Ngành Xuất bản, In và Phát hành (sau đây sẽ gọi tắt là ngành Xuất bản) là một ngành lớn. Vừa chính trị, vừa văn hoá, vừa kinh tế. Chính trị là giữ vững định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng. Văn hoá là qua sách để lưu trữ, tích luỹ và bồi đắp các giá trị Việt Nam. Xuất bản, In và Phát hành là lĩnh vực kinh tế với quy mô trên 100.000 tỷ đồng mỗi năm và đang tiếp tục tăng trưởng, với 57 nhà xuất bản, hàng ngàn cơ sở in, phát hành và hàng trăm ngàn lao động.
Xuất bản, In và Phát hành còn là ngành kỹ thuật, công nghệ. Các công nghệ mới nhất của các cuộc CMCN đều được ứng dụng đầu tiên là vào ngành Xuất bản. Và đặc biệt là công nghệ số của CMCN 4.0 sẽ không chỉ được ứng dụng mà còn làm thay đổi căn bản cách sáng tạo ra sản phẩm, cách sản xuất, phương tiện truyền tải và phân phối của ngành Xuất bản.
Nói chuyện với ChatGPT có phải đọc sách không? Nếu câu trả lời là “có” thì chúng ta sẽ đưa sách lên môi trường mạng nhiều hơn.Bộ trưởng Nguyễn Mạnh HùngNgười Việt Nam không đọc ít đi mà đang đọc nhiều hơn. Nhưng họ có nhiều cách đọc hơn. Thí dụ với sự xuất hiện của ChatGPT, chúng ta hỏi những vấn đề quan tâm rồi đọc câu trả lời. Trong những câu trả lời của ChatGPT chắc chắn là có tri thức từ sách. Vậy câu hỏi là, chúng ta nói chuyện với ChatGPT có phải đọc sách không? Câu trả lời “có” hay “không” sẽ quyết định cách chúng ta ứng xử với các cách đọc mới. Nếu câu trả lời là “có” thì chúng ta sẽ đưa sách lên môi trường mạng nhiều hơn, và khi đó, ChatGPT như một người giới thiệu sách thay vì là người tiêu diệt sách.
Thấy một ý tưởng hay khi trò chuyện với ChatGPT ta có thể hỏi quyển sách nào liên quan để đọc sâu hơn. Và rất có thể là do ta đưa thông tin của sách lên mạng mà người ta sẽ biết đến sách và đọc sách nhiều hơn. Báo chí lúc đầu cũng ngại đưa các bài báo hoặc một phần bài báo của mình lên các nền tảng số vì sợ sẽ không còn ai vào báo đọc nữa. Nhưng câu chuyện lại ngược lại, trên 50% người đọc báo điện tử hiện nay là vào từ các nền tảng số, khi họ đọc trên nền tảng, hoặc chia sẻ nhau về bài báo rồi quan tâm và vào đọc bài báo gốc.
Câu chuyện thành công của Twitter và TikTok là rất đáng suy ngẫm. Facebook bài viết dài đến hàng ngàn chữ và thành công. Nhưng Twitter chỉ cho phép mỗi chia sẻ vài chục chữ và cũng thành công. YouTube thì mỗi video có thể hàng giờ và thành công. Nhưng Tik Tok ngược lại, mỗi video vài phút và cũng thành công. Và gần đây, chúng ta thấy thế hệ trẻ thay vì xem phim thì xem nhiều các video tóm tắt phim.
Trong một thế giới quá nhiều thông tin cái ngắn lên ngôi. Cái ngắn có cái hay là cô đọng, thông điệp là rõ ràng, và đặc biệt là tiết kiệm thời gian. Cái ngắn rồi sẽ dẫn đến cái dài. Không nên sợ cái ngắn sẽ thay cái dài. Con người lướt nhanh cái ngắn, dừng lại ở cái quan tâm, đọc hết cái ngắn và bước sau đó có thể là đến cái dài. Nên coi cái ngắn và cái dài là trong một hệ sinh thái bổ trợ nhau. Nếu tiếp cận theo cách này thì cái mới và cái cũ là một sự hợp tác thay vì tiêu diệt nhau.
Nếu có phiên bản sách tóm tắt, số trang giảm đi 10 - 20 lần, mỗi người Việt Nam mỗi năm sẽ đọc nhiều quyển sách hơn.Bộ trưởng Nguyễn Mạnh HùngSách có thể làm như vậy không? Nếu có phiên bản sách tóm tắt, số trang giảm đi 10-20 lần, mỗi người Việt Nam mỗi năm sẽ đọc nhiều quyển sách hơn, mặc dù là phiên bản tóm tắt với các tri thức và tư tưởng chính. Tri thức của người Việt Nam vì thế mà tăng lên đáng kể. Và rồi số người đọc sách nguyên bản cũng vì thế mà tăng lên. Phiên bản ngắn có thể do chính tác giải viết. Phiên bản ngắn cũng có thể do nhà xuất bản làm.
AI có thể giúp chúng ta tóm tắt sách theo yêu cầu, chất lượng chắc cũng được 80-90%, người biên tập làm thêm 10-20% còn lại. Vậy là câu chuyện tóm tắt sách cũng dễ đi, làm nhanh hơn với sự trợ giúp của công nghệ. Làm xuất bản bây giờ là làm ra nhiều phiên bản của sách phù hợp với mỗi loại nền tảng. Báo chí đã đa nền tảng thì sách bây giờ cũng phải chuyển đổi đa nền tảng.
Vậy là nghề xuất bản bây giờ không chỉ còn là làm nội dung mà còn là làm công nghệ. Ít thì cũng 30% nhân lực của xuất bản phải là công nghệ. Nhà xuất bản có thể tự làm công nghệ hoặc hợp tác. Cái gì dễ thì làm, cái gì khó thì hợp tác. Bởi vì, cái gì dễ với mình chắc ít ai làm được, cái gì khó với mình ngoài kia sẽ có người làm rất dễ.
Thời CĐS một quyển sách ra đời là phải nghĩ ngay đến các phiên bản của nó, phiên bản trên Facebook, Youtube là thế nào, phiên bản trên TikTok, Zalo, phiên bản để Google tìm kiếm là gì, và rồi phiên bản để ChatGPT đưa vào hệ tri thức của nó ra sao, phiên bản tóm tắt, phiên bản điện tử đầy đủ, phiên bản hoạt hình, phiên bản nhắn tin trên di động, phiên bản dưới dạng các câu trích dẫn ngắn để khai sáng, gây cảm hứng tư duy, phiên bản âm thanh, rồi cả phiên bản in đẹp và cao cấp...
Quyển sách vẫn là quyển sách, nhưng vô vạn hình tướng. Vô vạn hình tướng là cách để sách đến được hàng triệu người. Một quyển sách in có thể tiếp cận chỉ hàng ngàn, chục ngàn, trăm ngàn người, nhưng hình tướng ngắn gọn và đa nền tảng của nó có thể tới được hàng triệu người, và nhiều hơn thế nữa, và vì thế mà giá trị của nó cũng tăng lên. Không nên ngại vô vạn hình tướng vì con người có xu thế tìm đến cái gốc khi thực sự quan tâm. Và đó là tương lai của sách. Nhưng để vô vạn hình tướng và đa nền tảng chỉ có công nghệ, nhất là công nghệ số, mới có thể giúp được. Vậy là sách bây giờ có thể đi xa hơn trước đây rất nhiều. Tương lai của sách là sáng lạn, nếu nhìn dưới góc nhìn này.
Đưa sách lên một nền tảng số thì không chỉ là giới thiệu sách mà còn có thể là một phiên bản thu tiền, hoặc một phiên bản miễn phí nhưng vì view cao mà có nguồn thu từ quảng cáo. Vậy là cách để thu tiền từ sách cũng sẽ rất đa dạng.
Đưa sách lên môi trường số thì có vấn đề bản quyền số. Đây là trách nhiệm của quản lý nhà nước, của Bộ TT&TT. Cục Xuất bản, In và Phát hành phải coi việc xây dựng thể chế số cho ngành Xuất bản là ưu tiên hàng đầu.
Xây dựng một nền tảng số làm sách cho các nhà xuất bản, cung cấp các công cụ tự động và thông minh cho người làm sách, từ khâu sáng tác, biên tập, sản xuất, giới thiệu truyền thông và phân phối đa nền tảng, làm ra nhiều phiên bản đa hình tướng của sách, rồi đến thu thập phản hồi của người đọc, tương tác với người đọc, rồi người đọc cũng tham gia vào các công đoạn của sách, phân tích dữ liệu để phục vụ riêng từng khách hàng theo hướng đối tượng, phân tích dữ liệu để phát hiện xu thế... Một nền tảng số mở sẽ thu hút được nhiều nguồn lực để làm sách, có thể là vô hạn. Vậy hãy mở cái “box” của mình. Hợp tác, đặc biệt là hợp tác với các công ty công nghệ số, là lời giải chính cho ngành Xuất bản.
Muốn đổi mới, muốn tái tạo thường phải tìm về gốc.
Gốc của sách là phương tiện truyền tải. Có các phương tiện truyền tải mới trên môi trường số thì nên dùng. Gốc của viết sách là sáng tạo ra tri thức. Bây giờ có thêm các cách mới để sáng tạo ra tri thức, có công cụ để nhiều người hơn có thể sáng tạo và lan toả tri thức. Nhà xuất bản có thể trở thành một nền tảng cung cấp công cụ cho nhiều người viết sách.
Nhiều quốc gia có giờ đọc trong trường phổ thôngBộ trưởng Nguyễn Mạnh HùngGốc để phát triển sách, phát triển xuất bản là có người đọc, có nhiều người đọc. Tức là có thị trường. Vậy hãy bắt tay vào khuyến đọc. Nhiều quốc gia có giờ đọc trong trường phổ thông. Những người có uy tín, chính trị gia, doanh nhân, văn nghệ sĩ, người nổi tiếng hãy đọc sách và tham gia giới thiệu sách. Lập lại chuyên mục “Mỗi ngày một cuốn sách” trên truyền hình, trên báo.
Xuất bản cũng là kinh doanh. Kinh doanh phải có thương hiệu. Thương hiệu được tạo nên bởi sự khác biệt. Chúng ta có nhiều nhà xuất bản, mỗi nhà xuất bản phải có thương hiệu của riêng mình để không lẫn với các nhà xuất bản khác. Nếu tất cả các nhà xuất bản giống nhau chắc chỉ cần một nhà xuất bản.
Các nhà mạng viễn thông có thể giúp xuất bản, giúp sách Việt Nam bằng cách mỗi tuần chuyển miễn phí một tin nhắn tới người dân về sách không?Bộ trưởng Nguyễn Mạnh HùngKinh doanh cần giới thiệu, quảng bá. Các nhà sách đang “nghèo” sẽ thật khó khăn trong quảng bá. Các nhà mạng viễn thông Việt Nam có thể giúp xuất bản Việt Nam, giúp sách Việt Nam bằng cách mỗi tuần chuyển miễn phí một tin nhắn tới người dân về sách không? Hành động này có thể nhỏ nhưng với sách lại là quá lớn.
Chuyển đổi số ngành xuất bản và chung tay Việt Nam cho sách Việt Nam là lời giải của chúng ta.
Sách muốn tái sinh vẫn phải đi con đường Việt Nam - tức là dân tộc hoá, vẫn phải hiện đại hoá bằng công nghệ số, vẫn phải đại chúng hoá thông qua đa nền tảng.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng
" alt=""/>Sách và văn hoá đọc thời chuyển đổi số"Trong vòng 10 giây cuối cùng của phiên đấu, có đến 5-6 người trong phòng và mức giá cứ bị đẩy lên chóng mặt. Trong chừng đó thời gian, tôi trả giá được 3 lần. Dù vậy vẫn thua cuộc. Tôi chỉ đứng sau người thắng và chậm hơn anh ấy đúng chỉ 0,001 giây. Tôi rất tiếc. Vì thất bại từ lần đấu đầu tiên", anh Đàm kể.
Theo anh Đàm, trước khi vào phòng đấu giá, anh dự trù sẽ chi số tiền đấu tấm biển này sẽ không dưới 200 triệu. Nhưng cuối cùng vẫn trượt. "Nuối tiếc hơn nữa, khi tôi là người có nhu cầu đấu biển thực sự để lắp lên xe sử dụng. Trong khi đó, người chiến thắng lại đang có ý định bán lại biển số này. Tôi đang hỏi giá, và nếu được, tôi sẵn sàng mua lại", anh nói.
Tham gia phiên đấu giá biển số đẹp ngũ quý 2: 90A-222.22 ngày 22/9, anh Phạm Quân (Hà Nam) chia sẻ, gần cuối phiên đấu, thấy giá biển số khá dễ chịu, ở mức gần 600 triệu đồng. Mức giá này rẻ hơn so với nhiều biển ngũ quý khác có thể đội lên vài tỷ đồng. Dù đã tập trung nhấn trả giá nhưng anh vẫn đấu trượt.
"Tấm biển này chốt giá cuối cùng chỉ 600 triệu đồng. Con số này là một món hời cho những ai đam mê. Kể cả muốn bán lại, nhiều khả năng giá biển sẽ đội lên gấp bội", anh Quân đánh giá khá cao về giá trị thực của tấm biển ngũ quý 2.
"Tôi đấu trượt một phần vì chậm hơn những người còn lại, nhưng cũng do lỗi kỹ thuật. Tự nhiên, tôi đang ấn trả thêm bước giá thì màn hình hiện lên box nhập mã xác minh. Rõ ràng ngay từ đầu lúc mới vào phòng đầu, tôi đã hoàn thành bước này rồi", anh nói.
Đánh giá lại cả quá trình tham gia đấu giá, anh Quân cho rằng, những lúc diễn biến cuộc đấu đang vào thời điểm cao trào mang tính quyết định, những lỗi vặt về kỹ thuật rất dễ khiến người chơi bực mình, tụt hứng.
Không giống như anh Đàm hay anh Quân, trượt đấu giá vì chậm, gặp lỗi trong quá trình đấu... Anh Thanh Tùng (Hà Nội) bày tỏ sự tiếc nuối khi phải bỏ cuộc giữa chừng ở lần tham gia đấu biển 30K-555.55 hôm 15/9.
"Đợt ý, mới đầu nên các phiên đấu giá đang hot. Dù biết trước, nếu đấu giá thành công biển số này thì mức giá cũng sẽ rất cao. Nhưng 14 tỷ đồng cho tấm biển này là con số nằm ngoài dự đoán của tôi. Ngay khi thấy, diễn biến phiên đấu đang khá ảo tôi đã dừng trả giá và thoát phòng ngay lập tức", anh kể.
Theo anh Tùng, đến hiện tại vẫn chưa có thông tin người trúng đấu giá biển số này nộp 14 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước. Nếu họ không nộp tiền lấy biển, chấp nhận bỏ cọc thì thực sự gây tiếc nuối cho những người chơi có nhu cầu đấu biển.
"Nói thật, biển số được đưa ra đấu lại thì cũng sẽ mất giá rất nhiều. Kể cả những người trước đó đã có suy nghĩ chấp nhận trả giá cao để sở hữu tấm biển này, khi đấu lại chắc chắn sẽ có suy nghĩ khác. Cái này là thú chơi của giới nhiều tiền, nên tâm lý quan trọng lắm", anh Tùng chia sẻ thêm.
Từ ngày 15/9 đến nay, 7 phiên đấu giá biển số ô tô đã diễn ra với tổng cộng 493 biển số đẹp được "lên sàn". Số tiền trúng đấu giá là hơn 214 tỷ đồng. Đến nay, có 76 người hoàn thành nghĩa vụ tài chính, nộp 16 tỷ đồng. Trong số này, 3 khách hàng đã đến đăng ký biển số gắn lên xe.
Đáng chú ý, tại phiên đấu giá 11 tài sản ngày 15/9 - phiên đấu giá đầu tiên, mới có 5 người hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Còn lại, 6 người đều liên hệ với Cục Cảnh sát giao thông làm các thủ tục tiếp theo.
Người trúng đấu giá 2 biển số siêu đẹp 51K - 888.88 với hơn 32 tỷ đồng và 30K - 567.89 với giá trúng 13 tỷ đồng đã liên hệ với Cục Cảnh sát giao thông.
Có thể thấy, ngay sau kết quả ấn tượng về giá trúng ở phiên đấu giá biển số ô tô lần thứ nhất gây xôn xao dư luận thì các phiên đấu tiếp theo diễn ra có phần hạ nhiệt và dường như đang quay về đúng giá trị thực.
Điển hình như phiên đấu giá gần đây nhất, ngày 30/9, Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam đưa ra đấu giá 100 biển số xe ô tô. Trong phiên đấu giá này, có đến 25 biển số có mức giá chốt bằng mức tiền cọc là 40 triệu đồng.
Theo quy định, người trúng đấu giá biển số ôtô phải nộp toàn bộ tiền trúng đấu giá trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có thông báo kết quả. Số tiền này được trừ số tiền đặt trước và không bao gồm lệ phí đăng ký xe.
Người trúng phải thanh toán toàn bộ tiền vào tài khoản chuyên thu số 1410123456789 của Bộ Công an mở tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Mỹ Đình.
Ngay sau khi nhận đủ số tiền trúng đấu giá, Bộ Công an cấp hóa đơn điện tử bán tài sản công và văn bản điện tử xác nhận biển số ôtô trúng đấu giá gửi vào hòm thư điện tử cho người trúng đấu giá để làm thủ tục đăng ký xe.
Tại Nghị định 39/2023, Chính phủ quy định nếu người trúng đấu giá không nộp đủ tiền trong thời gian quy định, kết quả đấu giá sẽ bị hủy. Biển số xe sẽ được đưa ra đấu giá lại, đồng thời số tiền đặt trước (40 triệu đồng) sẽ không được hoàn lại và được nộp vào ngân sách nhà nước.
" alt=""/>Trả giá chậm trong tích tắc, dân chơi tiếc nuối hụt trúng biển số đẹpNSƯT Dương Đức Quang bày tỏ xúc động khi được giao trọng trách mới. "Tôi hứa sẽ dùng toàn bộ trách nhiệm, năng lực, trình độ chuyên môn để cùng Ban giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội điều hành các hoạt động phát triển hơn nữa, có thêm những tác phẩm giá trị nghệ thuật cao".
Với gương mặt đẹp chính trực, đôn hậu, NSƯT Dương Đức Quang luôn được các đạo diễn chọn vào những vai chính diện trên cả màn ảnh nhỏ lẫn sân khấu, từ anh bộ đội, thầy giáo trẻ lên vùng cao... cho đến người lãnh đạo ngành công an, kiểm sát..
NSƯT Dương Đức Quang nguyên là Trưởng đoàn Kịch nói Hà Tây, sau khi sáp nhập hai nhà hát, anh giữ chức Trưởng đoàn Kịch 3 của Nhà hát Kịch Hà Nội.
Anh gắn bó với sự nghiệp diễn xuất từ năm 1988 và đã gặt hái nhiều thành công như: Huy chương Bạc Hội diễnSân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1995 (vở Hoa hậu xứ Mường- vai Châu ủy Việt Minh Lễ), Huy chương Bạc Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc 1999(vở Bóng tối sau tình yêu - vai thiếu tá Cường), Huy chương Vàng Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc 2004(vở Chàng kỵ sĩ Điện Biên- vai Dercateri), Huy chương Vàng Hội diễn sân khấu Hình tượng người chiến sĩ công an 2010, Huy chương Bạc Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc 2015(vở Nắng quái chiều hôm- vai Giám đốc Tuyền)...
Anh cũng là gương mặt được khán giả truyền hình yêu thích qua nhiều bộ phim như: Lập nghiệp, Rừng xanh chuyển mình, Gió đại ngàn, Cả một đời ân oán, Sinh tử...