Trong bức ảnh của Zuckerberg, một vài khán giả tinh mắt chỉ ra rằng, chiếc laptop mang thương hiệu Apple trên bàn làm việc của CEO Facebook không chỉ có băng dính dán kín webcam mà còn có băng dính che phủ khu vực micro kép của máy. Điều đó cho thấy, ngay cả chuyên gia mã hóa vào hàng giỏi nhất trên hành tinh này cũng vẫn áp dụng các biện pháp thô sơ để bảo đảm rằng không có ai đang bí mật theo dõi mình.
Việc lộ mẹo bảo mật của Zuckerberg xảy ra chỉ vài tuần sau khi các tài khoản mạng xã hội của anh bị hack. Theo các nguồn tin, một trong những lí do dẫn các sự cố này bắt nguồn từ việc ông chủ Facebook sử dụng mật khẩu "yếu", dễ bị bẻ khóa là "dadada".
Nếu xét đến việc Zuckerberg từng có thời là hacker và hiện lại nắm giữ vai trò lãnh đạo một hãng công nghệ lớn, bạn sẽ thấy cách bảo mật của anh không phải là trò điên rồ hay hoang tưởng. Hồi đầu năm nay, giám đốc Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) cũng từng thú nhận đang sử dụng băng dính để bịt kín webcam của mình.
Cách bảo mật thô sơ như trên từng chỉ được các nhà lý luận theo thuyết âm mưu và một vài hacker đề cập đến, nhưng Zuckerberg dường như đã xác thực tính chính thống của nó.
Tuấn Anh(theo Mashable)
" alt=""/>CEO Facebook vô tình để lộ mẹo bảo mật thô sơ>> Ba lý do đáng sợ khiến LinkedIn bán mình cho Microsoft
Sau khi Microsoft bỏ ra 26,2 tỷ USD để mua lại LinkedIn vào tuần trước, một nhà môi giới chứng khoán đã đăng một đoạn tweet với nội dung: “Satya Nadella đã nỗ lực mạnh mẽ để ngăn LinkedIn gửi email cho mình”. Nhiều người sẽ tự hỏi vì sao Microsoft lại bỏ tiền mua LinkedIn trong thời điểm này. LinkedIn đang gặp khó khăn nên phải chấp nhận bán mình đã đành, nhưng Microsoft thì cần gì ở một công ty như LinkedIn?
Trên thực tế, Microsoft đã có một bước đi hết sức liều lĩnh và lạc quan khi mua lại LinkedIn với mức giá cao hơn 50% giá trị thị trường của công ty này. Nadella đặt cược rằng các mạng xã hội việc làm sẽ trở thành tâm điểm trong nghề nghiệp của chúng ta, đồng thời Microsoft cũng muốn củng cố lại những sản phẩm của Microsoft vốn đang mất dần vị trí trụ cột nếu công ty không đảm bảo được sự tồn tại lâu dài của hãng.
Không chỉ giúp mọi người tìm việc, công ty do Reid Hoffman sáng lập năm 2002 còn giúp những nhà tuyển dụng, các nhân viên mua sắm bán sản phẩm và dịch vụ để mở rộng công ty. Mạng xã hội nghề nghiệp này đã có 433 triệu thành viên và 105 triệu người sử dụng thường xuyên mỗi tháng. 60% số người sử dụng mạng xã hội này trên di động.
Tính ra khoảng 255 USD trên một người sử dụng tích cực, “đây là một giao dịch rất đắt đỏ”, theo lời của ông Richard Windsor, một cố vấn công nghệ. Thế nhưng, Nadella tỏ ra lạc quan hơn nhiều. Ông cho rằng thương vụ này sẽ mở rộng thị trường cho các sản phẩm của Microsoft và giúp công ty tiếp cập tới một hiện tượng mạng xã hội.
![]() |
Đối với người tiêu dùng, những thương hiệu nổi tiếng nhất của Microsoft bao gồm Windows, Office và Xbox. Nhưng các hệ thống back-office, đặc biệt là các phần mềm cho các doanh nghiệp lớn để quản lý CNTT và mạng lưới khách hàng mới là những sản phẩm thực sự kiếm ra tiền. Nadella đã từng đề cập đến viễn cảnh khi bước vào một cuộc họp, nhờ tích hợp với lịch và dữ liệu của LinkedIn, chúng ta có thể biết được thông tin cụ thể về tất cả những người tham dự.
" alt=""/>LinkedIn chỉ là một quân tốt trong ván cờ của Microsoft?Có một thực tế là khoảng 4 tỷ người, tương đương một nửa dân số thế giới, chưa thể truy cập mạng Internet. Hầu hết số này đến từ các nước đang phát triển.
Những ông lớn công nghệ tìm mọi cách để mang Internet đến với họ. Từ thiết bị không người lái, khí cầu cho đến tiểu vệ tinh, thậm chí xe đạp đều được dùng để phổ cập mạng Internet đến các vùng khó khăn.
Một startup ở Philippines đã nghĩ ra cách được xem là rất khả thi cho mục tiêu biến các vùng nông thôn nước này thành một thiên đường Internet. Wi-Fi Intertactive Networks (WIN) muốn dùng tất cả các cửa hàng như một người vận chuyển Wi-Fi đến người dùng phổ thông.
Về cơ bản, WIN yêu cầu một số thương hiệu lớn bỏ chi phí cài đặt và bảo trì các điểm phát Wi-Fi tại cửa hàng, từ những cửa hàng tiện lợi cỡ nhỏ cho đến nhà hàng, quán bar, rồi cho phép người dùng truy cập Wi-Fi khi họ mua sản phẩm của thương hiệu đó.
Tất cả những gì người dùng cần làm là đăng ký quyền truy cập trên điện thoại. Cửa hàng sẽ làm nhiệm vụ chấp nhận yêu cầu đăng ký của họ. Khi đó, cửa hàng sẽ gửi mật khẩu duy nhất cho người dùng để truy cập Wi-Fi. Chẳng hạn, khi người dùng mua một dây dầu gội đầu của một thương hiệu đã hợp tác với WIN, họ sẽ nhận quyền truy cập Internet trong khoảng thời gian nhất định, thường là 30 phút. WIN sẽ kiếm tiền từ các thương hiệu.
“Đây là mô hình kinh doanh bền vững vì các thương hiệu có thể tạo ra doanh thu ngay lập tức từ nguồn tài trợ. Họ cũng có thể nắm được dữ liệu về hành vi mua hàng của người dùng”, nhà sáng lập Philip Zulueta cho hay.
WIN thử nghiệm mô hình này từ tháng 8/2015 và có khách hàng chịu trả tiền đầu tiên vào tháng 3 năm nay. Thương hiệu đó là San Miguel - hãng sản xuất bia, thực phẩm và nước giải khát lớn nhất tại Philippines.
![]() |
WIN hiện nắm giữ khoảng 41 điểm phát Wi-Fi, trong đó có 34 điểm tại thủ đô Manila, số còn lại tại một số thị trấn thuộc tỉnh lớn và đảo Luzon.
Mục tiêu họ hướng đến là các vùng nông thôn, nhưng tại đó họ gặp trở ngại bởi có những khu vực, bản thân các nhà cung cấp hạ tầng mạng chưa vươn tới được. Rất may, họ vừa nhận được khoản đầu tư trị giá 150.000 USD từ Microsoft với mục đích phát sóng Wi-Fi tới những nơi chưa từng có mạng Internet.
WIN sẽ được trợ giúp, sử dụng công nghệ “không gian trắng”, cho phép phát tín hiệu ở khoảng cách 10 km, xuyên qua tường dày thay vì sử dụng Wi-Fi thông thường với tầm xa chỉ tối đa 180m.
Philip Zulueta cho hay, startup của ông đang triển khai hơn 100 điểm phát Wi-Fi khác tại các nhà hàng, quán bar. Về mục tiêu dài hạn, ông muốn phổ cập Wi-Fi tại 10.000 điểm khác nhau. Tất nhiên, để đạt được điều này thì gọi vốn là quá trình quan trọng. Ông cho biết, Philippines không có sẵn các quỹ đầu tư mạo hiểm như ở Mỹ. Do đó, quá trình hợp tác với Microsoft mới đây có thể xem là bước ngoặt, giúp họ mở ra một cánh cửa để tiếp cận giới đầu tư.
" alt=""/>Mua dầu gội, được kết nối Wi