Nguyễn Quốc Thanh năm nay mới 21 tuổi, gương mặt trẻ măng, sáng sủa. Nếu không phải trên mũi, miệng và khí quản của em đang đặt những dây, ống, trên đầu không bị móp một phần thì trông em chỉ như đang chìm trong giấc ngủ sâu. Thế nhưng, giấc ngủ ấy đã kéo dài một tháng, chưa biết lúc nào em mới tỉnh dậy.Khoảng giữa tháng 6, trên đường đi làm về, Thanh gặp tại nạn nghiêm trọng, được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Long An. Do tổn thương quá nặng, ngay lập tức em phải chuyển lên Bệnh viện X. A. (TP. Hồ Chí Minh). Tại đây, em được chẩn đoán bị chấn thương sọ não, tụ máu não, gãy xương đòn. Sau ca mổ cấp cứu, Thanh tạm thời vượt qua nguy hiểm. Bác sĩ dự kiến, với những trường hợp giống như em, có người 1-2 tháng sẽ tỉnh lại, nhưng cũng có người mất nhiều thời gian hơn.
|
Chị Vy vừa chăm em trai, vừa phải cầu cứu khắp nơi bởi tiền viện phí quá lớn. |
Không có bảo hiểm y tế, chỉ trong 6 ngày đầu điều trị, viện phí của Thanh đã hơn 70 triệu đồng. Lúc này, bác sĩ thông báo não của em bị phù, cần phải sử dụng thuốc kháng sinh, mỗi ngày dự kiến hơn 10 triệu đồng. Không lo nổi chi phí khổng lồ ấy, gia đình chuyển em sang Bệnh viện C.R. để tiếp tục điều trị, sau đó được chuyển qua Bệnh viện Phục hồi chức năng và Điều trị bệnh nghề nghiệp.
“Thanh ơi, Thanh ơi”, chị Vy khe khẽ gọi khi thấy em trai hé mở một con mắt, thế nhưng chàng thanh niên chẳng có bất kỳ phản ứng nào, kể cả con mắt vừa hé cũng ngay lập tức khép lại. Đã 1 tháng cận kề chăm sóc em trai, chị Vy sợ rằng, với hoàn cảnh ngặt nghèo của gia đình mình, nếu em còn không tỉnh, gia đình chị không biết phải kiếm đâu ra tiền để tiếp tục.
Gia cảnh kiệt quệ
Nguyễn Quốc Thanh là con thứ 2 trong một gia đình nghèo có 3 con ở Tây Ninh. Từ lúc còn chưa có nhận thức, Thanh đã cùng chị và em trai lon ton theo mẹ đi bán vé số. Nhà cửa, đất đai là niềm mong mỏi lớn nhất của gia đình em, nhưng thu nhập còm cõi từ việc bán vé số của mẹ và đồng lương phụ hồ của cha Thanh thậm chí còn chẳng đủ cho cả nhà được lấp đầy cái bụng đói.
Cả ba chị em đều không được đi học. Cái nghèo khiến ngay cả tấm giấy khai sinh họ còn chẳng thể làm nổi, bởi cha mẹ em cũng chỉ là nhập hộ khẩu “ké”. Mới 15 tuổi, Thanh dắt theo em trai lên TP.HCM, cậy nhờ người quen để kiếm việc làm mướn. Những công việc tay chân cực nhọc, bẩn thỉu chẳng khiến hai đứa trẻ nản lòng. Chịu thương chịu khó, tích cóp suốt 4 năm mới được gần 100 triệu đồng, em gửi về quê mua mảnh đất nho nhỏ, rồi cất căn nhà để cha mẹ có nơi ăn ở ổn định.
|
Chàng thanh niên hiếu thảo gặp tai nạn nguy kịch đã 1 tháng nay. |
Ba năm trước, Thanh gặp tai nạn ở quê, cũng bị chấn thương sọ não. Vì không có tiền điều trị cho con, cha mẹ phải bán lỗ căn nhà được 70 triệu đồng. May mắn tai qua nạn khỏi, nhưng gia đình em phải quay lại cảnh ở trọ trầy trật như trước.
Thương cha mẹ, Thanh quyết định xuống Long An làm mướn, mong một lần nữa có thể gom góp mua nhà. Thế nhưng, cha mẹ em yếu hơn trước nên Thanh chẳng dành được đồng nào.
Mấy năm nay, mẹ em mắc bệnh tiểu đường, xương khớp dần co rút, hồi đầu năm còn bị một đợt tai biến khiến việc đi lại khó khăn. Dù vẫn tập tễnh đi bán vé số nhưng thu nhập vô cùng ít ỏi. Cha Thanh trước đây làm phụ hồ. Do phải vác nặng quá lâu, xương cột sống bị tật, bác sĩ không cho làm công việc nặng nhọc nữa, ông chuyển sang chạy xe ôm. Mùa dịch, phần lớn thời gian ông không có khách, nhưng cũng đành chịu. Nhờ vài trăm nghìn, hoặc có khi vài triệu đồng anh em Thanh gửi về, ông bà cũng lay lắt sống qua ngày.
Đợt tai nạn này của Thanh quá nghiêm trọng. Một tháng rồi em chưa tỉnh mà chi phí đã hơn 200 triệu đồng. “Gia đình tôi đâu lo nổi số tiền khổng lồ ấy. Gom góp, vay mượn hết chỗ rồi cũng chưa nổi 20 triệu. Tôi cầu cứu khắp nơi, một số nhà hảo tâm thấy tội nghiệp cho em nên đã giúp đỡ mới cầm cự được đến giờ. Nhưng dịch bệnh phức tạp, không còn ai có thể giúp tiếp nữa rồi”, chị Vy lo lắng.
Bác sĩ thông báo với chị, do nằm một chỗ lâu, Thanh bị viêm phổi, đề nghị sử dụng thuốc kháng sinh liều cao để điều trị. Nhưng thuốc hết 4 triệu đồng mỗi ngày, chị không biết lấy gì để trả.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp hoặc chị Nguyễn Thị Tường Vy; Địa chỉ bệnh viện: 313 Âu Dương Lân, Phường 2, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh; Điện thoại: 0967682881.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2021.185(Nguyễn Quốc Thanh)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản:114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436" alt=""/>Con trai hiếu thảo tai nạn, mẹ tập tễnh bán vé số chẳng đủ sức lo
Ông Park kỳ vọng...HLV Park Hang Seo đã gọi tới 37 cầu thủ cho đợt tập trung duy nhất trong năm 2020 của tuyển Việt Nam vừa qua chắc chắn không chỉ để vui, mà còn tính đường dài cho năm sau.
Sở dĩ phải tính toán sớm bởi ai cũng biết năm tới lịch làm việc thầy Park cùng tuyển Việt Nam và U22 Việt Nam là vô cùng bận rộn lẫn căng thẳng với vòng sơ loại World Cup 2022, AFF Cup rồi SEA Games 31.
|
HLV Park Hang Seo đặt mục tiêu tìm kiếm thêm nhân sự mới cho tuyển Việt Nam |
Và mục tiêu của thuyền trưởng tuyển Việt Nam vẫn là muốn tìm kiếm thêm nhiều nhân tố mới, bên cạnh kế hoạch làm cách mạng về lối chơi cho đội nhà hòng gây bất ngờ cho các đối thủ 'bắt bài'.
Mục tiêu mà ông Park đặt ra hoàn toàn hợp lý, bởi như đã nói sau 2 năm thành công, tuyển Việt Nam đã quá cũ kỹ về lối chơi lẫn con người để việc chinh phục vinh quang là không hề dễ.
Với kế hoạch đó, lần đầu tiên ở một đợt tập trung HLV Park Hang Seo đã gọi tới cả chục tân binh ở mọi vị trí không nằm ngoài mục đích bổ sung nhân sự cho tuyển Việt Nam.
... nhưng xem ra là thất bại
Đợt tập trung kéo dài 3 tuần vừa qua với 2 trận giao hữu cùng các đàn em U22 Việt Nam được coi thành công nhất đối với HLV Park Hang Seo, phần còn lại là... thất bại trong đó có việc tìm kiếm nhân tố mới cho tuyển Việt Nam.
HLV Park Hang Seo đã không tiếc thời gian lẫn công sức để sử dụng trọn vẹn 34 cầu thủ còn lại ở tuyển Việt Nam sau khi lần lượt Đoàn Văn Hậu, Hai Long và Quế Ngọc Hải chấn thương rời đội hoặc ngồi ngoài.
|
nhưng xem ra là thất bại sau 2 trận giao hữu với U22 Việt Nam vừa qua |
Tuy nhiên, phần lớn các tân binh mà ông Park sử dụng, kỳ vọng đáp ứng được yêu cầu khắt khe về chuyên môn của chiến lược gia người Hàn Quốc, gần như không mấy để lại nhiều dấu ấn.
Điều đáng nói, rất nhiều trong số các tân binh được HLV Park Hang Seo trao hy vọng lần này không phải thiếu kinh nghiệm, hay chưa từng lên tuyển.
Từ Hồ Tuấn Tài, Minh Tùng, Quách Tân, Văn Long... ít nhiều từng ăn cơm các đội tuyển trẻ, nhưng rốt cuộc vẫn chưa thể làm xiêu lòng HLV Park Hang Seo bất chấp cơ hội đã được trao không ít thì nhiều.
Trong số cả chục tân binh, rốt cuộc chỉ có duy nhất Cao Văn Triền tạm đáp ứng được những gì mà ông Park mong mỏi khi nắm bắt vai trò, vị trí cũng như thể hiện được khả năng chuyên môn tương đối tốt mà thôi.
Với chỉ mình Cao Văn Triền thành công, rõ ràng mong muốn tìm ra nhiều “kép mới” cho tuyển Việt Nam của ông Park đã thất bại, ít nhất cho tới lúc này.
Và khi các đối thủ bắt bài với lối chơi, lại nắm chắc về con người của tuyển Việt Nam dưới triều đại thầy Park, cùng lúc nhà cầm quân này chưa thể tìm ra lá bài tẩy cho riêng mình, quả thực không dễ để tuyển Việt Nam bay cao vào năm tới.
Xuân Mơ
" alt=""/>Tuyển Việt Nam, khi thầy Park gian nan tìm kế mới