôi tận hưởng theo đúng giá trị bản thân xứng đáng được tận hưởng như thế. Thậm chí có người coi đời mình bỏ đi rồi! Nhưng về con người thì mới đau đớn hơn khi nhiều người thôi đòi hỏi cả những ứng xử xứng đáng dành cho chính họ từ các mối quan hệ của họ. Vì "đòi hỏi có được nữa đâu", vì "ở tuổi này rồi, có còn phơi phới thanh xuân nữa đâu mà đòi"...
Thậm chí trong công việc, nhiều người cố kiết bám lấy một công việc đã nhàm chán lắm rồi mà không dám thay đổi nữa. Vì "đến tuổi này rồi lại làm CV đi tuyển dụng thì ôi mặt quá". Vì ngại thay đổi. Vì sợ thay đổi. Chép miệng mà sống tiếp. Rồi cả trong hôn nhân, chấp nhận một hôn nhân hình thức mà giữ.
Bị chồng đối xử không ra gì cũng vẫn cắn răng chịu đựng. Vì "ly dị làm sao được khi vẫn còn con cái" dù thậm chí con cái không bao giờ thấy mặt bố, thậm chí bố đối xử với con tệ hơn cả thiên hạ. Hay kể cả có tử tế nhưng ông chồng mê cờ bạc, đề đóm, về nhà đánh chửi vợ thì chúng ta giữ "nhà giáo" kiểu này cho con chúng ta học theo ư?
Tôi hiểu chứ! Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Tôi không ở trong hoàn cảnh của họ thì làm sao tôi hiểu họ? Ai cũng có những lý do để trì hoãn thay đổi. Đem Kaizen (Kai- thay đổi/ zen- tốt đẹp: Kaizen là phương pháp thay đổi để tốt đẹp hơn của Nhật) ra dạy họ thì cũng sẽ bị ngáng trở bởi những lý do. Bởi muốn thay đổi họ đã tìm cách thay đổi, không muốn thay đổi thì họ sẽ chỉ thấy những lý do.
Nhưng. Nhưng thế nào đi nữa, dù không muốn (cần) thay đổi thì cũng đừng vì thế đại hạ giá bản thân mình. Năm tháng qua đi, thứ làm cho cuộc đời nhớ tới bạn vốn không phải là bạn đã làm được gì cho đời mà là giá trị của bạn ở cuộc đời này. Giá trị đó mới là thứ đóng góp cho cuộc đời này trở nên tốt đẹp hơn.
Hôm nay, bạn sẽ định giá lại bản thân mình chứ?
Theo Gia đình và Xã hội
Hành trình 30 năm thay đổi số phận cho trẻ bụi đời của nhà giáo 74 tuổi
'Những đứa trẻ đến với chúng tôi như một cái duyên. Dù không có chủ ý làm từ thiện vì cuộc sống lúc đó còn khó khăn, nhưng chúng tôi đã không nỡ để chúng rời đi...'.
" alt="Đừng đại hạ giá bản thân mình nữa" />
...[详细]
Cậu bé hai tuổi đứng ngóng chờ bố mẹ về nhà. Ảnh: Sina
“Trước khi từ tỉnh Chiết Giang quay trở về, vợ chồng tôi đã gọi điện báo cho mẹ tôi. Sau đó, bà liền nói cho con trai tôi biết. Thật sự tôi không nghĩ rằng, cháu nó sẽ đứng ở cổng làng chờ đón chúng tôi trở về nhà. Khi chiếc xe tiến vào cổng làng và nhìn thấy con trai đang đứng ngóng chờ, tâm trạng tôi lúc đó vừa vui mừng lẫn cảm động, lại thấy vô cùng hổ thẹn”, anh Lưu nói.
Nhiều cư dân mạng Trung Quốc sau khi xem đoạn video trên đã để lại nhiều bình luận bày tỏ sự xúc động trước tình yêu thương dành cho cha mẹ của đứa bé, cũng như mong muốn các bậc cha mẹ dịp cuối năm dù có làm ăn bận rộn thì hãy dành chút thời gian về đoàn tụ với con cái.
“Nếu không vì cuộc sống, có bậc cha mẹ nào lại nỡ rời xa con mình”, một cư dân mạng viết.
"Dù khó khăn thế nào, cũng hãy đưa con mình theo. Tuổi thơ của con không được ở bên cha mẹ là một thiệt thòi lớn", một độc giả mạng khác bình luận.
Video: Sina
Tuấn Trần
Tết đặc biệt nhất trong khu cách ly của người phụ nữ Hà Nội
Chị Bùi Thị Dáng Hương (SN 1978, Hà Nội) là F1 đang phải cách ly tại Trung đoàn Pháo binh 58. Từ khu cách ly, những dòng viết của chị về cái Tết “đặc biệt” nhất trong đời khiến nhiều người xúc động.
" alt="Bé 2 tuổi đứng cổng làng chờ bố mẹ về quê ăn Tết, dân mạng xót xa" />
...[详细]
Tổng Giám đốc Đặng Thanh Hải - Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid -19 của Tập đoàn TKV chủ trì họp trực tuyến
Sau khi lắng nghe các đơn vị báo cáo trực tiếp tình hình thực tế, Tổng Giám đốc - Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Tập đoàn TKV Đặng Thanh Hải nhận định, đợt bùng phát dịch Covid-19 lần này tiềm ẩn rất nhiều biến động và nguy hiểm khi diễn ra vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán và xảy ra tại địa bàn trọng điểm của TKV là tỉnh Quảng Ninh. Trước tình hình đó, TKV sẽ kích hoạt lại trạng thái phòng, chống dịch Covid-19 cao nhất với phương châm: bình tĩnh - tự tin - xử lý kịp thời, chính xác các tình huống có thể xảy ra, đồng thời đảm bảo công tác chăm lo đời sống cho người lao động, không để bất cứ cán bộ công nhân viên nào không có Tết.
Ông Đặng Thanh Hải nhấn mạnh những giải pháp chính và yêu cầu các đơn vị trong TKV nghiêm túc triển khai: Cập nhật, nắm bắt toàn bộ các chỉ đạo của Chính phủ, địa phương, bổ sung kịp thời vào các chỉ đạo và giải pháp phòng, chống dịch bệnh của TKV và các đơn vị; Vừa phòng chống dịch hiệu quả vừa duy trì hoạt động SXKD ở mức độ tối ưu nhất. Lưu ý đối với các đơn vị trên địa bàn Quảng Ninh, đặc biệt là khu vực miền Tây (Mạo Khê, Uông Bí), cần thường xuyên cập nhật diễn biến của dịch bệnh, theo dõi chặt chẽ các cán bộ công nhân viên thuộc diện các F để có chỉ đạo và giải pháp cụ thể; Phối hợp với các Trung tâm phòng chống dịch bệnh tại địa phương để kiểm soát và thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch. Đối với các đơn vị khác ngoài địa bàn tỉnh Quảng Ninh cần tiến hành rà soát ngay các biện pháp phòng chống dịch để chủ động phòng ngừa.
Ông Hải cũng đề nghị các đơn vị nhanh chóng cập nhật số lượng công nhân lao động có khả năng không về quê ăn Tết được để xây dựng phương án, kế hoạch bố trí công nhân đón Tết ngay tại đơn vị phù hợp với điều kiện thực tế.
Ông Hải đặc biệt nhấn mạnh, với tình cảm và trách nhiệm với cộng đồng, xã hội của TKV, Tập đoàn và các đơn vị sẽ chung tay, hỗ trợ các địa phương triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, nhất là tại Quảng Ninh - địa bàn hoạt động trọng điểm của TKV.
Thúy Ngà
" alt="TKV kích hoạt các biện pháp phòng chống dịch Covid" />
...[详细]